Đối phó với bệnh dại

Mới chỉ ba tháng đầu năm 2024 nhưng tình hình bệnh dại trên cả nước đã được cảnh báo nhiều nguy hiểm khi tăng cả về số lượng ca mắc, số ổ dịch và kéo theo đó là các trường hợp tử vọng cho người tăng cao so với cùng kì. Trước bối cảnh bệnh dại gia tăng, được cảnh báo nóng ngay từ những tháng đầu năm, người dân Hà Nội cũng nhiều lo lắng trước tình trạng chó vô tư thả rông, không có biện pháp quản lý, kiểm soát.

Nguy cơ gia tăng bệnh dại

Những có số không hề nhỏ cũng đủ để chúng ta thấy nguy cơ từ bệnh dại do chó mèo gây ra luôn tiềm ẩn. Và nó sẽ bùng phát nếu không có sự kiểm soát. Mới chỉ ba tháng đầu năm, nhưng bệnh dại trên cả nước đã tăng cả về số ca mắc, số ổ dịch và kéo theo đó là các trường hợp tử vong ở người tăng cao so với cùng kì.

Với gần 426.000 con chó, mèo ghi nhận trên địa bàn Thành phố và tình hình bệnh dại gia tăng, được cảnh báo ngay từ những tháng đầu năm đang khiến tất cả chúng ta lo lắng. Vậy có biện pháp nào để quản lý, kiểm soát tình trạng chó thả rông?

Dù đã có tới 27 ca tử vong vì bệnh dại trên người, trong đó, riêng Hà Nội cũng đã có hai trường hợp mắc bệnh dại trên vật nuôi, nhưng hiện nay, nhiều chủ chó vẫn chưa chấp hành các quy định về quản lý vật nuôi khi đưa ra nơi công cộng. Tại nhiều ngõ phố, công viên, tình trạng chó thả rông, không rọ mõm, cũng chẳng có chủ đi cùng vẫn thường xuyên diễn ra khiến nhiều người lo lắng.

Nhiều chủ chó vẫn chưa chấp hành các quy định về quản lý vật nuôi khi đưa ra nơi công cộng

Ông Doãn Xuân Tích, phường Phương Liên, quận Đống Đa chia sẻ: "Nó cắn người thì cực kì nguy hiểm. Bản thân tôi 10 năm trước cũng từng bị chó cắn. Phải đi tiêm mất mấy triệu bạc lại ảnh hưởng tới tinh thần".

Nỗi niềm này không chỉ của riêng ông Tích bởi bệnh dại đang gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo. Nếu chó không may mắc dại từ các nguồn không xác định, lại không được quản lý tốt, không rọ mõm, có thể khiến lây lan bệnh, thậm chí, gây bệnh dại cho người.

Nếu chó không may mắc dại từ các nguồn không xác định, lại không được quản lý tốt, không rọ mõm, có thể khiến lây lan bệnh

Hay ông Vũ Minh Lợi, phường Nam Đồng, quận Đống Đa cho hay: "Có những con thả rông, có con chủ theo nhưng không xích không rọ mõm nên rất nguy hiểm cho người khác. Làm sao biết con nào dại con nào không.

Lo lắng này là hoàn toàn chính đáng. Do vậy, trước khi có sự can thiệp triển khai các biện pháp phóng dại từ cơ quan quản lý, mỗi người dân trước hết cần chấp hành nghiêm việc quản lý vật nuôi để góp phần ngăn ngừa bệnh dại gia tăng.

Đối phó và kiểm soát bệnh dại

Theo thống kê, Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ số lượng chó, mèo trên đầu người cao. Hơn 4 triệu con/80 triệu dân, tương đương 20 người thì có một người nuôi thú cưng là chó hoặc mèo. Còn ở Trung Quốc tỷ lệ này tương đương 10 người thì có một thú cưng. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang đứng đầu thế giới về số người chết vì bệnh dại.

Điều đó cho thấy, số lượng thú cưng không quyết định số lượng người mắc bệnh dại. Mà là cách thức quản lý và quan trọng nhất là ý thức, trách nhiệm của những người nuôi thú cưng, trong việc tuân thủ các quy định, chế tài của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ của vật nuôi chó, mèo cần tuân thủ các quy định về tiêm phòng dại cho vật nuôi đúng hạn, khi đưa vật nuôi ra bên ngoài, cần có các biện pháp ngăn ngừa sự nguy hại cho những người xung quanh. Như bắt buộc chó mèo phải có dây dắt hoặc đeo rọ mõm. Bên cạnh đó, còn cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Do đó, rất cần sự quản lý chặt chẽ đồng thời có các chế tài xử phạt để các quy định phải được các chủ nuôi chó mèo, nghiêm chỉnh chấp hành.

Bên cạnh việc nêu cao trách nhiệm của người dân trong quản lý vật nuôi, về công tác quản lý nhà nước, thời gian qua, để ngăn ngừa nguy cơ từ bệnh dại, thành phố Hà Nội đã chủ động trong việc nắm bắt thông tin, triển khai các kế hoạch quản lý, kiểm soát bệnh dại.

