Dự kiến khởi công bốn cầu vượt sông Hồng vào năm 2024

Theo quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, ngoài 9 cây cầu hiện hữu, Hà Nội sẽ còn xây dựng thêm 9 cây cầu nữa bắc qua sông Hồng. Trong đó, dự kiến ngay trong năm 2024 này, Hà Nội sẽ phấn đấu đẩy nhanh các thủ tục chuẩn bị đầu tư và thiết kế kỹ thuật để khởi công 4 cây cầu mới, từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng thành phố bên sông của Thủ đô theo hướng văn hiến - văn minh - hiện đại.

Ý tưởng thiết kế mang tên "Cánh chim hòa bình" với kết cấu dây văng, trụ cầu vuốt cong nhẹ sang hai bên, đầu năm nay được thành phố trao giải Nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc cầu Thượng Cát. Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc, nối liền quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh trên trục đường vành đai 3,5, cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư gần 8300 tỷ đồng bằng ngân sách thành phố, dài khoảng 5,2km bao gồm cầu chính và  đường dẫn hai đầu rộng 50-60m, dự kiến sẽ được khởi công vào dịp kỷ niệm 10/10.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc, nối liền quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh trên trục đường vành đai 3,5, cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư gần 8300 tỷ đồng

KTS Trần Vũ Lâm - Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kiến trúc Lập Phương chia sẻ: "Cầu Thượng Cát với hình tượng cánh chim hòa bình tung cánh thể hiện khát vọng vươn cao, vươn xa phát triển theo hướng bền vững của Thủ đô. Đầu quí 4 năm nay thành phố cũng đang phấn đấu khởi công xây dựng cầu Hồng Hà và Mễ Sở. Đây là hai cây cầu lớn thuộc dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư PPP của dự án trọng điểm quốc gia đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, dự án thành phần này đã bắt đầu triển khai những mũi khoan thăm dò khảo sát địa chất đầu tiên để phục vụ việc khởi công theo tiến độ đề ra".

KTS Trần Vũ Lâm - Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần Kiến trúc Lập Phương

Bên cạnh đó, kỹ sư Nguyễn Văn Hướng - PGĐ Trung Tâm Số Liệu Cơ Bản - Tedi cho biết: "Ngay từ ngày Mùng 6 Tết, chúng tôi đã huy động 70 dàn khoan cùng 250 cán bộ công nhân  triển khai khoan gần 1000 mũi khoan, dự kiến hoàn thành xong trước 30/3, đảm bảo tiến độ khởi công dự án vào quí 4 theo yêu cầu".

Ngay từ ngày Mùng 6 Tết, đơn vị xây dựng đã huy động 70 dàn khoan cùng 250 cán bộ công nhân  triển khai khoan gần 1000 mũi khoan

Cây cầu thứ 4 dự kiến khởi công trong năm nay là cầu Vân Phúc nối huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội với huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Với tổng chiều dài khoảng 7,8km, công trình sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông ngoại vi theo qui hoạch và thúc đẩy phát triển KTXH hai bên bờ sông Hồng.

Ông Phan Trường Thành - Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính - Sở GTVT Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi cũng đang triển khai nghiên cứu và hoàn thiện các thủ tục đầu tư 3 cây cầu quan trọng khác là cầu Vân Phúc, Trần Hưng Đạo và Tứ Liên. Theo qui hoạch, sông Hồng là một trong 5 trục phát triển chính của Thủ đô. Do đó, việc ưu tiên xây dựng các cây cầu qua sông Hồng có vai trò hết sức quan trọng".

Sông Hồng sẽ tiếp tục là trục xanh, cảnh quan trung tâm và phát triển đô thị hài hòa hai bên - một nhân tố không thể thiếu kết nối Hà Nội xưa - nay và Hà Nội của tương lai

Thay vì "quay lưng" vào dòng sông như hiện nay, đồ án điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đã định hướng phát triển thành phố theo thế "nhìn sông tựa núi". Trong đó, sông Hồng tiếp tục là trục xanh, cảnh quan trung tâm và phát triển đô thị hài hòa hai bên - một nhân tố không thể thiếu kết nối Hà Nội xưa - nay và Hà Nội của tương lai. Với định hướng này, 9 cây cầu hiện hữu cùng những cây cầu sắp xây mới sẽ từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng thành phố bên sông của Thủ đô theo hướng văn hiến - văn minh - hiện đại./.

User
Ý KIẾN

Công an thành phố (CATP) Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian cơn bão số 3 đi vào miền Bắc.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.

Chiều 7/9, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, lãnh đạo thành phố Hà Nội tiếp tục kêu gọi người dân không đi ra đường nếu không có việc cần thiết. Trường hợp phải đi ra ngoài cần lưu ý các biển cảnh báo nguy cơ rơi, đổ.

Dự báo từ 3-6 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa to đến rất to. Cảnh báo, đợt mưa này có khả năng gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 20-40cm.

Hàng ngàn cây xanh ở nhiều quận, huyện ở Hà Nội bị đổ, kéo theo nhiều cột điện bị gãy, hư hỏng - theo báo cáo nhanh của các quận, huyện tính đến 15h chiều 7/9.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội đã xảy ra mưa lớn, đổ cây xanh tại nhiều tuyến phố làm đổ cột, đứt cáp điện chiếu sáng.

Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.

Tại Hà Nội, tác động của gió mạnh do bão số 3 sẽ chậm hơn so với khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng từ 2 đến 3 giờ.

Được thông tin liên tục về sức ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên trong sáng 7/9, các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn huyện Quốc Oai đều đóng cửa, người dân hạn chế ra đường.

Sáng 7/9, do ảnh hưởng của bão Yagi, Hà Nội bắt đầu có mưa và gió. 9h sáng, mưa bắt đầu nặng hạt và gió mạnh dần. Nhiều tuyến phố Thủ đô vắng bóng xe cộ và người đi đường.

Do lo ngại bão số 3 gây mưa lớn, người dân sống ở các biệt thự, nhà liền kề tại khu đô thị Geleximco (An Khánh, Hoài Đức) đã cùng nhau "đắp đập, be bờ", che chắn các lối xuống khu hầm.

Mặc dù bão số 3 vẫn chưa đổ bộ vào đất liền, tuy nhiên ảnh hưởng của bão đã gây ra mưa ở Thủ đô Hà Nội vào sáng 7/9.

Tại quận Hoàng Mai, tối 6/9, quận đã chỉ đạo phường Mai Động kiểm tra, yêu cầu 6 hộ gia đình trong diện giải phóng mặt bằng đường Tam Trinh phải di chuyển gấp để đảm bảo sự an toàn.

Hai tuyến tàu điện metro ở Hà Nội có thể phải dừng chạy khi siêu bão Yagi đổ bộ.

Trong vòng 4 giờ tới, khu vực Hà Nội có thể xuất hiện những cơn mưa lớn kèm gió giật mạnh do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).

Trải qua ba tháng phát động, đã có hơn 1,3 triệu lượt thí sinh dự thi tìm hiểu chủ đề "70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô".

Tại Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc có giải pháp ứng phó chủ động với cơn bão số 3, tăng cường công tác kiểm tra an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.

Tại Hà Nội, dù còn cách tâm siêu bão Yagi hàng trăm km, nhưng từ 14h45 ngày 6/9 bắt đầu xuất hiện dông mạnh, sau đó mưa gió bao phủ toàn bộ các quận nội thành. Trên nhiều tuyến phố, cây xanh gãy đổ khiến 3 người bị thương,1 người tử vong.

Chiều ngày 6/9, Hà Nội đã xuất hiện mưa trên diện rộng kèm gió giật mạnh trước khi siêu bão đổ bộ. Mưa lớn không kéo dài, chỉ chừng 20 phút nhưng đã khiến nhiều tuyến đường ùn tắc, giao thông khó khăn.

Vào lúc 15h ngày 6/9, Hà Nội đã xuất hiện mưa lớn và gió mạnh.Trong chiều và tối 7/9, dự kiến thủ đô sẽ mưa to đến rất to, có khả năng xuất hiện gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật tới cấp 10. Mưa liên tục trong 3 ngày với cường độ 300-400mm. Hà Nội có thể nằm trong vùng đi qua của tâm bão

Ngày 6/9, Bí thư thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa thay mặt thường trực thành ủy ban hành Điện về việc ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn TP Hà Nội.

Sáng 5/9, quận Cầu Giấy đã long trọng tổ chức lễ gắn biển, cắt băng khánh thành trường Mầm non Bình Minh, trường trung học cơ sở và khu công viên cây xanh Yên Hòa.

Sáng 6/9, Huyện ủy Ứng Hòa tổ chức trao tặng huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho 199 đảng viên thuộc Đảng bộ huyện.

Từ ngày 11-15/9/2024 tại khu trường đua F1, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội lần thứ nhất, năm 2024. Công tác chuẩn bị đang được ban tổ chức cùng các nhà vườn gấp rút hoàn thành cho lễ hội.

Trước ngày 10/10, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Ba Đình sẽ đưa vào hoạt động không gian xung quanh hồ Ngọc Khánh, phố Phạm Huy Thông và phụ cận.

Sáng 5/9, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) trang trọng tổ chức lễ khai giảng đầu tiên đón năm học 2024 - 2025.

Ngày 5/9, Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình Trường mầm non Bà Triệu chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Trong ngày khai giảng 5/9, lực lượng chức năng cùng với các nhà trường đã triển khai đồng bộ các phương án tổ chức, đảm bảo an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng cho biết UBND thành phố sẽ soạn thảo, ban hành 114 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt.

Sở GTVT Hà Nội tiếp tục ủy quyền cho bộ phận Một cửa của 4 huyện tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính trong cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ 5/9.

Sáng 5/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường THPT Phan Đình Phùng, quận Ba Đình.

Sáng 5/9, hòa chung trong bầu không khí của cả nước, thầy cô giáo và học sinh trường PTCS Xã Đàn (Hà Nội) đã cùng nhau dự lễ khai giảng năm học mới.

Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với bão số 3 Yagi, Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi mở đầu năm học mới 2024-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã dự lễ khai giảng cùng thầy, trò Trường THCS Giảng Võ.

Chủ tịch UNBD TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gióng hồi trống khai giảng năm học mới và tặng những món quà rất đặc biệt là những cây xanh nhỏ cho học sinh lớp 6 của Trường THCS Ngô Sĩ Liên.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024) đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội tối 4/9.

Chiều 4/9, Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị để cho ý kiến một số nội dung chuyên đề về tổ chức bộ máy.

Chiều 4/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp với Ban tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” rà soát công tác chuẩn bị chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách tham quan, du lịch tại Hà Nội tăng cao; tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Thi công suốt ba năm vẫn chưa hoàn thiện, con đường để đi vào làng nghề Phú Thượng hiện ngổn ngang, lầy lội, gây khó khăn cho người dân khi qua đây.

Những ngày này, công an các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã tích cực phối hợp với cơ sở giáo dục kiểm tra, rà soát điều kiện về ANTT, an toàn PCCC, đảm bảo cho các nhà trường có một năm học mới vui tươi, an toàn.