Đến năm 2030, 100% trường lớp học được xây kiên cố

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Tới dự và chỉ đạo có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.

Tỷ lệ kiên cố hoá tăng hơn 20% trong giai đoạn 2013 – 2023

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013, cả nước có 41.397 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, với tổng số 553.181 phòng học. Trong đó, chỉ có 65,9% số phòng học kiên cố. Đặc biệt, cấp học mầm non chỉ đạt 47,7%, trong khi ở cấp học tiểu học và trung học cơ sở tỷ lệ này lần lượt là 61,6% và 80,5%.

Tính đến năm 2023, hệ thống trường, lớp học đã có sự cải thiện đáng kể. Tổng số phòng học của cả nước tăng lên 628.571 phòng, trong đó 86,6% phòng học đã được kiên cố hóa, tăng hơn 20% so với năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ kiên cố hóa ở cấp học mầm non đạt 83%, tiểu học đạt 83,2%, và trung học cơ sở đạt 94,9%. Đây là kết quả của sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ từ Nhà nước và sự chung tay từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua công tác xã hội hóa.

Chủ trì hội nghị (từ trái sang phải ảnh): Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng.

Việc xã hội hoá xây dựng cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7/2023, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học như sau: cấp học mầm non có 56.9% trường, cấp tiểu học có 62,8% trường; cấp trung học cơ sở có 72,3% trường; cấp trung học phổ thông có 49,6% trường; trường phổ thông nhiều cấp học có 44,2% trường.

Đóng góp to lớn của nguồn xã hội hóa

Trong giai đoạn 2013 - 2023, nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là rất lớn, góp phần không nhỏ vào việc tăng tỷ lệ phòng học kiên cố ở các địa phương.

Cụ thể, khoảng trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xã hội hóa để kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Số phòng học được đầu tư từ nguồn xã hội hóa trong 10 năm khoảng 36.000 phòng. Số phòng công vụ cho giáo viên được đầu tư từ nguồn xã hội hóa trong 10 năm khoảng 1.300 phòng.

Tổng số kinh phí xã hội hóa để đầu tư kiên cố hóa, xây dựng phòng học, phòng công vụ cho giáo viên ước khoảng 33.000 tỷ đồng. Tổng diện tích đất đã sử dụng để đầu tư xây dựng mới, kiên cố hóa phòng học, phòng công vụ cho giáo viên từ các địa phương khoảng 521,9 ha.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại hội nghị.

Đây là kết quả rất đáng tự hào, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, học sinh có thêm điều kiện công tác, học tập tốt hơn. Đó cũng chính là các điều kiện cần thiết để ngành giáo dục tập trung nâng chất lượng giáo dục, phát động phong trào học tập, thi đua giữa các địa phương.

Còn nhiều thách thức

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phong trào xã hội hoá giáo dục vẫn còn nhiều thách thức khi vẫn chưa được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ tại tất cả các địa phương.

Việc huy động nguồn lực xã hội hoá còn gặp khó khăn, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Ở những địa bàn này, nguồn lực để đầu tư vào cơ sở vật chất giáo dục còn hạn chế, khiến cho các công trình xây dựng và cải tạo trường lớp gặp nhiều khó khăn.

Việc đầu tư cơ sở vật chất vẫn còn phân tán và không hiệu quả. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch rõ ràng về việc xây dựng trường lớp, dẫn đến tình trạng một số khu vực có thừa trường lớp, trong khi nhiều khu vực khác lại thiếu các cơ sở giáo dục đạt chuẩn.

Sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chưa được tối ưu hóa, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các dự án giáo dục, đặc biệt là trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội.

Việc kiên cố hoá trường lớp và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, khiến cho tiến độ cải thiện cơ sở vật chất tại các địa phương còn chậm và chưa đồng đều, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Toàn cảnh hội nghị.

5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và lan tỏa phong trào xã hội hóa rộng khắp hơn nữa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới:

1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông: Nâng cao nhận thức việc kiên cố hoá trường, lớp học là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, huy động mọi nguồn lực, cách làm hiệu quả để đến năm 2030 đạt 100% trường lớp học kiên cố. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu; nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác xã hội hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.

3. Tăng cường quy hoạch mạng lưới trường học: Các địa phương tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp học để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo có quỹ đất để xây dựng và mở rộng các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn.

4. Khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP) trong việc xây dựng trường học và nhà công vụ cho giáo viên, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thu hút tối đa nguồn lực từ xã hội.

5. Thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ việc huy động và sử dụng nguồn lực xã hội hóa, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà hảo tâm.

User
Ý KIẾN

Học sinh có được sử dụng điện thoại trong trường học hay không luôn là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận trong nhiều năm qua. Từ năm học 2024 - 2025, nhiều trường học đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt hơn, đó là hoàn toàn không sử dụng điện thoại trong trường học để các em có thể tập trung vào việc học.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên thiết yếu. Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã trở thành nhu cầu từ cả hai phía và ngày càng đi vào thực chất, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Tới dự và chỉ đạo có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.

Trường Cao đẳng Điện tử - điện lạnh Hà Nội đã thành lập Trung tâm đào tạo ứng dụng công nghệ cao Motorcycles TV, đào tạo chính quy chứng chỉ nghề ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho khu vực miền Bắc.

Theo dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất, Bộ Giáo dục bỏ đề xuất chi khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm để miễn học phí cho con giáo viên.

Ngày 21/10, Hội Khuyến học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Để có định hướng sớm cho cả thầy và trò, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề tham khảo các môn. Không chỉ mới về cấu trúc, định dạng mà đề tham khảo ra theo hướng có tính ứng dụng và độ phân hóa cao hơn.

Sáng 21/10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Vai trò của trí thức trẻ trong bối cảnh mới".

