Đưa tin siêu bão Yagi

20h45’ ngày 7/9 bão Yagi đổ bộ Hà Nội. Qua sóng truyền hình trực tiếp, khán giả Thủ đô lần đầu tiên nhìn thấy sóng Hồ Gươm, xung quanh ngổn ngang cây xanh gãy đổ cùng hàng ngàn trái sấu chín vung vãi trên phố. Hình ảnh Tháp Rùa nhỏ bé nhưng vững vàng trong mênh mông sóng nước sau đó được lan tỏa trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem...

Lúc 14h45 ngày 6 tháng 9, gần một ngày trước khi bão Yagi đổ bộ Hải Phòng và Quảng Ninh, chúng tôi nhận lệnh của lãnh đạo Đài: “Mười lăm phút nữa bản tin Breaking News về siêu bão phải lên sóng trực tiếp bằng tất cả thông tin và chất liệu chúng ta có”.

Dù đã quen tác nghiệp sự kiện nóng, nhưng đó là lần đầu tiên Trung tâm Tin tức của Đài Hà Nội thực hiện Breaking News theo đúng nghĩa “phá khung sóng sẵn có, thay bằng tin tức nóng, đột xuất”. Mục tiêu lãnh đạo đài đưa ra là “Đài Hà Nội phải nằm trong Top 5 kênh dẫn đầu về số lượng người xem tin bão Yagi”.

Thực tế, chúng tôi mới chỉ phác thảo kế hoạch phát sóng trực tiếp từ hiện trường (live) vào ngày bão đổ bộ các tỉnh thành ven biển phía Bắc. Địa điểm live cũng chưa được chốt bởi theo trải nghiệm tác nghiệp, đường đi của các siêu bão bất thường và khó đoán định.

Tuy nhiên, thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, rồi các đài khí tượng quốc tế trong khu vực đều trùng khớp nhận định hướng đi của Yagi - Cơn bão số 3. Bão chắc chắn đổ bộ vào: Hải Phòng, Quảng Ninh.

Đường đi của Bão Yagi thời điểm ngày 6/9. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Sáng sớm 6/9, hơn một ngày trước khi bão về, Trung tâm Tin tức cùng Trung tâm Phát thanh cử 4 kíp phóng viên đi “đón” bão ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định. Tuy nhiên, hình ảnh phóng viên chuyển về Đài chiều hôm đó vẫn là bầu trời xanh ngắt, nắng nhẹ cùng sóng biển liu riu. Khung cảnh lãng mạn đó không hề cho thấy dấu hiệu của một siêu bão sắp ập đến. Nhưng người dân ven biển nói rằng, bầu trời trước bão càng đẹp thì bão càng tàn khốc.

15h ngày 6/9, tổ chức sản xuất Nhật Minh hô khẩu lệnh quen thuộc “lên hình”, ngắn gọn và dứt khoát sau vài phút căng thẳng hội ý với anh chị em trường quay. Trung tâm Nội dung số đồng thời tiếp luồng live trên các nền tảng số với dòng chữ màu đỏ BREAKING NEWS - CƠN BÃO SỐ 3. Tin tức dồn dập lên sóng, qua màu giọng thời sự của MC Xuân Thúy lại càng thêm nóng hổi. Số người xem bản tin bão số 3 trên truyền hình và các nền tảng số của Đài có lúc lên đến hàng trăm ngàn.

Nhưng chúng tôi hiểu rằng ý nghĩa của việc “phá khung sóng” không chỉ ở số lượt công chúng theo dõi. Quan trọng hơn, rất nhiều người đã nhận được lời cảnh báo mức độ nguy hiểm của siêu bão mạnh nhất năm 2024 cùng thông tin chỉ dẫn cách ứng phó, tránh trú an toàn.

0h sáng 7/9, Chủ tịch Hội đồng biên tập, Tổng Giám đốc Đài Nguyễn Kim Khiêm triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo Trung tâm Tin tức cùng các bộ phận liên quan tại Sa Đôi. Lúc này, bão cách Quảng Ninh, Hải Phòng chừng 200km, giữ cấp 14, giật cấp 17. Ông yêu cầu Trung tâm Tin tức thực hiện BẢN TIN ĐẶC BIỆT - BÃO SỐ 3 ngay từ sáng sớm và giữ sóng trực tiếp liên tục trong ngày.

Một chút căng thẳng, hồi hộp khiến chúng tôi không thể chợp mắt. Bên ngoài ô cửa kính đã thấy mưa lây phây cùng tiếng gió réo rắt. “BÃO SỐ 3 YAGI BẮT ĐẦU ẢNH HƯỞNG MIỀN BẮC” là tên Bản tin đặc biệt phát trực tiếp lúc 6h sáng 7/9 trên Đài Hà Nội cùng các nền tảng số.

Đài tăng cường thêm phóng viên Trung tâm Tin tức và các ban chuyên đề tỏa đi các đường phố để ghi nhận tình hình phòng, chống bão của Hà Nội. Phố phường sáng thứ Bảy tĩnh lặng, tất cả dường như nín thở trước thời khắc cơn bão lịch sử ập đến.

Chúng tôi liên tục phát đi cảnh báo kêu gọi người dân ở trong nhà và cập nhật diễn biến đường đi của bão từng giờ. Qua truyền hình trực tiếp của phóng viên Đài Hà Nội từ Hải Phòng và Quảng Ninh, khán giả Thủ đô và cả nước bắt đầu cảm nhận rõ rệt hơn sức mạnh hủy diệt của cơn bão.

Siêu bão Yagi đổ bộ

13h45 ngày 7/9, bão Yagi chính thức thức đổ bộ vào hai tỉnh thành ven biển. Bầu trời như chìm trong màn đêm, cuồng phong rít lên từng cơn trong tiếng mưa sầm sập. Biển quảng cáo, những mái nhà lợp tôn, gạch ngói, đất đá… đều bị gió thổi bay tứ tán trong không trung.

Nhóm phóng viên của Trung tâm Tin tức cũng kíp quay phim tại Hải Phòng lúc này bị cô lập trong một căn phòng hướng ra biển. Gió lốc làm vỡ tung cửa kính, nước mưa hắt vào trong phòng ngập đến mắt cá chân. Các phóng viên đã phải dùng đệm giường làm tấm khiên che chắn hàng trăm mảnh kính vỡ. Đúp dẫn hiện trường bằng điện thoại của phóng viên Quốc Dũng trong bối cảnh này là lời cảnh báo chân thực sức tàn phá của bão. “Suốt mấy chục năm đưa tin bão lũ, chưa bao giờ chứng kiến cơn bão nào khủng khiếp như thế”, phóng viên Đỗ Bắc chia sẻ sau chuyến tác nghiệp này.

Hơn một tiếng trước khi bão Yagi đổ bộ Hà Nội, Tổng Giám đốc triệu tập cuộc họp khẩn với các Ủy viên Hội đồng Biên tập tại Trung tâm Tin tức. Ông nói hình ảnh tạo cảm xúc mạnh nhất đối với người dân Hà Nội lúc này chính là Hồ Gươm và cần phải có người dẫn chương trình tại hiện trường.

Nhưng ai có thể ra đó vào lúc mưa bão, sấm chớp thế này? Tất cả phóng viên thời sự tinh nhuệ nhất đã được điều động đi “đón” bão, Trung tâm Tin tức chỉ còn lại một vài MC và trợ lý sản xuất. Sau vài phút đắn đo, chúng tôi quyết định điều động MC Đỗ Hương. Trong lúc kíp tác nghiệp lao ra Hồ Gươm, chúng tôi có 15 phút để phác thảo kịch bản dẫn hiện trường.

