Giá vàng biến động, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Trong đó, thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường.Trong bối cảnh thị trường vàng Việt Nam liên tục xác nhận những mức giá lập đỉnh kỷ lục, làm thế nào để có phương pháp quản lý hiệu quả và các nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng những điều gì khi mua vàng tích trữ?

Thị trường vàng đang biến động không ngừng

Mỗi lượng vàng 9999 đã cao hơn gần 10 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2023, tương đương mức tăng 18%, cao hơn nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Ngày 20/3, giá vàng miếng SJC đã tăng 500.000 đồng mỗi lượng, mua vào lên 79,9 triệu đồng, bán ra 81,9 triệu đồng. So với giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 18,7 triệu đồng/lượng. Có thời điểm vàng nhẫn lên tới 65-66 triệu đồng một lượng, là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Trong khi vàng nhẫn trước đây chỉ cao hơn khoảng 1-2 triệu đồng so với giá vàng thế giới thì hiện chênh lệch đã bị đẩy lên cao 4-5 triệu đồng mỗi lượng.

Ngày 20/3, giá vàng miếng SJC đã tăng 500.000 đồng mỗi lượng, mua vào lên 79,9 triệu đồng, bán ra 81,9 triệu đồng

Về bản chất, vàng nhẫn trơn 24K là loại vàng nguyên chất hay còn được gọi là vàng ta, tương tự như vàng miếng, trên thực tế là loại vàng nữ trang. Với độ nguyên chất 99.99%, vàng nhẫn 24K thường được dùng với mục đích làm quà tặng và tích trữ đầu tư hơn là làm trang sức đeo hằng ngày. Tuy nhiên, cùng hàm lượng như nhau song nhẫn tròn trơn không được "gắn mác" độc quyền bởi nhà nước, thông qua thương hiệu vàng miếng độc quyền, khiến sự chênh lệch cả chục triệu đồng giữa mỗi lượng nhẫn tròn trơn và vàng miếng thương hiệu được nhà nước bảo hộ. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong kinh doanh mặt hàng được cho là đặc biệt này và đây cũng là một trong những nguyên nhân cho sự tăng chóng mặt của thị trường vàng trong thời gian vừa qua bên cạnh những nguyên nhân khách quan khác.

Với độ nguyên chất 99.99%, vàng nhẫn 24K thường được dùng với mục đích làm quà tặng và tích trữ đầu tư

Chia sẻ với Hanoionline.vn, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng nhìn nhận: "Giá vàng tại Việt Nam sau Tết có lúc biến động tới trên 80 triệu đồng/lượng. Sự biến động này có một số nguyên nhân như giá vàng thế giới tăng và việc tăng giá này cũng bị tác động từ việc Ngân hàng TW Mỹ chưa có quyết định hạ lãi suất liên Ngân hàng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ cũng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát khi mà tỉ lệ lạm phát của họ lên tới hơn 9% so với tỉ lệ mục tiêu là 2%. Với chính sách này, Mỹ đã giảm tỉ lệ lạm phát xuống còn 3,1%, tuy nhiên vẫn còn cao hơn nhiều so với tỉ lệ mục tiêu đề ra. Việc Ngân hàng Liên bang Mỹ có những chính sách cứng rắn như vậy đã tác động nhiều đến tình hình kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, khủng hoảng địa chính trị, chiến tranh tại Ukraina, Trung Đông khiến cho tình hình thế giới càng trở nên bất ổn và tâm lý chọn vàng làm tài sản dự trữ đã khiến cầu tăng cao, dẫn đến mất cân bằng cung cho thị trường trong thời gian gần đây".

Độc quyền vàng miếng liệu có còn là quy định phù hợp với thực tế hiện nay?

Quay ngược trở lại thời điểm cách đây hơn 10 năm, ở thời điểm đó, vàng đang được coi như một phương tiện thanh toán đối với các giao dịch có giá trị lớn. Ví dụ khi bạn đi mua một căn nhà, người ta sẽ hỏi bạn mua bao nhiêu cây vàng… chứ không tính là bao nhiêu tỷ đồng như bây giờ. Và vì vậy, lúc đó, nhiều quan điểm cho rằng đó là thời kỳ đang bị "vàng hóa nền kinh tế"!

