Di sản chính sách của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump
Từ một tỉ phú, ngôi sao truyền hình, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông trở thành vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Dù sẽ còn mất nhiều năm lẫn nhiều giấy mực để các nhà sử học và báo chí nhận định về nhiệm kỳ của ông, nhưng những dấu ấn mà ông tạo ra có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.
Tư pháp
Trong tất cả các di sản chính sách của Tổng thống, các cuộc bổ nhiệm tư pháp của ông Trump để lại dấu ấn sâu rộng nhất. Chỉ trong bốn năm cầm quyền, ông đã bổ nhiệm thành công hàng trăm thẩm phán liên bang và đặc biệt là ba thẩm phán Tòa án tối cao. Nhiệm kỳ của các thẩm phán Tòa tối cao là trọn đời nên việc bổ nhiệm của ông Trump sẽ còn có sức ảnh hưởng trong nhiều thập niên sắp tới.
Tuy nhiên, ông Trump cũng là tổng thống bị luận tội nhiều nhất trong trong lịch sử nước Mỹ, với hai lần vào các năm 2019 vì cản trở quốc hội và lạm dụng quyền lực và năm 2020 vì “kích động bạo lực” sau vụ bạo loạn ở trụ sở quốc hội Mỹ, khi hàng trăm người ủng hộ ông xông vào toà nhà để ngăn quốc hội xác nhận kết quả bầu cử.
Khí hậu
Ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng với lời hứa sẽ đảo ngược những nỗ lực của người tiền nhiệm Obama nhằm chống lại biến đổi khí hậu như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm cắt giảm thủ tục hành chính về môi trường mà ông coi là trở ngại đối với doanh nghiệp và đặc biệt là đối với ngành nhiên liệu hóa thạch Mỹ.
Ông đã khởi xướng việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris năm 2015, một hiệp định quốc tế nhằm chống lại sự nóng lên toàn cầu, từ bỏ vai trò lịch sử của Washington là nước đi đầu trong các nỗ lực phối hợp nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Sự rút lui này có nghĩa là Mỹ từ bỏ lời cam kết cắt giảm 26-28% lượng khí thải so với mức năm 2005 vào năm 2025.
Sau đó, ông Trump đã hủy bỏ hoặc làm suy yếu hai nỗ lực chính sách do cựu tổng thống Obama khởi xướng, vốn sẽ giúp Washington đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, đó là Kế hoạch năng lượng sạch (CPP) nhằm cắt giảm lượng khí thải từ ngành điện và các mục tiêu về hiệu quả nhiên liệu phương tiện quốc gia nhằm giảm ô nhiễm và tác động đến khí hậu từ ô tô và xe tải. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, các ngành điện và vận tải chiếm phần lớn lượng khí thải nhà kính của Mỹ.
Kế hoạch CPP khi đó đã được thay thế bằng quy tắc Năng lượng sạch giá cả phải chăng, vốn không có mục tiêu cứng rắn nào về cắt giảm khí thải, trong khi các mục tiêu về hiệu quả của phương tiện đã được nới lỏng.
Di cư
Một cuộc đại tu đối với hệ thống di trú của Mỹ là nội dung cốt lõi trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã thắt chặt kiểm soát biên giới, giảm số lượng người tị nạn được tiếp nhận và quyền tị nạn, ban hành lệnh cấm toàn diện chủ yếu nhắm vào những người đến từ các quốc gia có đa số là người Hồi giáo và châu Phi. Ông cũng áp đặt các rào cản hành chính để hạn chế người nhập cư hợp pháp.
Ông Trump cũng sử dụng ngoại giao cứng rắn để gây sức ép với Mexico và các nước Trung Mỹ nhằm gây khó khăn hơn cho những người di cư đi về phía Bắc đến Mỹ và ông đã có một động thái bị lên án rộng rãi đó là tách cha mẹ khỏi con cái của họ ở biên giới phía Tây Nam. Mặc dù cuối cùng ông đã đảo ngược chính sách được gọi là “không khoan nhượng” này, nhưng một số cuộc chia cắt vẫn tiếp diễn và một số phụ huynh của những đứa trẻ bị chia cắt vẫn chưa được tìm thấy.
