Dấu ấn sâu đậm về những người thầy áo trắng
Được coi là "những người thầy đặc biệt" khi vừa tham gia vào sự nghiệp “trồng người” lại vừa tích cực cống hiến trong công tác cứu người, những người thầy thuốc kiêm thầy giáo luôn gánh trên vai những trách nhiệm vô cùng lớn lao và đầy ý nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đài Hà Nội xin giới thiệu về một số "người thầy áo trắng" nổi tiếng, đã có rất nhiều cống hiến, đóng góp cho xã hội.
Nghề giáo và nghề trị bệnh cứu người là nhưng nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Cả xã hội luôn trân trọng, tôn vinh những con người làm việc trong hai lĩnh vực này và gọi họ với danh xưng Thầy giáo và Thầy thuốc. Và sẽ càng đặc biệt hơn khi có những người mang trên mình trọng trách lớn lao của cả hai nghề ý nghĩa, đáng kính ấy. Với tài năng, trí tuệ, nhân cách của mình, nhiều người thầy "2 trong 1" đã có những đóng góp to lớn, đáng ghi nhận vào sự nghiệp trồng người, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Làm việc trong ngành y vốn đã nhiều vất vả, áp lực, nhưng khi đảm nhiệm thêm vai trò của một người thầy, thì những khó khăn này lại càng nhân lên gấp bội. Với những người thầy thuốc - thầy giáo, bài giảng của họ không chỉ là những trang lý thuyết trong sách vở hay những mô hình thực hành mà còn là những giây phút căng thẳng cực độ khi đứng trước mạng sống con người. Giờ dạy của những người thầy đặc biệt này nhiều khi không thể biết trước được sẽ diễn ra trong bao lâu, vào lúc nào, ở đâu...từ buồng bệnh, phòng mổ cho đến phòng cấp cứu đều có thể trở thành giảng đường của họ...tất cả đều là vì học trò và sức khỏe của người dân.
Được mệnh danh là "người thầy thuốc có đôi bàn tay vàng", giáo sư Đặng Hanh Đệ đã không chỉ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch mà ông còn có rất nhiều cống hiến, đóng góp to lớn cho ngành y của nước nhà. Suốt 42 năm làm nghề thầy thuốc của mình ông đã thành lập, quan tâm, giúp đỡ xây dựng và phát triển hầu hết các trung tâm mổ tim trên cả nước. Có được những thành công như hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, theo giáo sư Đặng Hanh Đệ, đó còn là nhờ một người thầy vô cùng đáng kính đó là giáo sư Tôn Thất Tùng - vị thầy thuốc lỗi lạc của Y học Việt Nam.
Với giáo sư Đặng Hanh Đệ, giáo sư Tôn Thất Tùng có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Trong suốt 22 năm từ ngày đầu tiên ra trường cho đến khi thầy Tùng qua đời, ông luôn phụ thầy mổ. Nhờ vậy, mà ông đã trở thành người học trò cưng của giáo sư Tôn Thất Tùng và được thầy tận tâm chỉ bảo, truyền dạy cho những kỹ thuật, kinh nghiệm mổ phức tạp và cả những bài học xây dựng nhân cách của người bác sĩ phẫu thuật.
“Phẫu thuật tim mạch của Việt Nam khi đó là một kỹ thuật hoàn toàn mới. Mình chưa biết và chưa thấy ai mổ tim, chỉ biết đọc sách thôi. Vậy làm sao mình dám mổ trên người bệnh, mà thầy Tùng thì luôn nói là không được làm gì có hại cho bệnh nhân. Thầy tôi thường mổ thứ 2,4,6 còn ngày khác thầy đi thăm bệnh nhân. Lúc nào tôi cũng đi theo thầy. Tôi thấy ảnh hưởng của thầy với tôi còn nhiều hơn cả bố mẹ”, GS Đệ bộc bạch.
Trong suốt những năm Mỹ bắn phá miền Bắc, giáo sư Đặng Hanh Đệ đã luôn đội chiếc mũ sắt thầy Tùng tặng. Căn nhà mà gia đình ông ở khi đó cũng do thầy Tùng lo liệu. Thậm chí, có được bữa cơm tươm tất cũng là do vợ chồng ông nhận sự sẻ chia từ thầy Tùng... Những kỷ niệm về người thầy đáng kính luôn hiển hiện trong ký ức, tâm trí giáo sự Đặng Hanh Đệ.
