Diễn biến chiến sự Nga - Ukraine ngày 23/11

Theo hãng tin Tass, Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/11 cho biết, các đơn vị Nga đã tiêu diệt một chiếc MiG-29 của Ukraine đang đồn trú trên mặt đất. Ngoài ra, các hệ thống phòng không của Nga đã hạ gục ba quả bom Hammer, 8 quả tên lửa HIMARS và 59 máy bay không người lái cánh cố định trong 24 giờ qua.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Nga đã tiêu diệt 649 máy bay, 283 trực thăng, 36.559 máy bay không người lái, 586 hệ thống vũ khí phòng không, 19.941 xe tăng và các xe bọc thép khác, 1.492 xe hệ thống tên lửa phóng loạt, 18.405 pháo và súng cối dã chiến cũng như 28.661 đơn vị thiết bị ô tô chuyên dụng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Nga kiểm soát 30% diện tích Chasov Yar 

Hãng thông tấn TASS dẫn lời chuyên gia quân sự Andrei Marochko cho biết, quân đội Nga đang tiến vào Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong cuộc giao tranh ác liệt, với 30% thị trấn hiện nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng Nga.

Quân đội Nga đang kiểm soát 30% thị trấn Chasov Yar; Nguồn:Rerters

“Ở Chasov Yar, các cuộc giao tranh khốc liệt đang diễn ra. Nếu chúng ta nói về phần lãnh thổ các bên kiểm soát tại đó, thì 60% thị trấn do Lực lượng vũ trang Ukraine kiểm soát, 30% thuộc về Nga. 10% còn lại được gọi là ‘vùng xám’, được đổi chủ liên tục”, ông Marochko nói.

Trước đó, ông Marochko nói với TASS rằng lực lượng Nga đã giành được chỗ đứng trong khu công nghiệp Chasov Yar thông qua việc khai thác tuyến đường ở Chasov Yar.

Nga tuyên bố tiếp tục tấn công bằng tên lửa Oreshnik

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công nữa bằng tên lửa siêu thanh mới “không thể đánh chặn” mang tên Oreshnik.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố vẫn tiếp tục tấn công bằng tên lửa Oreshnik; Nguồn: Sputnik

“Các cuộc thử nghiệm đối với tên lửa Oreshnik đã diễn ra thành công và tôi xin chúc mừng về điều đó” – hãng tin Interfax dẫn phát biểu của Tổng thống Putin trong cuộc họp với các tướng lĩnh Nga hôm thứ sáu tuần này.

Trước đó, vào sáng 21/11, Nga đã phóng tên lửa đạn đạo siêu âm tầm trung Oreshnik để tập kích vào một cơ sở tên lửa và quốc phòng ở Thành phố Dnipro – Ukraine.

Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố động thái của Moscow nhằm đáp trả việc Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất và tên lửa Storm Shadow của Anh để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hôm 17 và 18/11.

Mỹ bày tỏ "quan ngại" về tên lửa mới của Moscow sau khi tấn công thành phố Dnipro, song cho rằng Nga chỉ sở hữu "số ít" Oreshnik.

Trái lại, Tổng thống Putin tuyên bố quân đội Nga có đủ tên lửa này để tiếp tục thử nghiệm trong "điều kiện chiến đấu" và sẽ đưa chúng vào sản xuất hàng loạt.

"Tuỳ thuộc vào tình hình và bản chất của các mối đe doạ tới an ninh nước Nga mà chúng tôi sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik. Chúng tôi có sẵn trong kho tên lửa Oreshnik để thử nghiệm, bao gồm cả trong điều kiện chiến đấu" – ông Putin quả quyết.

WSJ: Ukraine đang nghiên cứu phát triển "nhiều hơn một tên lửa đạn đạo"

Tờ Thời báo Phố Wall (WSJ) dẫn lời Thứ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine, bà Anna Gvozdyar, cho biết Kiev đang nghiên cứu phát triển “nhiều hơn một” tên lửa đạn đạo.

Ukraine đang giữ bí mật thông tin chi tiết về chương trình tên lửa song các quan chức Kiev gần đây đã bắn tín hiệu rằng các loại vũ khí mới có thể sớm được đưa vào sử dụng.

Tên lửa chiến thuật lục quân ATACMS được phóng từ hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS

Tuy nhiên, chương trình tên lửa của Ukraine không được tài trợ đầy đủ, và điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo quân đội nước này đã sử dụng một trong những hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm hiện đại nhất có tên Oreshnik mà không hệ thống phòng không nào của NATO có thể đánh chặn được.

Trong khi đó, báo The Hill đưa tin, Quốc hội Mỹ đang nghiên cứu sửa đổi luật hỗ trợ Ukraine để Tổng thống đắc cử Donald Trump không thể hủy bỏ.

Theo báo trên, các nghị sỹ thân Ukraine của lưỡng đảng Mỹ đang làm việc để đảm bảo rằng các điều khoản quan trọng sẽ được thông qua thành luật trước tháng 1/2025.

Điện Kremlin gửi thông điệp tới các nước phương Tây

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua.

Tuyên bố trên được ông Dmitry Peskov đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận Moskva đã phóng tên lửa siêu vượt âm mới Oreshnik vào một căn cứ quân sự của Ukraine. Động thái này nhằm đáp trả hành động của Kiev lần đầu tiên tấn công Nga bằng các loại tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất. Moscow nhận định việc Ukraine bắn tên lửa ATACMS và Storm Shadow vào khu vực Bryansk và Kursk của Nga là bằng chứng rõ ràng để xác định các nước Mỹ, Anh đang trực tiếp tham gia vào cuộc chiến hiện nay. Bởi lẽ, phía Ukraine không có khả năng tự mình vận hành dữ liệu vệ tinh để nhắm bắn mục tiêu cũng như lập trình đường bay thực tế của tên lửa. Những hành động đó chỉ có do quân nhân của NATO thực hiện.

Hạ viện Nga thông qua ngân sách kỷ lục cho quốc phòng 

Hạ viện Nga mới đây đã thông qua mức tăng chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục cho năm 2025, tương đương hơn 6% GDP.

Trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, dự thảo ngân sách liên bang năm 2025 do chính phủ Nga đệ trình nhận được 335 phiếu thuận, một phiếu chống và 77 phiếu trắng.

Theo dự thảo, tổng chi ngân sách năm 2025 là hơn 41 nghìn tỷ Ruble (tương đương khoảng hơn 416 tỷ USD), trong đó phân bổ 13,5 nghìn tỷ Ruble, chiếm gần 40% tổng chi tiêu của chính phủ, cho lĩnh vực quốc phòng. Đây là mức chi kỷ lục trong lịch sử hiện đại Nga. Con số trên không bao gồm một số nguồn lực khác được chuyển hướng cho chiến dịch quân sự, chẳng hạn như chi tiêu mà Nga gọi là "an ninh trong nước" và một số khoản chi được phân loại là tuyệt mật.

Nga đã tăng chi tiêu quân sự lên mức chưa từng thấy kể từ thời Liên Xô, nhằm tăng cường cỗ máy sản xuất vũ khí và trả lương hậu hĩnh cho hàng trăm nghìn binh sĩ ở tiền tuyến. Dự thảo ngân sách này cần được Thượng viện Nga thông qua, dự kiến vào ngày 27/11, trước khi đệ trình Tổng thống Vladimir Putin ký ban hành.

Ông Trump cân nhắc bổ nhiệm cựu giám đốc tình báo làm đặc phái viên về Ukraine

Hãng tin TASS ngày 23/11 trích nguồn tin Reuters cho biết, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ chọn cựu giám đốc tình báo Richard Grenell làm đặc phái viên cho cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Cựu giám đốc tình báo Richard Grenell; Nguồn: Reuters

Ông Grenell từng là Đại sứ Mỹ tại Đức và là quyền giám đốc tình báo quốc gia trong nhiệm kỳ 2017-2021 của ông Trump. Ông sẽ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của ông Trump nhằm chấm dứt cuộc xung đột nếu được bổ nhiệm vào vị trí này.

Hiện tại không có đặc phái viên nào chuyên phụ trách vấn đề Nga-Ukraine, nhưng ông Trump đang cân nhắc xây dựng vị trí này, các nguồn tin nắm được tình hình nội bộ cho biết. Chưa rõ ông Grenell có chấp nhận nếu được đề cử vào vị trí mới hay không.

Trong giai đoạn vận động tranh cử, ông Trump tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột, nhưng ông chưa nói sẽ thực hiện như thế nào.

User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc Jan Lipavsky đã đến thăm Ukraine và có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Andrii Sybiha, cam kết tiếp tục hỗ trợ Kiev vào thời điểm xung đột ở Ukraine đang leo thang nghiêm trọng.

Các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã điện đàm với người đồng cấp Israel Israel Katz trong ngày 23/11.

Vườn thú Sao Paulo, Brazil, đã khai trương một khu trưng bày đặc biệt dành cho loài vẹt Spix's, một trong những loài vẹt nguy cấp nhất, với hy vọng tạo cơ hội cho công chúng hiểu rõ hơn về nỗ lực bảo tồn và tương lai của loài này.

Croatia - một trong những điểm đến du lịch hàng đầu châu Âu - đang đối mặt với bài toán khó khi ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, kéo theo tình trạng giá nhà leo thang.

Tuyết rơi đầu mùa tại nhiều nước châu Âu đã khiến giao thông rơi vào tình trạng hỗn loạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của hàng triệu người dân.

Theo Reuters, một nguồn tin cấp cao từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết nước này đã mất khoảng 40% diện tích lãnh thổ chiếm được tại tỉnh Kursk (Nga) sau các đợt phản công của Moskva.

Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như vật giá tăng cao, thiếu hụt nhân lực, lạm phát… Chính phủ nước này đang tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp mạnh để vực dậy nền kinh tế.

Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.

Theo hãng tin Tass, Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/11 cho biết, các đơn vị Nga đã tiêu diệt một chiếc MiG-29 của Ukraine đang đồn trú trên mặt đất. Ngoài ra, các hệ thống phòng không của Nga đã hạ gục ba quả bom Hammer, 8 quả tên lửa HIMARS và 59 máy bay không người lái cánh cố định trong 24 giờ qua.

Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.

Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định rằng, việc Moscow sử dụng tên lửa Oreshnik sẽ làm thay đổi tiến trình của cuộc xung đột Ukraine.

Nếu đến thủ đô Paris của Pháp những ngày này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một “công viên kỷ Jura” thu nhỏ khi những mô hình của các loài động vật từ thời tiền sử được đem ra trưng bày và tỏa sáng lung linh trong màn đêm.

Hội chợ Giáng sinh thường niên tại thành phố Essen, Đức đã chính thức khai mạc, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm không khí lễ hội tại hội chợ được mệnh danh là “xanh và bền vững nhất châu Âu.”

Mới đây, các nhà khảo cổ học Nga đã phát hiện hộp sọ của một con hổ răng kiếm có niên đại 32.000 năm tuổi hầu như còn nguyên vẹn. Đây là điều rất hiếm thấy trong việc khảo cổ vì thường thì hộp sọ của các loài động vật từ thời tiền sử không còn được tìm thấy trong tình trạng bảo toàn nguyên vẹn.

Ngày 22/11, Bộ An ninh và Bảo vệ công dân Mexico (SSPC) thông báo các lực lượng chức năng đã bắt giữ 7 quan chức cấp cao tại bang Mexico (Estado de México) sau cáo buộc có liên quan đến các băng nhóm tội phạm khét tiếng hiện đang hoạt động tại địa phương.

Đồng bitcoin đã chạm mức cao kỷ lục mới trong phiên ngày 22/11, hướng tới mốc 100.000 USD, trong bối cảnh thị trường tiền điện tử được dự báo sẽ gặp thuận lợi hơn dưới thời chính quyền của ông Donald Trump.

Theo báo cáo công bố tại Hội nghị Cấp cao Internet Thế giới 2024, Trung Quốc hiện sở hữu mạng 5G lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Cả số lượng trạm phát sóng 5G lẫn người dùng Internet 5G tại nước này đều chiếm hơn 60% tổng số toàn cầu.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này lên án các cuộc tập trận quân sự chung mới đây của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, cảnh báo sẽ hành động ngay lập tức nếu cần để bảo vệ nhà nước.

Thẩm phán Tòa án Tối cao New York, ông Juan Merchan đã hoãn vô thời hạn việc kết án ông Donald Trump trong vụ “chi tiền bịt miệng”.

Hạ viện Nga mới đây đã thông qua mức tăng chi tiêu quốc phòng cao kỷ lục cho năm 2025, tương đương hơn 6% GDP.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục xây dựng đội ngũ nhân sự trong chính quyền mới với việc thông báo hàng loạt đề cử ở nhiều vị trí. Đáng chú ý trong lần đề cử này, ông Trump chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua.

Trong bối cảnh đàm phán ngừng bắn chưa có thêm tiến triển mới, hôm 22/11, quân đội Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công ác liệt nhằm vào nhau.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi hiện đại hóa trang thiết bị quân sự và phát triển vũ khí tối tân, trong khuôn khổ triển lãm vũ khí "Phát triển Quốc phòng 2024" được khai mạc tại Thủ đô Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng khí hậu Brazil Marina Silva cho biết, các cuộc đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) vẫn kéo dài hơn dự kiến và sẽ tiếp tục cho tới khi các bên đạt được thoả thuận tại Baku, Azerbaijan.

Chủ tịch Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga cảnh báo, Nga sẽ đáp trả mạnh hơn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp vào ngày 26/11 tới, sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu thanh Oreshnik để tập kích một mục tiêu quân sự của Ukraine tại thành phố Dnipro.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 22/11 tuyên bố ông sẽ đề cử nhà quản lý quỹ đầu cơ Scott Bessent, một người ủng hộ việc cắt giảm thâm hụt ngân sách, làm Bộ trưởng Tài chính trong nội các của mình.

Lễ hội rượu vang Beaujolais Nouveau truyền thống của Pháp vừa được khai mạc tại Thủ đô Paris. Đây được xem là một trong những lễ hội về rượu vang được tổ chức hàng năm lớn nhất thế giới.

Phó Chủ tịch Công ty đường ống nhà nước MERO của Cộng hòa Séc cho biết, nước này dự kiến sẽ ngưng tiêu thụ dầu của Nga từ tháng 7/2025, sau khi nâng cấp đường ống xuyên dãy Alps cho phép nước này tăng cường các chuyến hàng từ phía Tây.

Ngành công nghiệp bia ở Vương quốc Anh đang chứng kiến xu hướng ngày càng tăng của những đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn, đặc biệt là bia không cồn.

Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.

Ngày 22/11, Tổng thống Putin xác nhận, Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm tầm trung tấn công vào mục tiêu ở Dnipro, Ukraine, không phải tên lửa liên lục địa như Ukraine thông báo trước đó.

Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.

Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".

Ngày 21/11, Chính phủ Australia đã đệ trình một dự luật lên Quốc hội nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và đề xuất mức phạt lên tới 32 triệu USD đối với các nền tảng mạng xã hội vi phạm hệ thống.

Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.