Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Biến khát vọng thành hiện thực

Sau một năm triển khai thi công, tuyến đường dần thành hình, đang từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Quốc hội và quyết tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Thủ đô trong nỗ lực xây dựng đồng bộ, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông.

Ngày 25/6/2023, lần đầu tiên một dự án giao thông trọng điểm quốc gia quy mô lớn, tổng mức đầu tư gần 86.000 tỷ đồng, được đồng loạt tổ chức khởi công tại ba tỉnh, thành phố với 6 điểm cầu, chỉ sau một năm kể từ ngày Quốc hội ban hành Nghị quyết về chủ trương thực hiện.

Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô khi hoàn thành sẽ tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, tạo không gian phát triển mới cho Hà Nội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

1.Hiện thực hóa mục tiêu mở rộng không gian phát triển Thủ đô, “chìa khóa” kết nối vùng

Tại Hà Nội, việc sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong Chương trình hành động của Đảng bộ TP. Hà Nội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội 17 của Đảng bộ Thành phố.

Theo quy hoạch giao thông vận tải TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 cần đạt tỉ lệ diện tích đất dành cho giao thông từ 20-26%; mật độ mạng đường cần đạt từ 4,0-6,5 km/km2; diện tích đất dành cho giao thông tĩnh đạt 3-4%; tỉ lệ vận tải hành khách công cộng phải đạt từ 50-55%. Vì vậy, Hà Nội xác định việc đầu tư tuyến đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô là hết sức cần thiết và cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện.

Vành đai 4-Vùng Thủ đô có tổng chiều dài hơn 113 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Hà Nội, với vai trò là trung tâm, hạt nhân của Vùng Thủ đô, sẽ chủ trì, phối hợp cùng các địa phương có tuyến đi qua tổ chức nghiên cứu, triển khai đầu tư toàn tuyến. Trong đó, các địa phương có tuyến đi qua chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách, tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn theo thực tiễn của từng địa phương.

Vành đai 4-Vùng Thủ đô không chỉ góp phần khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, giúp mở rộng không gian, nguồn lực phát triển, khả năng liên kết, giao thương hàng hóa với các tỉnh lân cận trong Vùng Thủ đô, cũng như Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà còn giúp Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh... từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng, mở ra không gian phát triển và tạo động lực để đẩy mạnh liên kết vùng trên tất cả các lĩnh vực.

2.Hình hài đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô sau một năm triển khai

Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô trên địa bàn Hà Nội gồm 3 dự án thành phần:

  • Thành phần 1.1: công tác giải phóng mặt bằng
  • Thành phần 2.1: xây dựng đường đô thị song hành
  • Thành phần 3: xây dựng đường cao tốc

Video: Hình hài đường vành đai 4
sau một năm triển khai

Dự án được triển khai theo hình thức hợp tác công tư PPP.  Trong đó, dự án thành phần 2.1: đường đô thị song hành dài 58,2km, vận tốc thiết kế 80km/h, đi qua 7 quận huyện của thành phố gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai và Thường Tín, có điểm đầu tại xã Tân Dân huyện Sóc Sơn và điểm cuối tại km 58+200 ranh giới giữa thành phố Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, thuộc địa phận huyện Thường Tín.

Với 4 gói thầu xây lắp đường, hiện trên toàn tuyến song hành đang huy động khoảng 1000 cán bộ, kỹ sư, công nhân, lái xe và lái máy, 300 ô tô vận chuyển và hàng chục máy đào, máy ủi, lu; chia thành 32 mũi thi công chính, gồm 23 mũi thi công đường và 9 mũi thi công cầu.

Điểm đầu tuyến là địa bàn huyện Sóc Sơn với chiều dài hơn 2km, đi qua hai xã Tân Dân, Thanh Xuân, thuộc gói thầu xây lắp số 8 của dự án.

