Giá nhà tăng cao hay chuyện giá ảo?
Dù nhiều chuyên gia, đơn vị phân tích dữ liệu và cả các cơ quan báo chí chính thống trích dẫn, dự báo thị trường BĐS năm 2024 vẫn còn khó khăn. Nhưng nếu là người có nhu cầu mua nhà ở thực, trực tiếp đi xem xét và kiểm nghiệm sẽ thấy rằng: giá bán nhà, đất ở hầu hết các phân khúc (đặc biệt là chung cư) từ đầu năm tới nay liên tục tăng nhanh. Vậy có “ảo giá”, “ngáo giá” do một bộ phận nhà đầu cơ “tạo sóng” để “đẩy giá” thị trường không? Việc cẩn trọng, không chạy theo đám đông để mua lúc này đang là cảnh báo.
Sau khi rời ngôi nhà ở đường Nguyễn Văn Cừ, gia đình anh Tuấn Anh chuyển về ngôi nhà ở Khu đô thị Eurowindow Park View được hơn năm nay. Căn nhà gần 100m2 với ba phòng ngủ, phù hợp nhu cầu sống; không khí lại thoáng đãng… là lý do cơ bản khiến hai vợ chồng chấp nhận sẽ đi xa thêm 15 phút nếu muốn vào trung tâm. Họ hoàn toàn không nghĩ rằng căn hộ khi mua có giá 2,5 tỷ; giờ hầu như ngày nào cũng nhận được các cuộc gọi hỏi bán với giá hơn ba tỷ. Nhớ lại lúc mua đó là cả một sự cố gắng với hỗ trợ từ gia đình. Giờ đây đó lại là may mắn.
Khi thị trường chung cư đang bị xem là "giá như lên đồng”, chưa bàn tới các dự án có vị trí đẹp trong nội đô, mà ngay ở những dự án ngoại vi thành phố như: Long Biên, Đông Anh, Thanh Trì… chẳng mấy ai có thể mường tượng tới một ngày mà giá của căn hộ bị đẩy cao tới cả 20%, sau hơn một năm sử dụng như căn nhà của anh Tuấn Anh.
Thiếu hụt nguồn cung là nguyên nhân lớn nhất khiến giá chung cư ở Hà Nội tăng trung bình 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng cũng không phủ nhận rằng: chính các luồng thông tin nhan nhản, liên tục trên mọi phương tiện truyền thông, mạng xã hội (về giá căn hộ tăng chóng mặt, cầm ba tỷ chưa mua được chung cư cũ ở ngoại thành hay 5 tỷ chỉ mua đất trong ngõ nhỏ)… có lẽ chính là “chất xúc tác” khiến cho người mua rơi vào tâm lý lo lắng: “mua ngay kẻo hết”, “mua nhanh không lên” hay nói cách khác là tâm lý đám đông. Giờ không chỉ các dự án của chủ đầu tư lớn mà cứ nhà, đất là tăng giá như điều tất nhiên.
BĐS lâu nay vẫn được xem là một kênh đầu tư lớn và khi thị trường còn bất ổn, người ta chọn đi gửi tiết kiệm. Lý thuyết là vậy nhưng tại cuộc họp mới nhất của NHNN, lãnh đạo Agribank cũng đã khá bất ngờ với báo giới khi đưa ra sự “bội thực” khi người dân vẫn đổ xô đi gửi tiết kiệm hay nói cách khác: BĐS giai đoạn này vẫn chưa phải là kênh hút tiền hay đầu tư hấp dẫn.
Nhu cầu rút tiền hay vay tiền không có nên sự nghi ngờ về việc tăng giá ảo của thị trường cũng là có cơ sở. Nhất là khi nó diễn ra không chỉ ở loại hình chung cư mà lan sang cả phân khúc biệt thự, liền kề. Theo Savills Hà Nội, đà tăng mạnh nhất là biệt thự sơ cấp đã tăng 5,5% theo quý lên 160 triệu đồng mỗi m2 đất; liền kề và shophouse cũng tăng 3% đạt lần lượt 194 triệu đồng/ m2 và 328 triệu đồng/ m2 đất. Tuy nhiên, cần nhắc lại là, 2023 là năm ghi nhận lượng giao dịch biệt thự, liền kề tại Hà Nội thấp nhất trong gần 10 năm. Nghịch lý diễn ra khi giá tăng nhưng giao dịch giảm!
