Đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng | Hà Nội tin mỗi chiều

Cứ vào ngày rằm mùng 1 âm lịch hay đầu xuân năm mới, phật tử Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc lại đi chùa lễ Phật. Đây là hoạt động văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Việt, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần của người Việt, thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Tuy nhiên đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Chương trình hôm nay sẽ bàn về chủ đề cần được minh định này.

Đi chùa lễ Phật thế nào cho đúng

Ngày nay, do nhiều tác động của đời sống vật chất, cộng thêm tâm lý đám đông mà ở đâu đó, vẫn còn có những lệch lạc, dẫn đến hành động chưa đúng, thậm chí là sai lệch, gây ra những biến tướng trong các hoạt động văn hóa tâm linh. Do vậy, việc hiểu đúng ý nghĩa của đi lễ chùa sẽ giúp mỗi người tránh lãng phí tiền của, thời gian và không có những hành động đi ngược lại giáo lý tốt đẹp của nhà Phật.

Người dân dâng hương lễ tại chùa Quán Sứ vào đầu năm mới.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải, đi lễ đầu xuân năm mới là tín ngưỡng văn hóa truyền thống của người Việt, có sự kế thừa và không trái pháp luật. Theo quan niệm xưa, người Việt đi du xuân trong tâm thế hoan hỉ, tận hưởng không khí mùa xuân ấm áp, nhìn ngắm vạn vật nảy nở, sinh sôi. Đi chùa đầu năm mới không chỉ để ước nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân, bạn bè mà còn là thời gian để tìm về chốn tâm linh, hiểu thêm về văn hóa truyền thống. Nhưng hiện nay số người vãn cảnh thì ít, mà đến cầu cạnh, xin công danh, tiền bạc là nhiều. Điều này khiến bản chất ban đầu của đi lễ đầu năm bị hiểu sai.

Những ngày qua, những lùm xùm của chùa Ba Vàng thu hút sự quan tâm của giới Phật tử và người dân cả nước. Đây chỉ là một trong nhiều biểu hiện lệch lạc dùng niềm tin Phật giáo để thu hút một bộ phận công chúng chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa cao đẹp của việc đi chùa. Tâm lý đám đông, tâm lý cầu cúng cộng với ý nghĩ thần thánh hóa đức Phật hay một vị tăng sĩ như một đấng tối cao đã khiến không ít người tìm đến Phật để cầu tiền tài, may mắn, địa vị thậm chí xin thay đổi vận mệnh thông qua các khóa lễ. Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam cho biết, Đức Phật chưa bao giờ nói Ngài là một đấng cao siêu, quyền năng có thể ban phát điều gì đó khi mọi người kính tín Ngài. Đức Phật dạy rằng, chính mọi người mới là người quyết định tương lai, vận mệnh của chính người đó.

Những năm gần đây, nạn đốt vàng mã, thắp hương khóa lễ, công đức tiền lẻ đã phần nào giảm bớt tại các cơ sở tôn giáo. Song không thể phủ nhận vẫn tồn lại một tâm lý thiên vị vô hình về việc “thiêng hơn” giữa chùa này và chùa khác trong một bộ phận người đi lễ. Thậm chí, cứ vào đầu năm mới, nhiều người còn có tâm lý “chạy đua” đi lễ, với suy nghĩ đi càng nhiều càng nhận được nhiều phước báu, được giảm rủi ro.

Thực tế, Phật giáo là một tư tưởng Triết học lớn do đức Thích ca Mâu ni là người khởi xướng. Hình tượng Đức Phật chính là đại diện cho tư tưởng Triết học mà giáo lý Đức Phật muốn mang đến cho người dân đó là phương pháp chuyển hóa khổ đau bằng trí tuệ và sự tỉnh thức chứ không phải bằng sự cầu xin hay tham vọng.

