Dự án công viên văn hóa quận Hà Đông thành bãi hoang | Hà Nội tin mỗi chiều

Trong khi quỹ đất dành cho phát triển không gian xanh, không gian công cộng hầu như không còn, và nhu cầu của người dân Thủ đô về không gian này chưa được thỏa mãn, thì hơn chục năm qua, dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông vẫn án binh bất động.

Hiện trạng công viên nghìn tỷ được phê duyệt 25 năm trước tại quận Hà Đông

Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông nằm tại các phường Hà Cầu và Kiến Hưng, quận Hà Đông được phê duyệt từ năm 1998, với diện tích khoảng 98 ha, tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn đang quây tôn kín mít, khuôn viên ngổn ngang phế thải, vật liệu xây dựng, cỏ dại mọc um tùm.

Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông với diện tích khoảng 98 ha, tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng. Ảnh: VOV.

Qua nhiều năm không triển khai, dự án dần trở thành bãi hoang, khiến cư dân thất vọng. Không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai, mà còn làm xấu cảnh quan đô thị. Một thời gian dài trước đây, tại địa điểm này còn xảy ra tình trạng sử dụng đất sai mục đích, gây bức xúc trong dư luận.

Dự án vẫn đang quây tôn kín mít, khuôn viên ngổn ngang phế thải, vật liệu xây dựng, cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: VOV.

Hiện vẫn tồn tại không ít dự án như vậy ví dụ như dự án Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang thuộc địa phận phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, động thổ xây dựng từ cuối năm 2016, dự kiến hoàn thành vào năm 2017. Nhưng sau khi khởi công khoảng 7 năm, đến nay, dự án vẫn quây tôn kín mít.

Sau nhiều năm không thể hoàn thiện, công viên này vẫn trong tình trạng quây tôn nhiều năm gây xấu xí bộ mặt đô thị. Ảnh: Dân Trí.

Một dự án khác là Công viên Chu Văn An được phê duyệt quy hoạch từ năm 2009 trên địa bàn xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Thế nhưng đến nay, công viên vẫn đang chỉ là những bãi cỏ dại mọc hoang, cao quá đầu người. Tình trạng tương tự tại Công viên Kim Quy thuộc huyện Đông Anh từng được ví như Disneyland tại Việt Nam được động thổ từ năm 2016, qua 8 năm vẫn là cánh đồng hoang lạnh lẽo và trở thành nơi chăn thả gia súc của hộ dân.

Công viên Kim Quy thuộc huyện Đông Anh từng được ví như Disneyland tại Việt Nam, qua 8 năm vẫn chỉ là một giấc mơ dang dở. Ảnh: VOV.

Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, có nhiều công viên trong quy hoạch rất nhiều năm trong tình trạng dở dang khiến nguồn lực đất đai bị lãng phí nghiêm trọng. Những công viên vẽ ra cách đây cả thập kỷ nhưng thực ra vào đấy là những bãi cỏ hoang, là quán ăn, là những mảnh đất bị chiếm nham nhở. Từ thực tế này, có thể thấy công tác quản lý phần không gian xanh của thành phố, của đơn vị chức năng chưa làm đúng trách nhiệm, thể hiện năng lực quản trị trong việc gia tăng chất lượng sống đô thị còn yếu.

Giải “cơn khát” không gian xanh cho người dân Thủ đô

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện thành phố có gần 70 công viên, vườn hoa công cộng nhưng khoảng 70% trong số này xuống cấp. Cũng có tới hàng chục công viên xây dựng nhưng lại bỏ hoang hoặc chậm tiến độ. Nguyên nhân chính khiến các dự án này chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng bị vướng phải dừng thi công để chờ điều chỉnh quy hoạch.

Công viên Bắc Linh Đàm (Hoàng Mai) trong tình trạng xuống cấp, ngập rác thải. Ảnh: Vietnamnet.

Trao đổi về giải pháp cởi trói cho các dự án công viên chậm tiến độ, bỏ hoang tại Hà Nội, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng cần phải thành lập cơ quan liên ngành, rà soát lại thực trạng của các công viên trên địa bàn, kể cả Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng phải rà soát lại để đánh giá mức độ sai lệch, lãng phí hoặc chệch hướng trong quá trình phát triển công viên.

