Đối thoại và hợp tác giữa Trung Quốc - châu Âu
Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.
Trung Quốc - châu Âu củng cố quan hệ đối tác chiến lược
Pháp là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vào đúng dịp hai nước kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao. Tại đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm ba bên với Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Cuộc gặp được giới quan sát đánh giá là khá thẳng thắn, khi các bên đều không ngần ngại bày tỏ rõ quan điểm của mình, đặc biệt là về việc phát triển quan hệ giữa Trung Quốc với Pháp nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung.
Tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi cuộc đối thoại giữa châu Âu và Trung Quốc hơn bao giờ hết. Như tôi đã từng nói trong một phát biểu mới đây, châu Âu và Trung Quốc đang ở một bước ngoặt trong lịch sử, đòi hỏi chúng ta phải đối mặt và vượt qua những khó khăn mang tính cơ cấu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Có chung nhận định, Chủ tịch Ủy ban châu Âu – bà Ursula von der Leyen cho rằng Liên minh châu Âu và Trung Quốc muốn có mối quan hệ tốt đẹp. Sự hợp tác của hai bên sẽ là chìa khóa để tìm giải pháp cho những thách thức toàn cầu.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Bắc Kinh xem EU là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của nước này.
Trung Quốc luôn nhìn nhận mối quan hệ với châu Âu từ góc độ chiến lược và lâu dài. Châu Âu là một hướng đi quan trọng trong chính sách ngoại giao với các nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc và là đối tác quan trọng của Trung Quốc trên con đường hiện đại hóa. Tôi hy vọng quan hệ Trung Quốc - Pháp và quan hệ Trung Quốc - châu Âu sẽ thúc đẩy lẫn nhau và cùng phát triển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nhân dịp chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc và Pháp đã ký 18 thỏa thuận hợp tác liên ngành bao gồm hàng không, nông nghiệp, phát triển xanh, hợp tác doanh nghiệp vừa và nhỏ và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, lãnh đạo Pháp - Trung Quốc nhất trí xây dựng sự đồng thuận lớn về hợp tác toàn cầu trong các lĩnh vực như ứng phó với khí hậu, đa dạng sinh học và cải cách hệ thống tài chính quốc tế. Liên quan đến các vấn đề quốc tế, lãnh đạo hai nước kêu gọi tất cả các bên nỗ lực đạt được một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện ở Gaza cũng như ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine. Đồng thời, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết thúc đẩy một giải pháp chính trị cho vấn đề hạt nhân Iran.
Bên cạnh những cam kết hợp tác, báo Le Monde (Pháp) cho rằng, cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Âu vẫn chưa thực sự tìm ra được tiếng nói chung về vấn đề thương mại cân bằng và dư thừa sản xuất – một trong những mục tiêu chính của chuyến thăm. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo tương lai của châu Âu sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc một cách cân bằng. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhận định mối quan hệ này đang bị thách thức bởi các bên liên quan đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường không bình đẳng và sự phụ thuộc trong chuỗi cung ứng.
Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhận định: “những sản phẩm được trợ cấp bởi Trung Quốc như xe điện hoặc thép đang tràn ngập thị trường châu Âu. Kết hợp với nhu cầu trong nước không tăng, thế giới không thể hấp thụ được sản lượng dư thừa của Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi mong rằng chính phủ Trung Quốc giải quyết tình trạng dư thừa mang tính cấu trúc này. Châu Âu sẽ không lùi bước trong việc đưa ra những quyết định cứng rắn và công cụ phòng vệ cần thiết để bảo vệ nền kinh tế và an ninh của mình".
Giới truyền thông nhận xét, thông qua các cuộc gặp, có rất ít dấu hiệu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ lớn về thương mại. Trung Quốc chỉ cam kết tạm thời không áp đặt thuế quan nhập khẩu. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các nhãn hiệu rượu mạnh sang trọng của Pháp, trong một động thái được đánh giá là nhằm đối trọng với khả năng thúc đẩy một “cuộc chiến tranh thương mại toàn diện” từ phía EU.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng, quan điểm cứng rắn của Trung Quốc về thương mại còn thể hiện rõ ở lịch trình chuyến thăm. Chủ tịch Trung Quốc không có lịch trình đến thăm Brussels (trụ sở của EU), như một chuyến thăm châu Âu theo mong đợi. Ngay sau chuyến thăm Pháp, nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào Serbia và Hungary - hai quốc gia có xu hướng ngả về trục ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc trong khu vực.