---
PGS.TS Vũ Xuân Phú vẫn luôn nhớ như in những lời bảo ban, chia sẻ, truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm của thầy. Ngày ấy, khi mọi phương tiện để học tập, làm việc, nghiên cứu còn thô sơ, việc tiếp cận với công nghệ, kiến thức còn hết sức khó khăn, thầy Đặng Văn Khoát đã không ngần ngại vất vả chỉ cho người bác sĩ trẻ Vũ Xuân Phú ngày ấy những bài học lớn, nhỏ như từ cách trình bày văn bản, phương pháp học tiếng Anh, cách lập kế hoạch.. đến phương pháp xử lý các vấn đề mang tính chuyên môn, vĩ mô, chuyên sâu... tất cả đều là những bài học vô cùng quý giá không gì sánh nổi.
Đến nay, khi đã trở thành PGS.TS, bác sĩ Vũ Xuân Phú vẫn luôn dành cho người thầy không học hàm, học vị của mình sự kính trọng và biết ơn sâu sắc.
“Vì yêu cầu công việc và nhiều yếu tố khác, chúng tôi những học trò năm xưa của thầy đến nay đã trở thành Phó giáo sư, Giáo sư. Còn thầy tôi năm nay đã gần 90 tuổi vẫn chỉ là bác sĩ Đặng Văn Khoát. Nhưng thầy mãi là người thuyền trưởng đáng kính đã định hướng, dìu dắt chúng tôi những năm tháng ấy” - PGS.TS Vũ Xuân Phú chia sẻ.
Sau này, khi về công tác tại Bệnh viện Phổi Trung ương và làm giảng viên, PGS.TS Vũ Xuân Phú cũng đã luôn noi theo tấm gương của thầy Đặng Văn Khoát. PGS.TS Vũ Xuân Phú đã không ngần ngại dìu dắt, định hướng cho nhiều thế hệ sinh viên, bác sĩ trẻ. Mỗi thành tựu, mỗi sự thành công của học trò lại khiến ông hạnh phúc và tin tưởng vào con đường mình đã lựa chọn.
---
Từ khi mới ra trường, bác sĩ Tống Thị Huyền cảm thấy vô cùng may mắn khi nhận được sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ tận tâm của PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai. Hình ảnh PGS.TS Phạm Cẩm Phương giỏi chuyên môn, luôn yêu thương và nghĩ cho bệnh nhân đã trở thành một tấm gương sáng cho bác sĩ Huyền noi theo để phấn đấu, nỗ lực mỗi ngày. Bác sĩ Huyền cho biết: Không chỉ là người thầy, người cấp trên, PGS.TS Phạm Cẩm Phương còn là một người bạn lớn, người truyền cảm hứng, chăm lo đến đời sống tinh thần cho các học trò. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch Covid-19 vừa qua, PGS.TS Phạm Cẩm Phương như một người thân trong gia đình, trở thành chỗ dựa vững chắc để bác sĩ Huyền và mọi người yên tâm hỗ trợ bệnh nhân trong tâm dịch và bình an trở về. Bác sĩ Huyền cho rằng, có một người thầy có tâm, có tài đồng hành là điều hạnh phúc với bất cứ ai:
“Với tôi và có lẽ với nhiều bác sĩ trẻ khác, PGS.TS Phạm Cẩm Phương thực sự là người thầy rất đặc biệt. Ở bên cô, tôi không chỉ học được kiến thức chuyên môn mà cả sự lạc quan, cả cách sống luôn quan tâm đến mọi người. Quả thực có được những người thầy, người cô có nghề giỏi, giàu tình yêu thương luôn sẵn sàng chia sẻ, khích lệ học trò là điều vô cùng hạnh phúc với những bác sĩ trẻ như chúng tôi. Đó là cũng động lực để chúng tôi yêu và gắn bó với nghề hơn”.
Người thầy chính là người truyền đạt tri thức. Và khi tri thức ấy chính là sự sống, là sức khỏe của con người thì quá trình truyền đạt ấy lại thực sự cần sự cẩn trong, trách nhiệm, tâm huyết, nỗ lực của những người thầy. Để có được những người học trò tài năng, đức độ, vững chuyên môn, có khả năng chữa bệnh cứu người như hôm nay là nhờ sự hết mình của những thế hệ người thầy đi trước. Với truyền thống "dậy hết sức, học hết lòng" của các thế hệ thầy và trò trong ngành y, chắc chắn nền y học nước nhà sẽ ngành càng lớn mạnh với một tương lai tươi sáng.
Bài viết: Hoa Mai
Đồ họa: Thanh Nga
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Cùng với áo dài và nón lá, guốc mộc từ thời xa xưa đã tạo nên một vẻ đẹp rất Việt. Theo thời gian, guốc mốc dần bị lãng quên. Thế nhưng nhà thiết kế Hoàng Huệ đã đưa guốc mộc từ ký ức trở về cuộc sống ngày nay, với những họa tiết hiện đại, có tính ứng dụng cao.
Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.
Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.
Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.
Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.
Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.
Hà Nội có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức từng được mệnh danh là "thủ phủ dâu tằm".
