Giải mã sự thành công của nền kinh tế Nga

Cử tri Nga sẽ đi bầu cử Tổng thống trong 3 ngày từ 15 đến 17 tháng 3. Đây cũng là thời điểm để cử tri nhìn lại những thành quả mà Tổng thống Putin đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Mặc dù hơn hai năm qua, Nga đang phải đối mặt với số lượng lệnh trừng phạt cao kỷ lục do Washington, Bruc-xen và một số nước khác áp đặt kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022. Phương Tây đã đưa ra khoảng 17.500 lệnh trừng phạt, trong đó chủ yếu nhằm vào lĩnh vực kinh tế với mục đích làm cạn kiệt ngân sách của nước Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga không những không kiệt quệ mà vẫn đang phục hồi mạnh mẽ.

Kinh tế Nga tăng trưởng vượt mọi dự báo

Mặc dù chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, kinh tế Nga vẫn duy trì tăng trưởng, phục hồi. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê Nga, tăng trưởng GDP năm 2023 của nước này là 3,6%. So với mức 2 năm trước, con số này tăng 2,3%. Theo dự báo của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, GDP của nước này sẽ tăng 2,3% trong năm 2024.

Việc đặt nền kinh tế trong tình trạng chiến tranh đã khiến sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI (chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ) tăng vọt

Việc đặt nền kinh tế trong tình trạng chiến tranh đã khiến sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI (chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ) tăng vọt. Lĩnh vực sản xuất, được đánh dấu bằng mức tăng trưởng mạnh mẽ 9,5% trong tháng 10/2023. Hoạt động đầu tư trong quý III/2023 cũng tăng vượt kỳ vọng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 13,3%. Tỷ lệ thất nghiệp của Nga thấp nhất mọi thời đại, ở mức 2,9% và tỷ lệ người Nga sống dưới mức nghèo khổ giảm xuống còn 9,8%.

Nga hiện là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Doanh thu từ xuất khẩu nông sản của Nga trên thị trường toàn cầu lên tới 43,5 tỉ USD. Nga cũng là một trong những nước dẫn đầu về sản xuất thịt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành nông nghiệp Nga đạt được kết quả như vậy. Thống kê cho thấy, xuất khẩu thực phẩm của Nga đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Nước này đã trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong những năm gần đây nhờ mùa màng bội thu và giá cả hấp dẫn, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây cản trở hoạt động ngoại thương của quốc gia này. Nga cũng cung cấp ngũ cốc miễn phí cho một số quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Năm ngoái nền kinh tế Nga tăng trưởng nhanh hơn thế giới. Về lĩnh vực này, chúng tôi không chỉ vượt các quốc gia hàng đầu của Liên minh châu Âu mà còn vượt tất cả các quốc gia thuộc nhóm G7. Ngày nay, Nga là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu về GDP tính theo sức mua, và đứng thứ năm trên thế giới. Tốc độ và chủ yếu là chất lượng tăng trưởng cho phép chúng ta sớm tiến thêm một bước nữa và trở thành một trong bốn cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới”.

Lý giải sức tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Nga trong năm 2023, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, một động lực quan trọng là chi tiêu nhà nước ở mức kỷ lục 32 nghìn tỷ rúp (tương đương 346 tỷ USD), với phần lớn dành cho quốc phòng. Khoản chi tiêu này được dự báo sẽ còn tăng trong năm nay, dự kiến là 36,5 nghìn tỷ rúp (395 tỷ USD), trong đó hơn một phần ba sẽ dành cho các khoản thanh toán thời chiến khác nhau.

Dĩ nhiên, cũng không thể không nhắc tới những nỗ lực của Nga trong việc triển khai các biện pháp tránh tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhóm biện pháp này thậm chí được đánh giá là đã “vô hiệu hóa” lệnh trừng phạt dầu mỏ và công nghệ. Theo tờ Financial Times (Anh), “không một thùng dầu nào của Nga được bán ở mức dưới mức trần 60 USD". Điện Kremlin cũng xây dựng được mạng lưới kinh tế đa quốc gia với Trung Quốc và các thành viên trong thế giới không liên kết, cũng như Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Theo tờ Financial Times (Anh), “không một thùng dầu nào của Nga được bán ở mức dưới mức trần 60 USD"

Có thể khẳng định, trạng thái ổn định của nền kinh tế Nga lúc này là minh chứng cho thấy chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin đã có sự chuẩn bị từ trước đó rất lâu, đồng thời đã và đang thực hiện rất tốt công tác lãnh đạo, điều hành. Chính những yếu tố này đã giúp Mátxcơva có khả năng theo đuổi chính sách kinh tế độc lập bất chấp áp lực bên ngoài. Về vị thế quốc tế và tình hình kinh tế Nga, ngày càng có nhiều quốc gia tích cực tham gia xây dựng quan hệ với Nga, nhất là các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ La tinh và các quốc gia Arab...

Những đối tác thân thiết

Nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập hoàn toàn Nga đã thất bại. Trung Quốc và Ấn Độ, Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Brazil và Nam Phi, cùng với nhiều quốc gia khác, đã từ chối tham gia liên minh trừng phạt do Mỹ lãnh đạo. Hơn nữa, một số quốc gia này đã mở rộng đáng kể các giao dịch thương mại và các giao dịch khác với Nga, được hưởng lợi từ việc Nga giảm giá dầu. Họ là những đối tác thân thiết của Nga.

Một số quốc gia đã tăng cường giao thương với Nga kể từ đầu năm 2022

Một số quốc gia đã tăng cường giao thương với Nga kể từ đầu năm 2022, bao gồm các quốc gia không liên kết và thậm chí một số thành viên Liên minh châu Âu (EU). Bắt đầu từ năm 2013, Nga đã khởi xướng chính sách “Xoay trục sang phía Đông”, trước hết là với Trung Quốc. Và hiện Nga đang gặt hái thành quả từ chính sách này. Trong 5 năm trước đó (không tính năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch), thương mại đã tăng trung bình khoảng 23% mỗi năm. Đứng đầu danh sách này là Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước được Nga coi là những cường quốc của lục địa Á-Âu. Mối quan hệ của Moscow với Bắc Kinh đang trở nên mạnh mẽ hơn, chủ yếu do các yếu tố đặc hữu của mối quan hệ này, nhưng chắc chắn cũng được hỗ trợ bởi những yếu tố bên ngoài, như chính sách Washington đối với Nga và Trung Quốc. Việc hợp tác cũng như phối hợp chặt chẽ hơn với Nga có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu:“Với tư cách là các cường quốc toàn cầu và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc và Nga đã thiết lập một mô hình mới về quan hệ siêu cường (toàn cầu), hoàn toàn khác với thời kỳ cũ của Chiến tranh Lạnh. Dựa trên nguyên tắc không liên kết, không đối đầu, và không nhắm tới bất kỳ bên thứ ba nào, chúng tôi cam kết duy trì tình hữu nghị và láng giềng tốt đẹp lâu dài, làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện.”

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Theo số liệu chính thức được công bố ngày 12/1 của Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã chạm mức cao kỷ lục trong năm 2023, trong khi thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã lần đầu tiên giảm trong bốn năm qua do những diễn biến địa chính trị. Số liệu hải quan cho thấy thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã đạt hơn 240 tỷ USD, vượt mức mục tiêu 200 tỷ USD mà hai nước đặt ra trong các cuộc gặp song phương vào năm ngoái, và tăng 26,3% so với năm 2022. Con số trên là mức cao kỷ lục trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga.

Không chỉ thúc đẩy hợp tác thương mại với Trung Quốc, thương mại giữa Nga với Ấn độ đã tăng gần 250% kể từ năm 2021. Nhiều nước, như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2040 - nước này quan tâm nhất đến hợp tác kinh tế và công nghệ với phương Tây, đồng thời luôn cẩn trọng nhằm tránh làm tổn hại tới mối quan hệ vững chắc với Nga.

Đáng chú ý là thương mại giữa thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tăng 93%. Cả hai quốc gia Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều cung cấp những hàng hóa huyết mạch quan trọng cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nga. Ấn Độ đã vượt EU để trở thành điểm đến xuất khẩu dầu lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc. Và Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà cung cấp đáng kể các máy móc và linh kiện điện, bao gồm mạch tích hợp và chất bán dẫn.

Xét về mặt truyền thống, Mỹ Latinh chịu ảnh hưởng rất sâu từ những can thiệp của Mỹ và các nước phương Tây. Nhưng các nước Mỹ Latinh lại không chống đối Nga để giành lấy sự ủng hộ của Washington, như một số nước châu Âu vẫn làm.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov phát biểu khi ở thăm Venezuela: "Tại cuộc họp ở Moscow năm ngoái, chúng tôi đã xác định các lĩnh vực hợp tác chính, bao gồm mở rộng hợp tác trong sản xuất dầu, phát triển các mỏ khí đốt, nông nghiệp, y học và dược phẩm, phát triển không gian vũ trụ, công nghệ thông tin và truyền thông cũng như đổi mới, và chúng tôi cũng coi việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình là những lĩnh vực đầy hứa hẹn. Chúng tôi nhất trí tăng tốc độ và khối lượng hợp tác trong tất cả các lĩnh vực này, đồng thời chúng tôi cũng nhất trí rằng công việc này sẽ giúp tăng cường sự ổn định trong quan hệ của nền kinh tế."

Các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh không có lý do gì để phá vỡ mối quan hệ hiện có với Nga

Trước hết, cần lưu ý rằng đối với đại đa số người dân các nước Mỹ Latinh, xung đột Ukraine hoàn toàn "không phải là việc của họ". Theo đó, các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh không có lý do gì để phá vỡ mối quan hệ hiện có với Nga. Đối với họ, xung đột Ukraine đã dẫn đến các biện pháp trừng phạt vô lý từ phương Tây, gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ cho Nga mà cả toàn thế giới. Đối với các nước lớn trong khu vực như Mexico, Brazil và Argentina, họ đã từ chối thảo luận về bất kỳ biện pháp trừng phạt nào chống lại Nga với Mỹ, đồng thời lưu ý rằng "chính Washington đã tạo ra tất cả tình trạng hỗn loạn này ở trung tâm châu Âu".

Từ năm 2022, Nga đã hứng chịu hơn 17.500  lệnh trừng phạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong suốt hai năm qua, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ mình có khả năng phục hồi tốt hơn nhiều so với những gì Mỹ và EU dự đoán. Tại sao các lệnh trừng phạt không thành công? Vì nó phụ thuộc vào hai yếu tố: ý chí chính trị và khả năng kỹ thuật. Cần có các nguồn lực pháp lý, tài chính và thậm chí cả quân sự để thực thi các lệnh trừng phạt, và cả việc chống lại đơn kiện của công dân Nga có tiền bị phong tỏa hay bố trí thanh tra viên tại các cảng thương mại. Nhưng các quốc gia không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm. Việc các lệnh trừng phạt đưa ra nhiều nhưng không thể thực thi cũng cho thấy một thực tế là kinh tế thế giới , bao gồm cả Mỹ và Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào Nga.

Vì sao các lệnh trừng phạt Nga thất bại?

Cuối tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hơn 500 lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga. Trọng tâm của vòng trừng phạt này là mảng tài chính, nền tảng công nghiệp quốc phòng và các mạng lưới mua bán cấp nhà nước của Nga. Ngoài ra, Washington còn nhắm vào các cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới bị nước này cho là hỗ trợ Matxcơva trong việc "lách" các lệnh trừng phạt được ban hành trước đó. Tuy nhiên, có một sự thực là rất nhiều nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc vào Nga.

Bà Evelun Farkas, Giám đốc điều hành của Viện MCCAIN nhận định: “Ấn Độ, về cơ bản, cung cấp hàng tỷ rúp cho chính phủ Nga mỗi năm bằng cách mua dầu của Nga với giá chiết khấu. Tất nhiên, có nhiều quốc gia khác, Trung Quốc cũng mua nhiên liệu từ Nga. Chúng tôi cũng mua nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ Nga để sử dụng trong ngành năng lượng hạt nhân của mình. Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể cắt bỏ - tôi biết điều đó phức tạp - nhưng chúng ta có thể xem xét cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Nga. Và tất nhiên, các đồng minh châu Âu của chúng tôi, vẫn đang mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga."