Trung Quốc - Serbia đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới
Sau Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Serbia - quốc gia thành viên của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Đây là chuyến thăm Serbia lần thứ 2 của Chủ tịch Tập Cận Bình sau 8 năm, không chỉ được xem là cơ hội củng cố vị thế của Trung Quốc là đối tác chính ở khu vực Tây Balkan, mà còn đánh một dấu mốc quan trọng trong việc cải thiện và nâng cấp quan hệ hai nước. Bằng chứng là cách đây một năm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi Serbia là “người bạn sắt son” của Trung Quốc trong cuộc gặp với Tổng thống Serbia – ông Aleksandar Vucic khi ông Vucic ở Bắc Kinh tham dự diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba vào tháng 10/2023. Còn lần này, khi vừa đến thủ đô Belgrade, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khẳng định ông sẵn sàng hợp tác với Serbia để vạch ra kế hoạch chi tiết mới cho sự phát triển quan hệ song phương.
Rạng sáng 8/5 (theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã đến sân bay Nikola Tesla ở thủ đô Belgrade, Serbia trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước kéo dài hai ngày. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic, phu nhân Tamara Vucic và các quan chức cấp cao trong chính phủ đã tổ chức lễ đón tiếp trọng thể nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trái ngược với những lo ngại về một cuộc chiến thương mại tiềm tàng với EU trong chặng dừng chân đầu tiên, chuyến thăm tới Serbia lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ đưa hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Trung Quốc là đối tác tốt nhất có thể của Serbia. Hy vọng thông qua chuyến thăm, chúng tôi có thể mang lại những kết quả tốt nhất vì lợi ích chung của người dân Trung Quốc và Serbia.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.
Serbia - quốc gia đang ứng cử để trở thành thành viên EU, có quan hệ thương mại ngày càng thân thiết với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Aleksandar Vucic. Mặc dù EU là đối tác kinh tế hàng đầu của Serbia, nhưng khoảng 10,3 tỷ euro đầu tư của Trung Quốc đã đổ vào nước này từ năm 2009 đến năm 2021. Tháng 10-2023, Trung Quốc và Serbia đã ký hiệp định thương mại tự do nhằm thúc đẩy quan hệ kinh doanh và thương mại song phương. Đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Trung Quốc ký kết với một quốc gia thuộc khu vực Trung và Đông Âu. Gần đây nhất, Serbia đã công bố thỏa thuận thu hút 2 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc vào các nhà máy điện gió, năng lượng mặt trời và sản xuất hydro. Trong chuyến thăm lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên dự kiến sẽ thảo luận về khoản đầu tư hàng tỷ USD của Trung Quốc vào Serbia và bổ sung các thỏa thuận mới khác.
Trong một tuyên bố ngay khi vừa đến Serbia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và Serbia có mối quan hệ hữu nghị truyền thống sâu sắc, đã vượt qua thử thách của hoàn cảnh quốc tế nhiều biến động, trở thành tấm gương cho mối quan hệ giữa các quốc gia. Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước vào năm 2016, quan hệ giữa Trung Quốc và Serbia đã phát triển nhảy vọt và đạt được những thành tựu lịch sử. Nhân dịp này, hai bên sẽ thảo luận về việc nâng cấp mối quan hệ, mở ra một giai đoạn hợp tác mới.
Hungary - “cửa ngõ châu Âu” của Trung Quốc
Chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là Hungary. Giống như Serbia, Hungary được đánh giá là quốc gia thân thiện với Bắc Kinh, cũng là đối tác quan trọng của Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai - Con đường, và thúc đẩy hợp tác khu vực Trung và Đông Âu. Thậm chí, Hungary còn được đánh giá là cửa ngõ của Trung Quốc vào châu Âu, vì nước này là thành viên của cả hai khối đa phương quan trọng là Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Với ít nhất 16 thỏa thuận song phương được ký kết trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, mối quan hệ Trung Quốc - Hungary đang đứng trước những cơ hội mới quan trọng, khi hai nước kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao trong năm nay.
