Đếm lịch đợi Tết về
Tết Nguyên Đán đang cận kề. Mỗi sáng xé một tờ lịch, nhìn ngày tháng Chạp trôi dần về cuối, bao cảm xúc lại ùa về trong tâm trí của mỗi người…
Chiều nay, Hường chia sẻ cùng bạn những cảm xúc của Nguyễn Trúc bên tờ lịch cũ ngày cuối năm.
Chạp lựng khựng đầu ngõ. Cái rét cuối năm quấn quýt trong thau nước hứng đêm trước, ướp lạnh dùng dằng tay mẹ khi ủ thạp dưa chua. Mẹ chẳng dùng điện thoại, vẫn giữ thói quen xem ngày bằng tấm lịch treo cạnh ban thờ. Tờ bìa cứng đã mấy mươi năm, chỉ thay mỗi cuốn lịch. Nó được treo trên vách từ ngày ngang tầm mắt, tới khi lưng mẹ còng xuống phải với lên để ngó. Nhiều khi sắp nhỏ đòi tháo ra đóng lại, mà mẹ nào có cho. Mẹ bảo cái này là kỉ vật của ba, là thứ tự tay ông treo, nên cấm có nhúc nhích gì. Nói xong mắt mẹ đỏ hoe. Mấy anh chị em thấy thế, chỉ biết cúi đầu hít hà cái mũi nghèn nghẹt. Nhẩm tính, mới đó mà cũng qua bốn cái Tết thiếu ba rồi.
Ba là dân biển, người luôn sực mùi cá tôm. Ngày lịch trong nhà còn là những tờ bé xíu, ba hay theo người quen vào tận Vũng Tàu, leo lên mấy con sóng dữ. Nỗi khó nhọc hằn lên nụ cười đầy vết rạn vì cháy nắng, hong khô cả bàn chân bị nước biển ăn mòn lốm đốm vệt muối trắng đục.
Có những đợt ba đi biển xuyên tết, mẹ ở nhà cứ chộn rộn chờ, hết đi ra trước nhìn, lại ra sau tìm chuyện loay hoay. Năm nào ghe vô sớm, mấy đứa nhỏ hớn hở mừng vì có con cá, con mực khô ăn tết. Mấy đứa lớn hơn, thì đầu têu chọc “ba về nên mẹ vui hơn hẳn”. Mẹ chẳng nói chẳng rằng, chỉ lụi cụi gói bánh tét, để ba kịp đem về nhà nội cúng tất niên. Hai vợ chồng ít khi thể hiện, nhưng trong bụng thì đều thương nhau tới đứt ruột đứt gan. Nhiều khi thấy hâm mộ, cũng muốn gặp được người thương mình như thế.
Hồi mà bữa no phải lo bữa đói, sắm được cuốn lịch treo tết thật xa xỉ. Đi chợ những hôm hăm mấy, ba thường đứng tần ngần trước sạp bán, sờ thử lên chữ Phúc, chữ Thọ được in dập nổi, rồi chỉ mua mỗi cuốn lịch, còn tờ bìa cứng thì tặc lưỡi hẹn bà chủ hôm khác. Chắc hai người đều ngầm hiểu sẽ chẳng có lần quay lại như lời hứa hẹn. Cái nghèo, đôi khi bó buộc cả những mong muốn bình thường.
Cuốn lịch nhỏ xíu cỡ bàn tay, làm bằng giấy hẩm dễ rách, là thứ tốt nhất mà ba có thể mua. Ba đóng nó lên tường, chẳng có thêm vật gì trang trí, nhưng không biết từ bao giờ mà nó thân thuộc với chúng tôi hệt như hơi thở.