Cách đây hơn 10 năm, vàng đã được coi như một phương tiện thanh toán đối với các giao dịch có giá trị lớn

Trước những biến động của thị trường vàng, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã được ra đời rất kịp thời để bảo vệ giá trị đồng tiền Việt, bên cạnh đó, quản lý được vấn đề xuất nhập khẩu, tỷ giá và ngoại hối. Trên thực tế, Nghị định 24 đã phát huy tác dụng khá tốt những năm qua. Tuy nhiên, đến nay, kinh tế vĩ mô, quan hệ tài chính, tiền tệ, quan hệ quốc tế… đã có rất nhiều thay đổi. Trong khi chúng ta vẫn đang duy trì Nghị định số 24 với những quy định rất chặt chẽ như: Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng… đã cho thấy những bất cập.

Cùng với đó, những năm qua, Nhà nước đã lấy thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia và hầu như không sản xuất thêm vàng miếng. Trong khi tâm lý của người dân luôn là tích trữ vàng để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro, mà vàng SJC lại được xác định là vàng thương hiệu quốc gia thì đương nhiên người dân sẽ chọn vàng tin cậy nhất. Cung không có mà cầu lại có chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng SJC sẽ tăng. Việc độc quyền vàng miếng với thương hiệu SJC cũng tạo ra sự bất bình đẳng đẳng giữa các loại vàng miếng. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc độc quyền vàng sẽ nguy hại không phải chỉ riêng cho người dân mà còn thiệt hại về mặt xã hội. Bên cạnh đó, việc không nhập khẩu vàng nguyên liệu dẫn đến không có sự liên thông với thị trường quốc tế. Có những thời điểm vàng trong nước cao hơn thế giới đến 20 triệu đồng/một lượng, điều này là phi lý. Và khi giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch nhiều sẽ sinh lợi cho việc nhập lậu vàng, dẫn đến buôn lậu vàng tăng và buôn lậu vàng tăng thì sẽ thất thu thuế, không quản lý tốt thị trường vàng được và không tạo ra một thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, việc dỡ bỏ độc quyền và cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện để nhập khẩu vàng nguyên liệu là một trong những biện pháp hữu hiệu để góp phần bình ổn thị trường vàng.

"Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị duy nhất có chức năng nhập khẩu vàng và bây giờ là thời điểm nên giao lại cho các đơn vị có uy tín và năng lực để mua vàng từ nước ngoài dưới sự kiểm soát của Nhà nước, bên cạnh đó có thể phát hành chứng chỉ vàng để thu hút những lượng vàng tích trữ dư thừa trong dân. Theo một con số thống kê thì lượng vàng này lên tới 400 tấn và như hiện nay thì đang để lãng phí 1 nguồn tài nguyên rất lớn không được khai thác hiệu quả. Việc xóa bỏ việc độc quyền vàng miếng để tạo sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các thương hiệu vàng uy tín, với chất lượng được kiểm nghiệm cũng là một trong những phương thức tạo lại cán cân cung cầu sát với nhu cầu thực tế của thị trường". - Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng chia sẻ thêm.

Cần cẩn trọng khi mua vàng để tích trữ

Trên thực tế, việc đầu cơ và tích trữ vàng trong người dân là do tâm lý chứ không hẳn do nhu cầu thực tế. Và chính vì vậy, khi Nhà nước chưa kịp có những chính sách kịp thời hơn cho phù hợp với yêu cầu của thị trường thì các chuyên gia cũng khuyên người dân, các nhà đầu tư cần thận trọng khi quyết định mua vàng để tích trữ.

Người dân, các nhà đầu tư cần thận trọng khi quyết định mua vàng để tích trữ

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cũng cho biết: "Vàng cũng như các loại hàng hóa khác, khi giá lên nhanh thì rơi xuống cũng sẽ rất nhanh, vì vậy đầu tư mua vàng tích trữ trong thời điểm này sẽ có nhiều rủi ro. Và lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn là không bao giờ nên bỏ hết trứng vào cùng một giỏ. Đặc biệt, chỉ dùng tiền nhàn rỗi đi mua vàng, không đi vay tiền để mua vàng “lướt sóng”, không dùng tiền kinh doanh để đi đầu tư vàng và phải theo dõi sát sao biến động về giá vàng hàng giờ chứ không chỉ hàng ngày để có những quyết định cẩn trọng và phù hợp với mình".

Hiện nay, xu thế giao dịch của thế giới là mở ra phương thức mới là mở sàn kinh doanh vàng thông qua các hợp đồng kinh doanh, tài khoản, thông qua các tín chỉ về vàng. Và nếu như giao dịch vàng trên tài khoản thì chủ sở hữu không nhất thiết phải mang vàng về nhà, không phải mất công cất trữ và vàng đó được lưu thông ở trên thị trường, sẽ tạo ra nguồn sinh lợi, tạo nguồn vốn đưa vào lưu thông, mang lại nhiều tác động tốt cho nền kinh tế cũng như đảm bảo lợi ích của mỗi người dân. Thông qua đó, Chính phủ sẽ có thể điều hành linh hoạt, không bị lệ thuộc quá vào việc nhập khẩu nhiều hay ít vàng, cân đối được cung cầu trên thị trường.

Ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công thương, Tài chính, Tư pháp, KH-CN, TT-TT và Tổng Thanh tra Chính phủ. Trong đó nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều văn bản siết lại quản lý thị trường vàng.

Thủ tướng yêu cầu có các giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao trong thời gian qua, không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, rà soát kỹ lưỡng, toàn diện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức...

Đồng thời, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường. Nếu phát hiện các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng, cần xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật và cơ quan chức năng liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các trường hợp hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 3.

User
Ý KIẾN

Sau hai ngày lao dốc, ngày 21/12, giá vàng nhẫn, giá vàng SJC trong nước bật tăng trở lại.

Giá vàng thế giới hôm nay 21/12 tăng trở lại, do được nâng đỡ bởi xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc tại Mỹ và tỷ giá đồng USD, cũng như lạm phát tại Mỹ tăng chậm lại.

Giá vàng trong nước ngày 21/12 bật tăng theo giá vàng thế giới. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn tăng 200.000-300.000 đồng mỗi lượng, ở cả hai chiều.

Hôm nay, 20/12, các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước điều chỉnh giảm mạnh giá vàng, với mức giảm mạnh nhất là 1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước giảm mạnh, với giá vàng miếng được điều chỉnh giảm cao nhất 1 triệu đồng, xuống 84,1 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng thế giới lao dốc và mất đi gần 2 triệu đồng (hơn 2%) khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiết lộ sẽ làm chậm quá trình cắt giảm lãi suất trong tương lai.

Sau ngày giảm mạnh, giá vàng trong nước ổn định, với giá vàng miếng neo ở mốc 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 85,1 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng trong nước giảm mạnh, với giá vàng miếng giảm 1,2 triệu đồng ở cả hai chiều, xuống 82,6 triệu đồng/lượng mua vào và 85,1 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, giá vàng nhẫn biến động trái chiều.

Sau chuỗi ngày biến động mạnh, giá vàng trong nước ổn định, với giá vàng miếng niêm yết ở mức 86,3 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn duy trì gần mốc 85 triệu đồng/lượng.

Ngày 15/12, giá vàng miếng ổn định ở mức 86,3 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tiếp đà giảm, trượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.

Sau chuỗi ngày tăng giá, giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh, với giá vàng miếng giảm mạnh nhất 1 triệu đồng/lượng.

Cùng chiều giá vàng thế giới, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC trong nước sáng 13/12 quay đầu giảm mạnh.

Dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ tiếp tục thúc đẩy đà phục hồi của vàng, giúp đẩy giá vàng giao ngay vượt mốc 2.700 USD/ounce. Giá vàng trong nước ngày 12/12 tiếp đà tăng mạnh, với giá vàng miếng tăng hơn 1 triệu đồng, lên gần 87 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn một số thương hiệu tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Chỉ sau một đêm, giá vàng nhẫn tại các thương hiệu đều được điều chỉnh tăng xấp xỉ 1 triệu đồng/lượng, lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng (bán ra); giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay (11/12) tăng theo xu hướng của giá vàng thế giới, có thương hiệu tăng giá bán ra của vàng nhẫn 1 triệu đồng mỗi lượng, hiện giá kim loại này đang sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh nhờ được hỗ trợ bởi lực cầu trú ẩn an toàn cùng kỳ vọng cắt giảm lãi suất tăng lên. Tương tự, giá vàng trong nước ngày 11/12 tiếp tục tăng.

Giá vàng hôm nay (10/12) bất ngờ đảo chiều tăng vọt. Giá vàng thế giới trong ngày hôm qua giao ngay ở mức 2.650 USD/ounce, tăng 16, 5 USD/ounce.

Hôm nay, 9/12, giá vàng nhẫn trong nước vọt tăng từ 100-300 ngàn/lượng tùy thương hiệu, trong khi giá vàng miếng SJC đi ngang.

Giới chuyên gia cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục mô hình củng cố trong tuần này, trong khi thị trường đang chờ đợi các chất xúc tác tiếp theo. Giá vàng ngày 9/12 trong nước ổn định, với giá vàng miếng neo ở mốc 85,2 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn duy trì quanh 84 triệu đồng/lượng.