Hungary từ lâu đã ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhằm xây dựng các cảng, đường sắt và nhà máy điện trên khắp thế giới như một cách thúc đẩy quyền lực mềm và tăng trưởng kinh tế. Năm 2015, Hungary là quốc gia châu Âu đầu tiên ký văn kiện hợp tác Vành đai và Con đường với Trung Quốc. Năm 2017, hai nước tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Những năm gần đây, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Hungary liên tục tăng, đáng chú ý là dự án nhà máy ô tô điện đầu tiên của Trung Quốc ở châu Âu đang được xây dựng ở Hungary, với tổng mức đầu tư gần 8 tỷ USD.
Hungary còn được truyền thông nhận xét là người bạn của Trung Quốc trong khối EU, khi thường xuyên lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên các diễn đàn và hội nghị của khối. Mới đây nhất, giới chức Hungary đã phản đối các cuộc điều tra của EU về trợ cấp xe điện của Trung Quốc. Bộ ngoại giao Hungary nhấn mạnh Budapest sẽ tham gia nhiều hơn vào việc cải thiện quan hệ EU - Trung Quốc.
Tình trạng dư thừa công suất không tồn tại. Đây là một ngành công nghiệp mới. Nhu cầu về ô tô điện mới là rất lớn. Do đó, nói về tình trạng dư thừa công suất là một điều gì đó xa rời thực tế và nó chỉ là một tuyên bố mang tính chính trị.
Ông Peter Szijjarto - Bộ trưởng Ngoại giao Hungary.
Trong chuyến thăm đến Bắc Kinh, Trung Quốc, hồi tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto từng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là câu trả lời cho sự nỗ lực của Hungary và Trung Quốc để cải thiện mối quan hệ song phương. Với sự quan tâm và định hướng chiến lược của lãnh đạo hai nước, sự kết nối Trung Quốc - Hungary sẽ ngày càng sâu sắc, hợp tác thực chất ngày càng phát triển.
Theo các nhà quan sát, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Tập Cận Bình là chương quan trọng trong tính toán chiến lược của Trung Quốc, thể hiện sự điều hướng khéo léo để cân bằng giữa việc thúc đẩy các nhu cầu kinh tế và duy trì quan hệ ngoại giao thân thiện, thậm chí củng cố tầm ảnh hưởng ở một số khu vực. Việc Chủ tịch Tập Cận Bình lựa chọn thăm Pháp, Serbia và Hungary theo thứ tự cũng là một tính toán kỹ lưỡng, không chỉ nhằm hóa giải những mâu thuẫn tiềm tàng, mà còn củng cố mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, điều đặc biệt quan trọng giữa lúc bức tranh địa chính trị toàn cầu đang có những thay đổi lớn. Do đó, dù chuyến công du lần này khó có thể ngay lập tức thay đổi động lực phát triển hiện tại giữa EU và Trung Quốc, nhưng chắc chắn đây sẽ là cầu nối giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với châu Âu.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.
Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.
Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể tháo ngòi nổ Trung Đông và lập lại hòa bình trong khu vực?
Theo nhận định của giới chuyên gia, nguyên nhân khiến giá đồng Bitcoin tăng chóng mặt là do các nhà đầu tư mong đợi về một môi trường tài chính cởi mở hơn với tiền kỹ thuật số dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Chiến thắng áp đảo của Tổng thống đắc cử Donald Trump đánh dấu một chiến thắng lớn cho tỷ phú Elon Musk, người đã chi ít nhất 119 triệu đô la cho một nhóm ủng hộ ứng viên của Đảng Cộng hòa.
Liên minh cầm quyền tại Đức đã sụp đổ, kinh tế trì trệ, cùng với căng thẳng địa chính trị và áp lực bên ngoài có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu vào giai đoạn bất ổn. Nước Đức đang ở thời điểm bước ngoặt cho những cải cách và đổi mới để mạnh mẽ vươn lên.
