Độc đáo nghề dát vàng quỳ ở Kiêu Kỵ

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Theo sử sách ghi lại, nghề dát vàng quỳ có từ 300 năm trước dưới thời Hậu Lê. Thủa ấy, có ông Nguyễn Quý Trị, người làng Kiêu Kỵ tài giỏi nên được cử đi xứ Phương Bắc. Khi sang đó, cụ đã học được nghề dát vàng bạc và sau khi đã thông thạo, cụ mang về truyền dạy cho dân làng Kiêu Kỵ.

Từ đó đến nay, dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dát vàng bạc vẫn được người dân trong làng gìn giữ từ đời này qua đời khác. Khi nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử được trùng tu, xây mới, nghề truyền thống ở Kiêu Kỵ cũng được khôi phục và phát triển hơn.

Dấu ấn của người thợ Kiêu Kỳ đã in khắp những công trình từ kiến trúc, đến những bức tượng Phật, hoành phi, câu đối dát vàng bạc lấp lánh trên khắp mọi miền đất nước. Bởi Kiêu Kỵ hiện là làng nghề duy nhất ở Việt Nam chuyên làm vàng quỳ và chỉ có những nghệ nhân nơi đây mới có thể làm được ra những sản phẩm như mong muốn.

Dấu ấn của người thợ Kiêu Kỳ đã in khắp những công trình từ kiến trúc, đến những bức tượng Phật, hoành phi, câu đối dát vàng bạc lấp lánh trên khắp mọi miền đất nước.

Các cụ cao niên trong làng kể lại, ở nhiều làng nghề truyền thống khác, các cụ tổ nghề không chỉ truyền dạy cho người dân trong một làng mà còn truyền nghề cho các làng lân cận. Thế nhưng riêng nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ lại khác, bởi ông tổ Nguyễn Quý Trị chỉ truyền dạy cho người trong làng.

Ở làng Kiêu Kỵ hiện nay còn khoảng 20 hộ gia đình vẫn đang theo nghề, trong dó có gia đình của nghệ nhân Nguyễn Thiên Hùng. Xưởng của anh Hùng hiện có khoảng 10 nhân công, hàng ngày họ vẫn chăm chỉ, cần mẫn làm việc để cho ra những sản phẩm sơn son thếp vàng đẹp mắt.

Gần 40 năm tâm huyết và gắn bó với nghề, nghệ nhân Nguyễn Thiên Hùng đã trải qua một hành trình đầy khó khăn và vất vả, nhưng cũng rất đỗi tự hào. Sinh ra và lớn lên ở làng Kiêu Kỵ, một ngôi làng nổi tiếng với truyền thống dát quỳ vàng bạc hàng trăm năm, anh Hùng may mắn được thừa hưởng những giá trị và bí quyết quý báu từ nghề truyền thống của quê hương. Ngay từ nhỏ, anh đã được tiếp xúc và học hỏi từ các nghệ nhân lão làng, trau dồi kỹ năng và phát triển niềm đam mê với nghề dát quỳ vàng bạc.

Sản phẩm dát vàng quỳ được làm tỉ mỉ và tinh xảo.

Suốt gần 40 năm, anh Hùng không chỉ giữ vững được nghề truyền thống mà còn không ngừng sáng tạo và cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Anh đã phải đối mặt với nhiều thử thách, từ việc duy trì kỹ thuật truyền thống cho đến cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại. Tuy nhiên, với tình yêu nghề và sự kiên định, anh đã vượt qua mọi khó khăn, đưa sản phẩm dát quỳ vàng bạc của mình đến với nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

Sự thành công của nghệ nhân Nguyễn Thiên Hùng không chỉ là niềm tự hào cá nhân mà còn là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của nghề truyền thống Việt Nam. Những sản phẩm của anh không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa nhiều yếu tốt: quá khứ - hiện tại, truyền thống - hiện đại.

Để làm hoàn thành một sản phẩm được dát vàng, bạc quỳ thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Đặc biệt, các sản phẩm được làm thủ công 100% và không sử dụng một loại máy móc nào để hỗ trợ.

Quy trình sản xuất dát vàng, bạc trải qua ba khâu chính: làm quỳ mới, đập diệp và làm quỳ cũ. Sau khi hoàn tất ba cộng đoạn trên mới được thếp lên sản phẩm. Trong làm quỳ mới lại có khâu làm mực và làm giấy giống. Giấy để làm giấy giống được làm từ giấy gió và được người thợ cẩn thận lựa chọn, nhưng đa phần được lấy từ những làng nghề làm giấy truyền thống như Yên Thái mới đảm bảo độ dai và mang lại độ sáng bóng cho quỳ vàng.

Các sản phẩm được làm thủ công 100% và không sử dụng một loại máy móc nào để hỗ trợ.

Theo lối xưa, để dát được một lá vàng mỏng thếp lên các bức tượng, hoành phi, câu đối phải trải qua 40 công đoạn. Hiện nay, một số khâu được tối giản, nên chỉ còn 20 công đoạn. Theo các cụ cao niên ở làng Kiêu Kỵ, khâu làm giấy quỳ giống mang tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đã có lúc các thợ làng suýt bỏ nghề vì không tìm ra loại giấy thay thế. Ở làng vẫn truyền miệng nhau câu: “Giấy giống là sự sống”.

Mỗi quỳ 500 lá, trên mỗi lá đặt một mảnh vàng nhỏ 1cm2, dùng vải dường bâu gói lại, đặt lên đe bằng đá, dùng loại búa chuyên dụng đập lên tập lá quỳ, sao cho mảnh vàng mỏng và tràn bằng lá quỳ.

Người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục, tương đương gần 3000 nhát búa cho một quỳ vàng. Còn ở giai đoạn cuối, khi gỡ vàng trả khách, người thợ phải làm việc trong phòng kín gió.

Nghề làm vàng quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải kiên trì cần mẫn lao động cùng những thao tác và kỹ thuật chuẩn. Hiện nay, với những thế hệ trẻ, để tìm được những người yêu nghề và muốn bảo tồn, phát huy nghề truyền thống không phải dễ. Tuy nhiên, nghề dát vàng Kiêu Kỵ vẫn có những bạn trẻ, những truyền nhân tương lai của nghề ngày ngày đam mê, cần mẫn học hỏi, nâng cao trình độ để gìn giữ, phát triển nghề cổ truyền.

Người thợ phải làm việc trong phòng kín gió.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp cũng là một trong nhưng bàn tay vàng của làng nghề Kiêu Kỵ. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp trông trẻ hơn rất nhiều so với tuổi thật. Anh đã bắt đầu theo đuổi nghề dát quỳ vàng bạc từ khi còn nhỏ, tiếp nối truyền thống gia đình đã có bốn đời làm nghề này, bao gồm cả con trai anh.

Gia đình anh Hiệp, qua nhiều thế hệ, đã gìn giữ và phát triển kỹ nghệ này, truyền lại những bí quyết và kinh nghiệm quý báu từ đời này sang đời khác. Anh Hiệp không chỉ là một nghệ nhân tài năng mà còn là người giữ lửa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nghề truyền thống này trong bối cảnh hiện đại.

Những sản phẩm do anh tạo ra luôn được đánh giá cao về chất lượng và nghệ thuật, thể hiện sự đam mê và tâm huyết của người nghệ nhân dành cho nghề nghiệp của mình.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp còn thành công trong việc quảng bá và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Đơn đặt hàng từ khắp cả nước và thậm chí xuất khẩu sang vài nước Đông Nam Á đã cho thấy sự công nhận và yêu thích dành cho sản phẩm của anh.

Trong thời đại 4.0, sản phẩm thủ công làm bằng tay lại càng được ưa chuộng vì tính độc đáo và giá trị nghệ thuật cao.

Xưởng của anh Hiệp có khoảng 10 người làm việc, chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn duy trì và phát triển nghề truyền thống qua từng thế hệ.

Trong thời đại 4.0, sản phẩm thủ công làm bằng tay lại càng được ưa chuộng vì tính độc đáo và giá trị nghệ thuật cao. Mặc dù việc áp dụng công nghệ số trong quá trình sản xuất chưa nhiều, anh Hiệp đã tận dụng công nghệ để bán hàng qua mạng, mở rộng phạm vi khách hàng và nâng cao doanh số.

Điều này minh chứng rằng sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại có thể mang lại hiệu quả cao, giúp nghề truyền thống như dát quỳ vàng bạc không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.

User
Ý KIẾN

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Không chỉ là một người thành công trong lĩnh vực công nghệ, tiến sĩ Đặng Minh Tuấn còn là một người nghệ sĩ mang yêu nghệ thuật khi ông có thể dung hoà cả hai niềm đam mê của mình trong những sản phẩm âm nhạc qua công nghệ máy tính.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ thế kỉ 11-12, cờ tướng đã được chơi phổ biến ở Kinh đô Thăng Long. Cho đến tận bây giờ, thú chơi vừa có tiếng đỉnh cao trí tuệ lại vừa dân dã ấy vẫn là liều thuốc tinh thần vô giá với người Hà Nội thông qua những câu chuyện đầy thú vị.

Tăng Mỹ Linh, cô gái trẻ Hà thành mê nghệ thuật thủ công đính kết đã sở hữu các cửa hàng cùng lượng khách đông đảo trong khi vẫn còn là sinh viên đại học.

Hát trống quân là sinh hoạt văn hóa dân gian, bằng hình thức hát giao duyên của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du. Điệu hát đặc sắc này hiện vẫn đang được nhân dân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín gìn giữ, phát triển từ vài trăm năm nay.

Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp với các tác phẩm kinh điển tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ca Quang Dũng không chỉ mang nét hào hùng, chí khí quật cường của những người lính ra trận, mà còn mang vẻ đẹp ngôn ngữ, lãng mạn của những chàng trai Hà Nội.

Bằng kỹ thuật điêu khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã sáng tạo nên những tác phẩm tranh kính độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng biệt.

Không chỉ là một nghệ sĩ múa xuất sắc, NSND Phạm Thị Ngọc Bích mà còn là một nhà sáng tạo và người đồng hành trung thành của văn hóa dân tộc, luôn không ngừng mang tinh thần nghệ thuật của mình đến với mọi miền đất nước.

Là một người con của “làng tò he” Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.

Xã Tiến Thịnh đã hình thành được chuỗi sản xuất - tiêu thụ khép kín. Tư duy sản xuất thay đổi đang giúp những người nông dân làm giàu được trên quê hương mình.

Ngày nay mới có từ “chơi Tết”, nhưng xưa gọi là “ăn Tết”. Và riêng với người Hà Nội, sự chuẩn bị cho việc ăn Tết khá cầu kỳ và công phu. Sự cầu kỳ ấy phần nhiều tính cách Người Hà Nội, luôn kỹ lưỡng và cẩn thận, chỉn chu.

Trong không khí nhộn nhịp của những ngày giáp tết, rất nhiều người Hà Nội, nhất là các bạn trẻ đã mặc áo dài truyền thống để lưu lại những bức hình đẹp về mùa đông.

Môn Croquet (hay còn gọi là Bóng cửa) vốn là môn thể thao dành cho giới quý tộc châu Âu nhưng những năm gần đây bỗng nhiên "bình dân hóa" thành phong trào ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Những ngày này, khi không khí lạnh giá tràn về, người Hà Nội phải thay đổi thói quen để thích nghi với những cơn rét đầu mùa.

Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa của cả nước, là mạch nguồn vô tận cho những tác phẩm văn chương, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho những xúc cảm mãnh liệt của những người đã nặng lòng với Hà Nội. Lịch sử Hà Nội, cảnh sắc Hà Nội, con người Hà Nội, văn hóa Hà Nội ... tất cả đều là đề tài ưa thích của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu.

Được coi là "những người thầy đặc biệt" khi vừa tham gia vào sự nghiệp “trồng người” lại vừa tích cực cống hiến trong công tác cứu người, những người thầy thuốc kiêm thầy giáo luôn gánh trên vai những trách nhiệm vô cùng lớn lao và đầy ý nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đài Hà Nội xin giới thiệu về một số "người thầy áo trắng" nổi tiếng, đã có rất nhiều cống hiến, đóng góp cho xã hội.

Chật chội, nhỏ hẹp là vậy nhưng phố cổ có lực hút gì mà vẫn “níu chân” nhiều người đến vậy? Thử bước chậm lại, rẽ vào những con ngõ, con hẻm ấy để tận mắt nhìn và cảm nhận cuộc sống của người dân phố cổ.

Ngoại thành Hà Nội có một làng hoa chuyên cung cấp đa dạng các loại hoa, cây cảnh cho Thủ đô và nhiều tỉnh thành lân cận, đó là làng hoa Mê Linh, từ nhiều năm nay đã trở thành vựa hoa lớn.

Tiếng nói người Hà Nội tựa như cánh chim bay dập dìu giữa trời, không bất ngờ lên bổng rồi hạ trầm đột ngột mà chỉ đơn giản nhẹ nhàng, chững chạc, vừa đủ gây thiện cảm cho người đối thoại để rồi lưu niềm yêu mến ngay lần gặp đầu và giữ kỉ niệm đậm sâu tâm trí.

Có một âm thanh chắc chắn đã in đậm trong kí ức của nhiều người Hà Nội thế kỷ trước – tiếng leng keng của tàu điện. Ngày nay, bóng hình những đoàn tàu điện chạy quanh Thủ đô đã nhường chỗ cho những phương tiện khác. Nhưng cách đây cả thế kỷ, tàu điện từng là loại phương tiện công cộng hiện đại bậc nhất. Dường như, tàu điện đã góp phần làm nên phong vị riêng có của mảnh đất kinh kỳ.

Không ai trong làng Chuông biết chiếc nón xuất hiện trong nét sống của họ từ khi nào. Nhưng xa xưa, trong ca dao đã có câu “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ” thể hiện sự lâu đời của chiếc nón làng Chuông. Chiếc nón lá giờ đây không chỉ có tác dụng che nắng, che mưa, mà được nâng tầm thành một kỷ vật khi đến với Việt Nam. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làng Chuông, nón lá được cải tiến đa dạng, bắt mắt du khách. Và, một trong những người đã đem hình ảnh nón lá đi muôn nơi và được gọi bằng cái tên thân thương 'Đại sứ nón', chính là nghệ nhân Tạ Thu Hương.

Trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Việt, đồ chơi và trò chơi dân gian ít được chú ý hơn cả. Phải chăng vì mải hòa nhập với thế giới hiện đại mà chúng ta quên mất một dạng di sản gắn liền ký ức tuổi thơ của các thế hệ trước đây? Và, đã đến lúc chúng ta cảm nhận được sự mất mát rất cơ bản do đồ chơi và trò chơi tuổi thơ đem lại. Đó là khoảng lặng tâm hồn từ vết nứt văn hóa của sự lãng quên, dù vô tình.

Chúng ta đang sống trong thời đại “kỷ nguyên số”. Ở bất kì nơi đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo mạng với tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nhưng, đâu đó trong sự hối hả, vội vã của cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh yên bình, những con người trầm tĩnh, thong thả nhâm nhi ly trà nóng mỗi buổi sáng với tờ báo giấy còn thơm mùi mực in trên tay.

Trong lĩnh vực thiết kế mỹ thuật sân khấu, NSND Doãn Châu là một tên tuổi nổi tiếng. Ở tuổi nghỉ hưu, ông tìm đến hội họa như một chốn an vui của mình. Ông vẽ để tri ân cuộc đời, đúng như tên cuộc triển lãm vừa khai mạc vào chiều ngày 16/9 tại Hà Nội.

Hiện nay với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh các phương tiện lạc hậu xa xưa đã nhường chỗ cho những chiếc xe động cơ đời mới, nhưng đâu đó quanh đây những chiếc xe đạp vẫn giữ được bản sắc của mình và đang dần phát triển để hòa nhập với cuộc sống hiện đại.

Phù phép những trái đu đủ xanh thành những đóa hoa rực rỡ sắc màu. Đó là một trong những bộ môn nữ công tinh hoa của người Hà Nội xưa. Bộ môn này dần được ít người biết đến, nhưng trong nhiều năm qua có một người phụ nữ vẫn luôn theo đuổi, gìn giữ và nâng tầm bộ môn nghệ thuật này.

Niềm tự hào về ngày Quốc khánh của dân tộc, từ thế hệ này sang thế hệ khác, là dòng cảm xúc bất tận. Đối với thế hệ trẻ, có nhiều cách để thể hiện tình yêu đất nước, nhưng dù bằng cách nào thì tình yêu Tổ quốc cũng luôn là mạch nguồn, ngày càng thấm sâu, cháy mãi trong trái tim.

Hà Nội xưa gắn với các phố hàng. Trên mỗi con phố đó luôn có các cửa hiệu ghi dấu ấn thời gian: từ may vá, đến sửa đồng hồ, sửa máy ảnh, khắc dấu, hay truyền thần... Nghề cũ có còn và nghệ nhân làng nghề giờ ra sao?

Đã 78 năm trôi qua, nhưng năm nào cứ đến ngày Quốc khánh 2/9, người dân đất Việt ở bất cứ nơi đâu cũng nhân lên gấp bội niềm tự hào về tổ quốc. Để hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những ngày này, rất nhiều các bạn trẻ và du khách từ mọi miền đã chọn các di tích, bảo tàng lịch sử là điểm đến thăm quan trong dịp nghỉ lễ.

Trong không khí hân hoan của người dân cả nước vào dịp kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2023) cũng là lúc những người thợ may cờ của làng nghề Từ Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội đang tất bật hoàn thiện đơn hàng để kịp gửi những lá cờ Tổ quốc tới mọi miền đất nước. Những lá cờ dù là cờ in hay thêu, cờ to hay nhỏ, đều được những người thợ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước của mình vào đó.

Ai cũng xứng đáng để có một mái ấm, sự sẻ chia nơi thành phố này. Nhưng vì một lý do nào đó, mà vẫn có những người rời vào hoàn cảnh vô gia cư, hay đi xin từng bữa ăn. Những điều thiện lành trong phố chẳng ở đâu xa, mà nó nằm ngay trong những món quà, một mái ấm khiến Hà Nội trở nên nhân văn hơn.

Ngày này cách đây tròn 60 năm, 1.000 thanh niên Thủ đô đã lên đường, hưởng ứng phong trào vận động thanh niên Thủ đô xung phong tình nguyện đi xây dựng kinh tế và phát triển văn hoá miền núi. Họ đã viết nên những câu chuyện đẹp trong giai đoạn này, đồng thời khơi dậy truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ mai sau tiếp bước.

Làng Đông Cứu nằm bên bờ sông Nhuệ là một tụ cư có từ rất lâu đời, được hình thành sau những cuộc khai hoang lấn biển và bồi đắp tự nhiên của dòng sông Hồng. Tuy không phải đất của nghề thêu, nhưng Đông Cứu lại nổi tiếng với tài khéo léo thêu may các trang phục cho Hoàng cung.

Thú chơi sách của người Hà Nội đã tồn tại từ lâu. Cái đặc trưng sĩ phu Bắc Hà ấy đã nhiễm vào những người chơi sách, tạo nên chất chơi riêng biệt của người Hà Nội. Trải qua thời gian dài, những người đã trót vướng phải thú chơi sách ở Hà thành cũng đã có không ít đổi thay, nhưng ở họ có một điểm chung không hề thay đổi, đó là niềm đam mê tột cùng với sách.

Cứ vào ngày cuối cùng của tháng, các bà, các mẹ, các chị của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Quỳnh Lôi quận Hai Bà Trưng, lại xắn tay tổ chức Bếp ăn không đồng dành cho bệnh nhân tại viện K Tân Triều. Đây là việc làm tốt đẹp và có ý nghĩa của rất nhiều cá nhân, tổ chức đã và đang lan tỏa tình cảm ám áp của người Hà Nội đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn các tỉnh thành khác đến chữa trị tại các bệnh viện ở Thủ đô.

Danh họa Nguyễn Sáng, một con người có sự nghiệp lẫy lừng trong nền hội họa Việt Nam, một trong hai bộ tứ huyền thoại của mỹ thuật Đông Dương “Nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái”, yêu Hà Nội đến hơi thở cuối cùng, và cũng là người cô đơn đến hơi thở cuối cùng.

Nghỉ hè mang lại niềm vui cho con trẻ, nhưng lại mang lại nhiều suy nghĩ cho cha mẹ. Giúp con làm điều gì có ích trong dịp hè, sắp xếp lại nhịp sống trong gia đình ra sao để phù hợp khi con trẻ không đi học. Tất cả là những câu hỏi mà nhiều bậc phu huynh đau đầu tìm lời giải. Những chia sẻ của các nhân vật trong phóng sự sau có thể sẽ giúp ích ai đó có thêm kinh nghiệm khi con trẻ được nghỉ hè.

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến đầy ắp di sản văn hóa đã tạo ra một sức hút mãnh liệt dành cho những người yêu, say mê tìm hiểu về Hà Nội. Sưu tầm, lưu giữ những gì viết về Hà Nội, nói về Hà Nội là niềm đam mê của không ít người và họ trở thành những người lưu giữ kỷ vật vô giá về Hà Nội.