Chi cục Thủy sản, Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan để sớm triển khai kế hoạch tiêm phòng dại cho tổng đàn chó mèo trên toàn Thành phố.

Ông Ngô Đình Loát, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội cho biết: "Phải nói là Hà Nội còn đi sớm hơn cả Trung ương. Ngay khi thấy dấu hiệu bệnh dại gia tăng trên toàn quốc, Sở đã có báo cáo, đề xuất Thành phố ban hành văn bản, hướng dẫn các quận huyện tăng cường công tác giám sát đàn vật nuôi, tăng cường công tác phóng chống bệnh dại".

Theo kế hoạch, ngay đầu tháng 4/2024, 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô sẽ tiến hành tiêm phòng cho tổng đàn chó mèo trên địa bàn. Hiện, các địa phương đã hoàn thiện rà soát, tổ chức các dây tiêm, tập huấn tiêm phòng.

Người dân ủng hộ dự thảo quy định nuôi chó mèo

Ở  TP. HCM, cũng trong nỗ lực lập lại trật tự trong việc nuôi chó mèo, Thành phố đã có dự thảo và đang lấy kiến của người dân. Theo đó, nuôi thú cưng phải có đăng ký với cơ quan chức năng, tiêm phòng dại bắt buộc, khuyến khích gắn chip để quản lý và đối xử nhân đạo với vật nuôi là những nội dung có tại đề xuất quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn TP. HCM. Dự thảo quy định này đang được nhân dân trong đó có cộng đồng những người nuôi thú cưng tại thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ và cho rằng cần sớm được ban hành. Theo thống kê, TP. HCM có hơn 183 nghìn chó, mèo được nuôi tại hơn 100.000 hộ gia đình.

Nuôi thú cưng phải có đăng ký với cơ quan chức năng, tiêm phòng dại bắt buộc, khuyến khích gắn chip để quản lý

Anh Bảo Long, sinh sống ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh; dẫn người bạn 4 chân của mình đi gắn Micro chip để chuẩn bị sẵn sàng cho việc đăng ký kê khai hoạt động nuôi chó mèo với cơ quan quản lý. Anh cũng mua thêm cả rọ mõm cho chú cho với tên gọi là Bánh Bao đeo thử, để cho nó tập làm quen dần. Anh Long và Bánh Bao đã gắn bó với nhau được gần 5 năm.

Anh Nguyễn Hoàng Bảo Long chia sẻ: "Em coi nó như người bạn của em, mình đi làm cả ngày về thấy nó mừng mình thấy rất thoải mái. Mình nuôi chó lớn, nó ở nhà có thể nó hiền, nhưng ra ngoài đường có thể nó bị sợ, căng thẳng bộc phát nó cắn người ở nơi công cộng. Có nhiều trường hợp trên mạng em coi chó lớn nó hay cắn em bé, mình phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho người xung quanh mình trước".

Từ khi có thông tin tuyên truyền liên quan đến nuôi chó phải rọ mõm, ý thức người dân bắt đầu tăng lên

Từ khi có thông tin tuyên truyền liên quan đến nuôi chó phải rọ mõm, ý thức người dân bắt đầu tăng lên, mua rọ mõm rất nhiều. Ban đầu đeo rộng rộng chút, sau đó thì cho quen dần.

Thời gian gần đây, nhiều người yêu thú cưng cũng đang bắt đầu quan tâm hơn và tìm hiểu về việc gắn micro chip cho thú cưng.

Bác sĩ thú y Phùng Hữu Thắng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Micro chip là một thiết bị điện tử gắn vào cơ thể để mình biết thông tin thú cưng và chủ nuôi trên đó khi mà mình đăng ký với UBND phường. Việc cấy micro chip thực ra rất đơn giản, không gây phản ứng phụ và kích ứng, rất an toàn. Giá thành giao động từ 300-400 nghìn đồng. Khi cấy vào sẽ sử dụng được suốt đời".

Ngoài quy định đeo rọ mõm và khuyến khích gắn chip để quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh còn đề xuất hạn chế nuôi các giống chó to, bản tính hung dữ. Chó, mèo phải được tiêm phòng dại bắt buộc; chủ vật nuôi phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh và vệ sinh nơi công cộng. Các biện pháp nhằm đảm bảo tiếng ồn cũng được đề xuất. Ngoài ra, còn có vấn đề về điều kiện để được phép nuôi và việc đối xử nhân đạo khi nuôi chó, mèo. Tất cả những điều này, đều được cộng đồng nhiệt tình ủng hộ.

User
Ý KIẾN

Chiều ngày 19/9, tại sân bay Nội Bài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hàng viện trợ khẩn cấp của Chính phủ Singapore.