Để mở phân hiệu tại Việt Nam, các đại học nước ngoài phải thuộc nhóm 500 trường hàng đầu thế giới ở các bảng xếp hạng uy tín, trong ba năm gần nhất.

Vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, thủ khoa ngành Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Hoàng Thị Hồng Nga đã trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Ban Tuyển sinh quân sự - Bộ Quốc phòng vừa công bố chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại các học viện, trường trong quân đội năm 2024. Tổng số chỉ tiêu tuyển bổ sung năm 2024 là 135.

Vòng chung kết Cuộc thi nói tiếng Hàn toàn quốc – Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội đã thu hút rất đông học sinh, sinh viên Việt Nam đăng ký tham gia.

60/63 tỉnh đã đồng ý phương án 3 môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và cho rằng điều này phù hợp thực tế, giảm áp lực.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 124/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11.

Chưa có phương án thi, song việc có đề minh họa sớm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ là định hướng để học sinh và các trường lên kế hoạch học và ôn tập rõ ràng hơn cho kỳ thi quan trọng này.

Sáng nay 19/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh thi đua xây dựng trường học hạnh phúc năm học 2024 - 2025.

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi dự thảo quy chế tuyển sinh bậc THCS và THPT, trong đó bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 từng gây tranh cãi trước đây.

Theo nhận định của các chuyên gia, đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ GD&ĐT công bố ngày 18/10 bám sát yêu cầu, mục tiêu lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT, bảo đảm tính phân hóa; đồng thời đáp ứng định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Bộ GD&ĐT bắt đầu lấy ý kiến rộng rã về dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Nội dung được đông đảo dư luận quan tâm là kỳ thi lớp 10 THPT thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori - một trong nhiều phương pháp giáo dục được áp dụng cho lứa tuổi mầm non xuất hiện ở Việt Nam đã hơn 10 năm nay, nhưng cũng chỉ mới nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh có trẻ trong độ tuổi mầm non.

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết có 5 trường học trên địa bàn thành phố đang thí điểm sử dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy.

Cuối tháng 9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lấy ý kiến của các sở, nhà trường về phương án thi vào lớp 10 THPT công lập từ năm 2025 với ba môn gồm: Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học được đánh giá bằng điểm số.

Ngày 18/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2025 của 17 môn, kèm đáp án.

Nếu xem thư viện là “trái tim” của trường học thì người thủ thư chính là “trái tim” của thư viện. Những người thủ thư, những giáo viên trông coi thư viện mà có được nguồn cảm hứng với sách thì chắc chắn sẽ giúp học sinh đến gần hơn với sách.

Tại Hà Nội, một số trường học đã có những cách làm sáng tạo để dần đưa ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo lộ trình và tiêu chí đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Từ đầu năm 2024 tới thời điểm này, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã tiến hành kiểm tra 24 sở GD&ĐT các tỉnh, thành về các nội dung liên quan lựa chọn sách giáo khoa; đặc biệt là bấn đề dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có hơn 2.200 học sinh các trường trung học phổ thông đã đăng ký tham dự kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia năm học 2024-2025, tăng gấp 2 lần so với kỳ thi năm học 2023-2024.

“Vì sự phát triển bền vững ngành Kế toán - Tài chính” là chủ đề của chuỗi hoạt động do Học viện Tài chính phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức.

Nhiều học sinh đi xe máy phân khối lớn khi chưa có bằng lái. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Trong đợt cao điểm xử lý vi phạm giao thông lần này, CSGT sẽ tập trung vào đối tượng là phụ huynh và học sinh; tăng cường tuần tra, kiểm soát quanh khu vực trường học.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Bộ sẽ ban hành dự thảo quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 từ ngày 15/10, sớm hơn các năm trước 3 tháng, nhằm tạo điều kiện chuẩn bị tốt nhất cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Chuỗi sự kiện Chào tân sinh viên Marketing Land là một trong những chương trình sôi động và quy mô lớn nhất Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chương trình được tổ chức với mục đích giúp các bạn tân sinh viên kết nối và thỏa sức thể hiện bản thân.

Sau sự việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm canh thừa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sinh viên.

Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2020-2024, Việt Nam có 173 lượt thí sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế; tỷ lệ học sinh có huy chương là 87%, nếu tính cả bằng khen, cả 173 em đều đạt giải.

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.

Không chỉ học qua sách vở mà học sinh còn được xem, được nhìn và hòa mình vào lịch sử bằng những địa danh, địa chỉ cụ thể, đã giúp các em tích lũy kiến thức và cảm xúc về truyền thống, vẻ đẹp của lịch sử Hà Nội một cách nhanh chóng.

Năm 2024, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, với 38 lượt học sinh tham gia. Các đoàn học sinh Việt Nam đều mang về nhiều thành tích xuất sắc.

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, kết thúc xét đạt tiêu chuẩn chức danh có 631 ứng viên được các hội đồng xét thông qua để đề xuất xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.

Tổ chức Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất thế giới năm 2025. Trong đó, Việt Nam có 9 đại diện.

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trong giáo dục.

Tại Hội nghị Giao ban chuyên môn cấp học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tháng 9 vừa qua, một số hiệu trưởng trường công lập nêu đề xuất cho phép giáo viên, học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông được nghỉ học chính khóa ngày thứ Bảy.

Công ty Na Uy No Isolation đã phát triển robot AV1, nhằm giúp thay thế vị trí của những đứa trẻ bị bệnh không thể đến trường. Nhờ đó, các em có thể tiếp tục việc học và kết nối với bạn bè.

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội vừa mở khoá đầu tiên chương trình tiên tiến ngành Kinh doanh quốc tế và Phân tích dữ liệu kinh doanh, được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa 2 trường đại học hàng đầu.

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác.