Giá vé tham quan di tích tăng, chất lượng có tăng?

Sau hai tháng áp dụng mức điều chỉnh quy định về phí tham quan tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố, theo Nghị quyết số 16 năm 2023 của HĐND thành phố Hà Nội, nhiều khách tham quan và học sinh sinh viên trở nên e ngại hơn khi đến với các di tích, các công ty du lịch cũng đã phải cân đối, tính toán lại chi phí tour với khách hàng. Liệu việc tăng giá phí tham quan có đồng nghĩa với việc tăng chất lượng phục vụ hay không?

Được biết, giá vé tại các di tích so với mức quy định 2020 tăng từ 1,5 đến 3 lần. Cụ thể, di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám tăng 2,3 lần, từ 30 lên 70 nghìn đồng; di tích Hỏa Lò từ 30 lên 50 nghìn đồng; đền Ngọc Sơn tăng 1,6 lần, từ 30 lên 50 nghìn đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long từ 30 lên 100 nghìn đồng, tăng 3,3 lần; Cổ Loa từ 10 lên 30 nghìn đồng, tăng 3 lần; chùa Hương tăng từ 78 lên 120 nghìn đồng, tăng 1,5 lần...

Giá vé tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tăng gấp đôi từ ngày 1/1/2024. Ảnh: Thu Giang

Theo ý kiến của một số học sinh, sinh viên cho biết, việc tăng giá các loại vé vào các khu di tích lịch sử là cần thiết, nhưng nên có chương trình khuyến mãi hoặc miễn phí cho học sinh, sinh viên thì sẽ tốt hơn. Bởi có trường hợp các em không đủ điều kiện kinh tế để mua vé vào thăm quan các di tích lịch sử. Nhưng với một số em khác lại cho rằng nên giữ nguyên giá vé cũ để khuyến khích học sinh, sinh viên tới tham quan nhiều hơn để tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Nhất là những bạn học về văn hóa – lịch sử địa phương luôn phải thường xuyên lui tới các địa danh văn hóa, lịch sử để tìm hiểu và nghiên cứu. Bên cạnh đó, các em cũng mong muốn khi triển khai việc tăng giá vé tại các di tích, cũng nên cải thiện chất lượng dịch vụ tại những nơi này.

Anh Nguyễn Đức Trường Giang – công ty du lịch Lucky Tour cho hay: “Tôi thấy từ khi đền Ngọc Sơn tăng giá tham quan, nhưng chất lượng dịch vụ so với trước đây không thấy gì khác, nên quay lại mức giá cũ. Còn ở Văn Miếu Quốc Tử giám với mức vé 70.000 cũng là một mức vé phù hợp so với mặt bằng các điểm di tích khác như ở Huế giá vé tham quan khoảng 200.000 - 250.000 đồng. Còn khu di tích Hoàng thành Thăng Long, không được đầu tư tu bổ nhiều, nên nếu tăng giá vé thì các công ty du lịch có thể không đưa khách tới đó để tiết kiệm chi phí”. Còn Anh Nguyễn Minh Tường - một hướng dẫn viên du lịch chia sẻ, khi các công ty du lịch thấy việc tăng giá vé các điểm tham quan khiến lợi nhuận của công ty sẽ thấp đi và phải tăng giá tour của khách thì họ có thể chọn nơi khác.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn thu hút đông đúc khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Ảnh: Kinhtedothi

Việc tăng giá vé tham quan di tích, thắng cảnh để tăng chất lượng dịch vụ cho du khách là cần thiết. Nhưng thời điểm tăng giá vé cũng cần được bảo đảm hài hòa cùng lợi ích của người dân. Khẳng định việc tăng giá vé tham quan để có nguồn đầu tư cho chất lượng dịch vụ tốt hơn là hợp lý, tuy nhiên PGS Bùi Thị An, thành viên Hội đồng tư vấn xã hội của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ và có lộ trình thích hợp, bởi thời điểm này Thủ đô Hà Nội đang xây dựng là điểm đến hấp dẫn, cần làm cho người dân hiểu thêm về truyền thống, lịch sử Thủ đô.

Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, phần lớn các di tích thắng ở Hà Nội hiện nay hoạt động theo cơ chế tự chủ, không được thành phố bao cấp. Việc bảo tồn, tu bổ di tích, bảo đảm vệ sinh môi trường thường xuyên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Tăng giá vé tham quan theo biến động của trượt giá và giá cả thị trường là cần thiết.

Tăng giá đi cùng với tăng những dịch vụ, hoạt động để cho những người người ta bỏ tiền mua vé người ta được hưởng thụ thì tăng giá là hợp lý và vì mục đích là giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đó là quan điểm của  TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội.

Đồng quan điểm, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đưa ra ý kiến: “Hiện nay các điểm di tích danh thắng Hà Nội đều tăng giá vé vào tham quan khi mong muốn tránh quá tải du khách, ảnh hưởng tiêu cực đến sức sống của di sản cũng như có thêm nguồn lực bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Đây cũng là xu thế chung của thế giới và Việt Nam, để mong muốn du khách thể hiện trách nhiệm của mình đối với di tích. Tuy nhiên, khi thực hiện tăng giá vé di tích, chúng ta cũng cần phải giải trình minh bạch, công khai các khoản thu, chi tại di tích và tính toán lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan, nhất là học sinh, sinh viên và các nhóm yếu thế khác trong xã hội để bảo đảm khả năng tiếp cận của họ đến di tích cũng như tạo điều kiện để các giá trị văn hóa của di tích đến được với những nhóm du khách mục tiêu như học sinh, sinh viên nhằm nuôi dưỡng tình yêu và sự hiểu biết của họ với di sản văn hóa dân tộc. Và làm được điều đó, tôi nghĩ các địa phương và các điểm di tích cần có những chính sách giá đặc thù như miễn, giảm giá vé cho những nhóm đặc biệt đó”.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Để liên tục ra mắt các chương trình đặc sắc thu hút khách tham quan hàng ngày, toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên khu di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám  phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Theo Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm văn hóa khoa học Quốc Tử Giám, đây là nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ và nhân viên, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách hơn nữa, ngay cả khi giá vé còn chưa tăng.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần dành ra những ưu tiên sao cho các đối tượng như: trẻ em dưới 16 tuổi, người khuyết tật nặng được miễn vé vào cửa; người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, học sinh, sinh viên, người ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, người có công với cách mạng được giảm 50% giá vé. Vào ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) hằng năm, tất cả di tích không thu vé; các dịp lễ quan trọng trong năm tại một số di tích, thắng cảnh cũng không thu vé vào cửa... Một trong những mục tiêu của chúng ta là thông qua hoạt động tham quan di tích nhằm tuyên truyền giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc tới công chúng.

TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội. Ảnh: Baogiaothong

“Mục đích của chúng ta là tuyên truyền giá trị văn hóa lịch sử cho giới trẻ hiện nay và khi giá vé tăng, mà đồng tiền eo hẹp thì đồng nghĩa với việc hạn chế những việc chúng ta đang tuyên truyền, giáo dục. Bởi mục tiêu cuối cùng hướng đến quảng bá di sản, khẳng định giá trị của di sản. Vậy các nhà lãnh đạo của Hà Nội chắc chắn sẽ tính đến những chính sách tốt nhất để khuyến khích, động viên các em. Đồng thời không làm giảm thu nhập đối với các di sản và cũng không vì thế hạ thấp giá trị của các di sản. Bên cạnh việc tăng giá thăm quan, các địa điểm di tích cũng cần phải tăng chất lượng dịch vụ và có những chính sách khác để khuyến khích, hỗ trợ những đối tượng cần được hỗ trợ”, TS Nguyễn Viết Chức bày tỏ./.

User
Ý KIẾN

Sở du lịch Hà Nội cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 11,55 triệu lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.

Giữa mùa hè, nhiều người Hà Nội bất ngờ thấy hoa sữa nở trái mùa, hương phảng phất trên phố. Không chỉ một loài hoa sữa, hiện tượng hoa nở hoa sớm những năm gần đây là minh chứng rõ ràng cho tác động của biến đổi khí hậu lên hành tinh.

Tại phố Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hàng loạt hàng quán ngang nhiên kê bàn ghế, bày bán hàng ăn, dựng xe chiếm trọn vỉa hè.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lên phương án ứng phó với những trận mưa có lượng mưa từ 50-70 mm/h và những trận mưa trên 100 mm/h. Năm nay, trên địa bàn thành phố dự kiến xuất hiện 30 điểm úng ngập.

Sau một tháng triển khai tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm giao thông qua trang Zalo chuyên biệt, phòng CSGT Hà Nội đã có căn cứ xử lý gần 300 trường hợp phạm luật An toàn giao thông.

Dân số nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp làm nhà ở thương mại được xác định theo chỉ tiêu 3,6 người/căn hộ hoặc xác định theo cơ cấu phòng ở và diện tích sử dụng căn hộ tương ứng.

Người tham gia giao thông và các hộ dân sinh sống tại khu vực thôn Xâm Thị, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín đang phải sinh sống trong tình trạng ô nhiễm âm thanh và môi trường do xe tải hoạt động suốt ngày đêm.

Quận Hoàn Kiếm là nơi dân cư đông đúc, tấc đất tấc vàng. Các tiểu thương ra sức chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh với nhiều lý do.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt danh mục 39 sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong các trường học ở Hà Nội từ năm học 2024-2025.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất đầu tư gần 4.500 tỷ đồng xây dựng ba hầm chui chạy xuyên tuyến Vành đai 3.

Quốc lộ 21A và Quốc lộ 21B với tổng chiều dài khoảng 35km sắp được chi hơn 21.000 tỷ đồng mở rộng giúp giảm ùn tắc.

Chỉ 2 km tính từ đầu quốc lộ 6 vào đến chùa Trầm, thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt huyện Chương Mỹ, có tới 3 đoạn xuống cấp nghiêm trọng.

Trong hai năm 2024 - 2025, gần 800 cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ khoảng 28 tỷ đồng để xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.

Sau khi 16 tour đêm đặc sắc Hà Nội được giới thiệu, ngành du lịch Thủ đô đang lên phương án mở rộng thêm tour đêm ngoại thành Hà Nội.

Quận ủy Hoàn Kiếm vừa tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là tác phẩm: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” và tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Các tổ chức, cá nhân ủng hộ nạn nhân vụ cháy nhà trọ ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội, sẽ được tiếp nhận tại Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Trung Hòa.

Nếu đã từng say mê Hà Nội khoảnh khắc đầu hè với những loài hoa đẹp, không thể bỏ qua những đóa tường vi.

Sau khi hoàn thành việc cải tạo vỉa hè vào cuối năm 2023, đến nay hàng loạt cây xanh trên phố Trần Thái Tông bị lộ nguyên bộ rễ khỏi mặt đất, nguy cơ cây bị bật rễ và gãy đổ khi có mưa bão.

Theo dự kiến chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ cho ý kiến lần cuối, trước khi bấm nút thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Văn hóa là chính sách trọng tâm, điểm nhấn được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trên tinh thần phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa.

Trước thực trạng vi phạm của các xe buýt như dừng đón, trả khách không đúng vị trí, phóng nhanh, vượt ẩu, thậm chí vượt đèn đỏ…, Công an Thành phố Hà Nội đang xây dựng các kế hoạch để có thể xử lý triệt để tình trạng này.

Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa thông tin về tiến độ triển khai Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên.

Dự án Xây dựng và Đấu nối hạ tầng kỹ thuật ô đất D20 Khu đô thị mới Cầu Giấy đang được thi công trở lại sau nhiều năm nằm “án binh bất động” và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý II/2024.

Bộ Chính trị vừa quyết định bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm và Hòa Lạc, cho phép hai sân bay này được phục vụ cả mục đích dân dụng.

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã hoàn thành xây dựng một trang thông tin điện tử giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn để quảng bá du lịch văn hóa, phục vụ công tác bảo tồn.

Ngày 25/5, Quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND quận với lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn năm 2024. Nhiều ý kiến quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, trong đó có nhà ở xã hội cho công nhân.

Sau gần 3 năm thi công, Dự án Cung thiếu nhi Hà Nội đang hoàn thiện những hạng mục cuối để kịp khánh thành vào tháng 6 tới.

Thường trực Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Kết luận về công tác chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy xảy ra ngày 24/5/2024 gây hậu quả nghiêm trọng thiệt hại về người và tài sản tại Cầu Giấy.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã ký ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Khu chợ dân sinh ở Nam Từ Liêm từng được Hà Nội đầu tư hơn 22 tỷ đồng, với quy mô rộng tới gần 3.600m2, bị bỏ hoang đã 10 năm.

