Elon Musk, tỷ phú sở hữu thế lực địa chính trị tự thân

Việc tỷ phú Elon Musk không tuân thủ lệnh Tòa án Tối cao Brazil cho thấy sức mạnh khủng khiếp của ông Musk và đế chế kinh doanh của ông. Chưa nói đến tiền của, chính sức mạnh và thế lực độc lập trên phạm vi toàn cầu mà Elon Musk nắm giữ mới là thứ khiến người ta lo ngại.

Cân bằng tự do ngôn luận và an toàn thông tin

Một cuộc tranh cãi gay gắt đang diễn ra công khai giữa người giàu nhất thế giới Elon Musk và một thẩm phán của Tòa án Tối cao Brazil. Thẩm phán Alexandre de Moraes là người đi đầu trong việc cấm X hoạt động ở quốc gia đông dân nhất của Mỹ Latinh, trong khuôn khổ chiến dịch chống lại thông tin sai lệch.

Vào năm 2014, Brazil thông qua “Dự luật về quyền trên Internet”. Được sự ủng hộ của cả hai đảng, luật này tạo khuôn khổ quản lý Internet, đề ra các nguyên tắc bảo vệ quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dùng, áp đặt hình phạt đối với các nền tảng vi phạm các quy tắc.

Theo đó, các nền tảng Internet chỉ phải chịu trách nhiệm về nội dung có hại do người dùng tạo ra nếu họ không xóa nội dung đó sau khi nhận được lệnh của tòa án. Cách tiếp cận này nhằm tạo sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và đảm bảo rằng nội dung bất hợp pháp và có hại có thể bị xóa.

Thẩm phán Alexandre de Moraes là người đi đầu trong việc cấm X hoạt động ở quốc gia đông dân nhất của Mỹ Latinh, trong khuôn khổ chiến dịch chống lại thông tin sai lệch. Ảnh: AP.

Nhưng luật năm 2014 không đề ra các quy tắc chi tiết về kiểm duyệt nội dung, mà đặt phần lớn trách nhiệm vào tay các nền tảng như Facebook và X. Và sự gia tăng của thông tin sai lệch trong những năm gần đây, đặc biệt là xung quanh cuộc bầu cử tổng thống năm 2022 của Brazil, đã phơi bày những hạn chế của khuôn khổ này. Khi đó, Tổng thống theo chủ nghĩa dân túy cực hữu Jair Bolsonaro và những người ủng hộ ông đã bị cáo buộc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như X để phát tán thông tin sai lệch, gieo rắc nghi ngờ về tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử của Brazil và kích động bạo lực.

Khi ông Bolsonaro thất bại trước Tổng thống cánh tả Lula da Silva, một chiến dịch phủ nhận kết quả bầu cử đã phát triển mạnh mẽ trên mạng Internet và lên đến đỉnh điểm vào ngày 8/1/2023, khi những người ủng hộ ông Bolsonaro xông vào Quốc hội Brazil, Tòa án Tối cao và cung điện tổng thống - tương tự như cuộc bạo loạn ở Điện Capitol của Mỹ hai năm trước đó.

Tòa án Tối cao đã đưa ra một quyết định hiếm thấy: giao cho thẩm phán Moraes quyền lực rộng rãi để buộc các mạng xã hội gỡ bỏ nội dung bị ông xem là đe dọa đến nền dân chủ. Ông tiến hành chiến dịch "làm sạch" Internet bằng cách buộc các mạng xã hội phải gỡ bỏ hàng ngàn bài đăng và chỉ cho họ vài giờ để chấp hành.

Người biểu tình xông vào Quốc hội Brazil ngày 8/1/2023. Ảnh: AP.

Tòa án Tối cao đã yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội - chẳng hạn như Facebook, Instagram và X - giao nộp địa chỉ IP và đình chỉ các tài khoản có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp.

Nhưng vào thời điểm này, ông Elon Musk, người tự nhận mình là người theo chủ nghĩa tự do ngôn luận, đã mua lại nền tảng này, hứa sẽ ủng hộ tự do ngôn luận, khôi phục các tài khoản bị cấm và giảm đáng kể chính sách kiểm duyệt nội dung của nền tảng.

Ông Musk đã công khai bất chấp lệnh của Tòa án Tối cao ngay từ đầu. Vào tháng 4/2024, nhóm phụ trách các vấn đề chính phủ toàn cầu của X đã bắt đầu chia sẻ thông tin với công chúng về những gì họ coi là yêu cầu "bất hợp pháp" từ Tòa án Tối cao. Mâu thuẫn leo thang vào cuối tháng 8 khi đại diện pháp lý của X tại Brazil từ chức và ông Musk từ chối chỉ định một đại diện pháp lý mới - một động thái được thẩm phán Moraes giải thích là nhằm mục đích trốn tránh luật pháp.

Để đáp lại, thẩm phán Moraes đã ra lệnh cấm nền tảng này vào ngày 31/8/2024, kèm theo đó là các hình phạt nặng đối với những người Brazil cố gắng lách lệnh cấm. Bất kỳ ai sử dụng mạng riêng ảo hoặc VPN để truy cập X đều phải đối mặt với khoản tiền phạt gần 9.000 đô la Mỹ mỗi ngày - cao hơn thu nhập trung bình hàng năm của nhiều người Brazil. Những quyết định đó đã được một hội đồng gồm năm thẩm phán Tòa án Tối cao phê chuẩn vào ngày 2/9/2024.

Tự do ngôn luận không phải là tự do gây hấn; tự do ngôn luận không phải là tự do phá hoại nền dân chủ, thể chế, phẩm giá và danh dự của người khác; tự do ngôn luận không phải là tự do phát tán lời nói thù hận và định kiến.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Alexandre De Moraes.

Cuộc chiến giữa X và Tòa án Tối cao Brazil đã bị lợi dụng cho mục đích chính trị. Phe đối lập và phe cánh hữu công kích chính quyền của Tổng thống Lula da Silva và Tòa án Tối cao, coi việc đình chỉ nền tảng này là biểu hiện cho sự can thiệp quá mức của Nhà nước. Vào ngày 7/9, hàng nghìn người ủng hộ cựu Tổng thống Bolsonaro đã tham gia vào cuộc biểu tình "ủng hộ quyền tự do ngôn luận".

Brazil có hơn 22 triệu người dùng mạng xã hội X, trước đây là Twitter. Lệnh cấm là đỉnh điểm của cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài nhiều tháng giữa ông chủ của mạng xã hội X Elon Musk và Tòa án Tối cao Brazil.

Những quốc gia nào cấm X?

Những cáo buộc đối với thẩm phán cũng như chính phủ Brazil hoàn toàn không đúng với những nỗ lực thận trọng và cân bằng mà nước này đang thực hiện nhằm quản lý các nền tảng xã hội suốt hơn một thập kỷ qua, bắt đầu bằng Luật về quyền trên Internet.

Theo tờ The New York Times, đây là một trong những nỗ lực toàn diện nhất (ở một số khía cạnh, hiệu quả nhất) để chống lại nạn thông tin sai lệch trên Internet. Nhiều quốc gia khác cũng đang có những cách riêng của mình để có được một môi trường mạng trong sạch hơn.

Iran đã chặn nền tảng X vào tháng 6/2009, khi nó vẫn mang tên gọi là Twitter và do người đồng sáng lập Evan Williams lãnh đạo. Vào thời điểm đó, nhiều nhà hoạt động và nhóm đối lập của chính phủ đã sử dụng nền tảng này như một công cụ truyền thông để kích động biểu tình.

Tại Trung Quốc vào năm 2011, WeChat, ứng dụng dịch vụ nhắn tin tất cả trong một, đã được ra mắt tại Trung Quốc, thay thế cho nhiều ứng dụng xã hội khác.

Hình ảnh ứng dụng WeChat. Ảnh: Getty Images.

Triều Tiên đã chặn Twitter cùng với YouTube và Facebook vào tháng 4/2016 khi nền tảng này do người đồng sáng lập Jack Dorsey lãnh đạo.

Myanmar đã chặn Twitter vào tháng 2/2021, vài tháng trước khi Musk lên lãnh đạo.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm quảng cáo trên Twitter vào tháng 1/2021. Đây là kết quả của luật truyền thông xã hội mới yêu cầu đại diện địa phương của nền tảng xã hội phải gỡ bỏ nội dung gây tranh cãi.

