Độc đáo làng nghề 'thêu áo cho vua'

Làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) là ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là "thêu áo cho vua".

Xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII, phát triển rực rỡ ở thời nhà Nguyễn và vẫn tồn tại tới ngày nay, làng thêu Đông Cứu chính là nơi sản xuất ra những bộ long bào phục vụ cho các vương triều phong kiến Việt Nam.

Hiện nay, ngoài việc thêu long bào, khăn chầu, áo ngự phục vụ các loại hình diễn xướng sân khấu, Đông Cứu còn có nghề phục dựng long bào cổ trở thành những di sản văn hóa mang giá trị lịch sử sâu sắc.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, làng Đông Cứu hiện là ngôi làng duy nhất vẫn còn giữ lối thêu cổ với nghề phục dựng long bào, áo mão cho vua chúa, quý tộc trong triều đình xưa.

Lề lối thêu cung đình; tỉ mỉ trong từng đường nét; các canh chỉ, họa tiết của các sản phẩm phục chế được thực hiện theo đúng các nguyên tắc trong kỹ thuật thêu cung đình.

Gần 40 năm tham gia phục dựng lại các tác phẩm qua các thời kỳ phong kiến, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã có nhiều tác phẩm trưng bày tại các bảo tàng trên cả nước. Tại gia đình, ông lưu lại một số tác phẩm mà mình dành tâm huyết, sự tỉ mỉ để phục dựng lại.

Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi cho biết: "Tôi cũng có tìm hiểu và cũng nhờ các cụ truyền đạt lại cho cách thêu và lối thêu và hình thức, cách thức để làm làm sao cho đúng lề lối chuẩn thời xưa. Tất cả trang phục tôi phục dựng được thì nó khoảng 20 mẫu khác nhau của một triều đại, chủ yếu là Triều Nguyễn. Hiện đã có trên dưới 30 cái áo phục dựng hoàn chỉnh theo đúng nguyên bản, bản gốc”.

Gần 40 năm tham gia phục dựng lại các tác phẩm qua các thời kỳ phong kiến, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã có nhiều tác phẩm theo đúng nguyên bản, bản gốc

Nghề thêu tay là thế mạnh ở Đông Cứu. Chính điều này tạo điều kiện cho nghề thêu Đông Cứu phát triển, giải quyết việc làm cho trên 90% lao động địa phương, và các làng, xã lân cận. Gắn bó với nghề thêu từ năm 13 tuổi, bà Lê Thị Ngoan (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín) chia sẻ nghề có lúc thăng trầm, nhưng vì đam mê nên bà gắn bó cho đến tận bây giờ.

"Làm công việc này đòi hỏi từng đường kim mũi chỉ cần tỉ mỉ, các màu sắc, những nét nhỏ, khi đổi mẫu mã, không có sản phẩm cố định, mỗi sản phẩm khác nhau. Sản phẩm làm ra được quảng bá cũng thấy phấn khởi, tay nghề của thợ làng nghề được biết đến rộng rãi", bà Ngoan chia sẻ.

Những năm trước đây, sản phẩm thêu Đông Cứu chủ yếu phục vụ tâm linh người Việt. Tuy nhiên, khi thương hiệu làng nghề thêu truyền thống Đông Cứu lan rộng, các nghệ nhân nhận được các đơn đặt hàng với mẫu mã đa dạng hơn...

Ông Nguyễn Thế Du - Chủ tịch Hiệp hội nghề thêu thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội cho biết: “Hiện thợ thêu rất nhiều, chiếm 2/3 những người trong làng là theo nghề thêu. Địa phương đang phát triển nghề của cha ông để lại ngày càng phát triển hơn và kết hợp giữa nét cổ truyền và hiện đại. Chúng tôi cũng đã đưa máy móc vào sản xuất các mặt hàng kết hợp với thêu tay truyền thống ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu và thị trường người tiêu dùng".

Làng Đông Cứu hiện là ngôi làng duy nhất vẫn còn giữ lối thêu cổ với nghề phục dựng long bào, áo mão cho vua chúa, quý tộc trong triều đình xưa.

Với sự cần mẫn, tỉ mỉ của người thợ đã tạo ra được những sản phẩm tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao, nghề thủ công truyền thống thôn Đông Cứu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bà Vũ Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND Xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội cho biết: “Với lợi thế đó, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Dũng Tiến đã và đang tăng cường chỉ đạo đối với các ban ngành đoàn thể, thôn và nhân dân tích cực chủ động tuyên truyền quảng bá sản phẩm của mình trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận với khách hàng. Đồng thời cũng chủ động khai thác các chương trình để phát triển làng nghề”.

Ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, Hà Nội thông tin: “Hàng năm, huyện Thường Tín vẫn trích ra khoảng hơn 1 tỷ đồng để làm công tác khuyến công, thực tế là truyền nghề, dạy nghề, hỗ trợ cho các làng nghề trong quảng bá các sản phẩm ra các tỉnh khác và thị trường quốc tế. Trong năm 2023 huyện sẽ tiếp tục quan tâm đến các làng nghề đặc biệt làng nghề của xã Dũng Tiến”.

Với tấm lòng trân quý giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, những nghệ nhân và các thợ lành nghề của Đông Cứu đã giúp nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng mai một được hồi sinh và phát triển.

User
Ý KIẾN

Thời điểm này, tại khu xóm đạo Phú Bình, nơi cung cấp lồng đèn Trung thu truyền thống lớn nhất TP.HCM, không khí đã tất bật, nhộn nhịp.

Trong nhiều năm qua, vòng tiện gỗ đã trở thành một trong những phụ kiện thời trang được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Để làm ra những chiếc vòng gỗ đeo tay, đeo cổ cần trải qua nhiều công đoạn. Cùng tìm hiểu các công đoạn này tại làng nghề tiện gỗ nổi tiếng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.

Huyện Phúc Thọ có 9 làng nghề với hơn 1700 cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho hàng vạn lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Theo thần phả đình làng Chuôn Ngọ, nghề khảm trai có ở Chuyên Mỹ từ khoảng thế kỷ 11 đến 13, do ông tổ nghề là Trương Công Thành, một tướng tài đời Lý gây dựng.

Gốm Bát Tràng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Việt. Nhưng đáng chú ý hơn cả là thế hệ trẻ ngày nay đang tiếp nối và phát triển nghề gốm truyền thống này bằng sự sáng tạo và nhiệt huyết của mình. Trần Anh Tú là một người trẻ như vậy.

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 70 năm ngày thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (30/11/1954 - 30/11/2024).

Làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) là ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là "thêu áo cho vua".

Nhắc tới đồ gỗ mỹ nghệ, hầu hết mọi người đều nhắc tới Đồng Kỵ – một địa điểm nổi tiếng về các loại đồ gỗ cao cấp. Nhưng bên cạnh đó; không thể không nhắc tới làng nghề gỗ Châu Phong, thuộc xã Liên Hà; huyện Đông Anh, Hà Nội (cách Đồng Kỵ khoảng 5km).

Từng là một trong bốn nghề truyền thống bậc nhất Kinh thành Thăng Long xưa, trải qua bao thăng trầm, nghề đậu bạc làng Định Công dần bị mai một. Nhưng nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi.

Trong bối cảnh nhiều làng nghề mỹ nghệ sử dụng sơn công nghiệp để chế tác thì có một người nghệ nhân vẫn kiên nhẫn “trò chuyện” với sơn ta để tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.

Nhiều địa phương trong cả nước đang xây dựng sản phẩm du lịch từ hoa rất hiệu quả. Hà Nội với diện tích trồng sen lớn, nhiều sản phẩm OCOP từ hoa sen, do đó có thể phát triển các sản phẩm du lịch về sen hiệu quả.

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.

Hàng Thiếc là một phố nhỏ, có chiều dài chỉ khoảng 136m, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc đến ngã ba Hàng Thiếc - Hàng Nón. Đây là một trong ít phố vẫn đang giữ được nghề truyền thống, minh chứng cho sức sống phố nghề của Hà Nội 36 phố phường xưa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tại Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 đã nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội.

Hình thành và phát triển nghề mây tre đan từ 400 năm trước, đến nay làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống này.

Một nhóm bạn trẻ tâm huyết với văn hóa truyền thống đã phối hợp cùng các nghệ nhân nỗ lực hồi sinh nghề in khắc gỗ thôn Thanh Liễu (Hải Dương) đã tồn tại gần 600 năm.

Tò he là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt. Tuy món đồ chơi này không còn thịnh hành, vẫn có những nghệ nhân miệt mài giữ thú chơi này.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề nấu xôi tại làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã tạo nên những hương vị xôi đặc sắc và hấp dẫn.

Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng là cái nôi múa rối nước truyền thống của Hà Nội. Thế nhưng hiện nay làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi là người theo đuổi kỹ thuật tạo tác những con rối.

Với lịch sử hơn 1000 năm, làng lụa Vạn Phúc là nơi chứa đựng những bí quyết dệt lụa của những người nghệ nhân tài ba. Kiên trì và tâm huyết, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã khôi phục được một loại sản phẩm tơ lụa tưởng chừng như đã thất truyền - lụa Vân, một loại lụa quý hiếm, đặc trưng của làng Vạn Phúc.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình.

Sinh ra trong một gia đình làm nghề đậu bạc truyền thống tại làng Định Công (Hà Nội), nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh đã được truyền đạt những bí quyết, kỹ thuật nghề đậu từ cha của mình - nghệ nhân Quách Văn Trường. Bằng sự sáng tạo cùng đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Tuấn Anh đã tạo nên những tác phẩm hiện đại và độc đáo, góp phần làm nên danh tiếng cho làng nghề Định Công.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã tìm ra cách dệt lụa mới bằng việc biến con tằm thành… “những người thợ dệt trung thành”, cũng là người tiên phong dệt lụa thành công từ những cuống sen bỏ đi.

Ngày 16/4, tại khu phố Đông Khê (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ. Đây được ví như là địa chỉ đỏ trong bảo tồn và phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Với khát khao tạo nên những sản phẩm gốm khác biệt, một vài nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng kiên trì theo đuổi cách làm gốm thủ công, trong đó có nghệ nhân trẻ Nguyễn Tuấn Minh. Đôi bàn tay của Tuấn Minh đã đã tạo tác những sản phẩm gốm đặc biệt.

Làng Vạn Phúc thuộc địa phận quận Hà Đông, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km, nổi tiếng với nghề dệt lụa từ ngàn đời. Những năm gần đây, bên cạnh việc sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng dệt may truyền thống, làng Vạn Phúc còn phát triển du lịch, trở thành một địa điểm được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Vân Hà là một trong những làng nghề sản xuất gỗ nổi tiếng, sản phẩm được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm gỗ Vân Hà được Hà Nội lựa chọn làm quà lưu niệm, quà tặng cho các đoàn khách trong và ngoài nước.

Làng nghề Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thường Tín nổi tiếng xa gần với nghề làm Bánh Chưng. Dịp cuối năm, cao điểm nhất là những ngày giáp Tết Nguyên Đán, không khí sản xuất nơi đây càng thêm tất bật.

Sau trào lưu chơi tranh thêu, tranh đá, tranh hiện đại...thời gian gần đây, xu hướng chơi tranh dân gian đang dần quay trở lại, trong đó rất nhiều người quan tâm, hứng thú với các tác phẩm của dòng tranh Đông Hồ. Để hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa của dòng tranh dân gian này nhiều bạn trẻ đã tìm về Đông Hồ, trực tiếp gặp gỡ những nghệ nhân đã dành cả cuộc đời để gìn giữ, hồi sinh, phát triển dòng tranh độc đáo của dân tộc.

Ở Hà Nội có rất nhiều vùng trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng được trồng và bán quanh năm. Nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào dịp Tết, khi nhu cầu thị trường tăng cao. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân lại háo hức mua sắm, trang hoàng cho gia đình những chậu hoa, cây cảnh... Tết Nguyên đán đang gần kề, hiện nay các làng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã tấp nập người mua, bán.

Như một nếp văn hóa, cứ Tết đến là người Việt lại tất bật sắm sửa, trang hoàng nhà cửa để đón một năm mới thật sung túc. Gốm Bát Tràng dường như là địa chỉ đầu tiên người dân nghĩ đến mỗi khi Tết đến xuân về.

Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với nghề đục, khắc làm đồ thờ truyền thống cùng với đó là kỹ thuật sơn son, thếp vàng tinh xảo được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Đến nay, nghề truyền thống của làng được thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Để làm nên những kiệt tác đó là những người thợ giỏi, chủ cơ sở sản xuất lớn trong làng và đang tiếp tục truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Tết Nguyên đán đã cận kề. Thời điểm này, các làng nghề truyền thống đang chạy đua với thời gian để kịp đưa sản phẩm ra thị trường, phục vụ người tiêu dùng, với kỳ vọng có một mùa Tết bội thu, đủ đầy. Những ngày giáp Tết, không khí sản xuất tại làng nghề miến Minh Khai, huyện Hoài Đức cũng rất tất bật, rộn rã.

Với nhiều làng nghề, thời điểm cuối năm là khung thời gian sản xuất tất bật nhất. Cũng vì thế, với các hộ sản xuất và người lao động, thu nhập thường tăng cao hơn hẳn. Tần suất công việc cao, ngày công lớn, chính điều này đã cuốn các hộ gia đình, người lao động tập trung hơn cho sản xuất. Qua đó, sẵn sàng cho một cái Tết đầy đủ và ấm áp hơn.

Những sản phẩm nổi tiếng của huyện Ứng Hòa đã góp mặt tại Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2023. Đây là hoạt động được Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện tổ chức nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn trưng bày giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy kết nối sản xuất kinh doanh.

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước. Toàn thành phố có đến 1.350 làng nghề, chiếm 59% trong tổng số làng nghề của cả nước, với tỷ lệ 47/52 nghề của toàn quốc. Trong đó có 277 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống. Đây thực sự là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa và phát triển du lịch.