Doanh nghiệp hưởng lợi khi Luật Nhà ở sửa đổi thông qua

Kể từ khi Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng những khó khăn tồn tại trên thị trường sẽ được tháo gỡ, đặc biệt là việc phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn tới. Việc tăng nguồn cung nhà ở xã hội sẽ vừa giải được cơn khát nguồn cung nhà giá rẻ, vừa giải được bài toán hạ nhiệt giá nhà. Khi Luật Nhà ở sửa đổi được đi vào thực thi, các ách tắc về pháp lý sẽ được khơi thông, và doanh nghiệp sẽ ngày càng chú trọng hơn với loại hình này.

465 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành thủ tục và triển khai đầu tư xây dựng, trong đó 110 dự án khởi công xây dựng; 309 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư mới và mới chỉ có 46 dự án hoàn thành. Để đạt được mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, cần phải đấy nhanh tiến độ lên nhiều lần. Thế nhưng những vướng mắc hiện hữu về pháp lý và nguồn vốn là rào cản chính khiến mục tiêu này đang dần bị chậm tiến độ. Tuy nhiên, Luật Nhà ở sửa đổi mới được Quốc hội thông qua gần đây, được ví như một chiếc phao cứu sinh giúp khơi thông những ách tắc pháp lý – được coi là 70% nguyên nhân.

Đầu tiên, Luật mới quy định miễn tiền sử dụng đất/tiền thuê đất đối với đất được giao làm dự án nhà ở xã hội mà không cần thủ tục xác định tiền sử dụng đất. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc rút ngắn thời gian thực hiện triển khai dự án. Trước đây, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính. Doanh nghiệp luôn phải chờ đợi, hoạt động triển khai dự án sẽ bị đình trệ, hơn nữa, chi phí phát sinh trong khoảng thời gian “án binh bất động” đó, doanh nghiệp đều phải gánh chịu.

Bà Đinh Thị Loan – Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Trung Quý cho biết: "Thời gian ưu đãi đầu tư tính từ thời gian trong quá trình hoạt động dự án và từ thời gian giao đất. Thời gian giao đất chậm tính từ thời gian giao đất thực địa, nhưng để giao đất thực địa thì điều kiện là phải có bìa đỏ. Từ lúc có quyết định giao đất đến lúc có bìa đỏ phải mất khoảng thời gian 6 tháng để đi làm bìa đỏ. Do đó ưu đãi đầu tư đương nhiên mất 6 tháng. Và thứ hai là thuế lại tính theo quyết định chứ không tính theo giao đất thực địa. Chính vì vậy, chưa giao đất thực địa thì doanh nghiệp chưa có giấy phép xây dựng, chưa làm được gì, nhưng thuế lại tính từ thời gian có quyết định".

Điểm mới thứ hai của Luật Nhà ở sửa đổi đó là: không yêu cầu chủ đầu tư bắt buộc dành 20% đất trong dự án thương mại cho nhà ở xã hội và cung cấp các phương án thay thế cho các chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội. Theo quy định cũ, dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, dẫn đến hầu hết các địa phương không bố trí quỹ đất để phát triển dự án nhà ở xã hội độc lập. Quy định này dẫn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị dẫn đến quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua thiếu nhiều so với nhu cầu và không tạo sự chủ động cho địa phương.

Thứ ba, với việc quy định lợi nhuận tối đa 10% đối với diện tích xây dựng nhà ở xã hội thay vì toàn bộ dự án được đánh giá có thể giúp chủ đầu tư có thêm lợi nhuận từ việc phát triển nhà ở xã hội thông qua phần diện tích thương mại. Như vậy, đối với các doanh nghiệp, những chủ đầu tư có các dự án nhà ở xã hội sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi của Luật.

Ông Dương Long Thành – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BĐS Thắng Lợi cho biết: "Trong các tập đoàn đều dành một khoản nguồn lực, nguồn vốn. Do đó, trong cơ cấu doanh thu nguồn lực và nguồn vốn, chúng tôi cũng dành khoảng 30% doanh thu đến từ mảng nhà ở xã hội và chúng tôi chấp nhận việc đó. Lợi nhuận thấp nhưng có dòng tiền, và chúng tôi xem việc đấy như một trách nhiệm đóng góp với địa phương, với đất nước".

Tuy nhiên, đến 1/1/2025 Luật Nhà ở sửa đổi mới có hiệu lực và các doanh nghiệp cần phải giải quyết những vấn đề về nguồn vốn, về chi phí phát sinh trong khoảng hơn một năm nữa. Do vậy, các doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục tái cơ cấu, huy động nguồn vốn từ nhiều kênh để duy trì hoạt động ổn định, chờ đợi cú hích khi Luật được thực thi.

User
Ý KIẾN

Thị trường bất động sản đang dần phục hồi và tốt hơn qua từng tháng. Từ đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu tái khởi động.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3191 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi quản lý của UBND TP. Hà Nội.

Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, thành phố đã cấp sổ hồng được 33.000 căn hộ. Hiện vẫn còn hơn 29 nghìn căn hộ nữa đang chờ xử lý.

Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cần có quy định bắt buộc chủ đầu tư đăng ký và công bố xếp hạng chung cư theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng trước khi mở bán căn hộ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng không làm phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ đối với dự án nhà ở.

“Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận” do Bộ Tài nguyên môi trường xây dựng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Tại Nghị quyết 93 vừa ban hành, Chính phủ giao Bộ Xây dựng cùng các bộ ngành, địa phương rà soát, gỡ vướng cho các doanh nghiệp bất động sản trong phát triển dự án.

Dự kiến trong tháng 7, bộ tiêu chuẩn về thiết kế các công trình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, trong đó có thiết kế về PCCC sẽ được ban hành.

Hà Nội đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt khoảng 32m2 sàn/người và phát triển nhà ở xã hội mới khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà.

Với 29.000 căn hộ xây dựng vi phạm quy hoạch, việc cấp sổ cho người dân sẽ thực hiện song song cùng với xử lý vi phạm của chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Tính đến cuối tuần qua, đã có 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm. Nhiều người đang lo ngại lãi suất cho vay liên quan đến xây dựng, bất động sản vì thế sẽ bị tăng theo.

Dữ liệu từ Công ty trách nhiệm hữu hạn CBRE cho biết, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ghi nhận những kết quả tích cực ngay trong quý đầu tiên của năm 2024.

Tác động lớn nhất đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024 là việc Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm.

Công ty CP Nha Trang Bay - Chủ đầu tư chung cư Scenia Bay Nha Trang đã cắt điện thang máy của 704 căn hộ tại chung cư này.

Dự án "siêu" Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sudico làm chủ đầu tư có quy mô hơn 1.200 ha nằm trên địa bàn hai xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất và Đông Xuân, huyện Quốc Oai. Nhưng suốt 17 năm qua dự án vẫn chỉ nằm trên giấy. Dự án treo đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các chính sách có hiệu lực sớm hơn hay thu ngân sách từ bất động sản gia tăng trong những tháng đầu năm nay là những tín hiệu tích cực với thị trường bất động sản sau thời gian dài khó khăn.

Trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm, khiến giá liên tục tăng cao thì có đến hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Nhằm cải thiện nguồn cung, nhiều ý kiến đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để chấm dứt tình trạng lãng phí này.

Hơn 200 dự án tương đương 62.000 căn hộ tại Hà Nội gặp vướng mắc do sai phạm về quy hoạch, tự ý chuyển đổi công năng, nghĩa vụ tài chính.

Chủ trương xây nhà ở xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Đảng và nhà nước, khi tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định. Thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất để phát triển mới các dự án nhà ở xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo Bộ xây dựng, đến tháng 6, cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội được triển khai, với quy mô gần 420 nghìn căn.

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu loại phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư.

Những vướng mắc về chính sách đang khiến nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại và cả nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội chưa thể triển khai theo kế hoạch. Các khó khăn này có thể được khai thông khi các luật mới liên quan đến nhà đất và thị trường BĐS có hiệu lực.

Trả lời kiến nghị của cử tri về việc gần 100 hộ dân tại chung cư G4, khu đô thị mới Yên Hòa (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã nhận nhà hơn 15 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng, Giám đốc sở TN&MT TP Hà Nội cho biết, Sở đang nghiên cứu, báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo đối với dự án theo hướng cho phép tiếp tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại Chung cư G4 đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư.

Thời gian gần đây thị trường bất động sản lại tiếp tục có xu hướng bị lũng đoạn với chiêu trò tạo khan hiếm để thổi giá, sau một thời gian ngắn có dấu hiệu chững lại. Những thông tin về cơn sốt đất nền vùng ven hay chung cư nội đô thiết lập mặt bằng giá mới đang phủ sóng rộng rãi trên mạng xã hội, tác động không nhỏ đến tâm lý của người dân.

Từ ngày 22/6/2024, Hà Nội sẽ áp dụng bảng giá để lấy làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở, công trình đa năng xây dựng mới, trụ sở văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, nhà sản xuất, nhà kho chuyên dụng…

UBND TP.HCM giao tổ chức, cá nhân có liên quan tăng cường công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.

Hàng loạt mặt bằng ở các tuyến phố trung tâm Hà Nội bỏ trống, trong khi lượng tìm thuê cửa hàng kinh doanh trong các ngõ nhỏ nửa năm nay tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Môi giới đã thổi giá biệt thự, nhà liền kề lên mức cao phi lý, có khu nhà được rao tới nửa tỷ đồng một mét vuông.

Lượng giao dịch phân khúc căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ hướng tới nhu cầu ở thực giảm, còn phân khúc đất nền tăng ảo thời gian qua cho thấy thị trường đang có tính đầu cơ cao, phát triển không lành mạnh.

Trong phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến với đề xuất của Chính phủ về việc sớm ban hành ba dự án luật liên quan đến đất đai và bất động sản.

Nửa đầu quý II năm nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi tích cực qua từng tháng.

Luật Đất đai có hiệu lực sớm và nhanh chóng đi vào cuộc sống sẽ mở ra cơ hội cho người dân và doanh nghiệp đối với thị trường bất động sản.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1188/UBND-KTN về việc tăng cường công tác chấp hành quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai và đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Từ đầu năm đến nay, hàng chục cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội đã diễn ra khá sôi động. Điều này giúp các địa phương đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách từ đấu giá đất.

Theo Luật Kinh doanh Bất động sản, môi giới phải hoạt động trong sàn giao dịch và có chứng chỉ hành nghề, quy định này sẽ loại bỏ tình trạng giới thiệu những dự án ma hay "phủi tay chạy làng".

Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai đi vào thực thi sớm hơn dự kiến, từ 1/8/2024, sẽ đem lại cho thị trường bất động sản những thay đổi tích cực.

Tất cả các doanh nghiệp được kiểm tra hồ sơ kê khai thuế năm 2022 đều kê khai quyết toán thuế không đúng, phải xử lý tài chính 138 tỷ đồng.

Khi nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu, giá nhà thương mại tăng cao, nhiều ý kiến đề xuất cần nhanh chóng chuyển những khu nhà tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.

Đang có thông tin rao bán các căn nhà 3-4 tầng trong ngõ nhỏ thuộc quận Hoàng Mai và Thanh Xuân, diện tích từ 35 - 40m2 với giá chỉ từ 2,3-2,5 tỷ, khá thấp so với thị trường.

Trong lĩnh vực mua bán bất động sản, thời gian qua đã xuất hiện nhiều chiêu trò lợi dụng sự cả tin của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã đề xuất dừng thực hiện dự án CC3 Mỹ Đình thuộc Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, bị bỏ hoang hơn 20 năm qua.

Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với nhiều đơn vị, địa phương liên quan đề xuất giải pháp giải quyết vướng mắc về giấy phép xây dựng và cấp sổ đỏ cho người dân.

Dự án khách sạn AMIANA trên khu đất tại địa chỉ 15 Thành Công thuộc phường Thành Công, quận Ba Đình vẫn chưa thể đưa vào sử dụng sau nhiều năm.

Khi Luật Đất đai 2024 được thực thi, nhiều chính sách mới sẽ được áp dụng, trong đó có việc xác định giá tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.