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là chính sách phát huy giá trị văn hóa Hà Nội, với 12 lĩnh vực cho ngành công nghiệp văn hóa được đưa vào luật.

Trong bối cảnh mùa hè châu Âu đang cận kề, Việt Nam là điểm đến tăng trưởng nhanh thứ 3 ở châu Á đối với khách du lịch châu Âu dựa trên lượt tìm kiếm chỗ ở trên nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda.

Anh Phạm Quốc Luật là một trong số 3 chàng trai phá tường, cứu người trong vụ cháy xảy ra rạng sáng nay tại phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy. Anh Luật, sinh năm 1989, quê tại xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, hiện đang thuê trọ trên địa bàn. Bằng kinh nghiệm của một người thợ nhôm kính, cùng với sự hỗ trợ luân phiên của 2 người nữa anh Luật chính là người đập vỡ tường cứu nhiều người bị mắc kẹt trong đám cháy

Sáng 24/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Ba Đình tổ chức Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2024-2029, hiệp thương cử 65 vị tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam quận.

Sáng 24/5, quận Hoàng Mai đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ nhân kỷ niệm 80 năm ngày hy sinh của đồng chí (24/5/1944-24/5/2024).

Chiều 24/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có Công điện số 04 về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) đối với nhà trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội sau vụ cháy nhà dân tại phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Vietnam Airlines sẽ khai thác trở lại đường bay giữa Hà Nội - Thành Đô (Trung Quốc) với tần suất 4 chuyến/tuần từ ngày 25/6 tới.

Ngành giao thông Hà Nội cùng các đơn vị chức năng đang gấp rút hoàn thiện các thủ tục để khởi công cầu Thượng Cát vào tháng 10/2024.

Từ khi xảy ra vụ cháy nghiêm trọng tại Trung Kính, các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông trật tự, công an phường Trung Hòa và bảo vệ dân phố tập trung phân luồng, hướng dẫn giao thông, đảm bảo cho xe chữa cháy và xe cứu thương kịp thời làm nhiệm vụ.

Để kịp thời thăm hỏi, động viên các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy ngày 24/5/2024 tại đường Trung Kính, Hà Nội. Ủy ban Nhân dân Thành phố vừa trình Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố thống nhất chủ trương hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do vụ cháy.

Bất chấp khói độc và nhiệt độ rất cao của đám cháy tại Trung Kính, người thanh niên trong clip tên là Hoàng Tuấn, sinh năm 2003, quê Nam Định. Tuấn đã cùng 2 người nữa luân phiên nhau đập tường giải cứu thành công 3 nạn nhân. Còn người đã đập vỡ tường để các nạn nhân thoát ra tên là Phạm Quốc Luật, sinh năm 1989, là thợ nhôm kính, quê tại xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, hiện đang thuê trọ trên địa bàn. Thông tin chi tiết về câu chuyện này sẽ có trong Bản tin Thời sự 18h30 phát sóng trên Kênh H1 và các nền tảng số của Đài Hà Nội.

Đến 11 giờ trưa nay, 6 nạn nhân trong vụ cháy nhà trọ nằm sâu trong ngõ ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy bị ngạt khói, suy hô hấp đã được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Giao thông vận tải. 2 trong số 6 bệnh nhân đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Kh.

Chưa hết bàng hoàng khi chứng kiến vụ cháy tại khu nhà trọ 3 tầng tại ngõ 119 Trung Kính, những người dân sống gần đó cho biết, dù lực lượng cứu hỏa đến rất nhanh sau khi nhận tin báo cháy, nhưng do địa thế của con ngõ nhỏ và vụ hỏa hoạn xảy ra trong đêm nên nhiều nạn nhân đã không thoát ra được kịp thời.

Tại bệnh viện Giao thông Vận tải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 6 trường hợp là nạn nhân của vụ cháy tại phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 52/CĐ-TTg ngày 24/5/2024 chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại số 1 ngõ 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đề xuất thiết lập Trung tâm điều hành giao thông thông minh và lắp đặt thiết bị tại 2 nút giao thông thí điểm trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy.