Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, thi hành pháp luật

Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là nhận định trong bài viết "Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới" của TS. Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng.

1. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã dày công xây dựng nền pháp luật mang bản sắc riêng, đáng tự hào với những bộ luật nổi tiếng thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Cùng với “khoan thư sức dân”, “trọng pháp”, “trọng kỷ luật, kỷ cương”, “trọng hiền tài” đã trở thành những kế sách trị quốc được lưu truyền mãi.

2. Trên hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, pháp luật, của “thần linh pháp quyền” đối với việc “bảo toàn lãnh thổ”, “kiến thiết quốc gia”. Ngay sau khi giành độc lập, trong điều kiện cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ưu tiên hàng đầu cho việc tiến hành tổng tuyển cử để nhân dân được hưởng quyền tự do, dân chủ, lập nên chính quyền của dân và ban hành bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, cũng là ngày sau này được lựa chọn là “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Ảnh: Báo Pháp luật.

3. Trải qua cuộc trường chinh gian khổ, năm 1975 nước nhà thống nhất và đến năm 1986, Đảng ta phát động công cuộc đổi mới vĩ đại, từng bước hoàn thiện mô hình phát triển phù hợp hơn với thực tiễn đất nước. Nhu cầu xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, chuyển phương thức quản lý, điều hành từ chủ yếu dựa trên mệnh lệnh hành chính, quan liêu sang dựa trên luật lệ và tuân thủ quy luật thị trường ngày càng trở nên cấp thiết. Từ đó đến nay, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói riêng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, được thể hiện tập trung trong: Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ năm 1994; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trên cơ sở đó, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong thành quả chung của quá trình đổi mới, có đóng góp quan trọng của công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

4. Mặc dù vậy, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua cho thấy còn những hạn chế, bất cập và những “điểm nghẽn” về thể chế như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra. Chẳng hạn: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, nhiều quy định còn gây khó khăn, cản trở việc thực thi, chưa tạo môi trường thật sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân; thủ tục hành chính còn rườm rà; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu…

TS. Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ảnh: Báo Pháp luật.

5. Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu của đất nước 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở những định hướng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó, cần chú trọng một số giải pháp trọng tâm sau đây:

Một là, cần đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển. Trong kỷ nguyên mới, pháp luật phải thật sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển; “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể”. Công tác xây dựng pháp luật phải áp dụng cách tiếp cận thực tế và thực tiễn; bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, giải đáp các vướng mắc của cuộc sống và tìm ra con đường phát triển từ thực tiễn. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, bắt kịp xu thế thời đại. Để đáp ứng yêu cầu này, pháp luật phải: (i) tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa nguồn lực xã hội bị đình trệ hoạt động trở lại; (ii) vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước; (iii) tạo cơ sở pháp lý hình thành các động lực tăng trưởng mới, các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới, các ngành dịch vụ mới, các ngành công nghiệp mới.

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong xây dựng pháp luật. Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí tuân thủ, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”; tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi. Dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, thực hiện tốt nguyên tắc “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật gắn với nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Quy trình xây dựng pháp luật phải bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi và hiệu quả, gắn với phân công rành mạch, trách nhiệm rõ ràng của từng chủ thể trong từng khâu của quy trình xây dựng văn bản pháp luật. Quy định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách, gắn với trách nhiệm của cơ quan chủ trì hoạch định chính sách, nhất là người đứng đầu. Chính sách phải cụ thể, rõ ràng, tránh chung chung, tránh việc nhầm lẫn giữa chính sách của Nhà nước và chủ trương của Đảng. Các hoạt động tổng kết, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, thu thập thông tin, đánh giá tác động chính sách, lựa chọn chính sách cần được thực hiện kỹ lưỡng, nghiêm túc. Phân định rõ khâu xây dựng chính sách và quy phạm hóa chính sách; nghiên cứu tổ chức cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, bảo đảm tính chuyên nghiệp, khoa học và sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Phân định rõ quy trình lập pháp và quy trình xây dựng văn bản dưới luật. Chú trọng đánh giá tác động chính sách thực chất; xây dựng cơ chế hiệu quả để tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu tác động, nhất là đối với người dân, doanh nghiệp; không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách và các quy định pháp luật. Thẩm quyền của chủ thể ban hành pháp luật phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy; nghiên cứu việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế đặc thù, thí điểm tháo gỡ, giải quyết triệt để, kịp thời những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Ba là, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với sắp xếp lại bộ máy trong hệ thống chính trị, bảo đảm “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm vận hành tốt nhất mối quan hệ giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Khẩn trương xây dựng khuôn khổ pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới, nhất là những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong công tác xây dựng pháp luật trên cơ sở các định hướng nguyên tắc của Đảng, phục vụ việc hội nhập quốc tế sâu rộng. Tập trung kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn và kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, là cầu nối đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Coi việc lãnh đạo thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Bốn là, xây dựng cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, đưa tuân thủ pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của xã hội. Thường xuyên theo dõi, rà soát, đánh giá hiệu quả pháp luật sau ban hành, ứng dụng công nghệ trong tiếp nhận, phản hồi và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện pháp luật, xác định lỗi của văn bản pháp luật để kịp thời hoàn thiện. Sớm hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật; hoàn thiện quy định, cơ chế hướng dẫn, giải thích, áp dụng pháp luật theo hướng ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, cơ sở giải thích, áp dụng pháp luật, để bảo đảm sức sống của quy định pháp luật thay vì thường xuyên thay đổi pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và bảo đảm nguồn lực tài chính cho tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.