Từ đó, điều chỉnh lại theo quy hoạch phát triển chung của thành phố để đạt chất lượng cao nhất. Việc quản lý, vận hành các công viên cũng cần thay đổi, không thể kéo dài tình trạng các công viên trong nội thành đua nhau xuống cấp; công viên mới xây dựng hoặc bị treo, hoặc không mở cửa.

Nhiều hạng mục trong Công viên Bách Thảo đã bị xuống cấp. Ảnh: Vietnamnet.

Theo ông Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam: "Chúng ta đều muốn phát triển để có thêm nhiều công viên, thế nhưng lại quên đi một điều, chúng ta đã có công viên nhưng chất lượng công viên như thế nào, hiện nay người dân cần cái gì thì lại chưa làm được".

Cũng theo vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam: "Những công viên đã có, cần được chỉnh trang, tôn tạo, nâng cấp cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng đời sống tinh thần ngày một cao của người dân. Công viên phải là nơi để người dân giao lưu, giao tiếp, thể hiện tính xã hội ở đó. Bản thân công viên là văn hóa, bộ mặt văn hóa, bản sắc văn hóa. Nếu không coi trọng công viên mà nghĩ nó như một khoảng trống vô hồn, ai vào, ra quần đùi áo số, đi bộ loăng quăng ở đó rồi đi về thì sẽ mất đi giá trị của công viên".

Sau hơn hai năm thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới 41 công viên, vườn hoa, đến nay các quận đã hoàn thành cải tạo 14 vườn hoa, đạt khoảng 31% kế hoạch.

Công viên Long Biên mới được hoàn thành đã tạo thêm điểm nhấn cho địa bàn. Ảnh: Báo Nhân dân.

Trong năm 2024, các quận tiếp tục hoàn thành 16 công viên, vườn hoa dự kiến đạt khoảng 67% kế hoạch. Đến năm 2025, dự kiến các quận hoàn thành nốt 11 công viên, vườn hoa, đạt khoảng 91% kế hoạch. Trong tương lai, thành phố Hà Nội sẽ mở ra một số mô hình mới về đầu tư công viên, cây xanh với chủ trương nói không với chuyện dựng hàng rào, bán vé thu phí vào công viên.

Thực tế, muốn hồi sinh công viên thì phải có nguồn lực, có người thực hiện, chịu trách nhiệm chứ không phải chỉ có khung pháp lý hoặc dự án trên giấy.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thiếu không gian công cộng, thiếu công viên cây xanh là một bài toán mà thành phố Hà Nội chưa thể giải được trong nhiều năm qua. Đặc biệt, các công ty quản lý công viên cây xanh thiếu chủ động cũng như thiếu đi sự sáng tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần của người dân. Khả năng tài chính của các công ty này khó có thể đáp ứng được yêu cầu đó, nhưng nếu họ có phương án và có các dự án đầu tư một cách cụ thể thì họ hoàn toàn có thể kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng các sân chơi.

Không chỉ dừng lại ở việc nâng cấр, cải tạo những công viên, vườn hoa đã xuống cấр mà chính quyền thành рhố, các quận, huyện, xã được рhân cấр quản lý cũng рhải quan tâm đến công viên, vườn hoa còn lại trên địa bàn, bảo đảm có một không gian xanh, sạch, đẹp, để người dân Thủ đô không còn phải 'khát' không gian vui chơi.

User
Ý KIẾN

Theo thống kê của thành phố Hà Nội, bão số 3 quét qua đã khiến hơn 40.000 cây trên địa bàn thành phố gãy, đổ. Trong đó có tới hơn 24.800 cây đổ, tập trung nhiều ở các quận, huyện Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm…

Hơn 12.000 trang thông tin sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai vào tối 12/9 đã tạo nên cơn bão mới trong cộng đồng mạng xã hội.

Với tinh thần lá lành đùm lá rách, cả nước đang hướng về đồng bào vùng bão lũ các tỉnh miền Bắc, sẵn sàng hỗ trợ, sẻ chia, bằng nhiều phương cách khác nhau. Ấy vậy mà, nhiều người lại đang lợi dụng sự khốn khó của người khác để có những hành vi kiếm chác, trục lợi.