Giá vàng ngày 8/12 chốt lại tuần sụt giảm. Người mua thua lỗ khi mua đầu tư trong ngắn hạn.

Trong khi giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc, giá vàng trong nước tăng nhẹ, ở mức 85,2 triệu đồng/lượng

Sau phiên giảm mạnh ngày 6/12, giá vàng trong nước đã có dấu hiệu hồi phục nhẹ. Điều này cũng trùng với diễn biến của giá vàng thế giới.

Trải qua một phiên lượn sóng, giá vàng thế giới và trong nước ngày 7/12 đều giảm mạnh, trong đó vàng nhẫn tại SJC giảm 400.000 đồng chiều mua và 300.000 đồng chiều bán.

Trải qua một phiên lượn sóng, giá vàng thế giới và trong nước ngày 7/12 đều giảm mạnh 300 nghìn đồng/lượng.

Sau chuỗi ngày ổn định, giá vàng thế giới giảm khi chịu tác động xung quanh kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ. Giá vàng trong nước tiếp tục duy trì ổn định, với vàng miếng neo ở mốc 85,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn một số thương hiệu điều chỉnh nhẹ trên 84 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (5/12), giá vàng trong nước đồng loạt đứng im quanh mốc 84 - 85 triệu đồng/lượng. Nguồn cung vàng miếng SJC trên thị trường vẫn chưa được cải thiện.

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi dữ liệu công bố mới nhất cho thấy những tín hiệu về sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ.

Giá vàng thế giới đảo chiều nhích nhẹ. Trong nước, các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý cũng điều chỉnh tăng cả giá vàng miếng và vàng nhẫn.

Sau phiên giảm mạnh hôm qua, ngày 3/12, giá vàng nhẫn có dấu hiệu bật tăng trở lại trong khi vàng miếng vẫn giữ nguyên giá. Hiệu suất sinh lời của vàng nhẫn từ đầu năm là 34%.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước được điều chỉnh giảm mạnh.

Sáng 2/12, cùng đà giảm của giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước giảm mạnh.

Báo cáo kinh tế, xã hội của Cục Thống kê thành phố Hà Nội tháng 10 vừa qua, cho thấy một phần thói quen mua vàng của người dân Thủ đô. Trong 10 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ mặt hàng đá quý và kim loại quý tại Hà Nội tăng tới 37,1%.

Giá vàng trong nước ngày 2/12 tiếp tục duy trì ổn định, với giá vàng miếng neo ở mốc 85,8 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn neo ở mức gần 85 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia cho rằng nếu dữ liệu việc làm tuần tới cho thấy sức mạnh bền bỉ của thị trường lao động Mỹ, giá vàng có thể sẽ giảm mạnh.

Giá vàng trong nước ngày 30/11 ghi nhận diễn biến trái chiều. Trong khi vàng miếng SJC giữ đà hồi phục, vàng nhẫn trơn 9999 giảm theo thị trường thế giới.

Khép lại một tuần giao dịch, giá vàng thế giới đã giảm hơn 3% từ đầu tháng đến nay, ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2023.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước ngày 30/11 đồng loạt tăng, với giá vàng miếng gần cán mốc 86 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước ngày 29/11 quay đầu giảm nhẹ, với giá vàng miếng giảm 100.000 đồng ở cả hai chiều, giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất 400.000 đồng.

Giá vàng trong nước hôm nay (28/11) đã có tín hiệu hồi phục nhẹ sau các phiên giảm liên tiếp. Giá vàng miếng tăng lên mức 85,5 triệu đồng/lượng và giá vàng nhẫn lên 84,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ngày 28/11 tiếp tục tăng. Tương tự, giá vàng nhẫn trong nước bất ngờ tăng nhanh trở lại, chạm mốc gần 85 triệu đồng/lượng.

Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước ngày 27/11 tiếp đà giảm mạnh, với vàng miếng giảm 1,9 triệu đồng chiều mua và 1,4 triệu đồng chiều bán. Giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất 2,4 triệu đồng.

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn trong nước chiều 26/11 tiếp đà giảm mạnh.

Giá vàng trong nước hôm nay (26/11) quay đầu giảm mạnh, với vàng miếng giảm 400.000 đồng ở cả 2 chiều, giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất là 1,3 triệu đồng.

Giá vàng trong nước sáng ngày 25/11 duy trì ổn định, với giá vàng miếng neo ở mốc 87 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn duy trì gần 87 triệu đồng/lượng.

Hôm nay 24/11, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng sau chuỗi ngày tăng mạnh.

Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.