Tổng diện tích đất phải thu hồi trên 48,2 ha, chủ yếu liên quan đến đất nông nghiệp và di chuyển mồ mả, chỉ giải phóng mặt bằng hơn 600m2 đất thổ cư, do đó, việc đền bù giải tỏa khu vực này tương đối thuận lợi.

Phạm vi xã Tân Dân đã cơ bản hoàn thành cấp phối đá dăm. Hiện việc thi công tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Thanh Xuân đoạn từ quốc lộ 2 đến sông Cà Lồ.

Đoạn đường Vành đai 4 đoạn qua huyện Sóc Sơn đang được thi công thần tốc.

Dù ngắn, nhưng đường Vành đai 4 đoạn qua huyện Sóc Sơn được đánh giá là nút giao thoa quan trọng bởi vị trí gần sân bay Nội Bài, cắt ngang quốc lộ 2 và nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Khi hoàn thành, tuyến đường không chỉ là tuyến huyết mạch trong phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn mà còn của cả nước khi kết nối các tuyến đường phía Bắc Thủ đô với các huyện ngoại thành và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Cũng thuộc gói thầu số 8, đường Vành đai 4 đoạn tiếp theo trên địa bàn huyện Mê Linh dài khoảng 11,2 km, chiếm tỷ lệ 19%, đi qua các xã Kim Hoa, Thanh Lâm, Đại Thịnh, Chu Phan và Văn Khê. Tổng diện tích đất thu hồi khoảng 141,5 ha, liên quan đến 3000 hộ dân.

Đoạn tuyến qua hai huyện Sóc Sơn và Mê Linh đều do liên danh Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thái Yên đảm nhận thi công.

Có thể nói đường Vành đai 4 đi qua địa phương này đang được thi công thần tốc nhất trong số 7 quận huyện. Công trường gần như không có ngày im tiếng máy.

Mặt bằng bàn giao đến đâu, đơn vị chuẩn bị máy móc, công nhân làm đến đó. Tuyến đường ở đoạn này đang hình thành rất rõ nét. Một số đoạn đã thảm cấp phối đá dăm.

Các trụ cầu vượt sông, vượt đường sắt tuyến Nội Bài – Lào Cai đã vươn cao, thi công xong phần bệ, thân và đang lao lắp dầm. Đây là hình ảnh khác biệt nhất so với các đoạn tuyến khác của đường Vành đai 4 trên địa bàn 6 quận huyện còn lại.

Đại tá Võ Khắc Hùng, Phó tư lệnh Binh đoàn 12 – Phó TGĐ Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, cho biết: “Đường để vào thi công cầu đường sắt theo thiết kế ban đầu là phải đi tuyến khác, nhưng tuyến đó rất vướng. Huyện uỷ Mê Linh đã tạo điều kiện cho chúng tôi mở một đường mới rất thuận lợi cho đơn vị thi công. Nhờ đó chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành công trình vào tháng 12/2024”.

Trên địa bàn huyện Đan Phượng, đường vành đai 4 có chiều dài khoảng 6,3km, đi qua các xã Liên Hồng, Tân Hội, Hạ Mỗ và Hồng Hà. Điểm cuối nằm tại xã Hồng Hà là nơi chuẩn bị xây dựng cầu Hồng Hà bắc ngang qua sông Hồng, nối huyện Đan Phượng và huyện Mê Linh, sau này sẽ giúp giao thương giữa hai huyện trở nên dễ dàng, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, đồng thời giảm tải cho cầu Thăng Long. Đây là gói thầu có chiều dài lớn nhất của dự án, đi qua địa bàn cả huyện Hoài Đức với tổng chiều dài khoảng 22km.

Kỹ sư Nguyễn Hoàng Hải, Chỉ huy trưởng công trường gói thầu số 9, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex, cho biết: “Chúng tôi sẽ phấn đấu xử lý nền đất yếu sẽ hoàn thành đắp xong trước 30/6 để kịp thời gian chờ lún. Nhà thầu đang dự kiến sẽ hoàn thành dự án vào tháng 12/2025, vượt trước tiến độ hợp đồng khoảng 6 tháng”.

Riêng trên địa bàn huyện Hoài Đức, đường Vành đai 4 dài hơn 17km, đi qua 13 xã gồm Đức Thượng, Đức Giang, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, An Khánh, La Phù và Đông La.

Trong đó, đoạn tuyến bắt đầu tại xã Đức Thượng giáp với huyện Đan Phượng, điểm cuối tại xã Đông La giáp với quận Hà Đông. Đây là địa bàn có đoạn tuyến đi qua dài nhất và khối lượng thi công cũng như phải GPMB nhiều nhất. Song đến thời điểm này, với năng lực của nhà thầu Vinaconex, triển khai đồng loạt nhiều mũi, việc thi công đang bám sát tiến độ của dự án.

Đoạn tuyến tiếp theo đi qua quận Hà Đông có chiều dài khoảng 4,9km, liên quan đến 4 phường gồm Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa và Đồng Mai.

Trong số 4 gói thầu xây lắp, gói thầu số 10 đi qua quận nội thành duy nhất, hiện có tiến độ chậm nhất do còn vướng mắc nhiều trong công tác GPMB đất nông nghiệp và đặc biệt là đất thổ cư của 87 hộ dân giáp mặt đường quốc lộ 6. Nhiều đoạn trên phần đất nông nghiệp thuộc phường Yên Nghĩa, nhà thầu chưa được bàn giao mặt bằng để triển khai thi công liền mạch.

Ông Đoàn Viết Thắng, Chỉ huy trưởng công trường, Tổng công ty 319, Bộ Quốc phòng, cho biết: “Khối lượng triển khai của dự án đến thời điểm này là khoảng trên 20%, chủ yếu là phần đắp cát nền đường. Công tác giải phóng mặt bằng đang gặp rất nhiều khó khăn”.

Đoạn đường Vành đai 4 đi qua quận Hà Đông đang có tiến độ chậm nhất.

Tiếp giáp với quận Hà Đông tại quốc lộ 21B, gói thầu số 10 đi qua 6 xã thuộc địa phận huyện Thanh Oai gồm Bích Hòa, Cự Khê, Bình Minh, Tam Hưng, Mỹ Hưng và Thanh Thùy, với chiều dài khoảng 7,25 km.

Hiện trên địa phận này, một trong những đơn vị thi công là Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng UDIC đang tiến hành đắp đất gia tải để xử lý nền đất yếu. Tuy nhiên, mặt bằng vẫn còn vướng khoảng 800m ở xã Cự Khê và 300m ở xã Mỹ Hưng, chiếm khoảng 7% tổng diện tích đất cần thu hồi.

Thường Tín là địa bàn cuối cùng của Thủ đô có dự án đường vành đai 4, đi qua 9 xã của huyện gồm Khánh Hà, Hiền Giang, Hòa Bình, Nhị Khê,Văn Bình, Duyên Thái, Ninh Sở, Vân Tảo và Hồng Vân, với tổng chiều dài hơn 9km. Cuối tuyến là cầu Mễ Sở trước khi sang địa phận tỉnh Hưng Yên.

Địa bàn thuộc gói thầu xây lắp số 11 do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4 – Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Hoàng Long – Công ty cổ phần Sông Hồng đảm nhận thi công. Đây là địa bàn có địa hình bất lợi nhất so với các gói thầu khác khi hầu hết là ruộng với nền đất yếu, phải mất thời gian từ 6-8 tháng xử lý và gia tải.

Kỹ sư Nguyễn Quốc Toản, Chỉ huy trưởng công trường – Công ty CP thường mại và xây dựng Hoàng Long, chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn những hạng mục hiện nay chưa bàn giao mặt bằng hoặc đang bị vướng sẽ được các đơn vị liên quan cố gắng bàn giao sớm để chúng tôi có thời gian thi công kịp tiến độ”.

Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, thi công với tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, “chỉ bàn làm không bàn lùi”, luôn khắc phục mọi khó khăn, chia 3 ca 4 kíp, tranh thủ mọi thời gian, làm xuyên lễ Tết, sau một năm khởi công, đến nay, tổng thể toàn tuyến đường song hành đạt khoảng 37% khối lượng công việc.

Có lẽ từ trước đến nay, chưa có một dự án nào thi công với tinh thần quyết liệt và thần tốc như dự án đường Vành đai 4.

2.1.Công tác giải phóng mặt bằng – yếu tố then chốt

Để có thể triển khai thi công dự án đường song hành, công tác GPMB thuộc dự án thành phần 1.1 của các quận, huyện thời gian qua đóng vai trò rất quan trọng.

Thống kê, toàn tuyến phải thu hồi hơn 791 ha đất, chưa kể 15,3 ha đất bổ sung phục vụ thi công hạng mục cải mương, vuốt nối, di chuyển cột điện cao thế; di chuyển hơn 10.300 ngôi mộ; xây dựng 13 khu tái định cư, tái định cư 889 hộ dân, di chuyển 39 cột điện cao thế. Ngoài ra còn di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm nổi nằm trong phạm vi GPMB do UBND các quận, huyện thực hiện.

Tháng 6/2023, khi khởi công dự án, các quận, huyện giải phóng được khoảng 84%, vượt mốc 70% theo yêu cầu của Chính phủ. Đến nay, sau một năm, mặt bằng đã giải phóng được gần 98%, chỉ còn 17 ha chưa giải phóng, trong đó có 7,53 ha đất nông nghiệp và đất khác, 9,54 ha đất ở.

Với không ít địa phương, việc GPMB được khối lượng lớn như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, là kết quả của sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể đến từng cán bộ công chức, Đảng viên gương mẫu đi đầu, và không thể không nhắc đến vai trò của tổ giám sát cộng đồng tại cơ sở.

Không quản ngại đêm tối vất vả, các tổ giám sát cộng đồng xuống từng nhà để trực tiếp “mắt thấy tai nghe”, chia sẻ và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và kịp thời đề đạt, tháo gỡ các vướng mắc; nhờ đó, đạt được sự đồng lòng ủng hộ của mỗi người dân trong diện GPMB.

Ông Nguyễn Hoàng Trường, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, khối lượng GPMB còn lại không lớn. Tuy nhiên, tính chất phức tạp hơn rất nhiều so với những phần việc đã làm. Tinh thần của huyện là tập trung cao độ, tuyên truyền vận động trong công tác di chuyển mồ mả cũng như là các phần việc còn lại trên phạm vi giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên cũng phải làm hết sức cẩn thận, đảm bảo tối đa quyền lợi của người dân và doanh nghiệp”.

Điểm đặc biệt của dự án là có tới hơn 10.300 ngôi mộ phải di dời. Đây là phần việc khó khăn, nhạy cảm, liên quan đến tâm linh và phong tục tập quán của từng địa phương nói riêng, nhưng đã nhận được sự đồng thuận to lớn của người dân.

Đến nay, toàn dự án chỉ còn lại 242 ngôi mộ chưa di chuyển. Có những địa phương như huyện Sóc Sơn, còn tranh thủ qui tập, di chuyển gấp đôi số mộ trong phạm vi dự án và qui hoạch lại nghĩa trang trên địa bàn nhờ áp dụng cơ chế đặc thù hợp lòng dân. Sóc Sơn là địa phương duy nhất đến trước Tết nguyên đán Giáp Thìn đã hoàn tất công tác di dời mộ.

Ông Nguyễn Xuân Quý, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, cho biết: “Huyện Sóc Sơn đã chủ động cải tạo nghĩa trang trước đây của các xã mà tuyến đường Vành đai 4 đi qua. Trong đó mở rộng cải tạo nghĩa trang, mở rộng quỹ đất và định hướng các hộ gia đình di chuyển mộ. Các hộ gia đình đã hết sức ủng hộ. Nhiều hộ dân còn tự nguyện bàn giao mặt bằng đất nông nghiệp trước khi được trả tiền đất ở nghĩa trang”.

2% khối lượng còn lại chưa GPMB không nhiều, nhưng các địa phương cũng xác định đây chính là phần vướng mắc và phức tạp nhất, đòi hỏi quyết tâm cao mới có thể hoàn thành dứt điểm công tác này vào cuối năm nay.

Riêng đoạn cần xử lý nền đất yếu thì phải bàn giao chậm nhất cuối tháng 7/2024 để kịp hoàn thành việc đắp gia tải, xử lý nền đất yếu trước cao điểm mùa mưa bão. Bởi xử lý nền đất yếu chính là đường găng, mốc tiến độ quan trọng của dự án. Quận Hà Đông và huyện Thanh Oai cần sớm giải phóng phạm vi mặt bằng xử lý nền đất yếu dài khoảng 1,68km.

2.2.Tái định cư – an cư tại nơi ở tốt hơn

GPMB luôn đi kèm với công tác tái định cư, chăm lo ổn định cuộc sống của người dân bị thu hồi đất, sao cho nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Với tinh thần đó, Hà Nội đã lựa chọn những vị trí đất đẹp và thuận lợi cho người dân, đến nay đã hoàn thành xây dựng 13/13 hạ tầng khu tái định cư. Trong đó, huyện Thường Tín là địa phương đi đầu trong công tác này. Ngay trước Tết nguyên đán Giáp Thìn đầu năm 2024, những hộ dân đầu tiên đã dọn về nhà mới tại khu tái định cư.

Hiện hạ tầng khu tái định cư cuối cùng tại xã Đông La, huyện Hoài Đức đã cơ bản hoàn thiện, sẵn sàng tổ chức cho người dân bốc thăm. Dù người dân vẫn còn không ít tâm tư, nguyện vọng trước khi phải rời bỏ nơi ở đã gắn bó hàng chục năm để chuyển về địa điểm tái định cư hoàn toàn mới, nhưng nhìn chung phần lớn phấn khởi ủng hộ dự án sớm hoàn thiện với kỳ vọng sẽ đem đến sự đổi thay và phát triển cho địa phương.

Ông Lê Đức Bình, xã Đông La, huyện Hoài Đức, chia sẻ: “Mong mỏi của chúng tôi là làm sao chính quyền cũng như Trung tâm quỹ đất đưa ra những phương án tốt nhất cho chúng tôi, chẳng hạn như hợp phiếu cùng nhau, làm sao để bốc thăm thì chúng tôi cũng được những lô đất nằm trên trục chính, phù hợp với hiện trạng mà hiện tại chúng tôi bị mất, tránh để người dân bị thiệt thòi”.

Riêng quận Hà Đông, quận nội thành duy nhất dự án đi qua, do quỹ đất trong nội thành không còn, mặc dù thành phố đã quan tâm dành quỹ đất tái định cư tại xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, người dân vẫn còn nhiều băn khoăn.

Ông Bùi Văn Binh, Bí thư chi bộ Tổ dân phố 17, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông kiến nghị: “Giá đền bù theo như chúng tôi được biết là có hơn 90 triệu/m2 và khu tái định cư xuống khu vực Thanh Oai là 60 triệu/m2. Tâm tư của người dân là muốn tái định cư tại khu vực này để con em chúng tôi được sống và làm việc trên vùng này”.

2.3.Phấn đấu khởi công hợp phần đường cao tốc vào cuối năm 2024

Theo thiết kế, dự án thành phần 3: xây dựng đường cao tốc được bố trí ở dải đất trung tâm có bề rộng 50m, hai đường song hành chạy hai bên. Hợp phần này sẽ thực hiện theo hình thức hợp tác đầu tư PPP.

Hiện, Ban quản lý dự án đã hoàn thành hồ sơ khảo sát, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Dự kiến, hồ sơ mời thầu sẽ được phát hành trong tháng 7 để phấn đấu khởi công trong quý 4 năm nay. Tuy nhiên, hiện hợp phần này đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định, chính sách pháp luật về việc cho phép nhà đầu tư trong nước liên danh với nhà đầu tư quốc tế, cần phải được các cấp có thẩm quyền tháo gỡ.

Hợp phần đường cao tốc phấn đấu khởi công vào cuối năm nay.

Một năm chưa phải là dài, nhất là với một dự án có quy mô lớn, cấp quốc gia như dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô. Kết quả hôm nay mới chỉ là thành công bước đầu. Chặng đường phía trước vẫn còn hai đến ba năm với nhiều thách thức.

Các địa phương phải tiếp tục quan tâm hoàn thành công tác GPMB, tái định cư, ổn định nơi ăn chốn ở cho người dân; chuẩn bị vật liệu xây dựng, bãi thải phục vụ dự án; tăng cường nhân lực và máy móc thi công với mục tiêu cơ bản hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027, tạo bước đột phá về đầu tư hạ tầng giao thông, làm tiền đề, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và liên kết Vùng Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết 56 của Quốc hội.

Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố. Cụ thể: Địa phận Hà Nội 58,2 km, đi qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông).

Tỉnh Hưng Yên dự kiến tuyến dài 19,8 km, đi qua 4 huyện (Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm).

Tỉnh Bắc Ninh dự kiến tuyến dài 24,2 km và tuyến nối 9 km đi qua 3 huyện (Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình) và thành phố Bắc Ninh.

Thực hiện: Lê Huyền
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.

Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.

Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.

Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bằng việc ưu tiên thúc đẩy công nghệ xanh và chuyển đổi số, Hà Nội đang trên đà khẳng định mình là trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa năng động, ứng dụng công nghệ số để xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với việc huy động tổng lực và đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến thời điển này, huyện Sóc Sơn đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.

Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.

Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.

Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay, 20/11.

Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.

Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.

Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố đã kết thúc, hoàn thành đúng nội dung chương trình đã đề ra. Với tỷ lệ thống nhất cao HĐND đã thông qua nhiều Nghị quyết, quan trọng.

Tại kỳ họp thứ 19, hôm nay, HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024.

Tại Kỳ họp thứ 19, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã nhất trí thông qua Nghị quyết Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” do UBND Thành phố trình tại Tờ trình số 421/TTr-UBND ngày 13/11/2024.

Sáng nay, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.

Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.

Quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tại Kỳ họp chuyên đề, sáng 19/11, với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sáng 19/11, HĐND thành phố đã khai mạc Kỳ họp thứ 19 - Kỳ họp chuyên đề, nhằm xem xét và quyết định 15 nội dung thuộc thẩm quyền.

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (19/11), HĐND thành phố Hà Nội, khóa XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 19( kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức triển khai đồng loạt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại 12 điểm trường trên địa bàn quận.

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, sáng 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.

Đến thời điểm này, 30/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai xây dựng 216/202 trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thị trấn; trong đó, 97 trụ sở được hoàn thành, bàn giao đi vào hoạt động.

Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hà Nội những ngày này, sáng nào cũng bị một lớp sương dày đặc mờ ảo bao phủ, người lái xe khó quan sát, khó nhìn xa.

Căn hộ đã hoàn thiện nhưng ít người thuê, còn các toà nhà khác thì xây dựng dở dang rồi để đó trong khi nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội là rất lớn. Nghịch lý này đang tồn tại nhiều năm nay tại khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Tối qua, 17/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Sáng nay, 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn.

Trải qua 20 năm tổ chức, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nề nếp, là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc tổ chức Ngày hội nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi được ra mắt với mục tiêu kết nối người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố. Chính quyền các địa phương cùng lực lượng công an cơ sở đã và đang đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng để cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời những vấn đề dân sinh.

Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân Tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Nhiều hồ điều hòa đang bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán, thậm chí còn trở thành bãi trông giữ phương tiện.