20h45’ ngày 7/9 bão đổ bộ Hà Nội. Qua sóng truyền hình trực tiếp, khán giả Thủ đô lần đầu tiên nhìn thấy sóng Hồ Gươm, xung quanh ngổn ngang cây xanh gãy đổ cùng hàng ngàn trái sấu chín vung vãi trên phố. Hình ảnh Tháp rùa nhỏ bé nhưng vững vàng trong mênh mông sóng nước sau đó được lan tỏa trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Một tiếng rưỡi quét qua Hà Nội, bão Yagi để lại khung cảnh tan hoang như bãi chiến trường với hàng vạn cây xanh ngã đổ. Thiệt hại vật chất không thể đong đếm hết, điều may mắn là thiệt hại sinh mạng đã được hạn chế ở mức thấp nhất.

Khung cảnh tại hồ Hoàn Kiếm sau khi bão Yagi đổ bộ với hàng loạt cây xanh gãy đổ.

Từ bão Yagi đến lũ khẩn cấp ở miền Bắc

Cuộc “marathon” tin tức của Đài Hà Nội trong ngày bão về kéo dài 17 tiếng nhưng chưa dừng lại…

Sáng 9/7, trong khi còn chưa hết sững sờ trước những tổn thất do bão Yagi gây ra ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, người dân cả nước lại bàng hoàng đón nhận thông tin sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ. Sự kiện này khởi đầu cho một loạt sự cố thiên tai sau đó ở các tỉnh phía Bắc. Hoàn lưu bão gây ra lũ quét, sạt lở đất khiến hàng hàng trăm người chết và mất tích. Tại Hà Nội, có thời điểm lũ sông Hồng vượt báo động 2, buộc chính quyền phải khẩn cấp di dời hàng ngàn người dân để đảm bảo an toàn.

Hơn 20 phóng viên, quay phim, kỹ thuật viên của Đài Hà Nội lên đường ghi nhận tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc. Có đến một nửa quân số toàn Đài được huy động cho “chiến dịch” đưa tin này. Từ lãnh đạo Đài cho đến các bộ phận nội dung, kỹ thuật, văn phòng, hậu cần liên tục họp thảo luận, rút kinh nghiệm để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho sản xuất các bản tin đặc biệt về lũ lụt.

Cảnh quay của Đài vào thời điểm mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên cao nhất trong lịch sự gần 20 năm (vượt báo động 2) đã đem đến cái nhìn chân thực, trực quan về sự dữ dội của dòng sông mẹ. Những tin bài phản ánh thiệt hại của người dân miền núi và câu chuyện Làng Nủ ở Lào Cai - nơi có hơn 60 người chết và mất tích đã khiến nhiều khán giả rơi nước mắt…

Trong một tuần diễn ra bão lũ đã có hàng chục triệu lượt tiếp cận và xem hàng ngàn tin bài trên truyền hình và các nền tảng số của Đài Hà Nội với thời lượng xem video lên tới gần 600.000 giờ giờ. Tin tức chạm tới cảm xúc của công chúng đã góp phần khơi dậy yêu thương, sẻ chia của người dân Hà Nội và cả nước đối đồng bào các tỉnh phía Bắc.

Trong cuộc họp đánh giá của toàn Đài về tác nghiệp bão lũ, nhiều phóng viên nói rằng đó là trải nghiệm khó quên trong cuộc đời làm nghề. Tất cả dường như trưởng thành hơn về nghiệp vụ để tự tin dấn thân trong cuộc “marathon” tin tức bằng sức mạnh trái tim và tinh thần quả cảm.

Thực hiện: Minh Hoàn - Trung tâm Tin tức Đài Hà Nội
Thiết kế: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

20h45’ ngày 7/9 bão Yagi đổ bộ Hà Nội. Qua sóng truyền hình trực tiếp, khán giả Thủ đô lần đầu tiên nhìn thấy sóng Hồ Gươm, xung quanh ngổn ngang cây xanh gãy đổ cùng hàng ngàn trái sấu chín vung vãi trên phố. Hình ảnh Tháp Rùa nhỏ bé nhưng vững vàng trong mênh mông sóng nước sau đó được lan tỏa trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem...

Với mong muốn gây quỹ từ thiện ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai đang chịu thiệt hại sau cơn bão Yagi, nhiều nghệ sĩ sẽ góp mặt trong chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Hồi sinh” vào ngày 15/10. Bên cạnh phần trình diễn của các ca sĩ, chương trình có màn đấu giá gây quỹ. Đặc biệt, đêm nhạc sẽ có sự xuất hiện của gia đình nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và ca sĩ Lưu Hương Giang.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, mới đây, quận Tây Hồ đã triển khai, phát động Tháng cao điểm gây Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, nhằm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn và khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Sau nhiều khó khăn, thách thức bủa vây thời gian qua, lại phải chịu thêm thiệt hại do bão số 3 gây ra, cộng đồng doanh nghiệp ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất cần những chính sách hỗ trợ thiết thực.

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Pháp, các doanh nghiệp Pháp và cộng đồng người Pháp tại Việt Nam đã cung cấp khoản hỗ trợ khoảng 19 tỷ đồng (tương đương 700.000 EUR), nhằm hỗ trợ các tỉnh của Việt Nam tái thiết nhanh chóng và bền vững sau khi bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.

Các ngân hàng thương mại kiến nghị kéo dài thời gian cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.

Tính đến hiện tại, VNPT và các viễn thông tỉnh cơ bản đã khôi phục sự cố do bão số 3 gây ra.

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Bờ sông Hồng qua xã Kim Lan, huyện Gia Lâm hiện đang bị sạt lở, lòng sông lấn sâu vào đất liền từ 2 đến 17 m, chính quyền phải di dời 5 hộ dân.

Mưa lũ kéo dài khiến mực nước sông Lô dâng cao, chảy xiết gây sạt lở bờ sông, uy hiếp tính mạng, tài sản của nhiều hộ dân tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vận động các tổ chức, doanh nghiệp và nhà hảo tâm quyên góp với tổng giá trị hơn 52 tỷ đồng.

Quảng Ninh đã quyết định dành hơn 1000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm để khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Trong chương trình “We Love Vietnam”, diễn viên – ca sĩ Diệp Lâm Anh cùng nhiều nghệ sĩ bán đấu giá các vật phẩm để gây quỹ ủng hộ người dân miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ tái thiết cuộc sống sau bão.

Sau hai cơn bão kép số 3 và 4, hoàn lưu sau bão gây mưa to khiến nhiều diện tích lúa mùa của bà con xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ bị ngập sâu. Với tinh thần quân với dân như cá với nước, Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và Giáo dục nghề nghiệp số 1, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã huy động các cán bộ chiến sĩ giúp dân gặt lúa nhằm giảm thiệt hại cho bà con.

Bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho các đơn vị thành viên Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng với trên 1.000 gia đình cán bộ, đoàn viên, CNLĐ bị thiệt hại.

Đã hơn một tuần sau khi Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam công khai hàng loạt sao kê số tiền ủng hộ đồng bào vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, rất nhiều người nổi tiếng bị phát hiện “phông bạt”, “làm màu”. Và đến thời điểm hiện tại, một số cá nhân được “réo tên” trước đây trong ồn ào này cũng đã lên tiếng giải thích cho hành động khó có thể chấp nhận.

Sau nhiều ngày đến Yên Bái để giúp đỡ bà con chống chọi với bão số 3 và khắc phục hậu quả sau lũ, ngày 22/9, các chiến sĩ của lực lượng vũ trang Quân khu II trở về đơn vị để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Sau cơn bão số 3, ngành nông nghiệp của nhiều huyện ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề. Thời điểm này, các địa phương đang khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ, phục hồi sản xuất, cung ứng hàng hoá ra thị trường.

Hàng chục nghìn lượt khách du lịch đã đổ về thành phố Hạ Long, sau khi địa phương này khôi phục lại các hoạt động du lịch.

Bão số 3 khi đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương. Ngày 21/9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý khán giả, độc giả toàn văn bài viết này.

Hơn 35 tấn hàng hoá viện trợ nhân đạo đã được chuyên cơ của Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga chuyển tới Nội Bài vào tối 20/9 nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả tàn khốc của cơn bão số 3 (Yagi).

Chiều 20/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng thay mặt cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trao số tiền gần 19,3 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Tối 20/9, chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam vượt qua hậu quả của cơn bão số 3 (YAGI) đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Chiều 20/9, Uỷ ban MTTQ thành phố Hà Nội tiếp nhận ủng hộ của nhân dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, nhằm giúp các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Chiều 20/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã phối hợp tổ chức lễ xuất quân thực hiện công trình của các cơ quan thông tin đại chúng hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tính đến ngày 19/9, toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.

Sáng 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 73.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với dư nợ ước tính khoảng 94.000 tỷ đồng.

Thống kê sơ bộ, có hơn 1.000 ha lúa bị đổ, ngập; rau màu bị ngập và dập nát gần 300 ha; khoảng 450 ha cây ăn quả bị ngập nước, ảnh hưởng đến năng suất.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ kéo dài, trên các tỉnh phía Bắc, các tuyến bị hư hỏng nặng hạ tầng, thông tin tín hiệu, phải dừng chạy tàu để khắc phục.

Thủ tướng vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng nhằm hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống sau bão Yagi.

Sau đợt vận động toàn dân tham gia tổng vệ sinh sau bão số 3, tất cả các cây xanh bị gãy, đổ tại các tuyến phố đã cơ bản được dọn dẹp. Các quận huyện, đặc biệt là 12 quận nội thành đã hoàn tất việc bố trí điểm tập kết tạm cũng như hoàn tất việc dọn cây gãy đổ về các điểm này.

Sau bão số 3, Hà Nội ghi nhận hơn 36.000 ha lúa bị gãy, đổ và bị ngập, hơn 11.700 ha rau màu và hơn 8.800 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

Dù cơn bão số 3 đã đi qua nhưng nhiều nơi tại huyện Mỹ Đức vẫn còn ngập lụt; tài sản, hoa màu của người dân bị thiệt hại nặng nề.

Chiều 16/9, quận Hai Bà Trưng tổ chức tiếp nhận ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ năm 2024 của các tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền 2,49 tỷ đồng.

Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Sau 2 ngày triển khai tổng vệ sinh môi trường toàn thành phố, nhiều đường phố ở khu vực trung tâm, các tuyến đường chính thoáng đãng, sạch sẽ và an toàn hơn.

Trong hai ngày cuối tuần qua, các cơ quan, đơn vị, trường học và nhân dân trên địa bàn Thủ đô đã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm mang lại diện mạo xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.

UBND TP.Hải Phòng công bố thiệt hại 10.820 tỷ đồng sau khi bị bão Yagi càn quét, bằng 1/10 tổng thu ngân sách toàn thành phố năm 2023.

Sáng 15/9, gần 50 cán bộ, học viên của Học viện Quân y phối hợp với chính quyền các phường của quận Hà Đông giúp đỡ nhân dân dọn dẹp vệ sinh, bảo đảm giao thông đi lại thuận tiện.

Vào lúc 10h40 sáng 15/9, tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai đã chính thức được thông, kịp thời chở hàng cứu trợ đến các địa phương đang bị ảnh hưởng nặng nề của bão số 3.

Ngày 15/9, chính quyền và nhân dân các quận, huyện của Hà Nội tiếp tục tăng cường lực lượng thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý cây đổ, đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan môi trường đô thị.

Truyền thông Myanmar ngày 15/9 đưa tin số người tử vong tại nước này do lũ lụt sau bão Yagi đã tăng lên 74 người, lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm 89 người mất tích.

Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3, nhân dân trên địa bàn các quận, huyện của Thủ đô đã tích cực tham gia.

Tranh thủ lúc vắng người, đường phố vãn xe qua lại, các cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ra quân dọn dẹp đường phố, khắc phục hậu quả bão số 3, góp phần trả lại cảnh quan sạch đẹp cho Thủ đô.