Ghép tạng, biến điều không thể thành có thể

Nhu cầu ghép tạng tại Việt Nam rất lớn, nhưng đến nay cả nước chỉ có gần 150 người chết não hiến tạng. Các chuyên gia cho biết, một người chết não có thể hiến tạng cứu sống 8 người khác và một người chết não có thể giúp cải thiện cuộc sống cho 75-100 người khác.

Em Nguyễn Thành Đạt là là cậu bé 10 tuổi được ghép tim từ người lớn đầu tiên tại Việt Nam. Đạt bị giãn cơ tim, suy tim giai đoạn cuối, cuộc sống của em chỉ được tính bằng ngày và cách duy nhất để cứu mạng sống là phải ghép tim. Trong lúc bế tắc nhất, Đạt may mắn được gia đình một người thanh niên 34 tuổi, bị u gan giai đoạn cuối đồng ý hiến tạng. Mặc dù đây là một ca ghép tim vô cùng khó khăn bởi sự tương thích lồng ngực của một em bé và trái tim của một người trưởng thành là không hề dễ dàng, nhưng các thầy thuốc của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã nỗ lực hết mình để ca ghép thành công.

Em Đạt may mắn được gia đình một người thanh niên 34 tuổi, bị u gan giai đoạn cuối đồng ý hiến tạng

Một bệnh nhân ghép tim tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau 10 ngày ghép tim đã hoàn toàn tỉnh táo, ăn uống bình thường và có thể đi lại được. Với anh, đây là điều cực kỳ may mắn khi đã mắc bệnh suy tim từ năm 2015 và điều trị không mang lại hiệu quả, anh có chỉ định ghép tim năm 2022. Sau 18 tháng chờ đợi, anh đã nhận được quả tim từ người hiến.  Sức khỏe của anh đã ổn định sau ba ngày ghép tim, anh cũng cảm nhận được một trái tim khỏe mạnh đang đập trong lồng ngực của mình.

Hay mới đây nhất, tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã ghép gan thành công cho một bệnh nhân bị suy gan tối cấp dẫn đến hôn mê. Các tế bào gan bị tổn thương không thể phục hồi khiến gan mất khả năng hoạt động dẫn đến suy đa tạng, phổi bị tổn thương. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ghép gan toàn bộ từ người cho chết não và nếu không được ghép gan, bệnh nhân sẽ tử vong trong 1 đến 2 ngày. Chị cũng đã may mắn nhận được gan của một người chết não hiến tặng. Sau 6 tiếng phẫu thuật, chị đã được các thầy thuốc cứu sống, chức năng gan đã trở về gần như bình thường chỉ sau 2 tuần.

Việc thực hiện thành công các ca ghép tim, gan, phổi … từ người cho chết não đã mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành y tế Việt Nam.

Để những người mắc các căn bệnh hiểm nghèo có thể hồi sinh cuộc sống của mình, không thể quên đi những nghĩa cử cao đẹp của các gia đình người hiến tạng đã làm. Chính họ cũng nêu cao tinh thần "cho đi là còn mãi", vượt qua nỗi đau, mất mát để gieo mầm sự sống, hạnh phúc cho nhiều gia đình và bệnh nhân khác.

Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho chết não đã mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân

Thạc sỹ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh không may mắc bệnh hiểm nghèo bị ngừng tim đột ngột. Sau khi được đưa vào Bệnh viện E cấp cứu, hồi sức, mặc dù tim đã đập trở lại nhưng bệnh nhân rơi vào tình trạng chết não. Gia đình chị Linh đã đồng ý hiến toàn bộ tạng, giúp hồi sinh cuộc sống cho bốn bệnh nhân, trong đó một bệnh nhân được ghép tim, hai bệnh nhân được ghép thận và một bệnh nhân được ghép gan. Câu chuyện về chị Linh không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn thể hiện tình người, nghĩa cử cao đẹp của tinh thần "tương thân, thương ái", có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Việt Nam triển khai ghép tạng muộn hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á 20 năm, nhưng trong hai năm 2022 và 2023, mỗi năm Việt Nam ghép hơn 1.000 ca bao gồm ghép thận, gan, tim, phổi… và trở thành nước có số lượng ghép tạng/năm cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, Việt Nam đã triển khai thực hiện chẩn đoán chết não hiến mô tạng tại 9 bệnh viện, trong đó có cả bệnh viện tuyến tỉnh và xây dựng mạng lưới bệnh viện hiến trên toàn quốc với 68 bệnh viện.

Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ghép tạng của người bệnh. Hơn 94% tạng ghép từ hiến sống, nguồn hiến tạng sau chết/chết não còn rất hạn chế. Chỉ hơn 86.000 người hiện đã đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chiếm 0,086% dân số. Theo các chuyên gia, không chỉ người chết não mà người chết tim cũng có thể hiến được nhiều mô, tạng. Tuy nhiên, Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người của Việt Nam hiện chưa đề cập vấn đề này.

Cả nước chỉ có gần 150 người chết não hiến tạng

Tại Lễ phát động phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: đoàn kết, tương thân, tương ái, trọng tình nghĩa, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được các thế hệ người Việt Nam ta xây dựng, gìn giữ, vun đắp và phát huy từ ngàn đời nay. Thủ tướng bày tỏ sự biết ơn đến những tấm lòng vàng, nghĩa cử cao đẹp của những con người, những gia đình với tấm lòng hy sinh cao cả đã tình nguyện hiến mô, tạng - một phần vô giá của cơ thể mình, người thân của mình để  "Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng", mở ra cơ hội sống cho nhiều người khác.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ những băn khoăn, trăn trở do số lượng ca ghép tạng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn hiến tạng sau chết/chết não còn rất hạn chế; việc huy động nguồn lực và các cơ chế, chính sách liên quan đến ghép tạng còn hạn chế..., và kêu gọi mọi người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng, tạo phong trào, xu thế để những người sống đăng ký hiến tặng mô, tạng.

