Đoan Ngọ ai có trở về?

Một Tết Đoan Ngọ nữa lại về. Có người đã kịp trở về để ùa vào vòng tay của cha mẹ, của những người thân. Có người thì vẫn còn đang mải mê nơi phương trời xa, chỉ có thể ngóng về quê hương với bao niềm thương nỗi nhớ.

Mẹ khua mấy đứa thức dậy cho kịp giờ nắng lên. Mẹ bảo Tết Đoan Ngọ phải thức dậy thật sớm nhìn thẳng vào mặt trời mới mọc, khi vầng sáng vừa nhô lên phía đằng Đông, thì cả năm sẽ không bị đau mắt. Chẳng biết đúng sai thế nào nhưng năm nào mẹ cũng gọi mấy đứa dậy sớm, mãi rồi cũng thành thói quen của chúng tôi. Hôm nay, dù ở một nơi xa tôi không được nghe mẹ gọi nhưng vẫn thức dậy sớm hơn cả mặt trời.

Có những nỗi nhớ cứ như chực sẵn ở đâu đó chỉ chờ một cái cớ để ùa về. Lạ thế!

Sáng nay, lẽ ra tôi phải đến trường nhưng có thay đổi nên được ở nhà lười biếng nằm trên giường mơ mộng. Tôi chợt nhận ra hôm nay không hề thấy bóng dáng một con thạch sùng nào hết. Bình thường trên tường nhà tôi lúc nào cũng sẵn một đội quân thạch sùng đuổi nhau chí chóe. Có hôm tôi đang ngồi xem ti vi, hai con thạch sùng mải cắn nhau rớt bịch ngay trước mặt làm tôi hoảng hồn. Hôm nay vắng chúng làm tôi thấy không quen, nhưng lại nhớ câu nói quen thuộc của mẹ: "lình lịch như rắn mồng 5".

Thật tình tôi không hiểu vì sao lại có câu nói đó nhưng rõ ràng ngày mồng 5 tháng 5 bọn rắn nó chạy trốn đâu hết cả.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh minh hoạ: Đại Đoàn Kết.

Tôi nhớ cái sân gạch nhà tôi, bóng nắng đến sớm mà cũng vội đi. Bình thường, buổi trưa, khi nắng đổ hồng cả khoảng sân, bầy thằn lằn con nào con nấy béo nục nối nhau ra đùa nắng. Ấy vậy mà đúng ngày Tết Đoan Ngọ thì không hề thấy một con nào. Mẹ tôi nói rắn là loài thường mang trong mình điều ác độc xấu xa, ngày Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ, diệt đi những điều xấu nên rắn sợ không dám xuất hiện. Ngày bé nghe chỉ là để nghe chứ có nghĩ được gì đâu. Bây giờ nghĩ lại thấy dậy lên một ước mơ: "Nếu những điều xấu xa trong xã hội, trong mỗi con người có một ngày để mà "sợ", để mà trốn đi, thì có lẽ cuộc đời cũng sẽ đẹp hơn rất nhiều".

Tết Đoan Ngọ về cũng gợi nhớ trong tôi một nét đẹp trong tình cảm gia đình. Con cháu trong nhà, bận gì thì bận, ngày Tết Đoan Ngọ cũng cố gắng thu xếp công việc để trở về với gia đình, với cha mẹ. Đặc biệt là vào dịp tết này những chàng rể hay sắp trở thành chàng rể đều mang lễ sang nhà người con gái họ yêu thương để tết cha mẹ vợ như một lời cảm ơn vì đã cho họ một nửa cuộc đời. Mâm lễ đơn sơ nhưng gói trọn nghĩa tình. Con người ta quý nhau đâu phải vì mâm cao cỗ đầy. Chỉ tiếc bây giờ nhiều người hay nghĩ đến giá trị của món quà mà ít để tâm đến nghĩa tình trong đó. Nghĩ cứ thấy tiếc cho những cũ càng.

Tết Đoan Ngọ đi đâu, ngồi đâu cũng được nhưng có một nơi không được ngồi, đó là bậu cửa. Mẹ tôi vẫn thường dặn không được ngồi bậu cửa ngày này vì nếu ngồi sẽ bị mọc mụn ở mông. Nhiều lần tôi tính liều ngồi thử nhưng lại sợ nên đành thôi. Và đến giờ vẫn không biết sự thật là thế nào. Thế mới biết trong cuộc đời, có một số cái ngưỡng nếu ta không bước qua chắc chắn ta sẽ mãi mãi không biết được sự thật là gì. Nhưng có lẽ trong một số sự việc cũng đừng cố tìm hiểu cho ra sự thật cuối cùng lại hóa hay. Và cái bí ẩn về việc ngồi bậu cửa ngày mồng 5 tháng 5 sẽ mãi là ẩn số để ta còn được trở về với thơ ngây.

Mười hai giờ trưa mồng 5 tháng 5 ở quê tôi là rộn ràng nhất. Nhà nào cũng rì rầm tiếng khảo cây. Nhớ ngày đó ngay sau bếp nhà tôi có cây mít to ơi là to, rất nhiều quả nhưng cứ to một chút là bị sâu đục và rụng. Quả nào không bị sâu đục thì cũng bị hỏng không rõ nguyên nhân. Chín đấy nhưng ăn vào cứ nhạt thếch. Thế là năm nào cũng vậy, đúng mười hai giờ trưa, chị em tôi vác dao ra gốc cây. Thằng em tôi trèo lên cây, tôi cầm dao đứng dưới gốc khảo cây. Tôi đứng dưới kể ra đủ tội, thằng em giả cây mít cứ dạ vâng rối rít. Sau nhiều lần khảo kể ra đủ tội, rắc vôi, rắc muối vào gốc cây cộng với lời hứa sẽ không bị sâu, không bị hư nữa, những năm sau, trái ra nhiều, ít bị sâu đục và ăn ngon hơn. Đến giờ này tôi vẫn không thể lý giải được thực hư chuyện khảo cây là như thế nào. Cũng có thể là do muối và vôi đã đuổi sâu bọ đi. Nhưng truy nguyên cũng chẳng để làm gì. Hãy cứ để đó là những điều bí ẩn để cuộc sống này thêm thi vị.

Quả là cuộc sống có nhiều điều kỳ diệu không thể nào lý giải nổi. Giữa bộn bề cuộc sống hôm nay điều kỳ diệu chắc vẫn còn hiện diện. Cứ nhìn đời với con mắt thân thiện, vô vàn điều kỳ diệu sẽ mở ra. Nếu bạn có thể, thì đừng chần chừ, hãy trở về để gặp lại nụ cười của những người ta yêu thương và luôn yêu thương ta vô điều kiện, để mâm lễ Tết Đoan Ngọ thêm đầy ắp niềm thương.

User
Ý KIẾN

Có một người rời Hà Nội để theo chồng về Phú Thọ sinh sống vào một ngày cuối hạ. Điều mà cô luyến tiếc nhất là phải chia xa mùa thu Hà Nội, khi ấy đang cận kề. Không còn được nhấm nháp mỗi sáng gói cốm của bà lão ở cổng làng Vòng, không còn hoàng hôn đạp xe quanh hồ Tây se lạnh heo may, không còn cuối tuần ngắm màn lá vàng rơi thành thảm dày ở phố Hoàng Diệu…

Lần đầu bước chân lên Hà Nội, có người đã tự hỏi: Không biết thành phố này có gì để người ta bám trụ nhiều đến thế? Xô bồ, khói bụi, ồn ào, đắt đỏ… dường như thành phố quá chật để ta có thể nới rộng tâm hồn. Rồi một ngày nào đó, nỗi lo vật chất sẽ cuốn đi mọi rung cảm tinh thần. Thủ đô liệu có phải chỉ dành cho những ai nhiều tiền, lắm của?

Sáng sớm nay có cơn gió đổi chiều thật đẹp. Là gió heo may. Gió heo may đã về loang trong tim ai đó từng vệt nhớ, nhớ niềm vui tươi mới của tuổi thơ trong ngày khai trường xa xưa.

