Để thị trường BĐS trở lại lành mạnh và phát triển
Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.
Thị trường BĐS hiện nay chưa lành mạnh và minh bạch
Trên tinh thần chỉ thị số 13/CT–TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Đài Hà Nội đã triển khai tuyến thông tin, tuyên truyền thông qua hàng loạt chương trình thời sự và chuyên đề, trong đó có bản tin hằng ngày về bất động sản.
Theo nhiều nhận định, hiện nay thị trường BĐS còn thiếu lành mạnh. Biểu hiện cụ thể nhất là việc giá nhà, đất tăng cao một cách phi lý, vượt xa so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho giấc mơ an cư của nhiều người ngày càng xa vời.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” đề cập đúng và trúng những vấn đề đang đặt ra của thị trường bất động sản hiện nay. Phát biểu khai mạc, Nhà báo Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng biên tập Đài PT-TH Hà Nội đã chỉ rõ tình trạng đầu cơ găm hàng, thổi giá khiến giá nhà, đất bị đẩy cao phi lý; hiện tượng trả giá cao rồi bỏ cọc trong các cuộc đấu giá để tạo mặt bằng giá áo nhằm trục lợi, thao túng thị trường. Nếu tình trạng này không được nhận diện, không được kiểm soát và có giải pháp thích hợp, để những cơn sốt ảo đẩy bất động sản lên một mặt bằng giá mới sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với nền kinh tế cũng như xã hội.
Nhà báo Nguyễn Kim Khiêm, Tổng Giám đốc, Tổng biên tập Đài PT-TH Hà Nội, nhấn mạnh: "Từ góc độ an ninh trật tự, đã đến lúc cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra, cơ quan an ninh kinh tế cần vào cuộc mạnh mẽ để làm rõ các hiện tượng đầu cơ không lành mạnh, những hành vi thao túng giá, những hành vi gây lũng đoạn làm cho thị trường BĐS trở nên méo mó, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế xã hội. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta không thể chấp nhận trở thành 'con tin' của những kẻ lũng đoạn và thổi giá. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta không thể coi hành vi lũng đoạn, thổi giá thị trường là hoạt động kinh tế, mà có thể nhìn nhận đó là tội phạm kinh tế".
Hệ lụy của đầu cơ BĐS là sự lãng phí tài nguyên đất
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường BĐS đang bị nhiễu loạn bởi tác động của giới đầu cơ. Do vậy, thị trường đang dần trở nên méo mó và không lành mạnh. Khi tiền của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân có tiềm năng đều đổ hết vào đầu cơ BĐS làm cho đồng tiền nằm yên, không được quay vòng sinh lợi, tạo nên giá trị ảo. Từ những hệ lụy về kinh tế, sẽ kéo theo hệ lụy xã hội.
Đầu cơ cao sẽ làm giá nhà ở tăng cao, các nhà đầu tư dự án không đoái hoài tới nhà ở có giá phải chăng cho đa số người dân. Như vậy, giấc mơ an cư ngày càng xa vời với những người dân có thu nhập thấp và trung bình.
Một nguồn lực lớn lẽ ra dành để đầu tư cho phát triển thì đang bị chôn vào đất. Những khu đô thị bỏ hoang, nhiều dự án treo, đất vàng để không ở các đô thị đắt đỏ đang làm lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách. Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ sự trăn trở về nhiều sự lãng phí các nguồn lực của đất nước, từ nguồn tiền 15 triệu tỷ nằm trong hệ thống ngân hàng trong khi nhiều công trình, dự án vẫn phải đi vay nước ngoài đến các dự án treo gần chục năm trời khiến người dân bức xúc.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Lãng phí có vấn đề dân hỏi mình không trả lời được. Có mảnh đất vàng lãng phí, để cỏ mọc chục năm thì ai chịu trách nhiệm? Doanh nghiệp không làm thì tôi thu lại. Doanh nghiệp nói tôi đang làm nhưng vướng, thế vướng chỗ nào thì gỡ. Dân hỏi tại sao để thế, tỉnh làm hay trung ương làm phải có địa chỉ chứ. Tham ô, tham nhũng xử lý hết rồi, kể ra thì nhiều lắm. Ruộng đất thì cứ lãng phí. Ở khâu nào, ở chính sách thì xem lại chính sách, luật thì xem lại luật".
Trước thực trạng này, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, thời gian không chờ đợi ai cả. Không thể chậm trễ, để lỡ mất cơ hội phát triển của đất nước. Với lĩnh vực bất động sản, cần nhanh chóng gỡ các nút thắt về chính sách để thu hút đầu tư, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, thổi giá để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh - an toàn - bền vững.
Đầu cơ, thổi giá đang làm lũng đoạn thị trường BĐS
Có thể thấy, sự phát triển thiếu lành mạnh của thị trường BĐS thời gian qua là do tác động của một số cá nhân và bộ phận lợi ích nhóm. Những nhóm lợi ích này sẽ dựa vào một số kẽ hở hoặc những thông tin chưa rõ ràng để dựa vào đó gây ra sự nhiễu loạn của thị trường.
Đầu cơ, thổi giá, giá ảo, giao dịch ảo… những cụm từ này xuất hiện ngày càng nhiều khi nói về thị trường BĐS thời gian qua. Nó cho thấy trạng thái của thị trường đang bất ổn và bị thao túng trở nên thiếu lành mạnh. Điều này càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi thị trường liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Người dân khó tiếp cận nhà ở. Doanh nghiệp khó bán được hàng. Khi thị trường bất động sản đứng trước nguy cơ đóng băng cũng có nghĩa nguồn lực quan trọng đất đai phục vụ cho phát triển đất nước đang bị lãng phí.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV, cho biết: “Tình trạng đầu cơ đẩy giá đất lên cao, việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”.
Đại biểu Tạ Văn Hạ, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, nêu ý kiến: “Có chăng là có vấn đề về lợi ích nhóm, có chăng là vấn đề có dấu hiệu lũng đoạn thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng của một nhóm lợi ích? Cái này chúng ta chưa chỉ ra được. Chúng ta phải chỉ rõ ra thì chúng ta mới có được cái giải pháp cụ thể, căn cơ”.
Đối tượng gây lũng loạn thị trường BĐS là ai? Đó là một số môi giới cá nhân đưa ra những thông tin sai lệch nhằm trục lợi. Hay một bộ phận những người đầu cơ muốn đẩy hàng nên sử dụng nhiều mánh khóe để thổi giá. Trong bối cảnh các luật mới liên quan bất động sản đi vào thực thi, các chiêu trò gây nhiễu loạn lại càng phổ biến.
3 luật mới liên quan đến BĐS sẽ tác động tích cực đến thị trường
Tại diễn đàn BĐS Đài Hà Nội tổ chức ngày hôm nay, đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của thị trường BĐS. Từ đó, giúp thị trường lành mạnh ổn định trở lại. Đặc biệt, các giải pháp được cụ thể theo từng nhóm. Trước hết là nhóm giải pháp liên quan đến pháp lý.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2024.
Cụ thể, các điểm mới nổi bật bao gồm đổi mới quy trình và nội dung quy hoạch, giảm bớt các bước phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo linh hoạt và phù hợp thực tiễn. Luật cũng đưa ra các phương thức tiếp cận đất đai đa dạng như đấu giá, đấu thầu, hoặc thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đề cao tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch.
Một trong những điểm nhấn quan trọng là thương mại hóa quyền sử dụng đất, cho phép sử dụng đất đa mục đích, mở rộng quyền cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống thông tin đất đai quốc gia đang được xây dựng, hướng tới vận hành vào năm 2025, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số.
Ngoài ra, việc phân cấp toàn bộ thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận cho địa phương giúp tăng tính chủ động và hiệu quả. Đặc biệt, thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận quyền sử dụng đất đang trình Quốc hội sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai. Những đổi mới này sẽ tạo nền tảng pháp lý minh bạch, giải phóng nguồn lực, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Doanh nghiệp BĐS cần chủ động nguồn vốn
Trong khuôn khổ diễn đàn, các nhóm giải pháp liên quan đến tài chính cũng đã được các chuyên gia đề cập. Đây là yếu tố quan trọng để các dự án được khơi thông, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, qua đó thúc đẩy sự lưu thông, tháo gỡ điểm nghẽn của thị trường.
Theo ông Cấn Văn Lực, thị trường BĐS đã và đang phục hồi. Tuy vậy, tốc độ còn chậm và không đồng đều giữa các phân khúc, địa bàn. Để các doanh nghiệp có thể phát triển ổn định, các doanh nghiệp cần kiến nghị đúng, trúng, kiên trì với các mục tiêu, vấn đề gặp phải.
Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại hoạt động, cơ cấu lại sản phẩm để phù hợp với sự điều tiết của thị trường. Các doanh nghiệp cần kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, nợ đáo hạn…Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các Chương trình, gói hỗ trợ (nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng, cơ cấu lại nợ; các nghị quyết của TW, QH, CP…).
Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa nguồn vốn, sản phẩm BĐS; đưa giá BĐS về mức hợp lý hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và kinh doanh tuần hoàn. Thích ứng, nâng cao năng lực quản trị DN, văn hóa doanh nghiệp; chuẩn hóa qui trình, sản phẩm và nhân sự theo các luật mới có hiệu lực (Luật đất đai, nhà ở, kinh doanh BĐS).
Không những thế, doanh nghiệp phải chuẩn bị triển khai các luật cho tốt. Và phải chuẩn hóa đội ngũ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS. Đẩy mạnh thực hiện giao dịch thông qua phương thức chuyển khoản qua ngân hàng để công khai minh bạch, tiến tới nộp thuế BĐS.
Sử dụng công cụ thuế để hạn chế đầu cơ đất đai
Một phần quan trọng không thể thiếu đối với việc lành mạnh hóa thị trường BĐS, đó chính là thực hiện chính sách thuế để điều tiết lại thị trường. Và đây cũng chính là vấn đề được rất nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và người dân quan tâm khi tham dự diễn đàn BĐS ngày hôm nay.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, quyền sở hữu tài sản của công dân được Hiến pháp công nhận và bảo hộ. Pháp luật cho phép người dân được sử dụng nhiều tài sản như nhà, đất. Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế đối với những tài sản các cá nhân sở hữu để thúc đẩy sử dụng có hiệu quả nguồn lực khan hiếm, điều tiết thu nhập và thực hiện vai trò quản lý nhà nước.
Để thuế trở thành một cộng cụ điều tiết hoạt động của thị trường bất động sản, một công cụ đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể, cần sự xem xét, thực thi nhiều biện pháp. Trong đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng nguồn cung trên thị trường BĐS, đặc biệt là nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá hợp lý, đảm bảo cân đối cung - cầu. Khi cung - cầu ngang bằng hoặc cung nhiều hơn cầu thì vị thế thị trường của người mua, người bán mới ngang nhau, tác động của chính sách thuế, phí mới được thực hiện đúng đối tượng, công cụ thuế mới phát huy tác dụng điều tiết thu nhập.
Bên cạnh đó, để phòng chống việc đầu cơ BĐS và tăng nguồn cung cho thị trường, cần đề xuất đánh thuế quyền sử dụng lũy thoái theo thời gian nắm giữ BĐS. Thuế đối với BĐS mua và bán ngay trong năm cần đánh thuế cao, các năm nắm giữ thứ 2,3,4,5 thuế sẽ giảm dần theo thời gian nắm giữ. Sau 5 năm nắm giữ, thuế chuyển quyền sử dụng có mức thấp nhất hoặc không phải đóng thuế.
Có thể thấy rằng, thị trường BĐS hiện chưa đồng đều giữa các phân khúc. Các chuyên gia cho rằng, câu chuyện xung quanh vấn đề thể chế không bao giờ hoàn hảo 100% - không chỉ trong giai đoạn chuyển tiếp - mà còn trong suốt tiến trình phát triển của thị trường BĐS. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đặt niềm tin để hy vọng rằng các luật mới cùng với những giải pháp trong thời gian tới sẽ tác động tích cực giúp thị trường lành mạnh, bền vững hơn.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.
Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.
Hưởng ứng lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm và quyết tâm của thành phố Hà Nội về chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế để huy động nguồn lực dành cho phát triển, cùng với tuyến bài triển khai trong suốt hai tháng qua, sáng nay, 16/11, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.
Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.
Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.
Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.
Sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, lựa chọn phương án đấu giá phù hợp, ngày mai 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức đấu giá đất trở lại.
Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.
Phát huy vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam góp phần khuyến nghị nhiều chính sách hướng tới phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.
Để làm rõ hơn những bất cập và điểm nghẽn của thị trường bất động sản, Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thành phố, các hiệp hội và chuyên gia. Sự kiện diễn ra vào 8h ngày 16/11/2024 (Thứ Bảy).
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định pháp lý, chính sách tài khóa, đến điều kiện thị trường, Diễn đàn Bất động sản "Để thị trường Bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng bền vững, minh bạch và lành mạnh.
Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.
Tỷ lệ lấp đầy gần 100%, không có nguồn cung mới trong khi nhu cầu thuê cao khiến mặt bằng bán lẻ ở trung tâm TP.HCM ngày càng khan hiếm.
UBND thành phố Hà Nội vừa ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời theo quy định.
Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".
Sự lên ngôi của thương mại điện tử đã khiến cho nhiều nơi vốn được xem là “địa điểm vàng trong kinh doanh” trở nên ế ẩm. Nhiều tuyến phố trước buôn bán sầm uất ở Hà Nội nay dày đặc biển quảng cáo cho thuê cửa hàng.
Lành mạnh hoạt động đấu giá không chỉ mang lại nguồn thu cho Nhà nước mà xa hơn chính là chống đầu cơ, thổi giá, minh bạch thị trường đem lại niềm tin cho người dân.
Liên quan đến giá đất thương mại, theo nhiều doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật đất đai đã xác định giá đất bằng cách sử dụng giá đất ở cùng khu vực, vị trí nhân với 70-80%. Điều này dẫn đến giá đất thương mại có mức cao, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Việc đấu giá đất tuy đã được thành phố Hà Nội chấn chỉnh, nhưng hiện tượng trả giá cao để kích sóng vẫn được chuyên gia chỉ ra qua hai cuộc đấu giá đất tại hai huyện Hoài Đức và Ứng Hoà.
Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.
Nhà ở để phục vụ tái định cư có thể được chuyển nhượng nếu đáp ứng điều kiện về nhà ở tham gia giao dịch theo quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014.
Những diễn biến từ đầu năm cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Dự kiến, đến cuối năm 2024, quá trình phục hồi của thị trường sẽ có những tiến triển rõ nét.
Nhiều lô đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội đang có dấu hiệu tăng đáng kể, có nơi đã bất ngờ tăng giá hàng chục triệu đồng/m² chỉ sau vài tháng khi Dự án đường Vành đai 4 thi công, xây dựng.
Báo cáo tài chính quý III năm 2024 của các ngân hàng cho thấy tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng mạnh.
Diện tích các thửa đất từ gần 84 m² đến hơn 143 m². Giá khởi điểm chỉ là 5,3 triệu đồng/m², tương ứng tiền cọc 88 - 151 triệu đồng/lô.
Liên quan đến nội dung dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá kỹ hơn thực trạng triển khai các dự án nhà ở thương mại, tránh tình trạng đầu cơ đất đai hoặc cơ chế xin – cho dự án.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 3710 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Dư nợ tín dụng bất động sản Việt Nam chiếm khoảng 20%. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng không còn dư địa cho vay đối với bất động sản. Trước những thông tin thất thiệt này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm không cho vay bất động sản.
Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành công văn về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Ngày 11/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà (Hà Nội) tiếp tục đấu giá 61 thửa đất ở khu LK01 thị trấn Vân Đình và xã Liên Bạt. Các thửa đất có giá trúng khá cao so với mặt bằng trong khu vực.
Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.
UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn”.
32 thửa đất còn lại ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, tiếp tục được huyện Hoài Đức đưa ra đấu giá ngày hôm nay. Giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp, chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khoá XV, sáng 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã nêu nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội.
Trước tình trạng bất động sản (BĐS) bị mua đi bán lại thổi giá, đẩy giá, hàng loạt địa phương như Hòa Bình, Bình Phước và Thừa Thiên - Huế... yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn.
Theo khảo sát, nhiều nhà trong ngõ nhỏ tại quận xa trung tâm Hà Nội, ô tô không vào tận nơi, đang được rao bán với giá cao phi lý, lên tới 200-250 triệu đồng/m2. Mức giá này ngang với giá một số căn nhà mặt phố trong cùng khu vực.
Sau hơn 9 giờ đồng hồ với 12 vòng đấu, cuộc đấu giá 32 thửa đất còn lại thuộc Khu đấu giá Lòng Khúc, thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, đã kết thúc vào lúc 17h40 chiều nay 11/11. Giá trúng cao nhất cuộc đấu này là 109,3 triệu đồng/m2.
32 thửa đất còn lại ở xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên tiếp tục được huyện Hoài Đức đưa ra đấu giá ngày hôm nay. Giá khởi điểm các lô đất này vẫn được áp rất thấp chỉ từ 7,3 triệu đồng/m2.
Sau gần 10 năm xây dựng rồi để hoang, Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 và Khu ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp đã xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và kinh tế xã hội. Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc để sớm đưa hai dự án này vào sử dụng.
61 thửa đất ở khu LK01 thị trấn Vân Đình và xã Liên Bạt vừa được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà đấu giá. Thửa cao nhất được trả lên tới 71 triệu đồng/1m² - một mức giá bị đẩy quá cao so với mặt bằng chung trong khu vực.
Theo Điều 9 Luật Đất đai 2024, căn cứ mục đích sử dụng thì đất đai được phân thành 3 loại đó là: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Trong quý 3/2024, hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền là gần 26.000 sản phẩm, tăng 52% so với quý 2. Một số ý kiến đánh giá, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn kho bất động sản bên cạnh việc một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong việc thanh khoản sản phẩm thì cũng có hiện tượng chủ đầu tư “ôm” hàng chờ tăng giá, tìm kiếm lợi nhuận cao.
0