Tại Lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức Trung ương đã ký đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng. Đông đảo đại biểu, cán bộ, các tầng lớp nhân dân dự Lễ phát động đã đăng ký hiến tặng mô, tạng, thể hiện nghĩa cử cao đẹp với tinh thần "cho đi là còn mãi", nâng tổng số người đăng ký hiến tặng mô, tạng trong dịp này lên 3.812 người, mang lại hy vọng lớn lao cho hàng chục ngàn bệnh nhân cần ghép tạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức Trung ương đã ký đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại chương trình "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi" đã có hàng ngàn người dân Việt Nam trưởng thành tình nguyện đăng ký hiến tạng. Thống kê của các đơn vị cho biết, đến nay đã có gần 10.000 người đăng ký hiến mô, tạng. Trong số này có hàng nghìn cán bộ y tế đang công tác tại các bệnh viện trên nhiều vùng miền của cả nước.

Mới đây nhất, ngày 31/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phát động chương trình "Đăng ký hiến mô, tạng cứu người – Cho đi là còn mãi". Đây là sự kiện nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về hiến mô, tạng, thắp lên ngọn lửa nhân ái và nhân rộng thêm những hành động cao quý, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người.

User
Ý KIẾN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.

Trong bốn năm, Việt Nam có hơn 269.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh là thông tin được công bố tại Lễ khởi động chương trình cộng đồng về Phòng, chống kháng kháng sinh ngày 22/11.

Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024” do Bộ Y tế tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội, với sự tham gia của 6 đội thi đến từ 6 tỉnh, thành phố.

Bệnh viện E ngày 21/11 đưa ra cảnh báo về tình trạng tập thể dục quá mức có thể đe dọa tới tính mạng hoặc để lại biến chứng nặng nề. Mới đây, Bệnh viện đã can thiệp cấp cứu thành công một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, trong tuần 46 (từ ngày 11-17/11) ở thành phố ghi nhận 695 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Ngày 18/11, Sở Y tế Đồng Nai ghi nhận trường hợp bé trai H.T.H (8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa) tử vong do bệnh sởi. Đây là ca đầu tiên tử vong do bệnh này ở Đồng Nai trong năm 2024.

Trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó).

Khoảng 1/3 số ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và người chuyển giới gia tăng đáng kể.

HIV trẻ hóa, tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, tổ chức vào chiều 18/11.

Các bác sĩ Khoa Sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận sản phụ 27 tuổi, mang thai con đầu lòng ở tuần thai thứ 38. Thời điểm nhập viện, sản phụ được chẩn đoán vỡ ối sớm, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thanh niên tại châu Âu, Canada và Trung Á đang cảm thấy áp lực từ học đường tăng cao trong khi hỗ trợ từ gia đình lại suy giảm.

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.

Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp phép lưu hành cho vắc xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết. Vắc xin này đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.

Người đàn ông 48 tuổi ở Hà Nội đang lái xe ô tô bất ngờ khởi phát cơn đột quỵ, đã gây ra va chạm giao thông. Tại Bệnh viện E, các bác sĩ xác định nam bệnh nhân bị nhồi máu não.

Sau gần 9 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, các bệnh viện đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), ghi nhận 16 trường hợp mắc sởi trong đó 14 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, hai trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi, tăng 6 trường hợp so với tuần trước.

Nghỉ hưu nhưng không nghỉ ngơi, các y, bác sĩ tóc bạc ở TP. Hồ Chí Minh vẫn hằng ngày đến phòng khám từ thiện để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho những người khó khăn. Phòng khám được thành lập với sự tham gia của nhiều y, bác sĩ bệnh viện Quân y 175 đã nghỉ hưu.

Bộ Y tế vừa đưa ra đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng.

Xác định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, những năm qua, y tế Thủ đô đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cho các bác sỹ, điều dưỡng tương lai.

Với mục tiêu khám, phát hiện sớm và chữa bệnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô, Hội thầy thuốc trẻ Hà Nội cùng các điều dưỡng, bênh viện trung ương và thành phố đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe cho nhân dân.

Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Khoa học tiêu hoá toàn quốc lần thứ 30 với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ và chuyên gia đầu ngành tiêu hóa trong nước và quốc tế.

Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về việc triển khai tiêm chủng miễn phí hai loại vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ.

Theo báo cáo từ GLOBOCAN năm 2022, mỗi năm tại Việt Nam có trên 180 nghìn ca ung thư mới được phát hiện, số trường hợp tử vong vì ung thư lên đến 120 nghìn ca.

Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị CME lần thứ 7 về nam học và y học giới tính với chủ đề “Cập nhật những tiến bộ trong nam học và y học giới tính – và đa dạng hóa toàn cầu”.

Sáng 8/11, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Hội thảo “Khoa học chuyên ngành Hóa Sinh và Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập khoa Hóa Sinh”.

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định bệnh nhân sốt xuất huyết ở TP.HCM có dấu hiệu gia tăng. Trong tuần 44, TP.HCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước.

UBND thành phố Hà Nội ngày 6/11 ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID, nhằm giúp các cơ sở y tế chia sẻ dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân dễ dàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine và Phenolphtalein.