Lũ đang dần rút, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang chỉ đạo nhân dân tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương khôi phục, ổn định sản xuất nông nghiệp.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/9, thủ đô Hà Nội có mây, không mưa, ngày nắng gián đoạn.

Để ổn định đời sống cho 17 hộ với 115 người dân đồng bào Mông ở xóm Thượng, thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà bị mất chỗ ở do nhà bị sạt lở, lũ cuốn trôi trong cơn bão số 3, UBND tỉnh Lào Cai sẽ phối hợp với các cơ quan khởi công khu tái định mới vào ngày 21/9.

Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 4) đã trở thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian sau bão số 3.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn, ngoài bị xử phạt hành chính sẽ bị thông báo về cơ quan để kỷ luật.

Công an quận Tây Hồ vừa nhanh chóng phối hợp với lực lượng chữa cháy tại chỗ ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy tại nhà dân thuộc đường Âu Cơ.

Ở các diễn đàn giao thông, nhiều người để lại bình luận phản ánh tình trạng các tài xế của nhà xe Phương Trang thường xuyên đi ẩu, chạy quá tốc độ, vi phạm luật giao thông.

La Niña có thể kéo dài từ vài tháng đến hai năm, và sự xuất hiện của nó thường được dự báo trước bởi các cơ quan khí tượng thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu nhiệt độ biển và các yếu tố khí hậu khác.

Bão số 4 kết hợp tác động gió mùa Tây Nam mạnh, nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên có hoàn lưu ảnh hưởng rất rộng, chuyên gia cảnh báo không chủ quan trước cơn bão này.

Các chuyên gia nhận định rằng diễn biến thời tiết phức tạp hiện nay, đặc biệt là sự gia tăng tần suất và cường độ của bão, liên quan đến sự chuyển pha từ El Niño sang La Niña.

Chiều 19/9, Học viện Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024.

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, tình trạng xe đỗ, dừng sai quy định gây mất ATGT, mất mỹ quan đô thị có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp.

Ngày 18/9, tại khu vực gần cầu Thủ Biên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, một lái xe đầu kéo đã bị xe tải hất văng khi vội vàng chạy sang đường mà không chú ý quan sát.

Từ ngày 1/10 tới, ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tập thể tàu Tết 2025 nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên.

Tại dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất sửa một số quy định về niên hạn sử dụng đối với từng loại xe ô tô kinh doanh vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Để ứng phó với cơn bão số 4, các đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã duy trì lực lượng, phương tiện trực; cơ động tàu thuyền ra khu tránh bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn nhà cửa, kho tàng; thành lập các tổ, lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.

Vào lúc 16h30 ngày hôm nay 19/9, một vụ cháy đã xảy ra tại một xưởng giấy tại số 51 đường Quang Tiến, Nam Từ Liêm. Rất may không có người bị nạn.

Ngày 19/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Chiều nay (19/9), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin về công tác phối hợp với các nước để bảo hộ ngư dân trước cơn bão số 4 Soulik.

Ông Lương Hoài Nam vừa bị tạm hoãn xuất cảnh chỉ vì là người đại diện công ty đang nợ thuế - Bamboo Airways. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý trong trường hợp này của cơ quan Thuế “cứng nhắc” vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nỗ lực trả nợ thuế của doanh nghiệp.

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Khoảng 4 giờ sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (đoạn km 0+250), trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình đã bị lún và sập, hiện không có thiệt hại về người.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là tình trạng mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ quét.

Vào 10 giờ sáng nay, bão số 4 di chuyển với vận tốc 20-25km/h, tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Tổ chức phi chính phủ ActionAid quốc tế tại Việt Nam vừa có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn, Hà Nội để hỗ trợ huyện khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ vào lúc 9h31, sức gió cực đại đạt 25,5 m/s (cấp 10). Dự báo vào 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Do mưa lớn nên mực nước ở một số sông suối tại địa bàn tỉnh Quảng Bình dâng cao gây ngập và khiến giao thông bị chia cắt cục bộ.

Ngày 19/9, Cảng hàng không Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cho biết, Cục Hàng không Việt Nam có quyết định tạm ngừng khai thác máy bay tại sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9 do thời tiết xấu vượt tiêu chuẩn khai thác.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn về việc khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tập trung khắc phục hậu quả, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh kế hoạch và phương án kiểm toán.

Theo báo cáo của Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, để ứng phó với bão số 4, Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 305.000 người.

Nghị quyết số 143 của Chính phủ yêu cầu thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; xem xét miễn, giảm lãi vay cho các đối tượng chịu ảnh hưởng sau bão số 3.

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Bình gây mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất đá. Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương theo sát diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.

Bão số 4 đang di chuyền vào vùng biển khu vực miền Trung. Đảo Cồn Cỏ - một huyện đảo tiền tiêu nằm cách thị trấn Cửa Việt (Quảng Trị) 17 hải lý bắt đầu có gió giật cấp 8. Tất cả khách du lịch tại Cồn Cỏ đã vào bờ an toàn.