Dịp cận tết, tôi thường thấy ba ngồi trước hiên viết dăm ba câu thơ hoặc đôi lời bài hát trên mặt sau những tờ lịch đã xé. Đôi tay cầm bút của anh giáo làng ngày trước đã chai sạn dần cùng những mắt lưới, nhưng chỉ cần có thời gian rỗi rảnh, ba lại hí hoáy luyện chữ, không quên đếm ngược ngày bọn tôi trở về. Những tờ lịch chi chít chữ được ba xâu vào cây đinh trên tường thành từng xấp, bay lật phật. Làn khói nhang trầm từ bàn thờ nội thoảng ngang. Có lẽ với ba, lịch không chỉ là thứ để xem tháng ngày, mà còn là công cụ đong đếm nỗi nhớ con, xé một tờ lịch là hành động rút ngắn thời gian đợi mong gia đình sum họp.
Tấm bìa, sau mấy mươi mùa xuân trở thành mốc ghi dấu những dự định của ba. Ba nâng niu nó tới nỗi, dù mấy đứa có đem về tấm mới đẹp hơn, thì cũng chẳng chịu thay đổi. Mẹ hay cười mắng, ba bây là đầy tớ tấm lịch, nhưng rồi chính mẹ lại tỉ mẩn giữ gìn nó khi ba chẳng còn. Kể ra, mẹ quý tấm lịch còn hơn cả mấy thứ quà đắt tiền bọn nhỏ đem về lúc tết đến.
Dỏng tai nghe, phố phường đã bắt đầu mở những khúc nhạc xuân rộn rã. Mấy cửa hàng bán điện thoại, bán quần áo, đặt loa trước cửa, làm một góc đường chợt nôn nao tới lạ. Tự nhiên nhớ lại ngày bé, ba cũng hay bảo, tết nhất phải có nhạc mới ra không khí. Vì thế, lúc cuốn lịch mỏng dần chỉ còn tầm chục tờ cuối, ba lại lọ mọ lên gác lôi ra cái đài cát sét, tỉ mẩn phủi bụi, rồi đặt vào cuộn băng đã chớm màu thời gian. Nhấn nút. Lời ca da diết của bài “Cảm ơn” vang lên, ủ ấm nỗi rạo rực đợi tết trong mỗi buổi sáng mờ sương lạnh. Bài hát đã quá cũ với thế hệ 9X như tôi, nhưng lại là một phần thanh xuân của ba ngày trước. Tôi nghe nó từ hồi chưa biết chữ, đến khi đã là cô cử nhân, hệt một phản xạ có điều kiện, nó trở thành bản nhạc hiệu trong tim cứ vang lên là thấy tết.
Năm nay tết đến sớm hơn với tôi, vì thất nghiệp. Cầm trên tay quyết định nghỉ việc, tôi lò dò đứng ngoài cổng, chẳng dám gọi mẹ. Sau cái khẩu trang là bao điều muốn nói lại chẳng thốt ra lời. Cửa kẽo kẹt. Mẹ chậm chạp bước ra, ngọn nắng vừa hửng đậu trên vai. Mẹ đứng cạnh bụi mai để lặt mấy cái lá, nheo mắt sửng sốt: “Bây về hồi nào đây?” Tôi lúng túng gãi trán, chỉ biết ậm ờ cười.
Gỡ bloc lịch năm ngoái, treo cái mới lên trên bìa cứng cũ, tôi xoay đầu nhìn mẹ, thấy bà đứng tần ngần cạnh bàn thờ tự bao giờ, ngó đăm đăm. Lưng mẹ còng hơn năm trước, cái sải tay với cũng phải nhón chân thêm. “Còn ba bây, chắc ổng thích lắm”. Mẹ nói vậy rồi chậm rãi cúi đầu, nâng vạt áo bà ba nâu chùi hốc mắt. Tôi chùng tay lại, hít thở một hơi dài thật sâu.
Nắng lên sau vành nón lá mẹ đội ra vườn. Tôi thủng thẳng đợi tết tại gian nhà thân thuộc. Lụi hụi chùi sạch bộ lư đồng cùng mấy cái bóng đèn dầu lửa, tai loáng thoáng nghe tiếng cười đùa của xóm làng tấp nập. Hình như trong mấy khúc nhạc từ chiếc loa của nhà bên cạnh, chất giọng thân thuộc khẽ khàng vang lên: “Xuân đang về trên khắp đất trời. Nhưng tất cả xuân là ở đây.” Sao mà nhớ thương quá đỗi!