Sau bão số 3, nguy cơ mất an toàn giao thông từ những cây cầu yếu, cầu cũ lại một lần nữa được đặt ra với Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước.

Lũ trên hàng loạt các con sông qua địa bàn Thủ đô Hà Nội đang lên nhanh. Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2, đe doạ an toàn nhiều tuyến đê và tính mạng, tài sản của người dân.

Trong những thời điểm bão số 3 hoành hành, dù lo sợ trước sự tàn phá của thiên tai, thế nhưng trong khó khăn, người Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

Ngay sau siêu bão Yagi, ngày hôm nay 8/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành lệnh báo động lũ trên sông Tích.

Tối 6/9, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, đã vận động và hỗ trợ di dời khẩn cấp 48 hộ dân, 160 nhân khẩu khỏi nhà chung cư A7 Tân Mai.

Cơn bão số 3 có tên quốc tế là Yagi có khả năng trở thành cơn bão mạnh nhất ở Biển Đông trong vòng 20 năm trở lại đây và là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 với cường độ cấp 16, giật trên cấp 17.

Bên cạnh những mặt hàng truyền thống có nguồn gốc rõ ràng, nhiều loại bánh trung thu giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán công khai, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi vào Biển Đông, bão số 3 có tên quốc tế là Yagi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15 km và đang ngày một mạnh dần lên.

Nhiều ngôi nhà tại khu phố cổ Hà Nội đang được rao bán giá mỗi m2 ngang ngửa một căn chung cư cũ!

Với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh Việt Nam được nhiều trường đại học nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng đến toàn phần.

Cầu Tứ Liên ở cửa ngõ phía bắc Hà Nội, với vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, sẽ được khởi công xây dựng ngay trong năm 2024.

Hà Nội sắp có Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia có quy mô thuộc top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ là kỳ quan mới của Thủ đô, khởi phát nền kinh tế Expo sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.

Hơn 122.000 trong khoảng 673.600 thí sinh đỗ đại học nhưng không xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại các thành phố lớn trong đó có Hà Nội, nhiều người thuê trọ đang phải trả từ 3.500 – 5.000 đồng một số điện. Mức giá này cao tới 70%, thậm chí gấp đôi so với quy định của Bộ Công thương. Vậy có hay không sự trục lợi của chủ nhà trọ từ tiền điện của người thuê trọ?

Mấy ngày qua, nhiều người dân sinh sống tại một khu chung cư giữa Thủ đô lại không dám sử dụng thang máy, vì lo ngại sự cố tai họa.

Ngày 27/8, hơn 4.500 du khách từ Sun Pharma, tập đoàn dược phẩm lớn thứ tư trên thế giới của tỷ phú Ấn Độ bắt đầu hành trình du lịch Việt Nam.

Vụ ồn ào ở Bệnh viện K bùng nổ sau clip của một Tiktoker phản ánh, mỗi lần bệnh nhân xạ trị tại đây phải lót tay 200.000 đồng, đang khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Ngày 24/8, lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lấy đa tạng từ người cho chết não và triển khai hai ca ghép thận cùng lúc. Xanh Pôn trở thành bệnh viện đầu tiên của Hà Nội thực hiện việc lấy đa tạng và ghép tạng.

Những ngày này, con phố Nguyễn Huệ thành phố Hồ Chí Minh trở nên rực rỡ, rộn ràng với hình ảnh cầu Long Biên, mái chợ Đồng Xuân, cửa ô Quan Chưởng, làng nón Chuông, góc phố Phùng Hưng...Và nhiều nữa, những tinh hoa ẩm thực, văn hóa Hà Nội hiện diện giữa con phố sống động bậc nhất Sài Gòn. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh".

Từ đêm 22/8 đến sáng 23/8, trận mưa có lượng mưa lớn, hiếm gặp đã bao trùm thành phố Hà Nội.

Theo quy định hiện hành, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên mỗi năm sẽ nộp các loại thuế, phí như lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp với cơ quan công an thu thập, xác minh nghi vấn có nhóm đối tượng kích sóng đất nền vùng ven Hà Nội thông qua các phiên đấu giá đất.

Phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức kéo dài suốt 19 giờ đồng hồ, vừa kết thúc sáng 20/8.

Trong cơn lốc đô thị hóa với san sát những tòa nhà cao tầng, đâu đó dở dang những khối bê tông, ồn ã khói bụi công trường, nhiều người lại hoài niệm về một Hà Nội xưa giản dị, trầm mặc cùng những hàng cây cổ thụ trên con phố quen.

Hà Nội đang ấp ủ một giấc mơ về hệ thống đường sắt đô thị hiện đại với 15 tuyến vào năm 2045. Để thực hiện mục tiêu này, ngày 17/8, Hà Nội đã đưa ra những con số dự tính: để hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của Thủ đô cần tới 55 tỷ USD.

Tiếng Anh đang là một môn học trong các cấp học hiện nay và tới đây tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Có một nghịch lý là, hàng ngày các cơ quan chức năng vẫn phải ra quân dẹp, xử lý không ít chợ cóc, chợ tạm, thì ngay giữa Thủ đô Hà Nội vẫn còn những chợ tiền tỷ, xây dựng xong rồi bỏ hoang để cỏ mọc um tùm.

Năm học 2024 - 2025, Hà Nội sẽ có thêm hai trường THPT chuyên là Trường THPT Chu Văn An và Sơn Tây.

Cuối tuần qua, khoảng 1.600 người đã tham gia phiên đấu giá để sở hữu 68 lô đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Kết quả đã tạo ra một kỷ lục mới cho giá đất ở ngoại thành Thủ đô - khi giá trúng đấu giá dao động từ 55 - 100 triệu đồng/m2.

Phở Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của người dân Thủ đô và là động lực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Dự báo, trong những ngày tới, khu vực Hà Nội sẽ có mưa vừa, mưa to, do đó tình trạng ngập lụt có nguy cơ tái diễn như đợt mưa lũ cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua.

Là khu công nghệ cao, nơi đang có 111 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 115 nghìn tỷ đồng nhưng cho đến lúc này, cơ sở hạ tầng của khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa hoàn thiện. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và nghiên cứu tại đây Hà Nội sẽ có nghị quyết riêng nhằm thu hút và sử dụng người tài đến làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và ba tuyến không trợ giá. Trên tuyến cũng có hai điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn, 32 điểm dừng xe buýt ở cả hai chiều.

Cục đăng kiểm Việt Nam vừa đưa ra cảnh báo, Hà Nội nguy cơ chỉ còn hai trung tâm đăng kiểm hoạt động.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội diễn ra ngày 7/8, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh xác định ít nhất đến cuối năm 2024, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm được công nhận thành quận; đồng thời phấn đấu năm 2025 huyện Thanh Trì và huyện Hoài Đức sẽ thành quận.

Sau 14 năm chờ đợi, từ sáng 8/8, đoạn trên cao Nhổn – Cầu Giấy thuộc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành thương mại.

Nhiều nhà ở có vị trí đẹp thuận tiện cho việc buôn bán trên các tuyến phố Hà Nội treo biển cho thuê đã lâu nhưng chưa có khách thuê.

Năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ các trường tiểu học đảm bảo mỗi lớp không quá 35 học trò. Vậy làm thế nào để có đủ trường học cho học sinh? Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh tại Hà Nội khi năm học mới đang tới rất gần.

Trong khi quỹ đất dành cho phát triển không gian xanh, không gian công cộng hầu như không còn, và nhu cầu của người dân Thủ đô về không gian này chưa được thỏa mãn, thì hơn chục năm qua, dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông vẫn án binh bất động.

Sau hai thập kỷ chờ đợi, người dân Hà Nội sắp được sử dụng hệ thống đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Để tiếp tục khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ do bão số 2, chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân trong thời gian tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Vừa tìm đường đi, vừa có thể tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá,...đó là những điều mà người dân và khách xa khi đến với thành phố Hà Nội có thể trải nghiệm khi quét mã QR code bên cạnh biển tên đường.

Sau một thời gian tạm dừng thi công phần ngầm vì vướng mặt bằng, ngày 30/7, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã chính thức khởi động phần khoan hầm ngầm.