Đồ ăn vặt nguy hại bán ở cổng trường

Câu chuyện đồ ăn vặt, đồ ăn không rõ nguồn gốc được bày bán tại cổng trường học đã nhiều lần được đề cập đến và đã từng có những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tuy nhiên, vẫn chưa có giải pháp quyết liệt để dẹp bỏ. Giá thành rẻ, màu sắc bắt mắt, mùi vị ngon… khiến cho những loại kẹo này dễ dàng len lỏi tới các em học sinh. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì hậu quả sẽ khó lường.

Sau khi được điều trị ổn định, ngày 4/12, những học sinh Trường THCS Nguyễn Quý Đức, quận Nam Từ Liêm sau khi bị ngộ độc đã trở lại học tập bình thường. Ngày 29/11, do không ăn bán trú và ngủ trưa tại trường, trên đường đi học, các em đã mua một loại kẹo có mầu sắc bắt mắt và chia nhau ăn. Chỉ sau 45 phút, những triệu chứng nhiễm độc đã xuất hiện.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, nhà trường đã đưa học sinh đến Trạm Y tế phường Đại Mỗ khám và theo dõi sức khoẻ. Đến nay, sức khỏe của 10 học sinh đều ổn định. Trường THCS Nguyễn Quý Đức cũng phối hợp với hội phụ huynh tăng cường tuyên truyền, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt là không sử dụng thức ăn mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc.

Không chỉ ở Hà Nội, mà nhiều tỉnh thành liên tiếp xảy ra tình trạng học sinh ngộ độc sau khi ăn kẹo lạ.

Cách đây một tuần, 29 học sinh của Trường THCS và THPT Hoành Mô, tỉnh Quảng Ninh có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn sau khi ăn một loại kẹo có nhãn mác nước ngoài. Trước đó, vào ngày 25/11, tại Trường THCS thị trấn Cái Rồng (Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) cũng xảy ra vụ 126 em học sinh ăn kẹo lạ, xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó, 5 học sinh có biểu hiện tê môi, chóng mặt, tức ngực, khó thở phải nhập viện theo dõi sức khỏe.

Mới đây, ngày 30/11, Công an TP. Lạng Sơn cũng đã tiến hành kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh gần trường học có bày bán các loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Với nhiều hình thức của các loại từ kẹo, thạch, hay cả thuốc lá điện tử dưới nhiều mẫu mã khác nhau bị đưa vào trường học, khiến đơn vị quản lý cũng phải liên tục cảnh báo tới học sinh và phụ huynh.

Từ những sự việc nêu trên cho thấy, nguy cơ mất an toàn sức khỏe đối với học sinh vẫn luôn hiện hữu hàng ngày nếu thiếu sự giáo dục quản lý của cả gia đình và nhà trường.

Đáng chú ý, các bậc phụ huynh dường như vẫn chỉ chú ý đến bữa ăn bán trú, đến kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học mà chưa thực sự quan tâm đến thịt viên, phô mai chiên, xúc xích rán, các loại nước uống màu sắc sặc sỡ... nơi cổng trường sau giờ tan học, không ý thức được những nguy hại tiềm ẩn khi con em mình sử dụng những thực phẩm này.

Nguy cơ mất an toàn sức khỏe đối với học sinh vẫn luôn hiện hữu hàng ngày nếu thiếu sự giáo dục quản lý của cả gia đình và nhà trường

Nguy hiểm như vậy, nhưng đồ ăn vặt vẫn xuất hiện hàng ngày ở cổng trường. Và dù cơ quan chức năng có vào cuộc xử lý thì cũng chỉ được một thời gian rồi đâu lại vào đó. Vậy nên, với các nhà trường, việc tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh không sử dụng đồ ăn vặt vẫn là lựa chọn hàng đầu. Dù đối mặt với mặt với nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với những đồ ăn không rõ nguồn gốc được bày bán tại cổng trường, nhưng học sinh, thậm chí là phụ huynh vì nuông chiều vẫn vô tư lựa chọn để con chống đói hoặc tranh thủ cho kịp giờ học thêm.

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, có tới 70%- 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli- loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả. Thực phẩm giá rẻ, không có nguồn gốc. Dầu ăn được tận dụng nhiều lần sẽ tiềm ẩn những nguy cơ lâu dài đến sức khỏe, nhất là đối với học sinh.

Nghị định 115 năm 2028 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã tăng mức xử phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng với hành vi không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay... Đây được xem là một trong những chế tài mạnh tay nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát thực phẩm bẩn, đặc biệt trong tình trạng hàng rong, thức ăn chế biến sẵn trên đường phố, tại các khu công cộng và cổng trường đang tràn lan như hiện nay.

Tuy nhiên, đến nay, nhiều người bán hàng, nhất là những người bán hàng rong nơi cổng trường vẫn chưa biết hoặc biết mà chưa thực hiện đúng theo quy định. Còn các ngành chức năng liên quan chủ yếu mới dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở hoặc tịch thu tang vật mà chưa tiến hành xử phạt.

Vậy giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?

Căng tin trường học là một trong những mô hình để các trường học nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, nó chỉ có thể thực hiện ở các trường tự chủ tài chính, trường dân lập, quốc tế. Riêng các trường công lập thì khác, mặc dù nhiều học sinh và cả phụ huynh đều mong muốn.

Căng tin trường học cũng là một trong những mô hình để các trường học nâng cao chất lượng phục vụ.

Theo quy định về quản lý tài sản công thì không được cho thuê, cho mượn hay tổ chức kinh doanh dịch vụ trong trường, do vậy, các trường không tổ chức kinh doanh căng tin.

Nhu cầu ăn uống, bổ sung năng lượng của học sinh sau các giờ học là thực tế. Việc chuẩn bị đồ ăn sẵn mang đi không phải gia đình nào cũng làm được. Nếu không có căng tin, học sinh cũng sẽ tìm nhiều cách khác nhau để mua đồ ăn. Do đó, việc cho phép mở căng tin trong trường học cũng là vấn đề cần xem xét để đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm trước thực trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ bủa vây cổng trường học.

User
Ý KIẾN

Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết đã có tổng hợp thiệt hại ban đầu trong bão số 3.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy tiền phương, bão đã đi vào Hải Phòng, Quảng Ninh từ 12h trưa ngày 7/9.

Bão số 3 đổ bộ Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3; Khuyến cáo người dân không ra đường khi bão đổ bộ... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin đặc biệt hôm nay.

Bão số 3 đổ bộ Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin đặc biệt hôm nay.

Bão số 3 đang đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

TP.HCM có kế hoạch, sẵn sàng chia sẻ với Hà Nội và những nơi vùng tâm bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền ở các tỉnh miền Bắc.

Tính đến 14 giờ 13 phút ngày 7/9, vị trí tâm bão Yagi đã ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.9 độ Kinh Đông, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng và sẽ di chuyển sâu vào đất liền trong khoảng 3 giờ tới.

Thời điểm cơn bão số 3 Yagi mạnh nhất là từ 12 - 14 giờ chiều 7/9, sau 17 giờ cấp độ bão sẽ giảm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị các địa phương cấm đường tuyệt đối trong thời gian bão đổ bộ.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3, UBND tỉnh Quảng Bình cấm biển kể từ 18 giờ ngày 06/9/2024 cho đến khi bão tan.

Thái Bình là một trong những địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của bão số 3. Dự báo trưa đến chiều tối nay (7/9) bão sẽ đổ bộ vào đất liền.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

Thực hiện lệnh cấm biển của UBND tỉnh Nghệ An, từ 5 giờ ngày 6/9 cấm các tàu, thuyền ra khơi và phải về neo đậu an toàn trước 16 giờ cùng ngày.

Bộ Công Thương chỉ đạo các Sở Công Thương các địa phương chịu ảnh hưởng của bão thực hiện các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu.

Mưa đã bắt đầu nặng hạt và gió đã tăng tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Ghi của nhóm phóng viên Đài Hà Nội tại đây.

11 giờ 15 phút ngày 7/9, bão Yagi đã tiến gần hơn đến Quảng Ninh với vị trí tâm bão nằm ở khoảng 20.6 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, 10h sáng nay, tâm bão áp sát vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, dự kiến đổ bộ khoảng 1-2 tiếng nữa, gây gió mạnh cấp 11-12, sức gió tối đa 133 km/h.

Từ rạng sáng ngày 7/9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, đón những ảnh hưởng đầu tiên của bão số 3 - Yagi.

Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại Sân bay Nội Bài thêm 2 giờ, từ 10h đến 21h ngày 7/9 thay cho phương án cũ là từ 10h đến 19h.

Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 3. Bộ Quốc phòng đã bố trí gần 100.000 cán bộ, chiến sĩ, hàng trăm phương tiện đặc chủng ứng phó với bão trong mọi tình huống.

Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và Nhà nước.

Bão số 3 Yagi còn cách Quảng Ninh 120 km; Hải Phòng trước khi bão số 3 đổ bộ; Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Đến 8 giờ sáng 7/9, vị trí tâm bão vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 108,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng 120 km, sức gió mạnh nhất cấp 14 (150 - 166 km/h), giật cấp 17.

04 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 180 km về phía Đông Nam, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam.

Bão Yagi đi vào Vịnh Bắc Bộ, bắt đầu gây ảnh hưởng tới đất liền và các huyện đảo phía Bắc. Mặc dù bão đã giảm 2 cấp sau khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhưng sức phá hoại vẫn rất lớn.

Ngay trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội, trong đêm 6.9, 160 người dân sống tại chung cư A7 Tân Mai - chung cư nguy hiểm cấp C đã được chính quyền phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội di dời đến nơi kiên cố hớn để đảm bảo an toàn tránh bão. Phóng viên Đài Hà Nội đã có mặt tại địa điểm tạm cư này để ghi nhận tình hình tránh trú bão của người dân.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, lúc 23h ngày 6/9, tâm bão Yagi ở khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc, 109.6 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 280km. Phân tích số liệu quan trắc cho thấy bão số 3 đã giảm tiếp 1 cấp, xuống còn cấp 14.

Trước cơn bão số 3 - tên quốc tế là Yagi, người dân đã bắt đầu đổ xô đi mua sắm hàng hóa tích trữ tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và các chợ dân sinh. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết và thậm chí còn làm gia tăng áp lực lên hệ thống cung ứng.

Trước những diễn biến nguy hiểm của cơn bão số 3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có công điện hỏa tốc đề nghị các địa phương và đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng.

Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, chiều 6/9, tại Hà Nội đã có cơn mưa lớn đi kèm gió giật mạnh. Rất nhiều cây trên phố đã bật gốc đổ ra đường.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng phương tiện để cứu hộ, cứu nạn trong bão Yagi, đồng thời đảm bảo an toàn cho lĩnh vực vận tải hàng hải.

Công ty thoát nước Hà Nội đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nước thoát nhanh nhất về nguồn tiêu, hạn chế tối đa tình trạng úng ngập trong suốt thời gian diễn ra bão số 3.

Xe đỗ bừa bãi gây cản trở giao thông dẫn đến ùn tắc, khiến người đi bộ không có lối đi lại là hình ảnh quen thuộc trên phố Quảng An, quận Tây Hồ.

Ngay trong đêm nay 6/9, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai, phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai đã được chính quyền di dời đến trường tiểu học cách đó 300m để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.

Tại ngã tư Ngũ Xã – Trúc Bạch, thuộc quận Ba Đình, một không gian Hà Nội những năm 80 của thế kỷ trước đầy hoài niệm đã được tái hiện qua dự án “Tuyến tàu điện số 6 – Toa bao cấp: Bếp – Chạn – Mâm”.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, tính đến 22h ngày 7/9, bão số 3 sau khi đi vào vịnh Bắc Bộ đã tiếp tục giảm thêm một cập nữa, xuống cấp 14.

Hà Nội vừa được tờ Telegraph của Anh bình chọn vào top 10 điểm đến tốt nhất thế giới dành cho người du lịch một mình, đem đến cơ hội quảng bá hình ảnh thành phố đến bạn bè quốc tế.

Kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo phòng tránh càng sớm càng tránh được thiệt hại, phải chuẩn bị kịch bản ứng phó khác nhau trước khi bão vào.

Trước những diễn biến nguy hiểm của cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự kiến từ sáng đến chiều 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh với cường độ rất mạnh, từ cấp 10 - 12.

Bão Yagi đang đi vào vịnh Bắc Bộ với tốc độ 15-20 km/h. Theo dự báo, bão Yagi sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh tới Thái Bình vào ngày 7/9.