Đầu năm Rồng nhìn lại sự kiện dời đô về Thăng Long

Là mảnh đất hội tụ văn hoá bốn phương, là trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của cả nước, Hà Nội - Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình, luôn là niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Để có một Hà Nội năng động, hiện đại như ngày hôm nay không thể không kể đến sự kiện dời đô - một cột mốc trọng đại, có tính bước ngoặt, đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của vùng đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, địa linh nhân kiệt. Nhân dịp đầu năm rồng chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại sự kiện lịch sử vô cùng lớn lao, nhiều ý nghĩa này.

Tượng đài Vua Lý Thái Tổ, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010).

Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 2/11 năm Kỷ Dậu, tức ngày 21/11/1009 tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình). Ông là người sáng lập vương triều nhà Lý, lấy hiệu là Lý Thái Tổ, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, lấy Quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Đây cũng là sự kiện mở ra Triều đại nhà Lý với 216 năm tồn tại và 9 đời vua nối nhau trị vì, mặc dù có những thăng trầm, biến cố nhưng đây là triều đại cực kỳ thịnh vượng và có ảnh hưởng lớn đến đất Việt đến nay.

Chọn kinh đô là việc cần thiết nhất trong những buổi đầu khai quốc, nhưng để chọn được vị trí đóng đô mang tầm chiến lược về nhiều mặt là điều không dễ. Để làm được điều này yêu cầu phải có là một nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn sáng suốt. Việc Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi đã quyết định dời đô từ vùng đất Hoa Lư chật hẹp về Đại La có thế đất bằng phẳng đã chuyển vị thế đất nước từ phòng thủ sang thế phát triển lâu dài, đặt nền móng cho việc xây dựng kinh đô Thăng Long trở thành đô thị phát triển thịnh vượng, là trung tâm của đất nước về sau, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của dân tộc.

Về mặt triết học, Lý Công Uẩn lý giải việc dời đô rằng “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Mệnh trời là cái tất yếu, không thể cưỡng lại. Còn ý của dân là chỗ dựa bền vững nhất của mọi triều đại. Cái gì dân không theo thì đừng làm. “Nâng thuyền cũng là dân. Lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi).

Về mặt địa lí, những năm làm quan dưới triều Nhà Đinh và Tiền Lê, Lý Công Uẩn đã thấy đóng đô ở Hoa Lư chỉ phù hợp để phòng thủ, cố thủ, nhưng lại không thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển vương triều cũng như đất nước lâu dài. Nhất định trước khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn với sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, anh trai của sư Vạn Hạnh là sư Lý Khánh Văn và tướng Đào Cam Mộc (người Thanh Hóa) đã đi thị sát Đại La nhiều lần đã phát hiện ra mạch đất nơi đây là huyệt đất “đế vương” muôn đời: “Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời”, nên ông quyết tâm dời đô ra đó.

“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ. Các khanh nghĩ thế nào?”

Mặc dù, Lý Thái tổ nhận thấy việc di dời đô về Đại La mang lại lợi ích cho đất nước và nhân dân, và quốc gia sẽ phát triển thịnh vượng. Thế nhưng, ông không tự lấy quyền Hoàng Đế của mình mà toàn quyền quyết định. Thay vào đó, ông thảo luận ý kiến với các văn võ bá quan. Người đã thuyết phục lòng quan dân bằng những lý lẽ xác đáng. Người muốn muôn dân biết là: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời dô; Nhà Chu đến Vua Thành Vương cũng ba lần dời đô; phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện dời?”. Hơn nữa, xét lại rằng: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương, Chu cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ không phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.

Lý Thái Tổ thảo luận với văn võ bá quan về quyết định dời đô (Tranh minh họa)

Hành động này nhằm mục đích tập trung quyền lực và phát triển kinh tế, đồng thời tuân theo ý mệnh trời và ý kiến của nhân dân. Điều này thể hiện tâm và tầm của một người lãnh đạo kiệt xuất. Ông cảm thấy đau lòng khi nhà Đinh, Lê không tôn trọng truyền thống và không tuân theo ý mệnh trời, điều này đã khiến cho triều đại ngắn ngủi và quốc gia gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc di dời đô là không thể tránh khỏi.

Đáng chú ý, trước triều đại nhà Lý, tại Kinh đô Hoa Lư, triều Lê tồn tại được 30 năm thì sụp đổ. Tiền triều của nhà Lê là nhà Đinh cũng chỉ tồn tại được vỏn vẹn 13 năm. Quyết định lịch sử của vua Lý Công Uẩn đã mở ra 216 năm thống nhất và trị vì đất nước của Triều đại nhà Lý - một vương triều phát triển hưng thịnh, lâu dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Điều này gần sát với 214 chữ được viết trong bản Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ. Kết hợp với chi tiết vua thấy hình ảnh “con rồng bay lên” khi lần đầu tới Thăng Long cho thấy, bản “Chiếu dời đô” như một điềm báo trước của người về tương lại xã tắc.

Nhắc đến câu chuyện ai là người đã hiến kế dời đô cho vua Lý Công Uẩn, một số nhà nghiên cứu thuộc sở Văn hóa Thông tin Du lịch tỉnh Thái Bình và viện Hán Nôm khi dịch cuốn Ngọc phả được lưu giữ trong đền thờ của làng Lưu Xá xã Canh Tân huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã phát hiện: các vị thần mà người dân nơi đây thờ tụng là người khai quốc công thần, giúp Lý Công Uẩn lên ngôi và là người hiến kế dời đô về Thăng Long. Hai vị công thần đó là hai anh em cùng cha khác mẹ: Lưu Khánh Đàm và Lưu Khánh Điều, sinh năm 989 mất năm 1058.

Cũng theo ngọc phả, hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều không chỉ giúp vua Lý Thái Tổ lên ngôi mà Lưu Đàm còn có công hiến kế dời đô cho vua: "Quang lộc đại phu (tức Lưu Đàm) dâng lời rằng: "Long châu là địa phương giàu mạnh, chính là cái gốc vững bền, đóng đô ở đây thì quốc gia cường thịnh lâu dài, thiên hạ vô địch. Mong bệ hạ dời đô ra nơi đó”. Vua Thái Tổ thấy phải nên đã cùng văn võ bá quan chuyển đô ra Thăng Long ngày nay. Sau này Vua Lý Thái Tổ xét thấy Lưu Đàm là người có công đánh giặc (giặc Chiêm Thành, Tống) và có công hiến kế dời đô nên đã phong cho ông chức Thái phó khai quốc công thần. Cuối đời, ông về Lưu Xá tu ở chùa Báo Quốc và giúp đỡ dân làng. Sau khi Lưu Đàm, Lưu Điều mất, dân làng đã thờ hai ông tại đền “Nhị Lưu thái phó”, cử người hương hỏa quanh năm.

Quyết định dời đô của Lý Công Uẩn là một trong những sự thay đổi vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta. Tư tưởng lớn của ông đã từng được thể hiện qua lời văn hùng tráng trong Thiên đô chiếu khi ông chọn một vị trí “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu bốn phương, đúng là nơi thượng đỏ kinh sư mãi muôn đời”.

Chiếu dời đô do Lý Công Uẩn tự tay viết, là chiếu lệnh ban ra, nói rõ cho quần thần, trăm họ biết và kêu gọi sự đồng thuận về một quyết định lớn của triều đình là dời đô. Đây vừa là một văn kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước, vừa là một tác phẩm bất hủ xét trên nhiều phương diện văn chương, lịch sử, chính trị, địa lý, triết học…

Tại phần đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn phân tích lý do dời đô, cho rằng kinh đô cũ không phù hợp cho sự phát triển của đất nước và xu thế mới của thời đại. Ông hiểu rất rõ sự tác động lẫn nhau, sự gắn bó hữu cơ giữa kinh đô của một quốc gia với sự hưng thịnh của quốc gia đó. Bằng những lập luận chặt chẽ, chính xác tại phần hai, Lý Công Uẩn đã nhấn mạnh những đặc điểm về địa lý, những ưu thế của thành Đại La mà các địa phương khác không thể có được.

Dời đô về Thăng Long cũng thể hiện tư duy cầm quyền của Lý Công Uẩn là dựa trên quan điểm lấy phát triển tạo ra phòng thủ vững mạnh. Điều đó cũng đã thể hiện qua việc Thăng Long và nước ta thời Lý lúc bấy giờ đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bản Chiếu dời đô khắc trên gỗ vàng tâm.

Xét về văn chương, Chiếu dời đô từng được nhiều chuyên gia đánh giá là một tác phẩm giàu hình tượng, mang tính dự báo rất xa, được thể hiện qua những chi tiết như hình tượng "giữa trời đất… rồng cuộn hổ ngồi" trong áng văn, hay Thủ đô Hà Nội hiện nay vẫn là “kinh đô hưng thịnh” của đất nước Việt Nam. Chiếu dời đô cũng là áng văn nghị luận thể hiện tầm nhìn "vượt thời đại" của người đứng đầu triều Lý khi chọn kinh đô mới để "mưu đồ nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu" mai sau.

Bởi vậy, Chiếu dời đô không chỉ thể hiện sự quyết đoán dứt khoát với những lý lẽ đầy tính thuyết phục, vừa nó còn là một lời kêu gọi sự đồng thuận của triều thần, trăm họ hướng tới một tương lai phát triển quốc gia phồn thịnh.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu tháng bảy năm Canh Tuất (1010), vua dời đô từ thành Hoa Lư sang thành Đại La, thuyền tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, do đó đổi gọi là thành Thăng Long”. Vua Lý Công Uẩn đặt tên “Thăng Long” cho kinh đô mới với ý nghĩa Rồng bay cũng phản ánh được quyết tâm đưa đất nước đi lên.

Để có thể đến được bến đò Trường Yên và vào sông Hoàng Long. Thì đoàn thuyền của Lý Công Uẩn phải đi qua cầu Đông và cầu Dền ở Hoa Lư. Sau khi qua sông Hoàng Long thì ông rẽ vào Giám Khẩu. Sau rẽ tiếp vào sông Đáy. Qua sông Đáy là đến sông Châu Giang. Qua Châu Giang thì đoàn thuyền đi ngược sông Hồng để vào được sông Tô Lịch phía trước thành Đại La. Quá trình dời đô của Lý Công Uẩn đi qua tổng cộng 6 con sông. Trong đó, 3 sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng. Còn lại là đi ngược dòng.

Sau khi dời đô, triều Lý phát triển rất hưng thịnh. Vương triều do Lý Công Uẩn khai sáng tồn tại 216 năm dưới 9 đời vua, là một triều đại lớn trong lịch sử đất nước với những ông vua anh hùng như: Lý Thánh Tông (1054-1072), Lý Nhân Tông (1072-1128); với những nhà quân sự, chính trị kiệt xuất như: Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành… Triều Lý phát triển mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao: Xây dựng kinh đô, thành quách khang trang; xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, phát triển nghề dệt, nghề gốm… đạt tới đỉnh cao. Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế có nhiều tàu buôn nước ngoài vào ăn hàng tấp nập. Triều Lý mở Quốc Tử Giám, lập chế độ đại học, mở khoa thi chọn nhân tài… Với một đường lối đối ngoại vừa khôn khéo, vừa cứng rắn, vương triều Lý đã được nhà Tống phương Bắc nể trọng, lãnh thổ đất nước được bảo vệ vững chắc, toàn vẹn.

Cho đến nay, mảnh đất rồng thiêng Thăng Long nghìn năm văn hiến vẫn đang phát triển thịnh vượng. Là mảnh đất hội tụ văn hoá bốn phương, là trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị trọng tâm của cả nước. Sự kiện dời đô cũng chính là dấu son lịch sử thể hiện tầm nhìn vượt thời đại của một vị vua anh minh cách đây cả nghìn năm, đặt nền móng phát triển tại một vùng đất hội tụ đủ yếu tố địa linh nhân kiệt.

Thực hiện: Anh Thư
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.

Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.

Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính; quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài; khai thác tốt du lịch tâm linh.

Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.

Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.

Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.