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.
Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.
Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!
Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.
Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?
Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...
Đêm ở biển, thanh âm của biển, vị của biển, giữa một màu đen bát ngát bao la. Lòng bình yên lắng dịu. Biển vắng giữa đêm mùa thu thật lạ mà thật quen. Ngỡ như ta đã gặp đâu đó một thời xa lắm. Nhớ về một đêm biển vắng năm nào, ngồi ở một căn chòi nhỏ, lặng nghe tiếng mưa rơi... Biển vẫn vậy, dịu dàng quá đỗi. Ta khác rồi, liệu đã thâm trầm như biển ngày xưa?
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng một lần theo đuổi điều gì đó tưởng chừng vĩ đại, tưởng chừng hoàn hảo. Đó có thể là những giấc mơ lớn lao hay chỉ là những điều giản dị, bé nhỏ mà tâm hồn chúng ta đã khắc khoải tìm kiếm. Với tôi, hành trình ấy bắt đầu từ những buổi chiều thơ bé, nơi tôi đắm mình giữa đồng cỏ xanh rì, tìm kiếm chiếc lá cỏ hoàn hảo - một thứ biểu tượng đẹp đẽ mà tôi tin rằng khi tìm thấy, cuộc đời tôi sẽ trọn vẹn theo cách kỳ diệu nhất. Có một người cũng giống như tôi.
Có một người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quãng thời gian mà người ta vẫn ưu ái gọi tên "đẹp nhất của đời người" - thời trung học của cô đã gắn với mảnh đất cổ kính, nên thơ này. Từ lâu, Hà Nội đối với cô đã vượt lên cả một miền ký ức, trở thành một phần hiện hữu trong cuộc đời.
Cuộc sống vội vã trôi, cuốn mỗi người chúng ta vào guồng quay không ngừng nghỉ. Để tới một lúc nào đó, ta bỗng phát hiện ra dường như mình đã quên mất những điều bình dị, ấm áp xung quanh, quên mất rằng ta và người ấy vẫn cần lắm những nồng ấm, yêu thương…
Hà Nội - một cái tên vừa nghe đã thấy nôn nao trong lòng, một miền ký ức không chỉ của riêng tôi mà còn của biết bao người đã từng đi qua nơi này, dù chỉ một lần.
Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...
Có người từng nói với tôi Hà Nội đâu có gì để si mê đến thế! Cũng có người kể rằng sống ở Hà Nội bao năm nhưng họ chẳng vấn vương gì thành phố tắc đường và khói bụi này. Không phải ai cũng đồng điệu trước những điều làm tôi quyến luyến với Thủ đô.
Những ngày thu dịu mát ở Sài Gòn, một người bước vào văn phòng, bất ngờ nhận một bó cúc họa mi được người bạn cất công mang từ Hà Nội vào gửi tặng. Nhìn sắc trắng giản dị của bó hoa, lòng ai đó không khỏi bồi hồi nhớ về khoảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ ở Thủ đô.
Có người kể với tôi, cô ấy ra trường năm 2015 và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành với một công việc trái ngành không thể bình thường hơn. Cùng thời điểm ấy, bạn bè cô có người hăm hở học lên cao, có người vào làm tập đoàn lớn, có người thì đã bắt đầu khởi nghiệp.
Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.
Có một vẻ đẹp rất riêng của Hà Nội mà chỉ những người yêu nơi này mới cảm nhận rõ - vẻ đẹp của sáng sớm những ngày giao mùa. Khi đất trời chưa dứt hẳn khỏi thu mà đông đã lấp ló đâu đó, cả thành phố như trôi trong một tầng không gian mờ ảo, nơi sắc vàng nhạt của nắng sớm hòa lẫn với làn sương mỏng, giăng kín những con đường, len lỏi vào từng góc phố.
Có một người được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Cô luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính, được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ, được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành với nét duyên dáng đặc trưng của mình… Và rồi cô cũng có dịp đến thăm mảnh đất kinh kỳ với bao háo hức, mong chờ.
Thời tiết năm nay khác hẳn năm trước. Năm trước mưa thường ghé lúc chiều chiều, mưa từng hồi nặng hạt kéo theo nước dâng ngập lối. Năm nay mưa đỏng đảnh và bất chợt, cứ đến rồi đi, bất kể thời gian nào trong ngày. Mưa đi ngang tưới mát con phố nhỏ, mưa vô tình làm ướt góc sân mới hôm trước còn đắm mình trong cái nắng oi ả. Có người cũng quen dần với sự thất thường ấy của những ngày mưa.
Có một người nhìn vườn thu qua ô cửa sổ, thấy cây lá reo vui, trái chín gọi mời. Mùi hương quen thuộc mỗi mùa thu lại dậy lên trong gió thoảng. Cây thị góc vườn, cây ổi bờ ao bao năm nay vẫn đúng hẹn đơm hoa kết trái để mỗi khi thu về lại lặng lẽ tỏa hương. Gió thu xao động, trái chín đung đưa.
Mùi hương hoa sử quân tử trong đêm mưa luôn dịu dàng ôm ấp tôi sau ngày dài mỏi mệt. Có một người cũng như tôi, vẫn nhìn thấy loài hoa quen thuộc ấy hằng ngày, thế mà phải vào một đêm mưa tan, cô ấy mới nhận ra hương thơm của sử quân tử có thể khiến người ta thấy bình an đến vậy.
Một ngày cuối hạ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khi những tán cây ngô đồng dần trở nên vàng vọt, lòng một người không khỏi nao nao nhớ mùa thu Hà Nội. Đó cũng là lý do dẫu sống xa xứ nhưng người đó thường giữ thói quen quay trở về Hà Nội vào mùa thu. Cũng bởi, mùa thu trong ký ức của nhiều người Hà Nội có một hương vị rất riêng biệt, chẳng thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào.
Có một người ngồi trong quán nhâm nhi từng ngụm café. Nhìn ngắm không gian được bài trí theo lối cổ xưa, những vật dụng xưa cũ, những ký ức chợt ùa về. Những vui buồn, sung sướng hay khổ đau đều như một thước phim quay chậm từ từ hiện ra trong trí óc cô. Một bản nhạc không lời nhiều âm sắc khiến cô chầm chậm đi ngược dòng thời gian.
Có người thích ngắm hoàng hôn, những lúc ấy cô thấy hồn mình thật tĩnh lặng. Như rặng núi sau hè nhẹ nhàng chìm vào đêm tối, lối mòn nào bước chân cũng dần xa. Cô hay nhẩn nha, thật ra là không biết làm gì hơn, nhìn mông lung theo ánh nắng buông lơi qua thềm. Mặt trời lặn dần, bâng khuâng ngày khép lại. Ngày mai là một ngày mới, thì thôi đừng nhìn lại, thôi đừng nhớ chuyện đã qua.
Phố lúc nào cũng hối hả. Người vội vã đi làm cho kịp giờ. Người tất bật đón con lúc tan ca. Người chớp nhoáng bán mua. Người gấp gáp giao hàng. Đường tuy rộng mà chật chội, đông đúc. Nắng nóng, khói bụi, kẹt xe, ngập nước… liệu ra phố có gì vui?
Mùa thu, người ta thường giật mình nhìn chiếc lá vàng mà nghe muôn nỗi tàn phai. Đời người rồi cũng là những quán không, là con nước trôi, là "mong manh có khác chi đời lá"? Nên cứ mỗi độ "Ô hay buồn vương cây ngô đồng/Vàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông", thì câu thơ tuyệt tác của Bích Khê cứ dâng lên nỗi bâng khuâng, man mác màu ly biệt.
Có một người rất thích những chiều tà. Kết thúc một ngày với bao chuyện buồn vui hoặc chỉ là một ngày bình thường nhưng khi ngồi lặng ngắm hoàng hôn, điều mà cô ấy nghĩ lại là ngày mai, ngày mai sẽ như thế nào sau khi ngày hôm nay kết thúc.
Có một người kể với tôi rằng: Cô ấy đã xăm một dấu chấm phẩy trên cổ tay trái. Khi nhìn thấy hình xăm nhỏ nhắn đó, nhiều người thường tò mò hỏi về ý nghĩa của nó.
Một buổi sáng Hà Nội, chút se lạnh tràn về từ khi ánh đèn đường vẫn còn mờ ảo, phủ lên những con phố một làn hơi sương nhẹ. Phía bờ cây xa xa, những chiếc lá vàng vẫn cố bám trụ trên cành, đợi một cơn gió nhẹ để buông mình xuống đất.
Tháng Mười, khi những cơn gió nhẹ khẽ lướt qua, mang theo hương thơm của lá khô và đất ẩm, anh lại nhớ mẹ nhiều hơn bao giờ hết. Anh nhớ về những ngày thơ ấu, nhớ những lần được mẹ ôm vào lòng, lắng nghe từng lời ân cần và trìu mến mẹ dành cho anh. Anh muốn nói với mẹ: Dù có lớn khôn thế nào, con vẫn luôn là đứa con trai bé nhỏ của mẹ.
Bạn biết không, tan làm cũng là lúc đèn đường rọi mờ mấy góc phố. Những cao ốc chọc trời sáng dần giữa bóng đêm buông thõng xuống thị thành. Lại một ngày mệt nhoài bên máy tính. Những báo cáo, kế hoạch, vài file excel chằng chịt công thức, làm bản thân chẳng còn thời gian để kịp nhận ra bao lâu rồi mình chưa được ngủ một giấc tròn chẳng lo lắng trách nhiệm?
Trong những giấc mơ hồi trẻ thơ, có một người thường nghe thấy tiếng sóng biển rì rầm, những ngọn sóng xanh mơn man bờ cát, nên ước ao một lần được nhìn thấy biển. Những câu chuyện mà ba cô thường hay kể cho chị em cô nghe mỗi khi rảnh rỗi, càng làm cô nôn nao những mơ ước về biển.
Vào một ngày giữa thu lộng gió, có một người bỗng thèm ly cà phê trứng nóng, nhớ cái hương vị đắng đót với béo ngọt ngầy ngậy đan nhau thành thức uống đặc trưng của Thủ đô. Cô nhớ cái không gian đượm mùi phố cổ - chật chội và xưa cũ, mùi cà phê quyện với mùi người, mùi của tường vôi trắng hòa trong những sợi nắng vàng hơn rót mật.
Chuyến bay đầu ngày từ thành phố Hồ Chí Minh hạ cánh xuống Nội Bài lúc ngoài trời vừa hửng nắng. Đón xe qua phố cổ trong cái háo hức như thể sắp gặp lại người bạn cũ, tim một người bất chợt rộn ràng nhanh hơn cả tốc độ vụt qua của cảnh vật bên ngoài cửa kính. Những con đường rộng rãi nối liền trục chính, rồi từ vô vàn ngã rẽ lại vẽ ra biết bao lối nhỏ vào đời thân thương mà ai đến đây lần đầu cũng đều khắc sâu ấn tượng.
Có những nỗi nhớ sẽ luôn tìm cớ trở về. Giữa những bộn bề của cuộc sống, trái tim luôn biết chắt lọc những thương nhớ thẳm sâu. Giữa những nhung nhớ ấy có một dòng sông quê lấp lánh.
Mỗi lần nghĩ đến lời hẹn về Thủ đô, có một người lại có cảm giác mình đang mắc nợ. Hà thành nhẫn nại đợi chờ, Hà thành chẳng bao giờ cất tiếng đòi cô phải thực thi món nợ đã kéo dài suốt hai thập niên. Nhưng cô lại thấy mình như kẻ thất hứa.
Tan làm về muộn, tôi đi chầm chậm qua những con đường thoáng rộng của Hà Nội, ngắm nhìn vẻ đẹp tĩnh lặng và sâu lắng của Thủ đô, vẻ đẹp mà ban ngày tôi không thể nhìn thấy. Hít hà hương bao loài hoa nhẹ nhàng thoang thoảng đâu đây, cảm nhận một thoáng heo may lướt nhẹ qua bờ vai, tôi biết, mùa thu đã về.
Thỉnh thoảng có một người vẫn hay ngồi một mình trong không gian vắng lặng, vặn ánh đèn vừa đủ sáng, chỉnh âm lượng vừa đủ nghe. Cô cứ ngồi đó thả hồn theo làn khói của nụ trầm hương, vấn vương những điều muốn quên, muốn nhớ. Khó mà nói được những lúc như vậy, cô buồn hay vui, chỉ biết là có một khoảnh khắc nào đó cô có thể dành trọn vẹn cho mình mà không bị chi phối bởi một ai hay điều gì khác. Khúc nhạc ngày thường bỗng trầm lắng bao suy tưởng, thực sự khi chỉ có một mình, ta vô tình nắm bắt được những thứ mà khi ồn ào vội vã ta đã lướt qua nhanh.
Có một cô gái, muốn kể cho người thương của mình về chuyện tình yêu của ông bà cô - một câu chuyện tình dài hơn 70 năm. Cho đến lúc mắt đã mờ, chân đã run, ông bà vẫn sớm tối bên nhau.
Có một người sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo trên mảnh đất miền Trung. Ở đó, lớp lớp người trẻ khi trưởng thành đều chọn vào Nam lập nghiệp mà chẳng mấy ai ra Hà Nội. Bởi vậy, Thủ đô Hà Nội từ nhỏ trong cô là một nơi xa xôi, trang nghiêm. Được đặt chân đến mảnh đất ngàn năm văn hiến dù chỉ một lần là niềm mơ ước mãi đến năm hai mươi sáu tuổi cô mới thực hiện được.
Bạn có bao giờ từng đứng giữa phố phường ồn ả, cố gắng len lỏi qua dòng xe chật ních như mắc cửi, để đuổi theo một người? Không phải vì trông hao hao bóng dáng thân quen nào đó. Bạn biết chắc người ta với bạn hoàn toàn xa lạ. Bạn mải miết đuổi theo, chỉ vì người ta đang mặc bộ đồ bà ba, mà lâu lắm, bạn mới nhìn thấy giữa chốn thị thành.
Đứa cháu đang băn khoăn nhờ ông chú “quân sư” chọn trường phù hợp, mà nhất định phải là một trường ở Hà Nội. Trong lòng một người bỗng chộn rộn miền ký ức sinh viên nơi ngõ nhỏ thân thương tưởng chừng đã ngủ yên tự khi nào.
Sáng ra đã nghe hơi sương vương ướt trán, hình như thu đã về. Qua một mùa hè nóng bức, thu về đất trời có phần dịu mát hơn, đêm ngủ bớt nồng hanh, gần sáng đã phải đắp chăn vì lạnh. Thu về không chỉ mang theo bao kỷ niệm mà còn tặng cho người những món quà của mùa thu.
Mỗi khi muốn lòng nhẹ nhàng thanh thản, cô lại tìm đến một ngôi chùa nhỏ. Ở đó, trong không gian tĩnh lặng, trong hương sen thoang thoảng, ngắm nhìn những chiếc lá sen nghiêng mình trong gió, cô bỗng chợt nhận ra những điều thật ý nghĩa trong cuộc đời…
Có một người em gái sống ở miền Nam gọi điện cho một người anh ở Hà Nội rằng, mùa thu này, nhất định cô ấy sẽ trở ra Hà Nội, và cô hẹn anh phải dành một buổi dẫn cô đi ăn hết những món quà chiều ở Thủ đô.
Mỗi một mùa trong năm tựa hồ một bức tranh tứ bình đầy thi vị. Nếu mùa xuân, đất trời dần được sưởi ấm, cây lá đâm chồi nảy lộc; mùa hạ, nắng vàng như rót mật, những cơn mưa bất chợt mát lành thì mùa thu lại như một nàng thiếu nữ đôi mươi quyến rũ và lãng mạn.
0