Năm là, quan tâm phát triển nguồn lực cho công tác pháp luật, tương xứng với tính chất là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, thành thạo chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, trong đó, một bộ phận cán bộ sẵn sàng tham gia các thiết chế đa phương, tổ chức quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu, ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật, chế độ chính sách phù hợp để đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế yên tâm công tác, tận tâm cống hiến. Quan tâm đầu tư nguồn lực thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, ứng dụng các nền tảng số, trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật và xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết nối, liên thông, làm giàu cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

6. Bám sát các chủ trương của Đảng, thực hiện nghiêm những chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với tinh thần khẩn trương bằng quyết tâm, nỗ lực lớn, sự cố gắng vượt bậc, công tác xây dựng, thi hành pháp luật sẽ và phải đổi mới mạnh mẽ để đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

TS. Nguyễn Hải Ninh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp

User
Ý KIẾN

Vào lúc 15 giờ ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hoà Peru tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima.

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 (theo giờ địa phương), hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu toàn văn tuyên bố chung:

Công an huyện Lục Nam (Bắc Giang) cho biết vụ nổ tại gia đình anh Bế Văn C (sinh năm 1991, trú tại thôn Đồng Mận, xã Vô Tranh) làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng.

Đánh giá cán bộ, công chức Hà Nội đang quá tải với khối lượng lớn công việc, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.930 tỷ đồng/năm để chi thu nhập tăng thêm cho đối tượng này.

Là một trong những công trình trọng điểm của quận Ba Đình, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh dần trở thành điểm đến quen thuộc và thú vị đối với người dân Thủ đô.

Sáng ngày 13/11, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã tổ chức hội nghị biểu dương phong trào “Sáng kiến, sáng tạo” tiêu biểu của công nhân viên chức lao động năm 2024.

Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội Doãn Trung Tuấn đã trực tiếp quán triệt, triển khai một số văn bản Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Đảng ủy cơ quan Sở Y tế Hà Nội.

Từ nay đến ngày 17/11, Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc không mưa, lạnh về đêm và sáng, nắng hanh, khô nóng về trưa và chiều.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại nhiều quận, huyện.

Ngày 13/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu dân cư ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Sáng 13/11, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức triển khai tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 tới người dân trên địa bàn huyện.

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Trước nhiều ý kiến lo ngại Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã giải trình những phương án khắc phục tình trạng này.

Chiều 13/11, đồng chí Lê Quốc Minh, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã trao quà tặng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.

Sau gần hai tháng tổng kiểm tra, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố 6 vụ án với 31 bị can, thu giữ gần 10 tấn xyanua, 315 kg axit sulfuric, 105 kg axit clohidric cùng nhiều tang vật liên quan.

Trong vòng 10 tháng qua, Công an thành phố Hà Nội đã điều tra, xử lý 115 vụ gây rối trật tự công cộng với hơn 1.600 đối tượng thanh thiếu niên tụ tập, chạy xe tốc độ cao, mang theo hung khí để đi đánh nhau.

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với bị can Đoàn Quốc Huy (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Tổ công tác Y2/141 làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông tại nút giao Đại Cồ Việt - Trần Đại Nghĩa (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa phát hiện và bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá một đường dây ma tuý số lượng lớn, trang bị nhiều vũ khí quân dụng.

Đội 11, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra đột xuất địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm của Công ty Cổ phần dược phẩm DHT Pharmacy tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, phát hiện nhiều loại thực phẩm không có nguồn gốc hợp pháp.

Ngày 13/11, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông) đã lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển ô tô Land Cruiser có hành vi dán băng dính che biển số đi trên cao tốc.

Để phòng ngừa các sự cố tai nạn giao thông đường thủy nội địa xảy ra liên quan đến các phương tiện chở hàng quá tải, quá vạch dấu mớn nước an toàn, lực lượng Cảnh sát đường thủy - Công an thành phố Hà Nội đang tăng cường triển khai nhiều kế hoạch kiểm tra xử lý vi phạm.

Người dân sinh sống quanh khu vực chân cầu Vĩnh Tuy, thuộc quận Hai Bà Trưng, rất bức xúc trước thực trạng đổ tràn lan phế thải lấp bờ vở sông Hồng. Nhiều vấn đề về trật tự xã hội cũng nảy sinh khi vi phạm kéo dài mà không bị xử lý.

Giật mình, phanh xe đột ngột rồi ngã ra đường là cảnh tượng không hiếm gặp khi tham gia giao thông. Nhiều trường hợp do phanh quá gấp, người đi xe không làm chủ được tay lái.

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội vào chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội XIV của Đảng.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), các lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại nhiều quận, huyện.

Tăng nguồn thu cho các đơn vị báo chí là một trong những nội dung được quan tâm tại nghị trường Quốc hội ngày 12/11. Luật Quảng cáo (sửa đổi) đang được xem xét với nhiều nội dung đổi mới, trong đó, đáng chú ý là tăng diện tích quảng cáo trên báo in, thời lượng quảng cáo trên truyền hình.

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nhiệm kỳ 2021 - 2026 và ông Nguyễn Văn Thể.

Công nghệ luôn phát triển, vì thế các giải pháp phải luôn đổi mới để mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dân. Đây là yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội, trong cuộc họp giao ban sáng 13/11.

Chiều 13/11, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.

Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, với sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 1.700.000 tỷ đồng (hơn 67 tỷ USD).

Mặc dù nhiều người vẫn nhìn nhận một cách khắt khe, nhưng các viện dưỡng lão hiện nay đã cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe chuyên môn cho người cao tuổi.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng thành phố Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện.

Vào lúc 15h45 chiều 12/11 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hoà Chile, sáng 12/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile, cơ sở giáo dục lớn nhất và lâu đời nhất ở Chile, là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO với 1.000 người tại mỗi quốc gia khu vực ASEAN, có đến 70% người tiêu dùng đã mua phải hàng giả.

Sáng nay, 13/11, Chính phủ chính thức trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, sau đó đại biểu thảo luận tổ cho ý kiến nội dung này.

Theo dự thảo Nghị định mới về quản lý hoạt động vận tải, khách hàng có thể thỏa thuận giá cước trực tiếp với tài xế taxi, bên cạnh hình thức tính tiền theo đồng hồ hoặc ứng dụng.

Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp mở rộng khai thác bay đêm để phục hành khách dịp Tết 2025.

Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đã hoàn thành toàn bộ tuyến chính và hệ thống đường gom, đảm bảo phục vụ lưu thông an toàn. Dự kiện cao tốc sẽ được vận hành chính thức và thu phí vào khoảng tháng 12/2024, thời gian thu phí là 16 năm 6 tháng.

Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 4 - Cục CSGT, cho biết đã mời tài xế ô tô Land Cruiser có hành vi dán băng dính che biển số để làm việc và lập biên bản xử phạt sau phản ánh của người dân.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam về việc khai thác bay đêm tại một số cảng hàng không trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025.

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Thực hiện kế hoạch số 01 của Ban chỉ đạo 197 thành phố, thời gian qua quận Ba Đình đã rất quyết liệt trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về trật an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn.