Đừng để gục ngã trên đường chạy marathon
Đam mê thành tích, quên lắng nghe cơ thể khi tham gia các giải chạy là hành động nguy hiểm mà nhiều vận động viên mắc phải. Những sự cố đau lòng vừa xảy ra trên đường chạy marathon mới đây là những sự cố không may. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể sẽ tăng cao khi phong trào chạy bộ đang ngày càng phổ biến, số người chạy bộ ngày một đông nhưng thiếu kiến thức.
Nhiều người trẻ đột tử khi chạy bộ
Gần đây, liên tiếp xảy ra sự cố VĐV giải chạy phong trào gặp phải vấn đề sức khỏe trên đường chạy. Chỉ trong vòng một tháng, đã có 2 VĐV tử vong khi chưa cán đích.
Vào ngày 24/3, Ban tổ chức Giải siêu Marathon Việt Nam 2024 (Vietnam Ultra Marathon 2024) thông tin, một vận động viên tham dự sự kiện đã qua đời tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Một đội cứu hộ 14 thành viên, bao gồm đội ngũ y tế và thành viên Ban tổ chức đã tham gia thực hiện công tác y tế khẩn cấp và vận chuyển vận động viên đến bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi được các y, bác sĩ cấp cứu, vận động viên đã tử vong.
Ngày 14/4, khi đang tham gia tại giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 tại Hà Nội, một nam VĐV bỗng ngã gục khi chỉ cách vạch đích khoảng 100m. Bệnh nhân ngay lập tức được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ, rồi chuyển đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.
Trước đây cũng đã từng xảy ra tình huống vận động viên tử vong trên đường chạy. Vào ngày 13/1/2019, một nam vận động viên đã tử vong trên đường đua của giải chạy HCMC Marathon 2019. Vận động viên này đăng ký chạy ở cự ly 42km, khi chạy được 18km, đã ngã gục trên đường chạy. Đội ngũ cấp cứu đã có mặt tại hiện trường tiến hành hồi sức cấp cứu đặt đường truyền, ép tim, sốc điện và dẫn thuốc vào mạch để hồi sức cho tim của bệnh nhân, tuy nhiên bệnh nhân đã không qua khỏi.
Ngày 12/6/2022, một vận động viên trong giải chạy VMS 2022 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã tử nạn khi đang tham gia giải chạy. Theo thông tin từ Ban tổ chức, vận động viên sinh năm 1977, có dấu hiệu lạ trước khi ngã xuống. Ngay sau đó, anh đã được cấp cứu tích cực tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định, nhưng không qua khỏi.
Tại Trung Quốc từng xảy ra thảm kịch 21 VĐV tham gia giải chạy Ultra Trail nội dung 100km bỏ mạng ở tỉnh Cam Túc. Giải chạy này diễn ra ngày 22/5/2021, tại Công viên địa chất quốc gia rừng đá Hoàng Hà, tỉnh Cam Túc, thu hút 172 VĐV tranh tài. Thời tiết xấu xảy ra vào khoảng 13h, khi các VĐV leo lên độ cao chừng 2.000 mét so với mực nước biển. Phải đến gần cuối giờ chiều, ban tổ chức mới cầu cứu nhà chức trách, đề nghị hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ các VĐV. Trong khi chờ đợi nhóm tìm kiếm, nhiều VĐV bị hạ thân nhiệt do nhiệt độ trên núi giảm xuống mức gần như đóng băng. Phần đông trong số 21 VĐV tử nạn trong thảm kịch đều qua đời vì hạ thân nhiệt.
Cần chuyên nghiệp khi tổ chức các giải chạy
Phong trào chạy bộ mới phát triển tại Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vào năm 2023, có trên 29 nghìn lượt full marathon được hoàn thành ở các giải chạy phong trào tại Việt Nam. Riêng tháng 4 năm nay, đã có khoảng 16 giải chạy lớn nhỏ, được tổ chức trên cả ba miền.
Phong trào chạy bộ đang phát triển ồ ạt tại Việt Nam. Hàng vạn người tham dự, hàng trăm giải đấu được tổ chức khắp cả nước. Sự bùng nổ của các giải marathon đã tạo cú hích lớn cho phong trào chạy bộ, nâng cao tinh thần thể dục thể thao trong cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức để các hoạt động này vươn đến sự chuyên nghiệp. Cách thức tổ chức các giải chạy hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề.
Theo thống kê của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (VAF), năm 2023, các giải bán marathon, marathon, siêu marathon được tổ chức trên toàn quốc là hơn 60 giải. Thế nhưng chỉ trong ba tháng đầu năm 2024, đã có trên 20 giải được tổ chức. Có những giải chạy rất chuyên nghiệp, uy tín, huy động được số lượng lớn người tham gia và việc tổ chức rất bài bản, nhưng cũng có nhiều giải chạy tổ chức sơ sài.
Ngày 13/4, Giải chạy bộ đêm âm nhạc tại Cần Thơ đã gây bức xúc cho người tham gia giải cũng như người dân trong khu vực, khi hơn 7.000 VĐV tham dự giải phải chạy len lỏi giữa dòng xe cộ trong khung giờ tan tầm 18h-19h.
Ngày 14/4, tại Giải bán marathon Tây Hồ, người dân Thủ đô cũng phiền lòng bởi giao thông bị cản trở trên một số tuyến phố, trong đó có con đường huyết mạch Thanh Niên. Tại giải này, một người đàn ông đã bị ngưng tim, đang trong cơn nguy kịch và hiện được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai.
Là một người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nhà báo Trần Trọng An, Chủ nhiệm CLB xe đạp Cộng rất yêu thích bộ môn chạy bộ và đạp xe. Mới đây anh đã có chuyến đạp xe từ Việt Nam qua các nước Lào, Campuchia, Thái Lan. Anh khá lo ngại về cách thức tổ chức các giải chạy hiện nay. Mang những tâm tư này, anh đã viết bài báo với tựa đề "Gục ngã trên đường chạy".
Theo nhà báo Trần Trọng An, việc tổ chức hiện nay đang đặt ra vấn đề cần suy ngẫm một cách nghiêm túc. Tần suất các trường hợp gặp sự cố về sức khỏe, trong đó đột quỵ, ngất xỉu và tử vong gia tăng. Gần như năm nào cũng có trường hợp tử vong khi tham gia các giải chạy. Việc một cá nhân lựa chọn vận động quá mức, gặp vấn đề sức khỏe thì cá nhân đó chịu và cá nhân tham gia giải chạy cũng đã ký loại trừ trách nhiệm cho ban tổ chức, tuy nhiên, không vì thế mà ban tổ chức có thể vô can trước các sự cố sức khỏe của vận động viên.
Khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào thì điều quan trọng là BTC phải sàng lọc và có các biện pháp đảm bảo an toàn cho các vận động viên. Ở các giải chạy hiện nay, việc sàng lọc VĐV có tiền sử về tim mạch, huyết áp, BTC đã làm đúng và làm tốt chưa? Nếu để lọt những vận động viên ấy tham gia giải chạy, rõ ràng trách nhiệm thuộc về BTC. Nhưng hiện nay, quy định về xử lý trách nhiệm của BTC gần như bỏ ngỏ.
Tại các giải chạy phổ biến hiện nay, hầu như ai cũng có thể tham gia. Một số giải chạy mang tính thương mại, chỉ cần bỏ ít tiền mua BIB (số báo danh VĐV) chạy bộ, chứ không hề có sàng lọc VĐV. Với những VĐV chuyên nghiệp hoặc giàu kinh nghiệm, họ biết cách giữ sức, giữ an toàn và biết dừng lại khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Còn những người không chuyên, rất dễ bị cuốn theo người khác trong giải chạy, nỗ lực quá mức, dẫn đến kiệt sức, nên ngất xỉu, ngừng tim, thậm chí tử vong.
Mặt khác, sự nở rộ của phong trào chạy bộ làm cho không ít giải bị thương mại hóa do số lượng người tham gia quá đông, việc tổ chức sơ sài và có giải rơi vào cảnh bát nháo, làm mất đi mục tiêu tốt đẹp của phong trào chạy bộ là vui khỏe.
Nhà báo Trần Trọng An bày tỏ quan điểm: hiện nay các giải chạy hầu hết được tổ chức thương mại, có lợi nhuận thì họ mới tham gia tổ chức. Tuy nhiên, việc tổ chức giải không nên làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ dân khác, không nên gây ồn ào cho các khu dân cư, đặc biệt vào những ngày cuối tuần. Cơ quan quản lý cũng không nên cấp phép cho những giải chạy thương mại để cấm đường, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của người dân trong khu vực. Các giải chạy nên tổ chức trên những tuyến đường xa trung tâm, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên.
Hãy lắng nghe cơ thể mình
Bác sĩ Lại Văn Hoàn, Trưởng khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết ông đã từng tiếp nhận nhiều ca bệnh chấn thương, kiệt sức do chạy quá giới hạn bản thân. Theo bác sĩ, không phải ai cũng có thể chạy và hơn ai hết họ cần phải hiểu rõ giới hạn của bản thân mình.
Không chỉ bộ môn chạy bộ mà các bộ môn có tính chất đối kháng như bóng đá, bóng rổ cũng được nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Dù biết các bộ môn này tiềm ẩn nhiều các rủi ro về sức khỏe, nhưng vẫn có nhiều bạn trẻ chủ quan, tập luyện quá sức gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kỹ năng chạy bộ an toàn
Theo lời khuyên của các chuyên gia, để đảm bảo an toàn khi tập luyện chạy bộ hoặc tham gia các giải chạy, trước tiên, bạn cần phải lựa chọn loại giày chuyên dụng cho chạy bộ và phù hợp với địa hình đường chạy; lựa chọn trang phục chạy phù hợp theo tính chất vận động và theo mùa. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, nên tham khảo những người chạy lâu năm, hoặc tốt nhất là các bác sĩ chuyên về lĩnh vực thể thao.
Nếu có ý định tham gia các giải chạy đường dài, chạy marathon, tốt nhất cần thăm khám để xem mình có mắc các bệnh lý tiềm tàng hay không, bởi có một số bệnh lý, nhất là bệnh về đường tim mạch sẽ phát sinh khi cơ thể đạt công suất tối đa.
Xác định được khả năng của bản thân để lựa chọn cự ly phù hợp trong các giải chạy, bằng cảm quan có thể dựa vào kết quả của những lần chạy trước. Trong trường hợp muốn xác định bằng phương pháp khoa học, bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế chuyên về thể thao, để xác định công suất tối đa của cơ thể bằng thiết bị chuyên dụng. Dựa trên cơ sở này, các bác sĩ có thể tư vấn về cường độ chạy, khoảng cách chạy và tốc độ chạy phù hợp với thể chất của bạn.
Trước khi chạy, cần phải khởi động thật kỹ toàn thân, tập trung và những vùng vận động chính là chân, cổ chân, tay, cổ. Chuẩn bị các biện pháp bù năng lượng, nước và điện giải như bánh snack, nước uống thể thao bù điện giải, viên muối bù điện giải chuyên dụng, nước hoa quả, nước đường muối.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
Trong hôm nay (19/12), cả 4 bệnh nhân trong vụ cháy quán cà phê ở quận Bắc Từ Liêm đều sẽ được chuyển sang Viện bỏng Lê Hữu Trác.
Sáng 18/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức tái khám miễn phí cho toàn bộ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini xảy ra vào tháng 9/2023 ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân), để theo dõi sức khỏe và đánh giá những di chứng do ngạt khói ở những bệnh nhân nặng.
Ca ghép phổi thứ hai đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện phổi Trung ương. Đây là ca ghép được đánh giá là phức tạp, khó khăn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và Hà Nội nhằm phát hiện sớm các ca mắc, nghi mắc để thực hiện các phương án phòng, chống phù hợp, kịp thời.
Khi chúng ta bị ốm, bị đau, chúng ta thường sẽ có tâm trạng lo lắng và mệt mỏi. Lúc đó, nghệ thuật sẽ là liệu pháp giúp giải tỏa tinh thần.
Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời hai bệnh nhi (2 tuổi) bị ngộ độc sau khi ăn nhầm lá hoa thủy tiên.
Giai đoạn khí hậu, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phòng chống bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi, tăng 19 ca so với tuần trước. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Hà Nội sẽ tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi.
Một gia đình bốn người ở huyện Thạch Hà vừa bị ngộ độc do đốt than trong phòng kín để sưởi ấm khi trời trở rét.
Nga đã phát triển thành công vaccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân vào đầu năm tới. Điều này mở ra hy vọng cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.
Bộ Y tế vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 4193 về việc tăng cường kiểm soát chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.
Hội CCB Thành phố Hà Nội phối hợp với Bệnh viên Quân y 103, Hội CCB huyện Thanh Oai tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 cán bộ, hội viên CCB ở 7 xã trên địa bàn huyện.
Thời tiết chuyển rét sâu khiến lượng bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng. Nhiều ca nhập viện muộn, đã qua “thời gian vàng” điều trị.
Thời tiết hiện nay tại Hà Nội là môi trường hoàn hảo để dịch bệnh phát triển, trong đó có dịch sởi. Rất nhiều trẻ em đã phải nhập viện trong 1 tháng trở lại đây, đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ho, sốt cao và sổ mũi; nhiều trẻ thì có biến chứng rất nặng.
Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi bị sốt xuất huyết.
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện, sáng 14/12, đoàn viên thanh niên Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ X” năm 2024 với thông điệp “Vạn trái tim - Một tấm lòng”.
Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 80 ca tử vong do bệnh dại.
Năm 2024, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả hoạt động dược lâm sàng theo mô hình “Bệnh viện Chị - Em”, phân công 7 bệnh viện hạng I gồm: Xanh Pôn, Ung bướu Hà Nội, Tim Hà Nội, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội, Đức Giang, đa khoa Hà Đông hỗ trợ các bệnh viện hạng II trong triển khai hoạt động dược lâm sàng.
Để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu để điều trị cho người bệnh.
Do ảnh hưởng không khí lạnh, những ngày vừa qua thời tiết ở Lai Châu chuyển rét đậm, đặc biệt tại các xã vùng cao, nền nhiệt hạ thấp dưới 10 độ đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân.
Với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Viện Nghiên cứu Tâm Anh đã công bố triển khai dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu mới đã mang đến hy vọng cho hàng triệu phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu. Theo đó, một số bệnh nhân có thể được theo dõi chặt chẽ và chỉ cần dùng đến các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật và xạ trị nếu bệnh tiến triển xấu.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội triển khai thực hiện phần mềm bệnh án điện tử tháng 5/2024. Đây là bệnh viện thứ 10 của ngành y tế Thủ đô thực hiện bệnh án điện tử.
Theo thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Liên quan đến dịch bệnh "bí ẩn" tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp.
Thời tiết miền Bắc chuyển mùa khiến nhiều bệnh nhân mắc sởi ở người lớn nhập viện do chủ quan cho rằng, bệnh sởi chỉ ở trẻ em nên không khám, điều trị. Thực tế, người lớn cũng mắc bệnh sởi, có thể gặp những biến chứng khôn lường, thậm chí gây tử vong.
Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hà vừa bị xử phạt 23 triệu đồng kèm theo đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở vì đã không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 20, chiều 10/12, với đã số đại biểu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết Quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế phối hợp cùng đại diện một số tổ chức quốc tế đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về "Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người", giai đoạn 2021-2025.
Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, số ca mắc sởi tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sởi có thể tiếp tục tăng lên.
Một thiếu niên 16 tuổi hôn mê sau tai nạn giao thông, được các bác sĩ đưa thân nhiệt về 36,4 độ C, còn gọi 'ngủ đông' nhân tạo, cứu sống ngoạn mục.
Thời tiết Hà Nội tiếp tục duy trì trạng thái lạnh và thậm chí là chuyển rét sâu, các chuyên gia khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 19 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi.
Từ năm 2025, khi đi khám, chữa bệnh BHYT người dân cần lưu ý 5 quy định mới này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Cục Quản lý Dược đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong các dịp Tết sắp tới.
Gala Hạt mầm khát vọng lần thứ 2 đã công bố và trao quyết định 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% trong chương trình hỗ trợ quân nhân hiếm muộn. Chương trình do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức.
Sáng 7/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội thảo cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng.
Sáng 7/12, đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Thanh Nhàn đã thực hiện ca phẫu thuật lấy tạng của người cho chết não và chuyển ghép cho các bệnh nhân. Toàn bộ quá trình được thực hiện chỉ trong hơn 10 tiếng đồng hồ.
Cả nước hiện có hơn 25 trung tâm ghép tạng, trong đó Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một trong những đơn vị lớn nhất. 32 năm qua các thầy thuốc thực hiện được gần 9.100 ca ghép tạng, riêng bệnh viện này ghép gần 2.300 ca. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Ghép mô - tạng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức sáng 7/12.
Việt Nam ghi nhận 200.000 ca đột quỵ mỗi năm. Có 3 vấn đề đáng lo ngại, đó là tỷ lệ mắc đột quỵ cao, tỷ lệ tử vong cao và trẻ hóa tuổi mắc bệnh.
0