Theo một chính sách sau đó, hầu như tất cả những người di cư tìm kiếm nơi ẩn náu tại biên giới Mỹ đều bị từ chối nhập cảnh và buộc phải chờ đợi ở Mexico, trong khi chờ kết quả của các đơn xin tị nạn có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Ông Trump cũng đã chi hàng tỷ USD để xây dựng bức tường ở biên giới phía Nam, mà ông đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình rằng sẽ bắt Mexico phải thanh toán. Tuy nhiên, đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc, bức tường vẫn chưa hoàn thành.
Kinh tế
Dấu ấn quan trọng của Tổng thống Trump là kinh tế. Theo Economic Times, một số chính sách của ông Trump như cắt giảm thuế, trong đó Đạo luật Giảm thuế và Việc làm được ông Trump ký vào tháng 12/2017, là đợt tái cấu trúc quan trọng nhất của hệ thống thuế Mỹ kể từ những năm 1980. Đạo luật này đã đem tiền bạc quay lại với phần lớn người lao động Mỹ và khiến các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn. Điều này cũng tạo cú hích cho nền kinh tế khi tiền lương của người lao động tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp thấp ở mức kỷ lục.
Theo giới quan sát, nếu như không có đại dịch Covid-19, có lẽ ông Trump đã kết thúc nhiệm kỳ bằng những chỉ số lạc quan về kinh tế. Thật không may, Covid-19 khiến thành quả 3 năm đầu nhiệm kỳ của ông “đổ sông đổ bể”.
Thương mại
Ông Donald Trump từng cam kết sẽ đưa việc làm trở lại nước Mỹ và thu hẹp thâm hụt thương mại với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, bằng cách áp dụng các loại thuế mới và các rào cản khác đối với hàng nhập khẩu, bao gồm thép và các sản phẩm công nghiệp do Trung Quốc sản xuất, cũng như thách thức các liên minh đa phương và các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Ngay ngày thứ ba sau khi nhậm chức vào năm 2017, ông Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” của ông đã gây ra một cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc.
Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng khiến các công ty và người tiêu dùng Mỹ phải trả mức thuế cao hơn đáng kể cho lượng hàng nhập khẩu hàng năm trị giá khoảng 370 tỷ USD từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc sụt giảm.
Chính quyền Trump cũng đã đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ năm 1994, mà ông đổ lỗi là nguyên nhân khiến hàng triệu việc làm sản xuất bị mất vào tay Mexico, bổ sung các quy tắc thương mại kỹ thuật số và các tiêu chuẩn lao động và môi trường chặt chẽ hơn.
Chính sách đối ngoại
Ông Donald Trump đã đảo ngược một số nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ hai khi đặt câu hỏi về NATO và xa lánh các đồng minh châu Âu.
Sự coi thường của ông đối với chủ nghĩa đa phương đã thúc đẩy một loạt các cuộc rút lui khỏi các hiệp định và cơ quan mà Mỹ đã đóng vai trò lãnh đạo, bao gồm thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổ chức Y tế Thế giới và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, cũng như Hiệp định khí hậu Paris.
Mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi đến mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, đặc biệt là sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh che giấu thế giới về mối đe dọa của virus corona.
Tổng thống Trump là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên đặt chân tới Triều Tiên, đồng thời tiến hành hàng loạt các Hội nghị Thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy chưa đạt được các mục tiêu thực chất nhưng các động thái trên đã phần nào xoa dịu căng thẳng Mỹ - Triều và mở ra con đường đàm phán ngoại giao cho hai bên.
Ông Trump cũng đã thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của mình là di dời Đại sứ quán Mỹ tại Israel đến Jerusalem. Vào cuối nhiệm kỳ, chính quyền của ông cũng là trung gian hòa giải cho những thỏa thuận hòa bình đầu tiên ở Trung Đông, bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Sudan, điều mà ngay cả những người chỉ trích ông Trump cũng hoan nghênh.
