Đề nghị xây dựng Luật khu công nghiệp, khu kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với đề nghị xây dựng Luật khu công nghiệp, khu kinh tế. Nhằm mục tiêu tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển, sức cạnh tranh của các khu công nghiệp, khu kinh tế góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã được đề ra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến tháng 12/2022, trên địa bàn cả nước đã hình thành hệ thống các Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) gồm: 407 KCN, trong đó có 04 khu chế xuất được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 128.684 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 86.208 ha, chiếm khoảng 67% diện tích đất thành lập.
26 KKT cửa khẩu được thành lập tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biên giới đất liền, với tổng diện tích 766.000 ha.
18 KKT ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực ven biển, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 871.523 ha, trong đó khoảng 100.000 ha được quy hoạch để phát triển các khu chức năng.
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, KCN, KKT đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện trên các mặt: thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng trong dài hạn; góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực...
Việc phát triển KCN, KKT thời gian qua bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển KCN, KKT thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, thể hiện chủ yếu trên các mặt: chất lượng, hiệu quả quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu. Loại hình phát triển chậm được đổi mới.
Chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; liên kết, hợp tác trong KCN, KKT, giữa các khu với nhau và giữa KCN, KKT với khu vực bên ngoài còn hạn chế. Phát triển chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao.
Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, một trong những nguyên nhân chính là thể chế và pháp luật có liên quan đến KCN, KKT chưa được hoàn thiện, chưa có sự sáng tạo, đột phá để thích ứng với yêu cầu phát triển, tạo hướng đi mới cho phát triển KCN, KKT, cụ thể:
Tính pháp lý về quy định khung đối với KCN, KKT chưa cao. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động KCN, KKT chưa có sự thay đổi căn bản, mới dừng lại ở cấp Nghị định. Trong khi đó, hoạt động của KCN, KKT liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: quy hoạch, đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, nhà ở, lao động...
Điều này gây không ít khó khăn trong quá trình thực thi chính sách về KCN, KKT, nhất là việc phát triển mô hình mới; thường xảy ra sự xung đột, thiếu thống nhất khi quy định của pháp luật chuyên ngành được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam nói chung và của KCN, KKT nói riêng thiếu hiệu quả để định hướng dòng đầu tư. Hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với KCN, KKT áp dụng chung trên địa bàn cả nước, chưa tính đến một số yếu tố đặc thù về điều kiện phát triển của từng KKT; chưa phân biệt giữa lĩnh vực sản xuất và dịch vụ; thiếu chính sách khuyến khích việc hợp tác, liên kết giữa các dự án trong KCN, KKT. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc thu hút các khu thành lập sau và ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn; thúc đẩy việc hình thành các khu mang tính chuyên môn hóa cao và hình thành các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
Chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, KKT chưa đồng bộ, phức tạp, chồng chéo, thiếu tính ổn định và khó dự đoán. Thực tiễn này là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư về sự ổn định của môi trường đầu tư và tính minh bạch, công bằng của chính sách và làm gia tăng vướng mắc, khiếu nại, tranh chấp trong hoạt động đầu tư.
Do vậy, để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển và sức cạnh tranh của các KCN, KKT, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã được đề ra, việc xây dựng Luật là yêu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện thể chế và pháp luật có liên quan đến KCN, KKT, tạo khung pháp lý thống nhất để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Dự thảo Luật đề xuất 6 nhóm chính sách thực hiện
Chính sách 1: Quy định nội dung và các điều kiện liên quan đến việc lập phương hướng xây dựng KCN, KKT trong quy hoạch vùng; phương án phát triển hệ thống KCN, KKT trong quy hoạch tỉnh.
Chính sách 2: Quy định về điều kiện đầu tư hạ tầng KCN, thành lập KKT.
Chính sách 3: Ưu đãi đối với các KCN, KKT tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, các dự án đầu tư thực hiện liên kết ngành, cụm liên kết ngành tại KCN, KKT.
Chính sách 4: Thúc đẩy sự phát triển của các loại hình KCN mới, KKT mới, khu chức năng mới trong KKT.
Chính sách 5: Ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc diện ưu tiên, hỗ trợ.
Chính sách 6: Quản lý nhà nước về KCN, KKT./.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Lễ hội mua sắm năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 24/12/2024 tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Một trong những điểm sáng kinh tế của Hà Nội năm qua đó là kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.
Lễ khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” đã diễn ra tại Công viên Cầu Giấy (phường Dịch Vọng) vào tối 20/12. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội tổ chức Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần thứ 3 tại huyện Thanh Oai (từ ngày 20 - 24/12/2024) và tại quận Bắc Từ Liêm (từ ngày 26/12 - 29/12/2024).
Để đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ, chất lượng và giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trên địa bàn Hà Nội đã chủ động lên kế hoạch sản xuất, nhập hàng từ sớm.
Tính đến ngày 18/12, ngành thuế đã về đích trước kế hoạch năm 2024 với tổng số thu ngân sách ước đạt 1.732.000 tỷ đồng, vượt 16,5% dự toán; có 60/63 địa phương đã hoàn thành vượt mức dự toán thu cả năm.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết thu hút đầu tư nước ngoài dự kiến năm 2024 đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.
Trong cuộc Họp báo thường niên tổng kết cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong hai năm qua kinh tế Nga đã tăng trưởng khoảng 8%, được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới về sức mua tương đương và vượt qua tất cả các nền kinh tế châu Âu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn một tuần giao dịch nữa là kết thúc năm 2024. Những phiên giao dịch giằng co với thanh khoản thấp khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Vậy diễn biến thị trường những ngày cuối năm sẽ như thế nào?
Đồng Euro đã giảm mạnh so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay và dự báo sẽ giảm chu kỳ nới lỏng lãi suất trong năm 2025.
Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo về tình hình kinh tế quý III/2024, cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự báo, với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3,1%, vượt mức dự báo 2,8%.
VN-Index mở cửa phiên chiều trong trạng thái giằng co kéo dài, lực bán tuy có gia tăng gần về cuối phiên nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh khá tích cực.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã có văn bản trả lời cử tri 4 tỉnh, thành phố lớn liên quan đến kiến nghị về việc sửa quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tối thiểu là 18 triệu đồng.
Tối 19/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội khai mạc Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024, qua đó chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại và 50 Điểm vàng khuyến mại.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia giai đoạn 2021- 2023 cho 133 doanh nghiệp và Giải Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 cho 2 doanh nghiệp.
Để thúc đẩy nông sản của Australia vào Việt Nam, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa hạt, cherry, Cơ quan thương mại và đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện “Hương vị Australia”.
Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.
Trước áp lực giá cả leo thang và nền kinh tế trì trệ, lạm phát ở Anh trong tháng 11 đã đạt mức cao nhất trong 8 tháng qua.
Thị trường chứng khoán hôm nay, 19/12, chứng kiến làn sóng bán tháo ngay từ khi mở cửa phiên giao dịch, đã có lúc VN-Index thủng mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, lực kéo bắt đáy đã giúp các chỉ số thu hẹp đà giảm và kết phiên thị trường để mất hơn 11 điểm.
Hôm nay, 19/12, giá vàng nhẫn trong nước lao dốc mạnh theo đà giảm của giá vàng thế giới, sau khi FED tuyên bố cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 19/12, giá xăng dầu đồng loạt tăng. Xăng E5RON92 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 20.240 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 380 đồng/lít, giá bán 21.000 đồng/lít.
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Đây là lần giảm lãi suất thứ ba liên tiếp của Fed kể từ tháng 9/2024.
Đây là lần đầu tiên ngành thuế đạt được mức thu này. Với tiến độ này, tính cả dự toán năm 2025, thu ngân sách giai đoạn 5 năm có thể cán đích trên 9 triệu tỷ đồng, vượt 0,7 triệu tỷ so với mục tiêu Quốc hội giao.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực.
Nhà sản xuất chip nhớ khổng lồ Nhật Bản Kioxia Holdings đã chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Cổ phiếu Kioxia đã tăng 6% trong lần ra mắt thị trường, nâng vốn hóa của công ty lên khoảng 820 tỷ yên (5,34 tỷ đô la Mỹ).
Đề án Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý đang được gấp rút triển khai.
Công ty con của Masan là Masan High-Tech Materials đã bán 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding cho đối tác Nhật Bản là Mitsubishi Materials Corporation Group, dự kiến ghi nhận lợi nhuận 1.000 tỷ đồng.
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước vượt 16,5% dự toán. Với mức tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023, đây là năm đầu tiên số thu ngành thuế quản lý vượt mốc 1,7 triệu tỉ đồng.
Giá xăng trong nước ngày mai (19/12) được dự báo tăng, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể tăng từ 350 - 370 đồng/lít.
Tổng cục Thuế đề nghị Cục thuế các địa phương báo cáo UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu đối với các cửa hàng, doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định, không phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 782 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Để đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao điểm trước, trong và sau dịp lễ Tết năm 2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.
Theo nguồn tin của Reuters, nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất cắt hỗ trợ xe điện (EV) và các trạm sạc, trong đó có việc chấm dứt khoản ưu đãi thuế.
Việt Nam có khoảng 700 người làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực AI, trong đó chỉ có 300 chuyên gia - con số rất nhỏ so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Theo nhận định từ Google, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự và chuyên gia AI.
Trong phiên giao dịch 16/12 theo giờ Mỹ, chỉ số Nasdaq tiếp tục thiết lập thêm một kỷ lục mới, trong khi Dow Jones có phiên giảm thứ tám liên tiếp.
Năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố do cơ quan thuế quản lý đạt 379.902 tỷ đồng, bằng 116% dự toán pháp lệnh, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022. Sáng 17/12 , Cục Thuế thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị tuyên dương người nộp thuế tiêu biểu năm 2023.
Tối 13/12, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ tôn vinh trao danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024 cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, trong đó, 10 sản phẩm được công nhận TOP 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp xúc, làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu và đã có kế hoạch cụ thể chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam nhằm phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành công thương và doanh nghiệp cả nước đang tích cực dự trữ lượng hàng hóa dồi dào, bảo đảm giá cả bình ổn.
0