Đường sắt cao tốc 350km/h không phù hợp?
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa xin ý kiến các bộ ngành về phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam với 3 kịch bản khác nhau. Trong đó, Bộ GTVT thiên về phương án kịch bản số 3, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ 350km/h với tổng mức đầu tư hơn 71 tỷ đô. Không chỉ chưa sát với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, phương án tốc độ cao 350km/h này được chuyên gia cho là chưa phù hợp trong bối cảnh và điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.
Dư luận đang hết sức quan tâm tới câu chuyện này, việc sớm tạo được trục giao thông đường sắt Bắc Nam xuyên suốt với tốc độ cao vừa thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, vừa thể hiện mức độ phát triển của quốc gia. Chúng ta sẽ cùng xem 3 phương án kịch bản đường sắt được Bộ GTVT xây dựng là như thế nào?
3 kịch bản đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam được Bộ GTVT đưa ra cùng chung thông số về đường đôi, khổ ray 1,435 mm là form chung của đường sắt thế giới hiện nay, chủ yếu khác nhau về tốc độ thiết kế và tổng mức đầu tư. Theo đó:
Kịch bản thứ nhất: Đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chở hàng. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.
Kịch bản thứ 2: Xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.
Và trong kịch bản cuối cùng là kịch bản số 3: tuyến đường sắt Bắc Nam được đầu tư mới với khoảng 71,69 tỷ USD, cùng tải trọng 22,5 tấn mỗi trục như phương án 2 nhưng tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.
Trong ba kịch bản nêu trên, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn kịch bản 3 cùng một số cơ chế, chính sách đặc thù để rút ngắn tiến độ, huy động vốn đầu tư, đào tạo nhân lực.
Tuy nhiên tại văn bản góp ý của Bộ Kế hoạch Đầu tư vào ngày 22/11 vừa qua thì Kịch bản 1 và Kịch bản 3 được đánh giá là "không đáp ứng được yêu cầu" theo chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Chính phủ tại cuộc họp tháng 9/2022. Cuộc họp này kết luận trình Bộ Chính trị cho định hướng phát triển đường sắt theo hướng hiện đại, với kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ 1.435 để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, tốc độ khai thác 200 km/h. Ông Nguyễn Huy Đông, Viện trưởng Viện nghiên cứu quy hoạch và phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Chúng tôi thấy phải theo đúng kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia và Bộ Kế hoạch đầu tư đã giải trình báo cáo thường trực chính phủ và thường trực chính phủ đã thống nhất phương án đó, trước khi có báo lại của Bộ GTVT. Lúc đó Bộ GTVT cũng đã đồng ý đây là phương pháp tối ưu và giúp cho đất nước phát triển."
Cần nhìn nhận thực tế, nước ta chưa phải là một nước phát triển, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, trình độ quản lý chưa cao và nhu cầu thực tế giao thông thực tế chưa phù hợp với đường sắt có tốc độ rất cao như phương án 350km/h. Việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam vốn là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc triển khai xây dựng tàu cao tốc cần đánh giá đúng thực trạng, nhu cầu khai thác và khả năng đáp ứng của nền kinh tế từ đó xác định bước đi phù hợp, nhất là trong quy hoạch, khảo sát nghiên cứu tiền khả thi… Vì thế việc đầu tư lớn, chưa tối ưu nguồn lực và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là cần cân nhắc.
Hiện nay, phần lớn hệ thống tàu cao tốc của các nước phát triển trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.. đều vận hành với tốc độ khai thác trung bình từ 200-260km/h… Việc triển khai đường sắt vận tốc trên 300 km/h đòi hỏi nhiều phức tạp về làm chủ công nghệ và điều kiện kinh tế, hạ tầng phải rất lớn. Đây là những khó khăn Việt Nam phải lường trước.
Theo Giáo sư Đoàn Ngọc Khuê – Nguyên thứ trưởng Bộ GTVT: "Chúng ta không thể sử dụng đường sắt tốc độ cao chạy tàu hỗn hợp với tốc độ 350km/h. Cả thế giới không làm và chúng ta khó khăn như thế nên là chúng ta phải lựa chọn một phạm vi tốc độ khả thi, hiệu quả, an toàn. Và không phải là cái gì xa lạ, là những dải tốc độ mà cả thế giới người ta làm, điển hình là nước Đức, nước hiện đại và tiên tiến, đường sắt từng chạy 300km/h, giờ người ta chạy tàu hỗn hợp tàu khách chỉ trên dưới 200km/h, tàu hàng chỉ trên dưới 140,160km/h. Các tuyến đang xây dựng mới như ở Ai cập, 2000km, Thái lan gần 1000km cũng chỉ chọn trên dưới 250km/h. Gần đây nhất Nhật chọn các tuyến chỉ chở khách chỉ lựa chọn 250-260km/h. Người ta chạy theo hiệu quả và an toàn."
Một điểm quan trọng khác, đó là câu chuyện tiến độ và phương thức triển khai. Đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ có hiệu quả khi được triển khai toàn tuyến thay vì phương án chia nhỏ dự án như hiện nay. Để đảm bảo tiến độ thì việc lựa chọn nhà thầu đi kèm công nghệ phù hợp cần được xem xét thận trọng.
Cùng với đó là năng lực của cơ quan triển khai. Bởi đầu tư lớn, công nghệ cao nhưng năng lực triển khai có hạn sẽ dẫn đến hệ luỵ nhãn tiền là việc chậm tiến độ, kéo dài, đội vốn và lãng phí. Và đường sắt Bắc Nam, chỉ có thể phát huy hiệu quả khi là tuyến hoàn chỉnh từ Nam ra Bắc, chứ không phải chỉ từng đoạn và thời gian thực hiện trong hàng chục năm.
Nhiều nhà quản lý cũng như nhiều chuyên gia đều ủng hộ quan điểm của Chính phủ và đánh giá Kịch bản 2: xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam với tốc độ thiết kế 200-250 km/h là phù hợp nhất với điều kiện, bối cảnh của nước ta hiện nay.
Với tốc độ 200-250km/h tôi cho rằng nó sẽ phù hợp hơn. đối với toàn tuyến thì chúng ta phải tính rõ hiệu quả kinh tế để phù hợp với nhu cầu tương lai.
Ông Đinh Quốc Thái - Chuyên gia giao thông
GS. Đoàn Ngọc Khuê – Nguyên thứ trưởng Bộ GTVT: "Tôi thấy kịch bản đã được hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua, được Bộ KHĐT báo cáo lên và đã được Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo và đó là kịch bản rất là đúng đắn, phù hợp với tình hình và đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế và chắc chắn là nó sẽ đem đến hiệu quả trong đầu tư."
Dự kiến, tháng 12/2023, sau khi Chính phủ xem xét và thống nhất, Bộ Chính trị sẽ họp và cho ý kiến về dự án này, trước khi trình ra Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
---
Với một dự án đặc biệt quan trọng như đường sắt cao tốc Bắc Nam, sự tham gia góp ý của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và người dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, dường như trong quá trình xây dựng phương án, Bộ Giao thông vận tải chưa sẵn sàng cung cấp thông tin cũng như lắng nghe rộng rãi hơn ý kiến của nhân dân đối với phương án của mình, trước khi trình Chính phủ xem xét.
Bài viết: Mạnh Hùng - Bản tin Thời sự 18h30, 30/11/2023
Đồ họa: Thanh Nga
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Kamala Harris và Donald Trump – hai ứng cử viên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đang có những quan điểm, tầm nhìn khác biệt cho tương lai nước Mỹ. Và con đường đi tới cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 của họ cũng rất khác biệt.
Lãng phí đang tạo ra các rào cản vô hình, khiến đất nước bỏ lỡ thời cơ phát triển. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm
70 năm qua, Đài Hà Nội đã lớn mạnh cùng với sự phát triển của Thủ đô qua các thời kỳ. Từ một Đài truyền thanh, lúc đầu chủ yếu làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền chủ trương, chính sách, ngày nay Đài Hà Nội đã trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện lớn hàng đầu của Thủ đô và cả nước.
'Thanh âm Hà Nội' là đĩa than đầu tiên do Đài Hà Nội sản xuất và phát hành - một sản phẩm đặc biệt được thực hiện nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Đài Hà Nội. Đi kèm với sản phẩm đĩa than vật lý cao cấp này là bộ sản phẩm nhạc số được phát hành trên Apple, Spotify, YT Music và một bản tương tác kỹ thuật số trên Hanoionline giúp người nghe nhạc có trải nghiệm giống như cầm trên tay cuốn booklet vật lý của chiếc đĩa.
Thủ đô nước Việt từng nhiều lần bị ngoại bang chiếm đóng, từng nhiều lần khói lửa ngút trời, gạch tan ngói vỡ... Sau mỗi đận binh lửa, lại “cởi súng lau mồ hôi trán, ta lại xây Hà Nội của ta”…
Trong khi giá đất tiếp tục leo thang, hàng trăm thửa đất với diện tích lên tới hàng ngàn m2 được đấu giá thành công ở nhiều quận, huyện ở Hà Nội lại bỏ hoang nhiều năm. Khi đất đai nằm trong tay giới đầu cơ hay trở thành tài sản tích lũy chỉ phục vụ nhu cầu sinh lời, giấc mơ an cư của nhiều người dân vẫn còn xa vời.
Dự án 500kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Phố Nối đưa điện từ miền Trung và miền Nam ra Bắc hoàn thành sau hơn 7 tháng triển khai thi công - một mốc thời gian thần tốc, thể hiện sự quyết liệt, táo bạo, dám nghĩ, dám làm và dám đi đến cùng từ Chính Phủ đến các các ban ngành và công trường mạch 3.
Đều chọn đánh dấu sự tái xuất màn bạc vào đúng dịp lễ 2/9 năm nay, “hai chú Linh” dự kiến sẽ tạo nên cuộc đấu gay cấn tại phòng vé. Ai đang có lợi thế? Và thấy gì từ việc trở lại vai chính của hàng loạt diễn viên trung niên, cao niên?
Cơn sốt giá đất một tuần qua diễn ra ở hai huyện ngoại thành Thanh Oai và Hoài Đức khiến dư luận sửng sốt và đặt câu hỏi thị trường bất động sản đang được dẫn dắt bởi nhà đầu tư hay giới đầu cơ?
Hôm nay 18/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới; là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay, có tác động to lớn đối với xu thế phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian dài tiếp theo.
'Mật lệnh hoa sữa' là bộ phim hình sự dài tập đang được Đài Hà Nội sản xuất. Bên cạnh những kỳ án được tái hiện, bộ phim còn cho khán giả thấy góc nhìn đa chiều về nhịp sống Hà Nội. 'Chất Hà Nội' sẽ được thể hiện đậm nét trong phim không chỉ bằng những bối cảnh mà còn bằng tính cách nhân vật, bằng những câu chuyện và khoảnh khắc rất Hà Nội, xuất phát từ tình yêu Hà Nội của đạo diễn Nguyễn Tất Kiên.
Sáng 3/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã thống nhất bầu Chủ tịch nước Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư. Trước khi đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, ông đã để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều lĩnh vực công tác.
Có dịp tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp, tôi không quên được những câu chuyện, cách ứng xử của ông, giản dị nhưng luôn toát ra tinh thần của một nhân cách lớn.
Sáng 23/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư duy lý luận của Đảng thời kỳ đổi mới, khi Đảng xác định văn hóa vừa là động lực, vừa là nguồn lực, sức mạnh mềm phát triển đất nước.
Nhân dân và các cơ quan báo chí trong nước, quốc tế thường gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng cái tên giản dị nhưng đầy mạnh mẽ, thể hiện chất lửa của ông trong công cuộc phòng chống tham nhũng: Người đốt lò. Những ngày này, nhân dân nhớ về ông như một người đã thắp lên ngọn lửa rực hồng rực, thiêu cháy và xua đi những tiêu cực xấu xa, làm ấm nóng ngọn lửa niềm tin của Dân đối với Đảng
Nhân dân và các cơ quan báo chí trong nước, quốc tế thường gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng cái tên giản dị nhưng đầy mạnh mẽ, thể hiện chất lửa của ông trong công cuộc phòng chống tham nhũng: Người đốt lò. Những ngày này, nhân dân nhớ về ông như một người đã thắp lên ngọn lửa rực hồng rực, thiêu cháy và xua đi những tiêu cực xấu xa, làm ấm nóng ngọn lửa niềm tin của Dân đối với Đảng
Giản dị nhưng không giản đơn. Sâu sắc, đầy tính triết lý nhưng dân dã, gần gũi. Lan tỏa và có giá trị khích lệ, định hướng hành động, bồi đắp niềm tin… Đó là tinh thần những lời nói như rút từ tâm can của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những phát ngôn thể hiện bản lĩnh, phong cách lãnh đạo của Ông khi đối diện và giải quyết những vấn đề lớn của đất nước.
Tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế tại các bệnh viện công lập đã xảy ra từ hai năm nay. Nguyên nhân chủ yếu do các quy định liên quan đến đấu thầu và quá trình thực hiện mua sắm thuốc, vật tư y tế còn nhiều bất cập. Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt và Bộ Y tế cũng đã có nhiều biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này. Nhưng đến thời điểm hiện nay, nhiều bệnh viện công vẫn đang thiếu thuốc và vật tư y tế, khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện công.
Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua cùng Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô sẽ là những bệ phóng quan trọng để xây dựng Hà Nội trở thành đô thị văn hiến, văn minh, hiện đại. Để từ đó, Hà Nội cũng sẽ là động lực thúc đẩy vùng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.
Sau một năm triển khai thi công, tuyến đường dần thành hình, đang từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Quốc hội và quyết tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thủ đô trong nỗ lực xây dựng đồng bộ, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông.
Sau gần 25 năm cầm quyền, Tổng thống Vladimir Putin đã cho thấy tài năng của một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất lịch sử nước Nga. Ông đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa đất nước từ chỗ đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở lại thành cường quốc hàng đầu thế giới.
Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.
Hùng tráng - choáng ngợp - xúc động - trực quan, đó là cảm xúc của những ai đã chiêm ngưỡng bức tranh Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Đây là bức tranh tròn duy nhất tại Việt Nam, được coi là một trong ba bức họa đề tài chiến tranh lớn nhất trên thế giới. Đáp ứng những mong mỏi được chiêm ngưỡng tác phẩm của những người dân chưa thể đặt chân tới Điện Biên những ngày tháng 5 này, Đài Hà Nội trân trọng gửi tới khán giả phiên bản số hóa bằng công nghệ thực tế ảo với những trải nghiệm sống động về bức tranh tái hiện không khí hào hùng của 56 ngày đêm đã làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Suốt thời gian dài, một lượng tiền lớn đã bị rút bất thường khỏi ngân hàng SCB nhưng không hề có dấu hiệu bất thường nào được thể hiện trong các báo cáo kiểm toán của Ernst & Young, Deloitte và KPMG - 3 trong số 'big 4' kiểm toán được cho là hàng đầu tại Việt Nam. Phải chăng các 'bố già' ngành kiểm toán đang có một thứ quyền lực hắc ám nhằm chi phối nền kinh tế thông qua các báo cáo kiểm toán không trung thực?
Hình như có ai đó đã thắng ngoài HLV Troussier trong trận đấu kéo dài một năm qua. Còn người hâm mộ thì đang thua. Thua vì họ đã không chỉ nổi cơn giận dữ tập thể suốt một thời gian dài với vị huấn luyện viên vừa bỏ ghế mà còn giảm đi niềm tin với những người có quyền lựa chọn huấn luyện viên cho các "chiến binh sao vàng".
Chuyến thăm và làm việc tại Lào trong hai ngày 11 và 12-3 của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội dẫn đầu không chỉ minh chứng cho mối quan hệ xứng đáng là hình mẫu giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chăn, mà còn tiếp thêm sinh lực cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Oppenheimer là một nhà vật lý người Mỹ và là giám đốc phòng thí nghiệm Los Alamos của dự án Manhattan trong Thế chiến thứ hai. Ông được giao phụ trách một dự án tối mật của chính phủ nhằm phát triển vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới và thường được gọi là "cha đẻ của bom nguyên tử" . Tuy nhiên, vụ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản vào tháng 8/1945 là cú sốc khởi đầu cho những dằn vặt, đau khổ của ông với dự án vũ khí hạt nhân từng theo đuổi và đi cùng với nó là ước vọng cấm loại vũ khí này. Buổi gặp của ông với Tổng thống Mỹ Harry Truman cùng năm đó đã diễn ra vô cùng tồi tệ và bị hủy bỏ ngay lập tức khi Oppenheimer tuyên bố "bàn tay tôi đã vấy máu" vì loại vũ khí hạt nhân này.
Trước khi trở thành Tổng thống Ukraine, ông Zelensky là một diễn viên hài có tiếng tại Ukraine. Năm 2019, khi thắng cử, ông Zelensky khẳng định sẽ cải thiện quan hệ Nga - Ukraine, ưu tiên nối lại các cuộc đàm phán với Nga để chấm dứt xung đột ở vùng Donbass. Ngoài ra, ông cũng cam kết đẩy lùi nạn tham nhũng, hứa sẽ vực dậy nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, những cam kết đó không hề dễ dàng. Trong thời kỳ của ông, với chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga phát động, từ một đất nước khá thanh bình, Ukraine trở nên đổ nát với những toà nhà, trung tâm thương mại bị phá huỷ. Tính đến tháng 1/2024, có tới 6,3 triệu người Ukraine đã trở thành người tị nạn ở nước ngoài và 3,7 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa trong nước. Cho đến hiện tại, xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, và chắc chắn sẽ còn gây những thiệt hại không nhỏ cho cả hai phía.
Trong phiên bản emagazine đặc biệt này, Đài Hà Nội xin kính mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng và giải mã biểu tượng rồng qua các thời kỳ lịch sử theo nét vẽ và góc nhìn của một hoạ sĩ trẻ 9x với niềm đam mê bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá dân tộc
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” - Báu vật vô song của triều Nguyễn - di sản quý hiếm bậc nhất của quốc gia, sau bao năm trời trôi nổi, lưu lạc nơi viễn xứ đã trở về cố quốc và được trân trọng bảo quản, giữ gìn như một chứng tích vàng son của quá khứ, một chứng nhân của lịch sử. Hành trình hồi hương của báu vật từng là biểu tượng quyền lực tối cao của một vương triều cũng đầy kịch tính, sóng gió như số phận thăng trầm của nó.
Cùng nhìn lại năm cũ và hướng đến năm mới với quyết tâm hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã dành cho Hà Nội Online cuộc trao đổi, chia sẻ nhận định và những định hướng lớn.
Trong một năm thế giới nhiều biến động, đất nước đối diện không ít thách thức, cùng cả nước Hà Nội tâm thế tự tin, thực sự có những chuyển động và đổi thay tích cực, cả trong tư duy và hành động. Sự quyết liệt của Lãnh đạo Thành phố đã mang lại những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới.
Năm 2023, vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế Thủ đô vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng; nhiều kế hoạch đạt hoặc về đích sớm. Dưới đây là 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2023 vừa được công bố.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa xin ý kiến các bộ ngành về phương án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam với 3 kịch bản khác nhau. Trong đó, Bộ GTVT thiên về phương án kịch bản số 3, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ 350km/h với tổng mức đầu tư hơn 71 tỷ đô. Không chỉ chưa sát với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, phương án tốc độ cao 350km/h này được chuyên gia cho là chưa phù hợp trong bối cảnh và điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.
Đó là một trong số các giả thiết được đặt ra sau khi Tổng Giám đốc OpenAI - Sam Altman – tác giả của ChatGPT bị sa thải rồi lại được bổ nhiệm lại chỉ trong vòng 4 ngày. Không chỉ đơn giản là câu chuyện của một công ty công nghệ, ẩn đằng sau hiện tượng này là rất nhiều yếu tố liên quan tới việc tranh chấp quyền lực giữa các nước lớn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI hiện đã được coi là một mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền văn minh.
Nếu để mất Avdiivka, một tương lai u ám sẽ chờ đợi chính quyền của tổng thống Zelensky ở phía trước. Cuộc chiến tranh Ukraine sẽ chuyển sang giai đoạn bước ngoặt. Nga đã chọc thủng phòng tuyến phía bắc nhưng chưa tung đòn quyết định. Vậy toan tính của người Nga tại Avdiivka là gì?
Khi cuộc chiến nổ ra, Mỹ và phương Tây tin rằng Nga sẽ bị vây hãm và bóp nghẹt trong những nước cờ mà họ đã lập sẵn từ nhiều năm trước trên mảnh đất Ukraine. Tuy nhiên đây lại là ván cờ chính trị của người Nga và thế trận chỉ có thể được định đoạt bởi một kỳ thủ lão luyện – cựu sĩ quan tình báo Vladimir Putin.
Không phải đợi tới khi đạn pháo xe tăng nổ trên đất Ukraine trong một chiến dịch quân sự đặc biệt của người Nga vào tháng 2/2022, cuộc chiến này đã được báo hiệu từ rất sớm với những chỉ dấu ngoại giao và xung đột địa chính trị giữa nhiều quốc gia - những động thái chiến tranh “không tiếng súng”.
0