Phật tử hành lễ trước chùa Đồng, khu di tích và danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, tháng 1/2023. Ảnh: Giang Huy

Từ ngàn đời nay, đạo Phật ăn sâu, bén rễ vào đời sống tinh thần của dân tộc là bởi giáo lý của nhà Phật thấm nhuần tính nhân bản, chỉ con người nhìn thẳng vào thực tại. Trong giáo lý ấy, Đức Phật dạy về tứ trọng ân mà con người phải báo đáp, đó là ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn quốc gia xã hội và ơn tam bảo. Đây là những nền tảng đạo lý và đạo đức căn bản của con người. Trong dân gian cũng có câu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Như vậy, hướng về đạo Phật thì mỗi người cần làm trọn nghĩa vụ căn bản, lễ Phật từ tâm thì trong tâm luôn có Phật. Đến chùa không thể xin được sự bình an, hạnh phúc bởi muốn bình an thì chúng ta phải biết rõ giá trị cuộc sống, để sống và làm việc theo đúng Hiến pháp, pháp luật, đúng đạo lý. Còn muốn ấm no, hạnh phúc thì không có cách nào khác là làm việc và lao động chân chính. Theo đó, mọi tư tưởng sống gấp, lười lao động, thiếu tu dưỡng đạo đức đều dẫn đến bất hạnh, không cần phải do thần linh hay số phận an bài.

Nóng trở lại câu chuyện quản lý tiền công đức

Những ngày đầu năm, người dân đến tham quan và dâng hương tại các lễ hội, các cơ sở tôn giáo nhiều hơn. Nhiều người đã cho tiền vào các thùng công đức thể hiện lòng thành kính và mong muốn tích thêm công đức đầu năm. Trước đây, việc quản lý tiền công đức trông chờ hết vào tinh thần tự kiểm. Nhưng kể từ ngày 19/3/2023, khi Thông tư 04 của Bộ Tài chính có hiệu lực, công tác này đã được điều chỉnh bởi những quy định có tính pháp lý. Sau hơn 10 tháng đi vào thực tế, việc thực hiện các quy định vẫn còn nhiều thách thức. Thông tư 04 quy định khi tiếp nhận tiền công đức, đơn vị tiếp nhận phải mở một tài khoản ở Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại. Với việc tiếp nhận tiền công đức bằng tiền mặt, Thông tư cũng yêu cầu các thực hiện ghi chép số tiền đã nhận, kiểm đếm và báo cáo tổng số tiền nhận được định kỳ. Các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng sẽ được gửi vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để đảm bảo quản lý an toàn, minh bạch. Với những nội dung chi tiết, hướng dẫn cụ thể, Thông tư 04 được kỳ vọng là văn bản pháp lý quan trọng, góp phần quản lý minh bạch tiền công đức tài trợ.

Thực tế, tiền công đức ở nhiều nơi vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, thiếu tính minh bạch, công khai. Mới đây nhất, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại di tích quốc gia Đền Chợ Củi (được khởi dựng từ thời nhà Lê Sơ). Nhiều năm qua, ở đây diễn ra hiện tượng khoán tiền công đức cho hộ gia đình. Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Nghi Xuân, Ban quản lý di tích đền Chợ Củi, UBND xã Xuân Hồng do chưa thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước được giao, dẫn đến những bất cập, tồn tại tại di tích đền Chợ Củi. Trước những bất cập, tồn tại xảy ra tại di tích đền Chợ Củi, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã yêu cầu xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan.

Ảnh minh họa

Hiện nay thực tế tồn tại xu hướng thương mại hoá và lợi dụng tổ chức lễ hội vì mục đích kinh tế; còn để xảy ra tranh chấp ở một số di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng, nhất là các Khu di tích lịch sử quốc gia, Khu di tích quốc gia đặc biệt trong đó có di tích là cơ sở tôn giáo, làm ảnh hưởng đến những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo. Tổng hợp từ báo cáo của 221 di tích tại Quảng Ninh, chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số thu là 61 tỷ đồng. Từ tiền lẻ gom thành tiền tỷ, rõ ràng trong bối cảnh các di tích đang cần kinh phí cho việc tu bổ, tôn tạo, tiền công đức tài trợ thực sự là nguồn tài chính quan trọng. Chính vì vậy, dù xác định công tác quản lý còn nhiều thách thức, nhưng các địa phương vẫn đang rất nỗ lực để quản lý.

Tuy nhiên, việc quản lý di tích và tổ chức lễ hội trong tình hình hiện nay bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố kinh tế thị trường, đòi hỏi các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích vật chất cần được quản lý theo hướng minh bạch, rõ ràng, loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm. Chính vì vậy, để quản lý tốt nguồn lực này, bên cạnh những quy định về quản lý tài chính thì cần tinh thần trách nhiệm, công tâm của con người, đặc biệt là những người được giao trực tiếp quản lý nguồn lực.

Công đức hay sự đóng góp các hoạt động lễ hội cho cơ sở tín ngưỡng tôn giáo đều là sự thiện tâm. Người công đức luôn gửi gắm vào đó tâm nguyện và tấm lòng. Và dù ít hay nhiều thì sự đóng góp ấy cũng đều cần được trân trọng và sử dụng đúng mục đích. Chỉ khi đó thì nhân dân, mới thực sự tin tưởng và từ đó sẽ lan tỏa thêm nhiều điều tốt đẹp. Thực tế, nguồn thu công đức tài trợ bên cạnh sử dụng để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa thì còn được sử dụng trong các hoạt động cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ý nghĩa tốt đẹp của hai từ công đức vì vậy sẽ ngày càng được bồi đắp vững bền./.

User
Ý KIẾN

Hà Nội quy định cụ thể chỉ tiêu dân số cho nhà chung cư; Khuyến khích người dân gửi hình ảnh vi phạm luật qua Zalo; Tốc độ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gấp 2-4 lần tăng trưởng GDP... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hiện thực hoá khát vọng phát triển Hà Nội; Hà Nội đã có 373 phiếu lý lịch tư pháp được cấp qua VNeID; Trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập được miễn học phí... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Thành tựu phòng chống tác hại thuốc lá 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ; Thêm hai sản phẩm du lịch đêm ngoại thành Hà Nội; Hà Nội có thêm khu công nghiệp Phụng Hiệp gần 3.000 tỷ đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Sân bay Hòa Lạc, Gia Lâm sẽ hoạt động cả quân sự và dân dụng; Quy hoạch Thủ đô - văn hóa là nền tảng và động lực phát triển; Hà Nội thành lập 6 tổ công tác “đặc biệt” rà soát phòng cháy chữa cháy… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ kiểm tra PCCC của 100% nhà trọ trước 15/6 ; Hiệu quả đến từ 5 tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh; Dạy kèm miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ôn thi; Hà Nội hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút khách… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Đình chỉ hoạt động, xử phạt cơ sở chữa bách bệnh bằng nước tại huyện Thanh Oai, Hà Nội; Công an TP Hà Nội cảnh báo nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân khi nhờ "cò" làm hộ chiếu nhanh; Đề xuất thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Mô hình cổng trường an toàn phát huy hiệu quả tích cực; Hà Nội hỗ trợ nông dân mua thiết bị bay không người lái phun thuốc trừ sâu; Ngăn chặn hiểm họa mang tên 'thuốc lá điện tử'... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Vận hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội từ tháng 7; Hệ thống đê điều ở Hà Nội sẽ chịu tải như thế nào trong 'cuộc chiến' với mưa lũ trong thời gian tới?; Hà Nội muốn mời đầu tư 16 dự án nhà ở vốn hơn 117.000 tỷ đồng… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng; đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội chấn chỉnh hoạt động xe buýt công cộng; 'Giảm nhiệt' giá vé máy bay vào cao điểm hè?; Học sinh có thể học sớm tín chỉ đại học ngay ở bậc THPT… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước; Công an Hà Nội lập 5 tổ công tác 'đặc biệt' xử lý vi phạm giao thông; Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị tổ chức nước ngoài đăng ký trước… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ có thêm hai quận mới; Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông lãi tăng vọt nhờ đâu?; Hà Nội hỗ trợ tới 100% phí phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất; Hà Nội nỗ lực khôi phục vùng sen bách diệp; Cụ bà 6 lần chuyển 18 tỷ cho 'công an rởm'… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ thông tin cá nhân; Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; Xuất khẩu nông sản đã mang về cho ngành Nông nghiệp Thủ đô hơn 1,35 tỷ USD... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp, sự sống tính bằng giờ; Mỗi năm Việt Nam cần hàng nghìn tỷ đồng để điều trị cho tất cả các bệnh nhân Thalassemia; Giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 15 tỷ đồng của người phụ nữ Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có 38 tuyến xe buýt đã thí điểm hệ thống vé điện tử; Lo ngại thiếu nước, Hà Nội tăng khai thác nước ngầm; Học sinh vi phạm ATGT sẽ bị gửi thông báo về nhà trường... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc đang thu hút lượng lớn du khách; Cục Hàng không lập đoàn kiểm tra đột xuất việc kê khai, niêm yết giá vé máy bay; Liên tiếp bắt giữ các vụ thực phẩm bẩn tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lập Tổ công tác đôn đốc triển khai đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM; Cầu vượt thép Mai Dịch sẽ được thông xe vào ngày 6/5; Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và nhà nước. Đây là yêu cầu của Chính phủ tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Đang giữa cái nắng nóng 39-40 độ C, hai hôm nay thời tiết Hà Nội bỗng mưa dông, sấm chớp và se lạnh khiến nhiều người không khỏi băn khoăn về những dị thường của thời tiết trong thời gian gần đây.

Cả nước đón 8 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; 5 ngày nghỉ lễ, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; Từ 2/5, thí sinh đăng ký thi tốt THPT năm 2024... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục; Từ 2/5, sẽ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; Kỳ nghỉ lễ năm nay, lượng du khách không tăng đột biến... là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Việt Nam thu hút thêm gần 9,3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong 4 tháng đầu năm, trong đó Hà Nội thu hút gần 1,2 tỷ USD; Nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu dịp nghỉ lễ đang diễn ra tại Hà Nội; Người dân cần cảnh giác chiêu trò lừa đảo dịp lễ là những thông tin sẽ có trong chương trình hôm nay.

Có nên phạt nguội đối với người đi xe máy vi phạm luật?; Hệ lụy của tình trạng "chặt chém" khách du lịch; Giá chung cư Hà Nội tăng kỷ lục trong vòng 5 năm qua;... là những nội dung sẽ có trong chương trình hôm nay.

Ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội sẽ đóng góp khoảng 5% GRDP; 95% giao dịch thu phí gửi xe không dùng tiền mặt thành công; Chuẩn bị phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn;… là những nội dung sẽ có trong chương trình hôm nay.

Sở Nội vụ Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở; UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024 với 215 chỉ tiêu.

Nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam; liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm khi kỳ nghỉ hè của học sinh còn chưa bắt đầu; Quốc tế đánh giá cao thành tựu phát triển con người của Việt Nam… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội nằm trong danh sách 100 thành phố thông minh nhất thế giới; Đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5; Hanoi On, giải pháp mới ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” với nhiều hoạt động hấp dẫn sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 28/4; hai phóng viên của báo điện tử VnExpress và Thời báo VTV khi đang tiến hành tác nghiệp gần khu vực xảy ra vụ cháy ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) bị một nhóm người hành hung gây thương tích... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu được nhận trợ cấp hưu trí; Hà Nội sắp khởi công cây cầu hơn 16.000 tỷ đồng nối hai bờ sông Hồng; Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 diễn ra từ 25 đến 28/4… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID; Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đêm; Hơn 50% học sinh cấp tiểu học ở Hà Nội bị chứng béo phì... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Những tín hiệu tích cực về văn hóa đọc của người Hà Nội; Hà Nội kiểm tra đột xuất lĩnh vực an toàn thực phẩm; Mưa đá, giông sét xảy ra ở nhiều quận huyện tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Quảng bá du lịch Thủ đô Hà Nội qua MV của Kenny G; Hà Nội tăng cường hơn 700 xe phục vụ dịp 30/4 - 1/5; Hà Nội có thêm hai điểm cấp đổi giấy phép lái xe từ tháng 5 tới... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Quảng cáo sính ngoại và nỗi buồn tiếng Việt; Mỗi năm, Hà Nội giảm hơn 4000 trẻ sơ sinh; WHO cảnh báo nguy cơ nhiễm cúm gia cầm sang nhiều loài mới... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành về Chỉ số cải cách hành chính; Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc thổi giá chung cư; Đền Hùng đón khoảng 500.000 khách trong ngày Giỗ Tổ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Khởi công 1-2 dự án cải tạo chung cư cũ trong năm 2025; Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị; Hà Nội sẽ tích hợp hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về ATTP... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Nền nhiệt Hà Nội mùa hè năm nay lên đến 45 độ C; Hà Nội thiếu hàng chục nghìn mét khối nước vào mùa hè năm nay; Biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc sắc tại phố đi bộ Hồ Gươm... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai mô hình 'Kiểm soát an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh trường học' với mục tiêu ngăn chặn thực phẩm “bẩn” len lỏi vào học đường; Hà Nội là điểm đến an toàn của du khách quốc tế; Dự báo mùa hè năm nay sẽ có các đợt nóng gay gắt và có thể xuất hiện giá trị nhiệt độ cao kỷ lục… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hơn ba triệu hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực, ai chịu trách nhiệm?; Kế hoạch nhỏ vì mục tiêu lớn; Hà Nội sẽ có tuyến du lịch di sản và làng nghề... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội cấm tuyệt đối báo trước kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm; Công bố thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quý I, lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp có xu hướng giảm… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay