Đôi bàn tay giữ lửa | Nghệ nhân Hà Nội | 20/04/2024

Đa Sỹ là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Ở đó, bàn tay tài hoa của những người thợ vẫn bền bỉ ngày đêm giữ lửa cho lò rèn. Nhưng những thay đổi của đời sống, khoa học kỹ thuật đã tác động đến làng.

User
Ý KIẾN

Qua 34 năm gắn bó với nghề sơn son thếp vàng, nghệ nhân ưu tú Lê Bá Chung là một trong những người có công khôi phục và phát triển nghề làm vàng quỳ tại làng Kiêu Kỵ đem lại công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.

Phạm Hồng Vinh là nghệ nhân đầu tiên sáng tạo ra nghệ thuật tranh điêu khắc kính tại Việt Nam, ông đã dành hơn 35 năm sáng tạo và chế tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Làng nghề Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm, từ lâu nổi tiếng với các sản phẩm cao cấp được làm từ nguyên liệu sừng trâu, sừng bò như lược chải tóc, đồ trang sức, bát, đĩa,… Nghệ nhân Lê Thị Thuận là một trong những nghệ nhân chế tác các sản phẩm từ sừng nổi tiếng nơi đây.

Từ hàng trăm năm nay, làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ truyền thống. Các sản phẩm được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ Ngọc Than đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước.

Chọn cho mình một lối đi riêng và miệt mài theo đuổi đề tài điêu khắc sen thu trên gỗ lũa trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường (làng nghề Thiết Úng, Vân Hà, Đông Anh) đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Theo đuổi một kỹ thuật xây dựng cổ, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (thôn Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai) đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “Nề Ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ đã ít nhiều mai một trong tiến trình phát triển của thời đại.

Làng Canh Hoạch (làng Vác), xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm lồng chim - một thú chơi tao nhã của người dân đô thị và thôn quê. Với sự tỉ mỉ, kỹ thuật cao, những chiếc lồng chim của làng Vác được giới chơi chim cảnh rất ưa chuộng.

Là một trong những người giữ lửa cho nghề sơn mài truyền thống của làng Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội, nghệ nhân Vũ Huy Mến đã dành rất nhiều tâm huyết để duy trì và phát triển nghệ thuật này với bí kíp làm tranh bằng sơn ta truyền thống. Tranh sơn mài của ông kết hợp hài hòa giữa sơn ta và sáng tạo cá nhân, thể hiện qua các lớp màu sắc tinh tế, độ bóng mịn chiều sâu cuốn hút.

Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước có lịch sử hơn 300 năm, với niềm đam mê nghệ thuật biểu diễn rối nước, bà Nguyễn Thị Thỏa đã có nhiều đóng góp tích cực cho nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) và được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (năm 2019), Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2020)…

Là nghệ nhân nam hiếm hoi của làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, với 50 năm làm nghề, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến cả với bạn bè quốc tế, đoạt nhiều giải thưởng và cả chứng nhận OCOP.

Với hơn 30 năm làm nghề khảm trai truyền thống, bằng sự say mê, học hỏi, nghệ nhân Nguyễn Đình Hải (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã cho ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tinh xảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan…

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) được biết đến là người đầu tiên dệt thành công sản phẩm lụa làm từ tơ sen tại Việt Nam. Từng sợi tơ mỏng manh trong cuống sen được người nghệ nhân se thành sợi, dệt nên những sản phẩm tinh tế, độc đáo, có tính ứng dụng cao.

Với hành trình tìm lại những kỹ thuật in tranh, vẽ màu, tạo nét…nghệ nhân trẻ Đào Đình Chung (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng.

Với óc sáng tạo và đôi bàn tay tỉ mỉ cùng những nỗ lực không mệt mỏi, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương là một trong những người tiên phong tại thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên đưa những sản phẩm đan lát từ chính những sợi cỏ, dây mây, thậm chí bẹ ngô, lá cây… trở thành những sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Hơn 35 năm sáng tạo và chế tạo các tác phẩm nghệ thuật độc đáo với kỹ thuật điêu khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã không ngừng nghiên cứu và mở rộng dòng sản phẩm, khẳng định vị thế của mình trong làng nghệ thuật tranh kính tại Việt Nam và trên thế giới.

Là một người con của “làng tò he” Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội), nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.

Làng Phú Thượng (Tây Hồ - Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề nấu xôi truyền thống. Hiện nay, làng nghề có 3 người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, trong đó có bà Nguyễn Thị Tuyến vinh dự là nghệ nhân đầu tiên của làng. Qua đôi bàn tay khéo léo cùng sự tận tâm, bà Tuyến đã tạo ra rất nhiều loại xôi mang hương vị đặc biệt nhờ bí quyết riêng của mình mà chỉ người làng Phú Thượng biết.

Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước Đào Thục thuộc xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã sớm có duyên với những con rối. Hơn 10 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã âm thầm gìn giữ kỹ thuật tạo hình rối nước của “Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận năm 2023.

Làng Vạn Phúc là một trong những nơi sản xuất lụa đẹp và lâu đời nhất Việt Nam, với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên, kỹ thuật dệt thủ công, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm là một trong những người gìn giữ và phát triển nghề dệt lụa truyền thống nơi đây.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi sinh ra và lớn lên tại làng Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Tuổi thơ của anh gắn với hình ảnh những pho tượng thờ bằng gỗ, bằng đất… và nghề tạc tượng, chạm khắc đồ thờ truyền thống của gia đình. Đau đáu với kỹ thuật tạc tượng của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Viết Lợi đã đi khắp xứ Đoài, nơi có những bức tượng thờ của làng Sơn Đồng đã vài trăm năm tuổi. Anh đã “chạm” được vào những bí quyết, kỹ thuật tưởng như đã mai một.

Hà Nội được biết tới là nơi quy tụ nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Trong đó, phải kể tới làng nghề kim hoàn Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nổi tiếng về kỹ thuật đậu bạc. Theo thời gian, nghề đậu bạc ở Định Công gần như mai một, chỉ còn hai gia đình nghệ nhân tiếp tục nghề đậu bạc truyền thống, một trong số đó là gia đình nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh. Trước những trăn trở để gìn giữ nghề truyền thống, người nghệ nhân đã có bước đi nào cho mình?

Đa Sỹ là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Ở đó, bàn tay tài hoa của những người thợ vẫn bền bỉ ngày đêm giữ lửa cho lò rèn. Nhưng những thay đổi của đời sống, khoa học kỹ thuật đã tác động đến làng.

Câu chuyện chân dung kể về ông Nghiêm Xuân Đạt với nghề thêu áo dài thủ công tại làng nghề Trạch Xá, nơi nổi tiếng với việc ‘’Đàn ông may vá, đàn bà cáy cày’’ cùng kỹ thuật khâu kim dọc . Làng nghề chỉ truyền cho con trai, đã từng đứng trước nguy cơ khủng hoảng theo thời gian đã thay đổi và vực dậy như thế nào? Liệu những chiếc áo dài thêu tay còn có giá trị trong đời sống văn hoá Người Việt? Trước những thách thức này, lối đi nào được người nghệ nhân lựa chọn để tiếp tục gìn giữ nghề và truyền lại cho thế hệ sau.

Thương hiệu gốm Bát Tràng đã nổi tiếng xưa nay nhưng thực trạng hiện nay là hầu hết các hộ gia đình đều chọn sản xuất công nghiệp thay vì làm theo lối thủ công truyền thống (vuốt-nặn-vẽ bằng tay). Có 1 số ít nghệ nhân vẫn theo đuổi cách làm gốm thủ công này, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Tuấn Minh – 1 trong những người trẻ nhất ở Bát Tràng vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội. Bên cạnh chân dung người nghệ nhân trẻ này, cùng tìm hiểu những nét đặc sắc của sản phẩm gốm thủ công, và đằng sau đó là những khó khăn, thách thức gì trên con đường bám trụ với nghề, và nhìn về tương lai của gốm thủ công.