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã luôn thể hiện rõ vai trò hạt nhân lãnh đạo, xây dựng tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Ðảng bộ và hệ thống chính trị thành phố. Với trách nhiệm và tình yêu dành cho Hà Nội, ông đã góp phần định hình một nền tảng mới cho Hà Nội trở thành điểm tựa, thành động lực phát triển mới để đất rồng bay hội nhập cùng thời đại.
Nhiều khách hàng kỹ tính tìm đến nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn (Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) đặt làm những đôi giày thiết kế độc bản, đặc sắc, "may đo" riêng phù hợp đặc điểm của từng đôi chân.
Trong không khí của ngày 10/10, tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đại tá, nhà giáo Nguyễn Thụ sống trong ký ức hào hùng của 70 năm trước.
Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp. Và nhà văn Hoàng Quốc Hải chính là một trong những người con đã dành trọn cả cuộc đời mình để ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất này.
Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một sự kiện lịch sử quan trọng, khẳng định thắng lợi trọn vẹn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Gần một tuần trước ngày giải phóng, gần 400 thanh niên đã vào Thủ đô để thực hiện nhiệm vụ tiền trạm nhằm tuyên truyền và vận động, giúp nhân dân hiểu rõ hơn về các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Một ngày đầu tháng 10 năm 1954, dân phố cổ xôn xao khi biết tin quân Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội. Trong căn nhà ba tầng ở số 80 phố Hàng Đào, cậu bé Lê Bảo Tháp nhấp nhổm, háo hức chờ đón các chú bộ đội tiến về giải phóng Thủ đô.
Người dân Hà Nội có nhiều cách bày tỏ tình yêu với Thủ đô. Nhiều người tự hào về lịch sử lâu đời, văn hóa phong phú, những di sản kiến trúc độc đáo; một số người thường nhắc đến những nét đặc trưng như phố cổ, Hồ Gươm hay những món ăn đặc sản như phở, bún chả...
Chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, ngoài cờ hoa, biểu ngữ rợp trời, phố phường Hà Nội thêm vẻ uy nghi bởi những chiếc cổng chào được dân chúng dựng lên ở nhiều cửa ngõ, phố phường Hà Nội. Người đời sau sẽ khó hình dung về những “khải hoàn môn” ngày ấy nếu không có một tay máy trẻ tuổi say mê chụp ảnh cổng chào: Trịnh Đình Tiến.
Hình ảnh người nhạc sĩ mặc comple màu trắng, đánh đàn guitar, hát trong rừng người giữa rợp cờ hoa hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được ghi lại thành khoảnh khắc của lịch sử. Người đàn ông đó - cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, sau này được coi là “ông vua Sonate của Việt Nam”.
Khi mà ai bây giờ cũng thành nhiếp ảnh gia với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh cũ. Người ta gọi đó là một nghề cổ.
Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, mà đó còn là sự đồng lòng trong từng hành động, từng cử chỉ giúp đỡ lẫn nhau chung tay vượt qua thử thách.
Việc tạo tác cho những chiếc đồng hồ tinh xảo không chỉ là công việc, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự đam mê và mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo dấu ấn cá nhân và tâm huyết của người thợ chạm khắc.
Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.
Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.
Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.
Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.
Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.
Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.
Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.
Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.
Sinh ra trong làng nghề điêu khắc gỗ Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội), lại có năng khiếu mỹ thuật, nghệ nhân tranh điêu khắc gỗ Bùi Trọng Lăng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo mang hồn cốt Việt.
Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.
Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.
Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.
Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.
Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.
Trong cuộc sống bận rộn và hối hả của Hà Nội, tôi thường có thói quen tìm đến những ngôi chùa, ngôi đình cổ, nơi thời gian dường như ngưng đọng lại. Trong hành trình tìm kiếm, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.
Sinh ra và lớn lên ở một làng quê, với những buổi trưa hè bơi sông vớt củi, những buổi tối bên ánh đèn dầu, ông và nhóm bạn cùng trang lứa đã tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.
Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.
Trong bối cảnh nhiều làng nghề mỹ nghệ sử dụng sơn công nghiệp để chế tác thì có một người nghệ nhân vẫn kiên nhẫn “trò chuyện” với sơn ta để tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.
Nữ nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa, người phụ nữ đầu tiên tại làng Đào Thục biểu diễn rối nước, luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống của quê hương.
Ở các làng cổ xưa trên mảnh đất Thăng Long hay xứ Đoài, đi đến đâu cũng có thể gặp hình ảnh chiếc cổng làng cổ kính tạo nên sức sống riêng cho ngôi làng.
Gắn bó với những chiếc nón lá từ thời thơ bé, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.
Khi những vạt nắng chói gắt của mùa hè đổ xuống, độ trung tuần tháng 6, là lúc sen Hà Nội rộ hương.
Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.
0