Sớm nay bỗng có người thấy tâm hồn sao khác lạ, cứ lâng lâng một cảm giác yên lành. Ngập ngừng cảm nhận bước chân xa của mùa gần tới. Thấp thoáng trên phố, chị hàng cốm đi qua để lại tiếng rao nghe rất đỗi quen thuộc. Không biết có thu thì mới có cốm hay chính hương cốm gọi thu về cho Hà Nội.

Tháng Tám vừa ghé xuống bên thềm, cái bỏng rát, khô khát của mùa hè cũng dần vơi. Hãy tạm quên đi những nỗi buồn, những đứt gãy, những không trọn vẹn để đến với tháng Tám nồng nàn yêu thương.

Bão qua đi, nhịp sống thường ngày dần trở lại. Nhưng có những điều rất lâu, rất lâu mới có thể lấy lại được và cũng có những điều buộc lòng phải cất vào quá khứ.

Thế là thêm một mùa Trung thu nữa đã tới, ra đường thời gian này, hương thu ngập tràn khoang mũi, thoang thoảng mà nồng nàn, quyến rũ.

Thêm một mùa Trung thu nữa lại về. Nhưng trong lòng của ai đó, Trung thu này đã khác Trung thu xưa…

Trong những ngày thu, khi mưa bão đã ngừng, cái nắng cũng nhẹ hơn và gió heo may khẽ vuốt nhẹ những chiếc lá vàng rơi, có người lòng lại chộn rộn nhớ về kỷ niệm tuổi thơ với những chiều tập múa lân cùng lũ bạn trong xóm, chuẩn bị cho đêm hội trăng rằm.

Bão lũ đã đi qua, và Trung thu đã cận kề rồi.

Xa Hà Nội nhớ phở đã đành, nhưng ngay cả khi đang sống ở Hà Nội, có người vẫn trải qua những quãng thời gian nhớ, và thèm được ăn một bát phở. Đó là thời kỳ bao cấp khi đời sống người dân còn khó khăn. Buổi sáng, có được bát cơm nguội chan nước mắm ăn để đi học đã là may mắn, làm gì dám mơ một tô phở!

Có một người nhận ra thu về khi khứu giác đọng mùi khói đồng chiều ai đốt. Khói thả rơi lãng đãng đủ làm cho cô nhớ về những ngày tháng Mười khắc thêm sâu. Mùa thu bao giờ cũng dịu dàng như vậy! Thu đến rất nhanh và đi thoáng mau.

Xa nhà nhiều năm, bay nhảy chốn lạ, đến khi tay ba lạnh ngắt, còn chân mẹ cũng khuỵu cong, tôi mới nhận ra mình đã để mẹ cha mòn mỏi đợi trong những cơn bão tự nhiên và cả cơn bão lòng đắng chát.

Trong những ngày qua, Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở miền Bắc phải gồng mình chống chịu với bão lũ, ngập lụt, sạt lở. Bão lũ có thể cuốn phăng mọi thứ nhưng không thể cuốn đi tình yêu thương, sự kiên định và lòng quả cảm.

Cơn bão số 3 vừa đi qua thì lũ lụt tràn về. Hà Nội và các tỉnh miền Bắc lại tiếp tục căng mình chịu lũ lụt, ngập úng và sạt lở. Trong thiên tai tiếp nối thiên tai, mọi người phải học cách thích nghi để chủ động ứng phó, để sát cánh bên nhau, chia sẻ, hỗ trợ nhau cùng vượt qua bão lũ.

Cuộc đời con người như một hành trình dài, đôi khi bình yên như mặt biển tĩnh lặng, đôi khi lại dậy sóng như những cơn bão đến bất chợt.

Người ta vẫn thường nói trước khi cơn bão ập đến bầu trời rất bình yên. Phải chăng đất trời đang phiêu du trước khi giông bão đến. Tựa như lòng người, khi biết trước nhưng cơn cuồng phong chắc chắn phải xảy ra thì lòng ta cũng nhẹ bẫng đến lạ kỳ.

Có đi qua những ngày dông bão, ta mới thấy trân trọng hơn những giây phút bình yên.