Venezuela đã ra lệnh chặn X trong 10 ngày vào tháng trước, sau khi cơ quan bầu cử tuyên bố đương kim Nicolas Maduro là người chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Bộ Nội vụ Pakistan đã chặn X với lý do lo ngại về an ninh quốc gia trước cuộc bầu cử vào tháng 2.

Ethiopia đã cấm nhiều nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm cả Twitter, vào tháng 2/2023 để ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực liên quan đến nỗ lực chia rẽ Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo của Ethiopia. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ vài tháng sau đó.

Ethiopia đã cấm nhiều nền tảng truyền thông xã hội, bao gồm cả Twitter vào tháng 2 năm 2023. Ảnh: Internet.

Cơ quan giám sát Internet của Australia, Ủy viên eSafety, đã ra lệnh cho X và Meta gỡ bỏ các video về vụ tấn công bằng dao tại một nhà thờ Chính thống giáo Assyria ở Sydney vào ngày 16/4 năm nay. Ủy viên eSafety Julie Inman Grant lập luận rằng các bài đăng về vụ tấn công nên được gỡ bỏ ở mọi nơi, kể cả bên ngoài Australia.

Trong khi Meta tuân thủ lệnh, X chỉ chặn các video này ở trong Australia. Tòa án Liên bang Australia đã gia hạn lệnh khẩn cấp yêu cầu X xóa các video, nhưng ông Musk từ chối tuân thủ và cáo buộc Australia cố gắng áp đặt kiểm duyệt trên toàn thế giới.

Thế lực độc lập của Elon Musk

Căng thẳng này không chỉ đơn thuần là việc đối đầu giữa chính phủ với tập đoàn. Một số lý thuyết truyền thông chỉ ra rằng động lực sâu xa hơn ở đây là đế chế truyền thông. Theo quan niệm này, các tập đoàn truyền thông hùng mạnh, thường có trụ sở tại phương Tây áp đặt các giá trị, chuẩn mực và ảnh hưởng của họ lên các quốc gia khác, đặc biệt là ở Nam bán cầu.

Lý thuyết này đặc biệt liên quan đến các doanh nghiệp toàn cầu của tỷ phú Elon Musk như X và Starlink, hoạt động xuyên biên giới quốc gia và ít quan tâm đến luật pháp địa phương.

Chưa nói đến tiền của, chính sức mạnh và thế lực độc lập trên phạm vi toàn cầu mà Elon Musk nắm giữ mới là thứ khiến người ta lo ngại. Công ty tên lửa SpaceX, hiện là phương tiện duy nhất mà NASA có thể đưa các phi hành gia vào không gian từ đất Mỹ. Một dự án khác của ông, là Tesla, kiểm soát mạng lưới trạm sạc xe điện lớn nhất cả nước.

Công ty tên lửa SpaceX, hiện là phương tiện duy nhất mà NASA có thể đưa các phi hành gia vào không gian từ đất Mỹ. Ảnh: SpaceX.

Trong khi đó, dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của Musk là công cụ thông tin liên lạc chính của Ukraine trên chiến trường. Vào mùa thu năm ngoái, sau khi một số đơn vị của Ukraine mất quyền truy cập vào dịch vụ này, các quan chức Lầu Năm Góc đã phải khẩn khoản xin Elon Musk.

Lầu Năm Góc đã lập ra một kế hoạch trị giá 1,5 tỷ đô la để phóng 72 vệ tinh quỹ đạo thấp của riêng mình. Nhưng không đáng kể so với hơn 4.500 vệ tinh của Elon Musk.

Việc ông Musk không tuân thủ lệnh Tòa án Tối cao Brazil cũng cho thấy sức mạnh khủng khiếp của ông Musk và đế chế kinh doanh của ông. Sau khi xây dựng hoặc mua lại các công ty hàng đầu, ông nắm trong tay quyền kiểm soát ngày càng tăng đối với cách mọi người kết nối và giao tiếp, và ông Musk đang tận dụng ảnh hưởng đó để đối đầu với chính quyền và thách thức các luật mà ông không thích.

Starlink có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ tại Brazil mà không cần giấy phép, bất chấp luật pháp Brazil. Nếu như các nhà cung cấp Internet truyền thống thường làm việc với một loạt các công ty cơ sở hạ tầng Internet để cung cấp kết nối, Starlink về cơ bản kết nối vệ tinh của mình trực tiếp với ăng-ten của khách hàng, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Reuters.

Trong trường hợp của Brazil, hành động của Musk có thể được coi là nỗ lực khẳng định quyền lực của một nền tảng toàn cầu đối với chính quyền địa phương. X, dưới sự lãnh đạo của Elon Musk, từ chối tuân thủ các yêu cầu cụ thể của chính phủ Brazil, đặt ra câu hỏi về việc ai kiểm soát thông tin lưu hành trong một quốc gia.

Cả ông Musk và chính phủ Brazil đều đang cạnh tranh để thiết lập chương trình nghị sự. Ông Musk ủng hộ một môi trường tự do ngôn luận gần như không bị hạn chế trên X, trong khi Brazil tập trung vào việc ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch và duy trì sự an toàn trên không gian mạng. Câu hỏi về việc ai cuối cùng kiểm soát chương trình nghị sự - Musk hay Nhà nước - vẫn là vấn đề then chốt.

Mỗi công dân từ bất kỳ nơi nào trên thế giới đầu tư vào Brazil đều phải tuân thủ Hiến pháp Brazil và luật pháp Brazil. Do đó, nếu Tòa án Tối cao ra quyết định rằng một công dân phải tuân thủ một số điều nhất định, thì phải tuân thủ. Một người có nhiều tiền không có nghĩa là anh ta có thể coi thường (luật pháp), anh ta là công dân Mỹ, không phải là công dân của cả thế giới. Anh ta không thể tiếp tục xúc phạm tổng thống, xúc phạm đại biểu, xúc phạm thượng nghị sĩ, xúc phạm Quốc hội, xúc phạm Tòa án Tối cao. Anh ta nghĩ mình là ai? Điều tiếp theo là anh ta cần phải tôn trọng quyết định của Tòa án Tối cao Brazil. Nếu anh ta muốn, thì tốt. Nếu anh ta không muốn, hãy đợi đấy. Nếu không, đất nước này sẽ không bao giờ có chủ quyền.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula Da Silva.

Xung đột giữa Musk và Brazil phản ánh cuộc đấu tranh toàn cầu rộng lớn hơn giữa quyền lực của công ty và chủ quyền của Nhà nước trong thời đại kỹ thuật số. Khi các công ty công nghệ như X và Starlink ngày càng có ảnh hưởng hơn, gây áp lực ngày càng tăng lên các chính phủ quốc gia. Những gì chúng ta đang thấy là một thách thức đối với vai trò truyền thống của các quốc gia trong việc duy trì quyền kiểm soát thông tin trong biên giới của họ. Vụ Musk kiện Brazil đặt ra những câu hỏi lớn về trách nhiệm giải trình, quản trị và tương lai của phương tiện truyền thông trong một thế giới mà các nền tảng ngày càng mang tính toàn cầu, nhưng luật pháp vẫn mang tính địa phương.

Tài khoản của tỷ phú Elon Musk trên mạng xã hội X bị chặn ở Brazil hôm 31/8. Ảnh: Reuters.

Cuộc đối đầu giữa Elon Musk với Brazil cho thấy sự phức tạp ngày càng tăng trong quản trị truyền thông. Sự cân bằng giữa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, quản lý nội dung có hại và việc khẳng định chủ quyền quốc gia đối với các nền tảng toàn cầu là vấn đề mà tất cả các quốc gia sẽ cần giải quyết trong những năm tới.

Elon Musk có được tầm ảnh hưởng toàn cầu hiện nay không phải nhờ khả năng kiểm soát dầu mỏ, tài chính hay quân đội tư nhân mà là nhờ những công nghệ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh kinh tế, an ninh quốc gia và dư luận. Với những gì đang diễn ra, một số ít gã khổng lồ công nghệ, do những nhân vật như Elon Musk đứng đầu có thể tác động đến hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới. Câu hỏi đặt ra và cần giải quyết, đó là liệu các quốc gia như Brazil có thể khẳng định được quyền lực của mình để kiểm soát các nền tảng toàn cầu hay không?

User
Ý KIẾN

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi ong của Tunisia. Nhiệt độ tăng cao và hạn hán kéo dài đang đe dọa quần thể ong và sản lượng mật ong của nước này.

Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.

Hãng công nghệ SpaceX (Mỹ) vừa phóng thành công tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Không gian Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ). Tên lửa mang theo sứ mệnh Galileo L13 của Ủy ban châu Âu lên không gian.

Ngày 18/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hàn - Trung, Kim Tae-nyeon tại thủ đô Bắc Kinh.

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.

Các nhà phân tích cho biết Israel đã lập bản đồ toàn bộ khu vực hoạt động của Hezbollah từ năm 2010 bằng trí tuệ nhân tạo AI, tạo thuận lợi cho việc tiến hành kích nổ hàng loạt thiết bị liên lạc của Hezbollah. Trước đây, Israel cũng đã từng thực hiện nhiều cuộc tấn công ám sát đối thủ bằng những cách tương tự như vụ nổ máy nhắn tin hàng loạt tại Liban.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này đã thử tên lửa đạn đạo chiến thuật mới sử dụng đầu đạn siêu lớn và tên lửa hành trình cải tiến.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết, nước này sẽ không thiết lập quan hệ với Israel cho đến khi một nhà nước Palestine được thành lập.

Nghị viện châu Âu hôm qua 18/9 đã nhóm họp để tiến hành thảo luận về chương trình nhập cư gây tranh cãi của Hungary liên quan đến việc nới lỏng hạn chế thị thực đối với 8 quốc gia, trong đó có Nga và Belarus.

Sau khi hàng loạt máy nhắn tin phát nổ, Liban lại chứng kiến thêm làn sóng nổ thiết bị thứ hai, lần này xảy ra với các máy bộ đàm, chủ yếu do các thành viên của phong trào Hezbollah sử dụng. Theo Bộ Y tế Liban, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và 450 người bị thương trong loạt vụ nổ thứ hai này.

Theo Thiếu tướng Apty Alaudinov, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quân sự - Chính trị của Lực lượng vũ trang Nga và chỉ huy đơn vị biệt kích lực lượng đặc nhiệm Akhmat cho biết, quân Nga đã giành quyền kiểm soát các khu định cư Nikolayevo-Dayino và Daryino ở vùng biên giới Kursk của nước này.

Tổng thống Peru Dina Boluarte vừa ban bố tình trạng khẩn cấp ở ba khu vực bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng tàn khốc nhất tại quốc gia này khiến 16 người thiệt mạng.

Nhằm cải thiện vấn đề rác thải nhựa, thương hiệu Two Farmers ở Anh đã tạo ra những gói bim bim khoai tây chiên có bao bì thân thiện với môi trường hơn, khi chúng có thể phân hủy hoàn toàn.

Quốc hội Ukraine ngày 18/9 đã quyết định sửa đổi ngân sách năm 2024 với việc tăng chi tiêu quốc phòng thêm 12 tỷ USD khi cuộc xung đột giữa nước này và Nga đã gần bước sang năm thứ ba.

Bất chấp xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục, thâm hụt thương mại trong tháng 8/2024 của Nhật Bản đã lên đến gần 700 tỷ yên (khoảng 4,9 tỷ USD) chủ yếu do đồng yên suy yếu đẩy giá nhập khẩu tăng cao.

Ngày 18/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng trong vòng 12 tháng.

Ngày 18/9, các thành viên Nghị viện châu Âu đã kêu gọi nhanh chóng giải ngân viện trợ tài chính từ Quỹ Đoàn kết của khối để giúp chống lại thiệt hại do lũ lụt ở Trung Âu.

Các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm nhẹ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9, đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng Trung ương) quyết định cắt giảm mạnh lãi suất.

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ngày 18/9, Điện Kremlin cho biết, các cơ quan của Nga chưa đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về mức độ phóng xạ cao hơn trong khí quyển, sau khi Na Uy cho biết họ phát hiện thấy nồng độ phóng xạ Caesium (Cs-137) tăng cao gần biên giới Bắc Cực với Nga.

Các lực lượng Ukraine ngày 18/9 đã tập kích một kho chứa đạn dược của Nga tại Toropets, thuộc vùng Tver, cách Moscow khoảng 165 km về phía Tây Bắc.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.

Nhiều bộ đàm do lực lượng Hezbollah sử dụng lại tiếp tục phát nổ ở nhiều thành phố tại Liban vào chiều tối nay (giờ địa phương). Hiện chưa có báo cáo thương vong.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một số nguồn tin khu vực nhận định vụ việc do lực lượng tình báo Israel tiến hành, nhằm đáp trả vụ ám sát một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Israel mà Tel Aviv cáo buộc do Hezbollah thực hiện.

Phong trào Hezbollah của người Shiite có trụ sở tại Liban vừa tuyên bố sẽ đáp trả Israel vì vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin khiến 11 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Anh Jaan Roose, một vận động viên người Estonia đã hoàn thành chuyến đi thăng bằng trên dây dài hơn 1.000 m, phía trên cây cầu Bosphorus nối liền châu Âu và châu Á.

Một trường nầm non ở Dubai đã sử dụng các công cụ công nghệ cao, được tích hợp trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ công việc giảng dạy cho giáo viên, giúp kích thích trí tưởng tượng và tăng khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ.

Lệnh sơ tán một phần đã được ban hành tại Toropets, một thị trấn có 11.000 dân ở phía Tây Bắc Moskva, do các mảnh vỡ của một máy bay không người lái Ukraine bị bắn hạ gây ra hỏa hoạn.

Sau khi Trung Quốc công bố loạt số liệu kinh tế không mấy tốt vào cuối tuần vừa rồi, giới phân tích đã cắt giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng cả năm nay của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhà sáng lập Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan, Trung Quốc cho biết, mẫu máy nhắn tin liên quan đến vụ nổ hàng loạt tại Liban là do Công ty BAC Consulting, có trụ sở tại thủ đô Budapest của Hungary sản xuất. Họ chỉ là nạn nhân của vụ việc.

Trước tình hình căng thẳng trong khu vực Trung Đông gia tăng sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Liban, nhiều hãng hàng không lớn đã thông báo đình chỉ các chuyến bay đến Tel Aviv của Israel, Tehran của Iran và Beirut của Liban cho đến ngày 19/9.

Sau bão Yagi và Bebinca, Trung Quốc dự kiến sẽ phải hứng chịu 1-2 cơn bão từ nay đến trước tháng 10.

Hiện tượng hạn hán nghiêm trọng tại rừng mưa nhiệt đới Amazon của Brazil đã khiến mực nước các đoạn thượng nguồn xuống thấp kỷ lục.

Gần 3.000 máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 9 người thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương. Thủ tướng Liban và lực lượng Hezbollah đã đổ lỗi cho Israel về vụ việc trên. Hezbollah thề sẽ trả thù. Iran, quốc gia hậu thuẫn Hezbollah cũng lên án vụ tấn công. Mỹ hiện kêu gọi Iran và lực lượng ủy nhiệm kiềm chế đáp trả.

Nhà chức trách Thái Lan đã ban bố cảnh báo lũ lụt tại 5 tỉnh Đông Bắc Thái Lan, nơi nước sông Mekong dâng cao có thể vỡ bờ.

Ngay sau khi Hàn Quốc thông tin về việc Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản đã xác nhận thông tin trên và cho biết Bình Nhưỡng đã phóng một tên lửa thứ hai. Cả hai tên lửa này đều đã rơi xuống biển.

Theo thông báo của Chính phủ Peru, rừng Amazon ở nước này là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cháy rừng, chiếm gần 30% các điểm nóng cháy rừng hiện tại.

Ngày 17/9, ở Liban xảy ra một loạt vụ nổ gây chấn động, nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc được Hezbollah ưa chuộng. Những vụ nổ này không chỉ làm 9 người chết và hàng nghìn người bị thương, mà còn làm dấy lên nhiều câu hỏi về động thái tiếp theo từ cả Hezbollah và Israel.

Theo kế hoạch Thị trưởng London (Anh) vừa công bố, phố Oxford có thể sẽ trở thành phố đi bộ để thu hút nhiều người mua sắm hơn.

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại thủ đô Tehran vào thứ Ba (17/9), sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới của Chính phủ Đức kể từ ngày 16/9 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng bên phía biên giới nước láng giềng Ba Lan. Nhiều người dân Ba Lan đã bày tỏ không hài lòng với chính sách của Đức.