Giải bài toán thiếu đăng kiểm viên | 28/03/2024

Năm nay nguy cơ ùn tắc đăng kiểm lại có thể xảy ra khi trong cả nước có 70 trung tâm ở 24 địa phương buộc phải tạm dừng hoạt động. Trước thực tế này, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã kiến nghị lùi thời hạn chứng chỉ đăng kiểm viên hưởng án treo, không bị nghiêm cấm hành nghề tiếp tục làm việc. Các trung tâm đăng kiểm được tiếp tục hoạt động phục vụ cho người dân đến hết ngày 31/12/2025. Vấn đề này sẽ được Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc NXB Giao thông, chuyên gia giao thông chia sẻ và bàn luận trong chương trình hôm nay.

User
Ý KIẾN

Từ nửa cuối 2023 đến nay, tâm lí người mua nhà ở Hà Nội rơi vào tình trạng hoang mang tột độ, cứ sau mỗi lần tìm hiểu và hỏi mua, giá nhà lại biến động và tăng giá. Người mua nhà cần chú ý gì, các luật về nhà ở có tác động đến thị trường như thế nào?... những câu hỏi này sẽ được Luật sư Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia pháp lý bất động sản giải đáp trong chương trình.

Trong nhịp độ đô thị hóa, có không ít những giá trị văn hóa đang dần mai một khiến cho nhiều người không khỏi tiếc nuối, văn hóa xứ Đoài cũng không ngoại lê. Vậy làm sao để tinh hoa văn hóa xứ Đoài ngày càng phát huy giá trị trong không gian đô thị Hà Nội? Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây sẽ cùng Góc nhìn Hà Nội trả lời câu hỏi này.

Túi nilon được dùng trong nhiều ngành nghề, tuy nhiên đa phần đều được dùng duy nhất một lần rồi tạo thành rác thải, gây ra nhiều tác hại cho con người và môi trường. Làm thế nào để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon để từ đó thực hiên các biện pháp để giảm thiểu sử dụng túi nilon? Vấn đề này sẽ được trao đổi trong chương trình hôm nay cùng PGS.TS Nguyễn Thế Chinh nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ Tài nguyên Môi trường.

Xe buýt đã và đang là phương tiện giao thông công cộng phổ biến, có lượng vận chuyển lớn. Tuy nhiên hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô vẫn còn nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải công cộng Hà Nội sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện hạ tầng cho xe buýt.

Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Với mục tiêu gìn giữ bản sắc văn hóa, đưa áo dài trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch, Hà Nội đã có nhiều hoạt động ý nghĩa để tôn vinh tà áo dài. Đây sẽ là chủ đề sẽ được ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội và ông Nguyễn Đức Bình, Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt tham gia bàn luận trong chương trình.

Một trong những vấn đề của các đô thị hiện đại, các thành phố đang phát triển đều phải đối mặt đó là ô nhiễm, trong đó nguyên nhân lớn nhất là từ các phương tiện giao thông. Với mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường, Hà Nội đang chủ trương phát triển giao thông xanh. Đây sẽ là vấn đề mà Góc nhìn Hà Nội và TS Khương Kim Tạo, chuyên gia giao thông đô thị, cùng bàn luận.

Từ ngày 1/1/2025, Luật Bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực, bắt buộc phân loại rác thải tại nguồn. Làm thế nào để việc phân loại rác có hiệu quả? Ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng phòng quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ giải đáp câu hỏi này.

Đợt bão lũ vừa qua đã khiến cho 329 người thiệt mạng và mất tích, nhiều tài sản của người dân đã bị lũ cuốn trôi. Vào thời điểm, điều mà người dân vùng lũ mong mỏi nhất chính là sự đồng cảm, sẻ chia, hỗ trợ để họ có thêm điểm tựa, niềm tin để vượt qua khó khăn sau thiên tai. Đây cũng là chủ đề sẽ được Góc nhìn Hà Nội và PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội bàn luận trong chương trình hôm nay.

Mặc dù năm 2024 có 108 dự án nhà ở xã hội đăng ký về đích, thế nhưng vẫn còn những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để nhà ở xã hội có thể 'bùng nổ'. Vậy những nút thắt nào cần sớm được tháo gỡ để giải bài toán khát nhà ở xã hội? Luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Trường Sơn, Trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ cùng Góc nhìn Hà Nội giải đáp câu hỏi này.

Một trong những vấn đề đặc biệt thu hút dư luận trong thời gian qua liên quan đến lĩnh vực bất động sản là việc các phiên đấu giá đất tại Hà Nội có mức giá trúng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. PGS. TS Định Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế tài chính sẽ giải đáp về những hệ lụy nguy hiểm từ việc giá đất trúng đấu giá cao vô lý.

Nói đến Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nói đến quan điểm Hà Nội sẽ nghiên cứu điều chỉnh xây dựng phát triển đô thị hài hòa hai bên sông, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh. GS. TS Hoàng Văn Cường, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đơn vị tư vấn Quy hoạch Thủ đô và PGS. TS Bùi Công Quang, nguyên giảng viên cao cấp ĐH Thủy lợi sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

So với mùa thu và mùa đông, lượng khách lưu trú vào mùa hè ở Hà Nội vẫn chưa cao. Vậy phải làm gì để thu hút khách du lịch 4 mùa? Ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ bàn luận về vấn đề này.

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường nhà ở sẽ đón nhận những điều chỉnh tích cực khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được áp dụng. Hiện nay, đất nền dần trở thành phân khúc hấp dẫn người mua. Tuy nhiên đã xuất hiện việc tăng giá đột biến tại phiên đấu giá đất tại Thanh Oai. Luật sư Đăng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội sẽ cùng chương trình bàn luận về vấn đề nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người hiểu rõ và coi trọng việc phát triển văn hoá Thủ đô. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư về văn hóa trong những năm qua đã trở thành những định hướng quan trọng trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Đây sẽ là vấn đề được GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam bàn luận trong chương trình hôm nay.

Từ ngày 1/8/2024, bốn văn bản luật Luật Đất đai; Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực. Việc các văn bản này có hiệu lực sớm hơn quy định sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản nói riêng, đến quyền và các lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung? Ông Trương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Trường Sơn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ giải đáp câu hỏi này.

Luật Nhà ở 2023 đặc biệt thu hút sự chú ý của người dân và xã hội bởi luật có nhiều điểm mới xung quanh việc cấp sổ hồng cho chung cư mini. Vậy những quy định mới này sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường bất động sản? Hãy cùng ThS. Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản giải đáp câu hỏi này.

Trên cương vị là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn thấu hiểu tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vậy làm thế nào để đại đoàn kết toàn dân tộc thực sự là cội nguồn sức mạnh đưa đất nước đi lên? Ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ cùng Góc nhìn Hà Nội bàn luận về vấn đề này.

Là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm, dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Cuốn sách 'Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc' là tập hợp những bài viết, bài phát biểu về văn hóa dân tộc của Tổng Bí thư. Đây sẽ là chủ đề mà Góc nhìn Hà Nội sẽ cùng bà Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, bàn luận.

Để có được nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước như ngày hôm nay, có sự đóng góp quan trọng của lực lượng thanh niên xung phong. Không trực tiếp cầm súng, họ đã âm thầm, lặng lẽ phục vụ cho tiền tuyến. Trong chương trình hôm nay, ông Ngô Văn Tuyến, Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội Cựu TNXP Việt Nam chia sẻ về những năm tháng hào hùng, gian khổ ấy.

Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn tận tâm, tận hiến vì Tổ quốc, vì Đảng, vì nhân dân. Góc nhìn Hà Nội hôm nay sẽ cùng PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhìn lại những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Lương cơ sở tăng 30% từ 1.800.000 nghìn đồng lên 2.340.000 nghìn đồng mang lại sự phấn khởi, tạo động lực mới. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng đẩy tăng mức hàng hóa, sản phẩm dịch vụ. Đây sẽ là nội dung mà Góc nhìn Hà Nội hôm nay bàn luận cùng ông Vũ Minh Phú, chuyên gia kinh tế, nguyên Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội.

Những năm qua, Nhà nước đã dành nhiều chính sách đối với người có công và gia đình người có công với cách mạng. Nhưng dù vậy, vì nhiều lý do khác nhau, đến nay vẫn còn cựu thanh niên xung phong chưa được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa. Đây sẽ là vấn đề mà Góc nhìn Hà Nội bàn luận cùng khách mời, TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội cựu TNXP Thành phố Hà Nội.

Theo Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030. Tuy nhiên đến nay các mục tiêu và tiêu chí đề ra đều chưa đạt. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam sẽ bàn luận vấn đề này cùng Góc nhìn hà Nội.

Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, đặt mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa với quyết tâm đưa văn hóa trở thành nguồn lực quyết định sự phát triển của Thủ đô. Đây là chủ đề mà Góc nhìn Hà Nội bàn luận cùng PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Không chỉ có ý nghĩa riêng với quận Tây Hồ, việc tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội lần đầu và sẽ là lễ hội thường niên sẽ giúp Hà Nội xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Góc nhìn Hà Nội hôm nay sẽ cùng bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ bàn luận về vấn đề này.

Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của nước ta với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú. Thế nhưng, làm thế nào để phát huy những nguồn giá trị khổng lồ này đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp văn hoá của Thủ đô, câu hỏi này sẽ được Họa sĩ, tiến sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế - Giảng viên Trường Đại học Quốc gia giải đáp.

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã chính thức giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm và tăng cường chế độ hỗ trợ mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Hãy cùng nghe những phân tích của PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội.

Ngày 28/6 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), trao cho Hà Nội chiếc 'chìa khóa' để mở ra một kỷ nguyên mới trong phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị. Vậy mục tiêu cụ thể của Hà Nội là gì? Hãy cùng ông Lưu Trung Dũng, Phó Trưởng ban Ban quản lý đường sắt Hà Nội bàn luận về vấn đề này.

Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) đồng thời xem xét hai quy hoạch lớn của Hà Nội. Luật Thủ đô (sửa đổi) đóng vai trò như thế nào trong tháo gỡ rào cản chính sách để giúp Hà Nội thu hút được nguồn lực? Câu hỏi này sẽ được TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, giải đáp.

Tại Việt Nam, mỗi năm chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tạng, tương đương tỉ lệ người chết não hiến tạng là 0,1/1 triệu dân. Con số này thuộc hàng thấp nhất trên thế giới. Cùng trao đổi về chủ đề 'Hiến ghép mô tạng - thách thức nào đang phải đối diện?' là sự tham gia của khách mời PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm điều phối tạng quốc gia.

Luật Thủ đô (sửa đổi) là kết quả của sự tin tưởng, kỳ vọng của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành cùng với quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ và nhân dân Thủ đô. Với chủ đề 'Cơ hội để Hà Nội vươn tầm cao mới', Góc nhìn hà Nội đã mời ông Nguyễn Hồng Tuyến - Thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Thủ đô (sửa đổi), Vụ trưởng Vụ Pháp luật văn phòng Chính phủ đến cùng trao đổi, bàn luận.

Livestream bán hàng trên mạng xã hội có doanh thu đến hàng trăm tỷ đồng, nếu con số này là thật thì nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân hộ gia đình, các nền tảng và nhãn hàng sẽ được quản lí như thế nào? Luật sư Đào Ngọc Lý, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội sẽ cùng Góc nhìn Hà Nội bàn luận về vấn đề này.

Nghề báo gắn liền với những trải nghiệm thú vị nhưng vất vả. Phụ nữ làm báo phải nỗ lực nhiều hơn để được sống với đam mê nghề nghiệp. Trong chương trình Góc nhìn Hà Nội ngày hôm nay, Nhà báo, Biên tập viên Lê Thị Bảo Ngọc, Ban biên tập tin Đối ngoại, Thông tấn xã Việt Nam sẽ chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi trong nghề báo hiện nay.

Hà Nội đang phát triển các loại hình giao thông xanh để giảm ô nhiễm khí thải, đó là các tuyến đường sắt đô thị, xe buýt điện và gần nhất là xe đạp công cộng. Tất cả đều hướng đến một Hà Nội xanh.

Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 34 nhận định, đây là nhiệm vụ rất quan trọng để định hướng phát triển Thủ đô. Cần bám sát Kết luận số 80 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đáp ứng mong mỏi của nhân dân, thể hiện tầm nhìn, khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển, văn minh, hiện đại.

Trong những tháng qua, Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn nhỏ, trong đó chủ yếu liên quan đến nhà cho thuê. Vấn đề an toàn cháy nổ trong các nhà trọ, nhà cho thuê đang được đặt ra và đặc điểm chung của loại nhà này là không đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC.

Với đà tăng mạnh trong nửa đầu tháng 5/2024, giá vàng đã tăng vượt mốc 92 triệu đồng/lượng. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp quyết liệt nhằm bình ổn, minh bạch thị trường vàng như đấu thầu vàng, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng... và đặc biệt là cho phép 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn được phép bán vàng trực tiếp đến người dân.

Từ năm 1999, giờ làm việc của khu vực Nhà nước là 40 tiếng mỗi tuần, 8 tiếng mỗi ngày. Trong khi đó, giờ làm việc của khối doanh nghiệp tư nhân là 48 tiếng mỗi tuần. Mới đây đã có đề xuất Chính phủ nghiên cứu giảm giờ làm việc của doanh nghiệp tư nhân từ 48 tiếng xuống 44 tiếng mỗi tuần. Liệu đề xuất này có phù hợp?

Những năm gần đây khi mạng xã hội ngày càng phát triển, TikToker, YouTuber đã trở thành nghề "hot", có số lượng người tham gia đông đảo. Nhưng cũng vì vậy, đã phát sinh rất nhiều mặt trái của các TikToker, YouTuber, ảnh hướng tiêu cực đến xã hội.

Một bé trai ở Thái Bình đã tử vong vì bị bỏ quên trên xe đưa đón của nhà trường. Đây không phải lần đầu tiên sự việc đau lòng như vậy xảy ra. Việc quản lý xe bus trường học cần bắt buộc trở thành quy trình và cần được pháp luật quy định chặt chẽ hơn.

Theo một khảo sát của Google thực hiện năm 2012 cho thấy, độ tuổi trung bình của trẻ em Việt Nam sử dụng điện thoại di động là 9 tuổi. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Đáng chú ý, kể từ sau Covid-19, độ tuổi trẻ em sử dụng internet tại Việt Nam có xu hướng giảm, trung bình từ 6-10 tuổi. Không gian mạng – nguy hiểm rình rập với trẻ em là chủ đề mà Góc nhìn Hà Nội hôm nay đề cập.

Kỳ thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp và thi Đại học đang gần kề, khiến các em học sinh luôn phải đối mặt với nhiều áp lực từ học tập, thi cử, kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô… khiến nhiều em bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, rối loạn tâm lý. Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – Giảng viên cao cấp Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tư vấn cách giúp các em có thể giảm tải bớt những áp lực trong giai đoạn này.

Hà Nội có 1.350 làng nghề với khá nhiều sản phẩm quà tặng, nhưng tính biểu trưng chưa cao. Vì thế du khách đến Hà Nội chọn mua quà tặng gặp không ít khó khăn. Bài toán làm thế nào để phát triển sản phẩm quà tặng du lịch hiệu quả là chủ đề được PGS.TS Phạm Lan Oanh - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ trong chương trình hôm nay.

Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân, một đơn vị hay doanh nghiệp mà tác động đến cả một chuỗi cung ứng toàn cầu. Vấn đề này được ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội bàn thảo trong chương trình.

Chỉ trong một thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc với hàng nghìn người nhập viện, thậm chí đã có người tử vong. Cần phải làm thế nào để kiểm soát ATTP và ngăn ngừa những vụ việc tương tự? Vấn đề này sẽ được TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thông tin trong chương trình hôm nay.

Không ít người nổi tiếng có hành vi ứng xử lệch chuẩn. Thậm chí có người tái diễn nhiều lần những hành động phản cảm, gây bức xúc trong xã hội. Cần cương quyết với các nghệ sỹ tai tiếng có hệ thống sẽ là chủ đề được PGS.TS Phạm Ngọc Trung - giảng viên cao cấp ngành Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, bàn thảo trong chương trình hôm nay.