Đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền Thủ đô

Để đảm đương, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ khi sửa đổi Luật Thủ đô, các đại biểu Quốc hội cho rằng, ngay trong Luật Thủ đô (sửa đổi), cần đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế. Đây là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

Khẳng định Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, mong muốn xây dựng phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò, đảm bảo trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, là Thủ đô xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại. Vì vậy, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất sự cần thiết ban hành Luật và cơ bản tán thành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội nêu ý kiến: “Khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho các nhà khoa học thì cần sửa đổi, bổ sung và khoán các gói sản phẩm trung gian của đề tài. Sửa đổi Khoản 4, Điều 25 theo hướng giao Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng một chương trình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo hướng trọng tâm, trọng điểm có tính liên ngành, liên tục, giải quyết triệt để một số vấn đề hay lĩnh vực quan trọng nào đó mà thành phố cần gắn với sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu của thành phố.”

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội bày tỏ: “Luật nên phân cấp, trao quyền cụ thể cho cho Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố. Việc trao thẩm quyền rõ ràng sẽ không sợ bị lạm quyền hay làm phá vỡ quy hoạch; đồng thời luật cũng không nên quy định quá chi tiết sẽ vướng trong quá trình thực hiện.”

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Thống nhất quan điểm Thủ đô Hà Nội cùng với các đô thị lớn của nước ta đang gánh vác những trọng trách lớn, các đại biểu nhất trí cao với các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là phải tăng thẩm quyền mạnh cho Thủ đô, để xây dựng, phát triển Thủ đô đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cử tri và nhân dân cả nước.

Đại biểu Tạ Thị Yên, Đoàn Quốc hội tỉnh Điện Biên

Đại biểu Tạ Thị Yên, đoàn Quốc hội tỉnh Điện Biên cho rằng: “Tôi đánh giá cao các quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thủ đô. Trong quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô, bảo đảm thực hiện quy hoạch, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị để thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 15 của Trung ương về tập trung triển khai quy hoạch đầu tư xây dựng ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống. Quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị,  không gian xanh và không gian công cộng, tạo sự linh hoạt cho thành phố Hà Nội. Tôi nhận thấy cần thiết bổ sung vào dự thảo Luật một điều khoản để làm sao cho việc quy hoạch đô thị ven sông Hồng, sông Đuống trở thành điểm đột phá, nâng tầm cảnh quan không gian và phát triển Hà Nội văn minh, hiện đại hơn”.

Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai

“Việc giao thẩm quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân là hợp lý, bởi dự án nhóm B, nhóm C, nhất là trong bối cảnh Hà Nội đang triển khai nhiều nhiệm vụ, đa phần là các dự án nhỏ thì việc đợi đến kỳ họp của Hội đồng nhân dân là không cần thiết. Có thể điều chỉnh về thời gian, tiến độ, về giá,... cần việc điều chỉnh rất nhanh, do đó Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định rồi báo cáo Hội đồng nhân dân là hợp lý. Từ phân tích trên, đại biểu bày tỏ đồng tình với quy định này trong dự thảo Luật”, đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Nai nêu ý kiến.

Các đại biểu Quốc hội nhất trí cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) với những nội dung cơ bản như trong tờ trình của Chính phủ, để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực như các nghị quyết của Đảng đã yêu cầu.

User
Ý KIẾN

Trong phiên thảo luận về báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, các đại biểu rất quan tâm đến việc Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện thêm hơn 4 nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản.

Trung đoàn bộ binh 692, Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã tổ chức Lễ tuyên thệ cho 1.709 chiến sĩ mới.

Cho ý kiến về vấn đề thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, các đại biểu lưu ý cần đảm bảo quyền lợi của người dân khi thực hiện thu hồi đất làm khu thương mại.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn ĐBQH Tp Hà Nội nhận thấy, các số liệu còn chưa trùng khớp với nhau được, đặc biệt là về nợ xây dựng cơ bản. Đại biểu đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất về “bức tranh” nợ xây dựng cơ bản.

Chiều 6/6, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp về chủ đề, phương châm, đề cương chi tiết báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Tại phiên chất vấn sáng ngày 6/6, các đại biểu Quốc hội trăn trở khi chính sách hỗ trợ có nhiều, nhưng việc thực thi vẫn còn hạn chế.

Chiều 6/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết báo cáo nhân quyền 2023 của EU đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên thông tin không chính xác về tình hình Việt Nam.

Trong gần 5 năm giữ chức vụ, đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia với những chỉ đạo quyết liệt đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong công tác an ninh tình hình mới, đặc biệt là an ninh mạng, góp phần đưa an ninh mạng trở thành động lực lớn cho sự phát triển quốc gia và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Với 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiều nay 6/6/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Ngày 6/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Với 467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiều 6/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Mục tiêu đến năm 2030 nước ta sẽ có 930 người được cử đi đào tạo để hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho văn hóa, nghệ thuật dường như đang là thách thức lớn với ngành văn hoá, thể thao và du lịch.

Đó là một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, việc thực hiện các gói kích cầu và tăng lương dẫn tới biến động và ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát được tỉ số lạm phát mà Quốc hội cho phép. Nhưng mục tiêu kiểm soát lạm phát vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được.

Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ đã có hàng loạt chỉ đạo, đôn đốc Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện các giải pháp quản lý, bình ổn thị trường vàng.

Trả lời phiên chất vấn đại biểu liên quan đến giải pháp hạ giá vé máy bay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định trách nhiệm chính thuộc về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính, nhưng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng không đứng ngoài cuộc.

Ngày 5/6, huyện Gia Lâm tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Sáng 5/6, tại Học viện Hành chính Quốc gia, khai giảng “Lớp bồi dưỡng quản lý, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp hiện đại”.

Chiều 05/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters đến chào nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - New Zealand lần thứ hai.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra bốn phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Các đại biểu đánh giá cao nội dung trả lời của ba Bộ trưởng và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Trong 5 năm qua, cơ quan kiểm toán đã cung cấp hơn 1.600 hồ sơ, báo cáo, tài liệu liên quan đến tham nhũng cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters đã thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 5-6/6 và đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - New Zealand lần thứ hai.

Chiều 05/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao vào du lịch được các đại biểu quốc hội quan tâm.

Các đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về việc các dự án đầu tư xây dựng đã được kiểm toán nhưng sau đó, các cơ quan chức năng vẫn phát hiện sai phạm trong hoạt động đấu thầu. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Sáng nay, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đề cập đến tình trạng chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán, đại biểu Dương Tấn Quân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội vào sáng 5/6, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn làm rõ các nguyên nhân khiến chậm thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý tài chính.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến sử dụng công nghệ để giải quyết các mặt trái của thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia thương mại điện tử.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm toán và văn hóa, thể thao và du lịch

Hôm nay (4/6), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV bước vào ngày đầu tiên của phiên họp chất vấn và trả lời chất diễn ra từ ngày 4 - 6/6.

Bên hành lang Quốc hội, có ý kiến đại biểu đề xuất thành lập sàn giao dịch khoáng sản để khai thác khoáng sản hiệu quả, đóng góp vào ngân sách quốc gia.

Chiều 4/6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương.

Tình trạng ô nhiễm trầm trọng và ngập lụt tại các đô thị là một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay (4/6).

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện nay nguồn nước ở Việt Nam có 60% phụ thuộc vào bên ngoài và chỉ có 40% là nội sinh.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là tâm điểm của tuần làm việc thứ 3 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho biết những vấn đề ho quan tâm tại phiên chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu ra 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sáng nay (4/6), Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7 đối với nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Sáng nay (4/6), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV bước vào ngày làm việc đầu tiên của phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn dưới sự chủ trì điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phiên họp sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4 - 6/6).

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức buổi họp báo chiều 3/6, thông tin về Kết quả 20 năm triển khai nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 4.

Chiều 3/6, đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình bổ sung quy định "dao có tính sát thương cao" vào nhóm vũ khí thô sơ.

Sáng 3/6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), nhiều đại biểu đề nghị bổ sung, làm rõ các hành vi bị nghiêm cấm.

Sáng 3/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Các đại biểu đề xuất nhiều ý kiến nhằm tiếp tục hoàn hiện các quy định của dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) trong phiên thảo luận sáng nay của Quốc hội.

Sáng nay (3/6), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã trao Quyết định của Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.