Tự hào sinh ra trên mảnh đất miền Trung mặn mà nắng gió, cô có thể thao thao bất tuyệt kể về các món ăn đặc sản, những địa danh nổi tiếng hay chân chất tình người, vậy nhưng khi ai đó hỏi cô rằng mùa lũ ở miền Trung khiến đất cuốn nhà trôi luôn hả em, cô không thể thốt nên lời.

Có người nói với tôi rằng: nếu có một câu hỏi rằng tháng Chín về, âm thanh nào vắt ngang trời thương nhớ? Cô ấy sẽ không suy nghĩ lâu mà trả lời rằng, đó là tiếng trống trường.

Tuổi thơ, ai cũng trải qua những ngày tháng cắp sách đến trường. Đó là một hành trình dài với nhiều gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hành trình này luôn bắt đầu bằng những mùa khai trường đáng nhớ.

Một năm học mới đã bắt đầu. Mỗi một chặng đường mới luôn mang theo rất nhiều những hy vọng, niềm tin, có cả những vui mừng xen lẫn sự lo âu...

Có người kể với tôi, cô ấy may mắn có hai lần được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai lần cách nhau 25 năm, từ lúc cô còn là một đứa trẻ sinh sống ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ đến khi đã trưởng thành tận miền sông nước Tây Nam Bộ, cô vẫn nguyên một cảm xúc rưng rưng.

Có một mùa thu không trở lại. Có nhiều mùa thu không trở lại. Có những khoảnh khắc tưởng chừng rơi vào lãng quên, nhưng rồi lại thành chiếc neo của kỷ niệm. Nhất là khi tình cờ, ta chạm phải một tín hiệu gợi nhớ thu. Lúc đó thì cảm xúc hôm nào, hình ảnh hôm nào bỗng bừng sống lại như vừa hôm qua.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều có một miền ký ức yêu thương không thể nào quên. Trong trái tim của một cô gái, luôn có một khu vườn xanh mát, nơi có cây khế buông những trái chín vàng xuống nền cát trắng.

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta sẽ đi qua muôn vàn khoảnh khắc cảm xúc từ bình an, hạnh phúc, đến khổ đau, chấp nhận. Mỗi khoảnh khắc đó đều ghi dấu ấn trong ta thành trường ký ức. Có một vài khoảnh khắc sẽ được ghi lại đậm sâu hơn bằng những thước phim, những bức ảnh.

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Nhà thơ Nguyên Sa đã phải thốt lên như thế khi gặp “Áo lụa Hà Đông”, để rồi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thổi hồn vào bài thơ ấy, làm nên một ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng mà say đắm người nghe.

Có một cô gái đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Tựa như hạt mầm chớm nở qua trang sách, thơ văn, qua lời giảng của thầy cô dưới mái trường mến thương thuở nào, cô gái ấy có tên là Ngọc Nữ.

Có người đã từ lâu thuộc nằm lòng những câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng. Những câu thơ yên ắng, thân thương, như là những buổi trưa trong vườn, tuổi thơ bình yên nằm nghe chim hót líu lo, ánh mắt chạm những tia nắng đong đưa trong vòm lá.

Có người nói với tôi, cô ấy luôn thấy người tận tâm tự cảm nhận được hạnh phúc. Cho dù hạnh phúc ấy có thể không giống ai, không ai hiểu thấu được. Tận tâm là bởi thương thầm đấy thôi.

Có người chia sẻ với tôi cô ấy đôi khi vẫn cảm thấy hồi hộp khi nhớ lại giai đoạn khó khăn ấy. Và đặc biệt, cô nhớ mãi hành động quan tâm của một người bạn thân dành cho mình.

Có người kể với tôi rằng, ngày đó có nằm mơ cô cũng không đoán được cô sẽ tình cờ tìm thấy tình yêu của mình trên một hòn đảo nhỏ. Phải chăng đến cùng, chúng ta trải qua nhiều nỗi buồn dường như để gặp một người cùng ta xây hạnh phúc...

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Có người nói với tôi rằng mỗi người đều có hai cuộc sống. Lần đầu tiên là sống vì người khác, lần thứ hai là sống vì chính mình. Cuộc đời thứ hai thường bắt đầu vào năm 40 tuổi.

Mẹ thương yêu của con, Vu Lan này con không còn mẹ nữa. Nhưng trái tim thương yêu của mẹ vẫn còn đang đập trong một lồng ngực ấm áp khác nên mẹ cho con được cài lên ngực trái một bông hoa đỏ, kề cạnh một bông hoa đỏ khác của con, mẹ nhé. Bởi với con, trái tim mẹ còn đập, con còn nhớ, còn yêu là mẹ vẫn còn đang sống.

Có một cô gái vẫn thường viết những câu thơ và đọc cho người trong lòng cô nghe, kể cho anh những khao khát của mình.

Năm nào cũng thế, khi khu chợ trước nhà tấp nập người bán buôn, tiếng bạn hàng gọi nhau í ới khi trời còn chưa sáng tỏ, góc mai ở bàn thiên chi chít đầy những nụ mới, cô chợt nghĩ đến nàng dâu hụt của bà mình, một trong rất nhiều người phụ nữ đã chịu nhiều mất mát hy sinh.

Ngày cô cất tiếng khóc chào đời vào mùa thu cũng là lúc mẹ cô ra đi. Cha đặt tên cô là Thuỳ Vân – áng mây phiêu bồng. Mỗi khi mùa thu về, tâm trí cô lại phiêu du cùng niềm nhớ thương vô bờ người cha thân yêu của mình.

Những cơn mưa dai dẳng gợi nhớ mùa mưa rằm tháng 7, nhắc nhở một mùa Vu Lan hiếu đạo gần kề. Đây là mùa thứ hai có một người con không còn được cài đóa hoa hồng tươi thắm. Cũng là mùa thứ hai nỗi nhớ mẹ cứ chênh vênh.

Bài thơ Mưa tháng bảy, của Trần Tế Xương có câu: "Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu/ Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu". Sau những trận mưa, nắng cũng bừng lên, nhưng không còn cảm giác hầm hập, chói chang như trước. Thu đã về, không ồn ào, mà lướt nhẹ như một cơn gió thoảng. Trên đường phố Hà Nội, bắt đầu nhìn thấy sắc vàng của trái thị trên những mẹt hàng chở sau xe đạp rong ruổi từng con phố, mang hương thơm gợi nhắc về cái mùa đẹp nhất của Thủ đô đang đến gần.

Có một người từng ép những cánh phượng vào trang vở học trò. Cái màu đỏ rực rỡ khi khô rồi vẫn còn nguyên vẹn. Màu phượng đỏ mỗi mùa luôn bền bỉ như thế, để những kỷ niệm thân thương của những tháng năm học trò cứ theo ta mãi không bao giờ mờ phai.

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng có những giây phút phải hòa mình trong một buổi chiều tan tầm với tắc đường, khói bụi và đông nghẹt phương tiện. Những lúc như thế, bạn đã thấy gì và mong muốn điều gì?

Kết thúc một ngày dài, một cô gái quyết định lên xe chạy dọc con đường ven biển để hít thở chút khí trời tự do tươi mát. Rồi cơn mưa từ đâu ào tới, làm cô nhớ đến những câu thơ của ai đó.

Có một dòng sông, lúc hiền hòa, trong veo, lúc cuồn cuộn, đỏ ngầu vì mưa lũ, ôm cả mây trời, mang theo cả những buồn vui của một đời người theo tháng năm. Kể cả khi sông vào mùa nước cạn, tình người gửi theo dòng sông ấy vẫn vẹn nguyên…

Có một người con gái lấy chồng xa, hơn hai mươi năm xa quê, xa gia đình, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, trong một lần trở về nhà, cô chợt giật mình thảng thốt: Tóc mẹ đã bạc đến thế rồi sao?

Vào buổi trưa hè, mắc võng ngủ dưới gốc cây thì còn gì thú bằng! Ngoại giăng cho tôi một cái võng dù dưới tán cây vú sữa và cây khế trong vườn. Chẳng biết cây vú sữa đã trồng từ khi nào mà tán xòe rộng rợp mát cả ngày.