Giá nhà cao và ngày càng xa so với mức thu nhập. Vậy giao dịch nhiều đến từ đâu? Các chuyên gia cảnh báo: đang có hiện tượng bị đẩy giá, do cầu lớn, sản phẩm khan. Việc này đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia làm nhiễu loạn thị trường. Vì vậy, người mua cần tỉnh táo trước các quyết định của mình; chỉ mua khi thực sự có nhu cầu. Theo dự báo thì thị trường vẫn còn tiếp tục đà bị đẩy giá và sẽ chững lại trong đầu năm 2025. Đến năm 2026, khi hàng loạt dự án NOXH đưa vào sử dụng sẽ là tác nhân lớn làm bình ổn thị trường và quỹ nhà sẽ trở nên phong phú.
Như vậy dù ít giao dịch, phân khúc vẫn không phải là phục vụ đại đa số ngươi dân, nhu cầu ở thực... nhưng phân khúc liền kề, biệt thự vẫn bị cuốn vào “cơn lốc” tăng giá. Khuyến cáo đưa ra vẫn là sự tỉnh táo của người mua bởi bài học về bong bóng BĐS thời gian qua để lại quá nhiều hệ lụy. Khi mà giá BĐS được ví “như lên đồng” khiến nhiều người bỏ tiền, bỏ của vào vòng xoáy mua bán BĐS để rồi chôn vốn, nằm im...
Gia tăng nguồn cung bằng cách tháo gỡ pháp lý các dự án; phát triển NOXH hay phân khúc sơ cấp- phù hợp với đại đa số người dân... là các giải pháp đã được nhắc nhiều. Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận giá BĐS hiện giờ tăng giá thật hay chỉ là “ảo giá”, “thổi giá” sẽ rất cần sự minh bạch trong thông tin. Mà để có thể “minh bạch” ngoài xây dựng cơ sở dữ liệu sẽ còn cần cả sự chính xác trong số liệu, qui hoạch khi công báo:
Thêm vào đó, cần cả chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi thao túng, làm giá với thị trường bất động sản. Điều này cũng đã được nhìn nhận và đề cập khi lấy ý kiến xây dựng Luật Kinh doanh BĐS.
Như vậy để thị trường BĐS phát triển nhưng phải theo hướng minh bạch, bền vững; ngoài các giải pháp mà Chính phủ đã, đang nỗ lực thực hiện như: phát triển NOXH, nhà ở công nhân; bắt tay xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số; giao dịch không tiền mặt... thì để đưa nhà-đất trở về với giá trị thật, lúc này cần một chế tài đủ mạnh và hơn cả là sự tỉnh táo của người dân khi cân nhắc mua một sản phẩm nhà đất. Đừng vì tâm lý đám đông bởi việc này sẽ tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ gây nhũng loạn thị trường.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Đánh giá về tác động chung của nền kinh tế, các chuyên gia cho biết năm 2024 mang đến nhiều thay đổi và biến động có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường bất động sản.
Thu ngân sách của Hà Nội lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng. Thành phố dự kiến thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất, trong đó tiền sử dụng đất khoảng 36.100 tỷ, tăng hơn 40%.
Sáng ngày 18/12, tại văn phòng bán hàng dự án Anlac Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội), lễ ký kết hợp tác phân phối sản phẩm thấp tầng đợt 3 giữa chủ đầu tư AnLac Group và Đất Xanh Miền Bắc đã chính thức diễn ra.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa cho biết hiện có 37 dự án sử dụng vốn đầu tư công trong quá trình triển khai gặp khó khăn, vướng mắc, đang phải tạm dừng thi công.
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện hai dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6376 về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nhà ở, thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.
Thành phố Hà Nội đang tập trung xử lý dứt điểm hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, đều là những dự án treo, chậm tiến độ cả chục năm qua. Nhiều khu đất vàng để hoang hóa, một nguồn lực lớn về tài chính đang bị chôn vùi gây lãng phí và dẫn đến nhiều hệ lụy trong phát triển đô thị.
Cùng với giá chung cư thì giá đất nền đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân một phần đến từ việc kiên quyết lập lại trật tự trong công tác đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội thời gian qua.
Bộ Xây dựng vừa công bố những mục tiêu quan trọng về phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, năm 2025, cả nước dự kiến hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở lên 27m² sàn/người và tỷ lệ đô thị hóa đạt tối thiểu 45%.
Ở vùng ngoại thành của các thành phố lớn, tỷ lệ lấp đầy sau “phân lô, bán nền” chỉ là 5%! Con số được nêu lên tại một báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả liên quan đến thị trường bất động sản của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Quản lý và khai thác có hiệu quả tài sản công là nhà, đất, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp lại, xử lý đối với 100% cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, sử dụng.
Những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được chỉ ra từ lâu, sự việc phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, chỉ như giọt nước tràn ly.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 134 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ngày 21/8/2024, Công điện số 82/CĐ-TTg được Thủ tướng ban hành ngay sau những phiên đấu giá có số người tham gia kỷ lục và giá trúng cao bất thường tại 2 cuộc đấu giá ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai và xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Tại Công điện 134/CĐ-TTg ban hành ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố rà soát nhu cầu đất ở tại địa phương, xem xét bố trí quỹ đất phù hợp để thực hiện giao đất tái định cư, giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho các đối tượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm công khai, minh bạch.
Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội. Cùng đó, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m² sàn/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ liên quan và các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Tại Công điện 134/CĐ-TTg ban hành ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
Thời gian tới, Hà Nội ghi nhận một số dự án "đắp chiếu" nhiều năm mở bán trở lại.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hóa - xã hội và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Và với điểm mới của Luật Thủ đô, những nhiệm vụ này sẽ là động lực để triển khai quy hoạch hiệu quả.
Sáng 14/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Mới đây, lãnh đạo TP. HCM đã yêu cầu cơ quan chức năng và địa phương phá dỡ khẩn cấp chung cư 440 Trần Hưng Đạo, Quận 5, do nguy cơ đổ sập, mất an toàn.
Theo một báo cáo mới đây, giá bất động sản tại Việt Nam tăng trưởng thuộc top đầu thế giới.
Huyện Sóc Sơn sẽ có phân khu đô thị rộng hơn 1.400 ha thuộc địa bàn 8 xã và thị trấn. Quy hoạch với tỉ lệ 1/2000 vừa được UBND thành phố phê duyệt có quy mô dân số đến năm 2030 khoảng trên 46 nghìn người.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.
Triển khai Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất theo quy định của Nghị định số 102 của Chính phủ trước ngày 1/8/2025.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản đề nghị kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Tại Công điện ban hành ngày 10/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội, nhà ở công nhân.
Trên địa bàn TP. HCM còn hơn 1.000 nhà đất công đang bỏ trống, sử dụng kém hiệu quả, trong đó có cả nhà đất của cơ quan Trung ương.
Dù là phân khúc được Nhà nước hỗ trợ, nhưng lợi dụng sự khan hiếm của phân khúc nhà ở giá rẻ, nhiều đối tượng vẫn sử dụng thủ đoạn để lừa đảo người mua nhà ở xã hội.
Tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao một cách phi lý không chỉ làm méo mó thị trường mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến người dân. Ban Dân nguyện đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có giải pháp kiểm soát chặt việc đấu giá đất.
Ngày 11/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Nổi bật trong lĩnh vực nhà đất là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai và công tác quản lý tài sản công.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024, lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập là hơn 4.240 doanh nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sáng 10/12, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Thị trường căn hộ Hà Nội: Đâu là lựa chọn sống, đầu tư bền vững?".
Nhà ở xã hội được nhà nước hỗ trợ nhằm giúp người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu mái ấm của riêng mình. Quy trình thủ tục để mua được nhà ở xã hội rất chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin, đưa ra các lời mời lo thủ tục, hứa hẹn "suất ngoại giao" khiến không ít người mắc bẫy.
Những vấn đề còn tồn tại trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất là nội dung được nhiều đại biểu HĐND thành phố Hà Nội quan tâm khi thảo luận tại các tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương cần đánh giá hiệu quả của việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đặc biệt tránh tổ chức đấu giá tại khu vực có giá khởi điểm thấp không đủ bù đắp chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng.
Thống kê cho thấy, khó khăn của ngành vật liệu xây dựng (VLXD) kéo dài qua nhiều năm. Trong đó, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều sụt giảm, dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Một số chủ đầu tư lợi dụng sự khan hiếm nguồn cung của thị trường để tăng giá bán bất hợp lý, khiến mặt bằng giá bất động sản tăng cao.
Ngày 9/12, HĐND thành phố khai mạc Kỳ họp thứ 20. Nội dung đáng chú ý trong lĩnh vực nhà đất là thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư để thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025.
Liên quan đến một số luồng dư luận cho rằng việc đánh thuế bất động sản đối với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất ở thời điểm này chưa phù hợp, Bộ Tài chính cho biết đề xuất này mới đang trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập.. trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền.
Theo các chuyên gia, Nghị quyết thí điểm mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại được Quốc hội thông qua có thể gỡ nút thắt về đất ở cho hàng trăm dự án “treo” hiện nay, tạo nguồn cung lớn cho thị trường nhà ở.
Một trong những nội dung của Luật Thủ đô 2024 được người dân thành phố Hà Nội quan tâm đó là các chính sách đặc thù, mang tính vượt trội trong phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp và người không có khả năng tạo lập nhà ở.
0