Tuy nhiên, đường lối cứng rắn của ông đối với Iran đã không mấy thành công. Chiến dịch “gây sức ép tối đa” của chính quyền Trump đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với mọi lĩnh vực của Iran, từ doanh thu từ dầu mỏ đến khoáng sản và ngân hàng trung ương, nhưng không thể buộc Tehran thay đổi hành vi hoặc đưa nước này trở lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân mà ông Trump đã từ bỏ vào năm 2018. Thay vào đó, căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang.
Ông Trump đã thực hiện một phần lời hứa trong chiến dịch tranh cử là đưa quân đội về nước từ “những cuộc chiến tranh bất tận”, đặc biệt là ở Afghanistan. Nhưng mối quan hệ của ông với các quan chức quân sự cấp cao đã trở nên tồi tệ khi lời khuyên của các tướng lĩnh đi ngược lại mong muốn của ông, bao gồm cả lệnh rút quân đột ngột khỏi Syria.
Suốt 4 năm cầm quyền, những chính sách bất ngờ, những động thái phá vỡ các quy chuẩn ngoại giao theo thông lệ hay cách thức Tổng thống Trump định nghĩa lại về đồng minh và kẻ thù của nước Mỹ đã đem đến những phản ứng khác nhau từ các nước.
Di sản của Tổng thống Trump đã tạo nên những ý kiến trái chiều nhưng có những chiến lược của ông được những người kế nhiệm tiếp tục kế thừa bởi đó không phải chỉ là dấu ấn của riêng Donald Trump mà còn là tầm nhìn của nước Mỹ trong một thế giới luôn biến động và khó lường.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Cảnh sát Đức đang tiến hành truy lùng nghi phạm bỏ lại túi chất nổ khi gặp các nhân viên an ninh tại nhà ga xe lửa Neukölln ở Berlin.
Một đám cháy lớn đã bùng phát tại nhà máy tái chế pin lithium-ion - Critical Mineral Recovery ở ngoại ô bang Missouri, buộc hàng trăm người dân phải sơ tán.
Giới chức Tây Ban Nha cho biết số người thiệt mạng do lũ quét ở miền Đông nước này đã tăng lên 158 người.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bruno Retailleau cho biết một vụ xả súng nghiêm trọng đã xảy ra ở thành phố Poitiers, miền Tây nước Pháp, đêm 31/10, khiến ít nhất 5 người bị thương, trong đó có một trẻ em.
Cảnh sát Sri Lanka cho biết, một vụ tai nạn xe buýt đã xảy ra vào sáng 1/11 (theo giờ địa phương) ở khu vực Đông Nam Sri Lanka khiến 3 sinh viên Đại học Quốc phòng Sir John Kotelawala (KDU) thiệt mạng và ít nhất 35 người khác bị thương.
Trong những ngày qua, một trong những chuyện thời sự chính trị thế giới đặc biệt nổi bật là tin tức về sự hiện diện của binh lính Triều Tiên ở Nga.
Đỉnh núi cao nhất Nhật Bản thường được phủ tuyết từ đầu tháng 10, nhưng đến nay, đỉnh Phú Sĩ vẫn trơ trọi, gây lo ngại về tác động của khủng hoảng khí hậu đối với một trong những danh lam thắng cảnh được yêu thích nhất của đất nước Mặt trời mọc.
Các cuộc khảo sát do Trung tâm dư luận công chúng Lowell của Đại học Massachusetts và YouGov thực hiện cho thấy, ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump về sự ủng hộ của cử tri tại các bang dao động là Michigan và Pennsylvania, trong khi ông Trump dẫn trước ở bang Bắc Carolina.
Theo số liệu cập nhật mới nhất của hãng tin Reuters, số người chết vì lũ quét tàn khốc ở miền Đông Tây Ban Nha đã tăng lên 158, trong khi các đội cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những người mất tích trong thảm họa thiên tai tồi tệ nhất châu Âu hơn 5 thập kỷ qua.