Trong gần ba năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã cung cấp hàng chục tỷ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine và luôn khẳng định rằng sẽ sát cánh cùng Kiev cho đến chừng nào có thể. Tuy nhiên, sự trở lại của cựu Tổng thống Donald Trump khiến nhiều người đặt câu hỏi ông sẽ giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine như thế nào?
Trung Quốc là điểm dừng chân đầu tiên ở nước ngoài của Tổng thống Indonesia kể từ khi nhậm chức cách đây ba tuần. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào thứ Bảy, ông cam kết duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
Du lịch được xác định là ngành mũi nhọn, đóng góp lớn cho nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch mà không làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và cuộc sống của người dân địa phương là điều cần được chú trọng. Nhiều quốc gia đã nhận thấy rằng, gắn phát triển du lịch với bảo tồn và hài hòa lợi ích của người dân là yêu cầu cấp thiết hiện nay để có thể phát triển một nền du lịch bền vững.
Thủ tướng Israel Netanyahu mới đây đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, cho thấy mức độ chia rẽ nghiêm trọng trong nội các Israel. Động thái này cũng khiến cho những hy vọng về việc đạt được một lệnh ngừng bắn với Hamas và đưa các con tin trở về nhà ngày càng xa vời.
Chỉ một ngày sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 5/11, các nhà lãnh đạo châu Âu đã nhóm họp tại Budapest, Hungary, để bàn về đối sách với nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump.
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua đã đưa ông trở lại Nhà Trắng, nhưng cả đồng minh và những người chỉ trích ông đều nói rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông sẽ rất khác biệt so với lần đầu tiên.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Mỹ đã kết thúc nhanh chóng và ít kịch tính hơn nhiều so với diễn biến chiến dịch tranh cử suốt mấy tháng qua. Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo với 312 phiếu đại cử tri. Đâu là lý do làm nên chiến thắng vang dội của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này?
Israel tuyên bố chấm dứt hợp tác với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Động thái được cho là sẽ làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã rất tồi tệ ở Dải Gaza nói riêng và nhiều khu vực khác ở Trung Đông nói chung.
Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Ông Trump là Tổng thống thứ hai trong lịch sử nước Mỹ phục vụ các nhiệm kỳ không liên tiếp. Người đầu tiên từng làm được điều này là ông Grover Cleveland, với hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng từ năm 1885 - 1889 và 1893 - 1897. Trong hơn hai thế kỷ qua, Mỹ đã trải qua 46 đời Tổng thống với những điều đặc biệt, kỳ lạ và thú vị.
Donald Trump bắt đầu trở lại sự nghiệp chính trị của mình khi nhiều người trong chính đảng của ông muốn ông ra đi.
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant sau nhiều tháng xung đột về chính trị trong nước và các cuộc chiến tranh của Israel.
Kamala Harris được dự đoán trở thành người kế nhiệm của đảng Dân chủ sau tuyên bố rút lui của ông Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Bà là người phụ nữ da màu gốc Á đầu tiên lên làm Phó Tổng thống. Với sự ủng hộ của ông Biden hiện tại, bất chấp những rào cản vô hình, Harris có tiềm năng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.
Tập đoàn McDonald's sở hữu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh đa quốc gia lớn nhất thế giới đang phải đối mặt với vụ bê bối tồi tệ sau vụ viêc một món ăn phổ biến nhất trong thực đơn của McDonald's nhiễm vi khuẩn E.coli khiến 1 người thiệt mạng, 90 người nhiễm khuẩn.
Một trong những điểm yếu lớn nhất của Tổng thống thứ 46 của Mỹ là "không có khả năng quảng bá những thành tựu của mình". Nhưng các nhà sử học "có thể vẫn công tâm và đánh giá cao ông về sự phục hồi kinh tế hậu Covid".
Báo chí Mỹ mới đây đưa tin Iran đang chuẩn bị tấn công Israel, có thể là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11, nhằm trả đũa vụ Israel tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào hàng loạt mục tiêu quân sự của Iran hôm 26/10.
Vài ngày trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, cuộc so găng giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris vẫn hết sức gay cấn. Hầu hết, các chuyên gia nhận định đây là cuộc bầu cử khó dự đoán nhất lịch sử nước Mỹ, mọi kịch bản sẽ không loại trừ trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/11 tới.
Gần 200 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét ở vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha. Trận lũ lụt chết người nhất ở Tây Ban Nha trong nhiều thập kỷ là một lời nhắc nhở đau thương rằng châu Âu chưa chuẩn bị đối phó với hậu quả của bầu khí quyển quá nóng.
Cuộc bầu cử Quốc hội Gruzia đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục thuộc về đảng Giấc mơ Gruzia cầm quyền. Phe đối lập dựa vào sự ủng hộ của bên ngoài, không công nhận kết quả bầu cử và cố gắng tìm cách lật ngược kết quả thông qua các cuộc biểu tình và khiêu khích sử dụng vũ lực. Những diễn biến này giống với những cuộc cách mạng màu của những năm trước.
Ngày 31/10, Triều Tiên xác nhận đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là vụ phóng thử ICBM đầu tiên sau gần một năm, cho thấy khả năng tấn công hạt nhân tầm xa tiềm tàng của nước này.
Từ một tỉ phú, ngôi sao truyền hình, ngày 20/1/2017, ông Donald Trump đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình, ông trở thành vị Tổng thống gây nhiều tranh cãi. Dù sẽ còn mất nhiều năm lẫn nhiều giấy mực để các nhà sử học và báo chí nhận định về nhiệm kỳ của ông, nhưng những dấu ấn mà ông tạo ra có lẽ sẽ còn lưu lại rất lâu.
Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng mạnh tại khu vực Trung Đông, các nhà phân tích cảnh báo hậu quả kinh tế của kịch bản xung đột lan rộng là rất nghiêm trọng.
Trong chặng đua nước rút vào Nhà Trắng, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump tích cực tiến hành các cuộc vận động ở các bang quan trọng, hay còn gọi là bang chiến địa. Đặc biệt, một nhóm đối tượng cử tri mà cả hai ứng cử viên đều muốn hướng tới là cử tri da màu.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Tờ Wall Street Journal nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.
Có thể có nhiều lời giải thích cho thất bại của ông Trump, nhưng có một số nguyên nhân đã trở nên rõ ràng.
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024, hai ứng viên Tổng thống Mỹ là cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang nỗ lực không ngừng để giành được lá phiếu tại các bang chiến địa. Đây được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướng Shigeru Ishiba và đối tác liên minh Komeito đã mất đa số ngế tại Hạ viện trong cuộc bầu cử hôm 27/10. Điều này sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh kéo dài, đồng thời cũng dẫn đến sự chia sẻ quyền lực gây bất ổn trong Chính phủ Nhật Bản.
Trong lịch trình bầu cử sơ bộ ở Mỹ, Siêu thứ ba hay Thứ ba trọng đại (Super Tuesday) thông thường được dùng để chỉ ngày thứ ba đầu tiên của tháng hai hay tháng ba của năm Bầu cử tổng thống, khi mà nhiều tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ra đại biểu đến dự đại hội đảng toàn quốc chọn ứng cử viên tranh cử tổng thống.
Khoa học đã chứng minh, để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo vệ hành tinh Trái đất, nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt được các mục tiêu khí hậu quốc tế, các chính phủ không chỉ cần đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo mà còn phải thúc đẩy việc áp dụng nhiên liệu sinh học bền vững, khí sinh học, hydro và nhiên liệu điện tử.
Ukraine đang phải đối diện với tình thế ảm đạm khi Nga đang đạt những bước tiến lớn trên chiến trường miền Đông. Tình hình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến. Cả giới chức Ukraine và Cơ quan Năng lượng Quốc tế đều cảnh báo Kiev sắp phải trải qua một mùa đông khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại, khi có tới 80% cơ sở năng lượng, bao gồm các nhà máy điện chạy bằng than và thủy điện, đã bị hư hại hoặc bị phá hủy.
Đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với các hệ sinh thái trên Trái đất, cũng như với đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra ở tốc độ chóng mặt.
0