Ngày 1/11, Triều Tiên tuyên bố, nước này vừa thành công trong việc phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-19 thế hệ mới vào trước đó một ngày.
Từ một tỉ phú, ngôi sao truyền hình, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông trở thành vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Dù sẽ còn mất nhiều năm lẫn nhiều giấy mực để các nhà sử học và báo chí nhận định về nhiệm kỳ của ông, nhưng những dấu ấn mà ông tạo ra có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.
Tình hình căng thẳng tại Trung Đông ngày càng leo thang khi hôm qua 31/10, quân đội Israel phá hủy một văn phòng của Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine tại trại Nur Shams, gần thành phố Tulkarm ở Bờ Tây.
Nghị sĩ Ukraine Anna Skorokhod cho biết, có hơn 100.000 binh lính Ukraine đã đào ngũ hoặc bỏ ngũ trong cuộc xung đột với Nga.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 31/10 thông báo, họ đã phá hủy khoảng 70% số lượng phương tiện bay không người lái (UAV) của Hezbollah thông qua hoạt động tác chiến của Đơn vị 127.
Lực lượng không gian Nga ngày 31/10 đã phóng tên lửa Soyuz 2.1a vào không gian. Tên lửa đã thành công đưa một tàu vũ trụ của Bộ Quốc phòng Nga lên quỹ đạo.
Iran tuyên bố sẽ thực thi quyền tự vệ sau cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ nước này. Thông điệp được đưa ra thông qua phái đoàn thường trực của Iran tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế tại Geneva.
Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 11 người bị thương trong vụ nổ khí gas xảy ra tại một tòa chung cư ở thành phố Cherkessk, thủ phủ Cộng hòa Karachay-Cherkess của Liên bang Nga, hôm qua.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình với nhiều quốc gia Arab hơn sau khi cuộc chiến chống lại Hamas và Hezbollah kết thúc.
Ngày 31/10, lực lượng Hezbollah xác nhận đã phóng một loạt rocket vào khu vực Krayot, phía bắc thành phố Haifa và một căn cứ quân sự khác ở doanh trại Zar'it của Israel.
Hungary và Slovakia đã khôi phục thành công việc nhập khẩu dầu từ Nga qua đường ống Druzhba, đi qua lãnh thổ Ukraine. Sự kiện này cho thấy vai trò quan trọng của dầu Nga trong khu vực, dù EU áp đặt nhiều giới hạn.
Máy bay chiến đấu của liên quân Mỹ-Anh đã tiến hành một cuộc không kích mới tại Al Hudaydah ở phía Tây Yemen, nhằm vào quận Al-Hawak ở tỉnh này.
Ngoại trưởng các nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 31/10 đã có cuộc điện đàm, lên án mạnh mẽ Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM.
Các đợt tấn công bằng tên lửa mới nhất của Hezbollah vào miền bắc Israel đã khiến bảy người thiệt mạng, đánh dấu cuộc tấn công xuyên biên giới đẫm máu nhất vào Israel kể từ khi xung đột Israel - Hezbollah leo thang những tháng gần đây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và phu nhân Jill Biden đã tổ chức lễ hội hóa trang tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng. Đây là lần cuối cùng ông Biden tham gia buổi lễ Halloween tại Nhà Trắng với cương vị người đứng đầu đất nước khi nhiệm kỳ của ông sắp khép lại.
Các nhà lập pháp Ukraine hôm qua đã thông qua giai đoạn thảo luận đầu tiên về ngân sách năm 2025, với khoảng 26% GDP được phân bổ cho quốc phòng khi nước này đang phải vật lộn trong cuộc xung đột với Nga.
Cây ô liu vốn gắn liền với miền đất khô cằn, nắng gió của khu vực Nam Âu, nay đã tìm thấy "ngôi nhà mới" tại Trung Âu khi có thể sinh trưởng tươi tốt trên những sườn đồi của Hungary, tạo nên một bức tranh mới cho ngành nông nghiệp nước này.
Đài RT dẫn một báo cáo cảnh báo rằng công dân châu Âu nên bắt đầu tích trữ lượng hàng hóa đủ dùng trong 3 ngày để sẵn sàng ứng phó với nhiều thảm họa tiềm ẩn, bao gồm cả xung đột hạt nhân.
Một quan chức cấp cao của Hamas cho biết nhóm này đã bác bỏ mọi đề xuất về tạm dừng cuộc giao tranh kéo dài hơn một năm qua ở Gaza, thay vào đó phải là một lệnh ngừng bắn lâu dài.
Chỉ còn 5 ngày nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Cuộc bầu cử năm nay chứng kiến không ít điểm khác biệt so với những lần bầu cử trước đây.
Tây Ban Nha đang hứng chịu một trong những trận lũ quét nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua, khi lượng mưa bằng cả 1 năm trút xuống nhiều khu vực tại tỉnh Valencia, khiến ít nhất 95 người thiệt mạng.
Với 187 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 1 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt sự phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính mà Washington áp đặt đối với Cuba trong nhiều năm qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Washington sẵn sàng hỗ trợ Hàn Quốc bằng cả năng lực phòng thủ tên lửa thông thường, hạt nhân và phi hạt nhân tiên tiến của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 31/10 cho biết nhóm tác chiến phía Đông của Nga đã kiểm soát khu định cư Yasnaya Polyana ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko đã tới thăm Trung Quốc và có cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, thảo luận các vấn đề liên quan đến quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng mạnh tại khu vực Trung Đông, các nhà phân tích cảnh báo hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột lan rộng là rất nghiêm trọng.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc – ông Vassily Nebenzia khẳng định hợp tác giữa Nga và Triều Tiên không vi phạm luật pháp quốc tế cũng như không nhằm chống lại nước thứ ba.
Sáng 31/10, Nhật Bản cùng Hàn Quốc và Mỹ đã lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên, cho rằng hành động này vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo hãng tin Yonhap, ngày hôm nay 31/10, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đã công bố danh sách các mặt hàng sử dụng để phát triển tên lửa đạn đạo nguyên liệu rắn phải giám sát xuất khẩu.
Theo chính quyền địa phương, ngày 31/10, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở quận Vũ Hầu thuộc thành phố Thành Đô, miền Tây Nam Trung Quốc, khiến hơn 20 người phải nhập viện.
Lưu lượng xe gia tăng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là điều tất yếu, nhưng đi cùng với đó, không khí ô nhiễm. Do đó, tại các nước phát triển, vùng phát thải thấp và vùng không phát thải đã được lập ra để cải thiện chất lượng không khí.
Các cuộc khảo sát mới nhất tại Mỹ cho thấy cuộc đua vào Nhà trắng của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ ngày càng sít sao và không thể đoán trước. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất trong lịch sử Mỹ.
Một chiếc moto điện do châu Phi sản xuất, đã hoàn thành hành trình lịch sử dài 6.000 km trong vòng 17 ngày và chỉ sử dụng năng lượng mặt trời.
Những cây đàn piano lớn, thường chỉ có mặt tại các khán phòng lớn hoặc nhạc viện, thì nay đã được đặt tại một số địa điểm mang tính biểu tượng ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha để bất cứ ai cũng có thể chơi đàn và chia sẻ tình yêu âm nhạc của họ với công chúng.
Tại nhà hát hoà nhạc Malmo Live, Thụy Điển, lần đầu tiên một robot đã chơi đàn cello cùng dàn nhạc giao hưởng trong buổi ra mắt tác phẩm mới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử âm nhạc, một robot tham gia biểu diễn cùng một dàn nhạc giao hưởng thực thụ.
Theo dự báo của toàn bộ 111 chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Reuters, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào ngày 7/11 tới.
Ansar Allah, Văn phòng truyền thông của Houthi, mới đây đã công bố đoạn phim về một phương tiện không người lái dưới nước có hình dạng giống ngư lôi đang tham gia vào các cuộc tập trận quy mô lớn.
0