Có một số lý do chính khiến những lệnh trừng phạt Nga không thể thành công. Có lẽ công cụ quan trọng nhất mà Mỹ và các đối tác đã sử dụng để chống lại Nga là các biện pháp trừng phạt kinh tế truyền thống. Những hình phạt này thường nhắm vào các cá nhân, công ty và cơ quan nhà nước, có thể gồm cả các tổ chức tài chính, ngân hàng trung ương của một quốc gia. Ví dụ: nếu Quốc gia X áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với một nhà tài phiệt Nga, điều đó thường có nghĩa là công dân của Quốc gia X không thể kinh doanh với nhà tài phiệt đó và tài sản của nhà tài phiệt đó ở Quốc gia X bị đóng băng. Như vậy là đôi bên đều chịu thiệt.

Ông Dmitry Peskov,  Người phát ngôn điện Kremlin phát biểu: "Bạn biết tác hại gián tiếp - hiệu ứng boomerang có tác động như thế nào, trước hết là nền kinh tế châu Âu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt áp đặt lên chúng tôi, có tới hàng nghìn lệnh trừng phạt. Lợi ích của các công ty Mỹ cũng đang bị ảnh hưởng. Nhưng nền kinh tế Nga thì vẫn ổn định, điều này có lẽ thậm chí không chỉ chúng tôi nói, mà cả đại diện của Mỹ cũng nói rằng nền kinh tế Nga thể hiện rõ sự ổn định, thích nghi và tiếp tục phát triển”.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ đến tháng 8 năm 2023, các doanh nghiệp châu Âu ở Nga thiệt hại lên tới hơn 100 tỷ euro. Hơn 1.000 doanh nghiệp phương Tây đã rút khỏi Nga do sức ép từ các lệnh trừng phạt. Trong bối cảnh đó, Moscow buộc phải tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Số liệu cho thấy, doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh chóng lấp đầy chỗ trống sau khi các nhãn hàng phương Tây rời đi. Trung Quốc cũng vượt EU trở thành nhà nhập khẩu nông sản Nga lớn nhất.

Có thể thấy, nước Nga đã vững vàng vượt qua bão trừng phạt từ phương Tây. Cử tri Nga đều thấy rõ những thành quả đó đều có đóng góp của Tổng thống Putin. Sự ghi nhận đó sẽ được thể hiện trong cuộc bầu cử quan trọng sắp diễn ra. Với chỉ số tín nhiệm cao, Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận và được dự đoán sẽ giành chiến thắng áp đảo trước các ứng cử viên còn lại. Theo một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu ý kiến công chúng Nga (VCIOM), mức độ tin tưởng và tín nhiệm đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng 0,3% lên 79,4%. 

User
Ý KIẾN

Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn sẽ bỏ lỡ phần còn lại của chiến dịch ASEAN Cup 2024, sau chấn thương gặp phải trong trận thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối vòng bảng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ trả đũa Houthi, sau khi lực lượng này bắn tên lửa vào thành phố Tel Aviv. Đồng thời ông cũng cảnh báo, Israel sẽ nhắm vào những “nhánh cuối cùng” của liên minh do Iran hậu thuẫn.

Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 22/12 tuyên bố, đã phóng tên lửa hành trình và máy bay không người lái tấn công tổ hợp tác chiến tàu sân bay Mỹ tại Biển Đỏ. Đặc biệt, nhóm vũ trang lớn nhất Yemen khẳng định, đã bắn hạ một chiến đấu cơ hiện đại của quân đội Mỹ.

Hơn 3.800 chiếc nón lá Việt Nam được tạo thành một cây thông Noel cao gần 40m tại Nhà thờ giáo xứ Hà Phát (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Cây thông có kết cấu 4 tầng, tầng rộng nhất có đường kính khoảng 15m, được thắp sáng vào buổi tối. Cây đã trở thành điểm thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan.

Thị trường quất Tết năm nay tại Hà Nội dự báo sẽ biến động mạnh về giá. Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nhiều vườn bị thiệt hại nặng nề khiến nguồn cung giảm, đẩy giá quất tăng 15-20% so với năm trước.

Giá lợn hơi tăng mạnh và duy trì ở mức cao, hiện đạt 64.000-68.000 đồng/kg, dự báo tiếp tục tăng lên 71.000 đồng/kg trong cao điểm tiêu thụ Tết.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc Triển lãm Nghệ thuật đương đại "Dấu xưa văn hiến 3 - Thiên Quang”.

Chào năm mới 2025, mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ, cán bộ, hội viên phụ nữ quận Ba Đình đã chung tay giữ vệ sinh môi trường, chỉnh trang công trình, xây dựng đô thị văn minh, xây dựng mô hình ”đoạn đường, tuyến phố không rác”.

Tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, tối 22/12, UBND tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã long trọng tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024, Việt Nam tự hào mang đến những sản phẩm vũ khí quân sự công nghệ cao do chính các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Năm 2025 sẽ giữ nguyên mức tiền lương như năm 2024. Lương viên chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở x hệ số lương.

Sáng sớm 23/12, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai xuống -1 độ C, khiến băng giá tiếp tục xuất hiện tại nơi đây.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.

Một chiếc máy bay nhỏ chở 10 người đã đâm vào các cửa hàng ở trung tâm thành phố du lịch miền Nam Brazil ngày 22/12, khiến tất cả mọi người trên máy bay thiệt mạng.

Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Nhiều cuộc thi hướng tới mục tiêu khuyến khích sự sáng tạo và tư duy kinh doanh số của sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện khả năng xây dựng kế hoạch và triển khai thực chiến các hoạt động kinh doanh số ngày càng được chú trọng.

TP. HCM đang là 1/21 địa phương có tỷ suất sinh thấp nhất cả nước, khoảng 1,32 con/phụ nữ.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt cho biết sẽ tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo kết quả một cuộc điều tra từ các độc giả do tạp chí Mỹ US News & World Report công bố mới đây, Việt Nam vinh dự góp mặt trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.

Triển lãm sách, báo là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện của Triển lãm "80 năm văn hóa, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam" với chủ đề "80 năm, bản hùng ca Chiến sĩ - Nghệ sĩ", đã thu hút đông đảo bạn đọc trong và ngoài quân đội đến tham quan.

Mùa giải đua xe công thức 1 đã khép lại. Giờ là lúc tìm ra cái tên xứng đáng cho danh hiệu tay đua xuất sắc nhất năm 2024. Sau một cuộc bỏ phiếu, giải thưởng tay đua xuất sắc nhất mùa giải đã tìm được chủ nhân xứng đáng.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cửa hàng kem 35 Tràng Tiền đã trở thành một phần ký ức không thể thiếu của bao thế hệ người Hà Nội. Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hạ oi ả, ai qua đây cũng không thể không dừng chân, thưởng thức một cây kem Tràng Tiền ngọt ngào.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

VĐV Eileen Gu chỉ mới 21 tuổi nhưng đã cho thấy khả năng truợt tuyết đáng ngưỡng mộ của mình tại giải vô địch FIS Freeski World Cup 2024.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.

Theo quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, tại Thông tư 55 năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, sẽ có 3 loại phương tiện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.

Từ ngày 1/1/2025, hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xếp loại hạnh kiểm. Tại các huyện ngoại thành Hà Nội, bên cạnh việc tuyên truyền, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm, phụ huynh giao xe cho học sinh khi chưa đủ tuổi.

100% học sinh phổ thông phải đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông là một trong nhiều nội dung đáng chú ý được nêu trong Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, tiến hành gia hạn thêm đối với gần 1.500 giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, với thời hạn từ 1 - 5 năm.

Trong cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công hạ tầng dân sự tại thành phố Kazan, thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, cách biên giới với Ukraine hơn 1.000 km hôm 21/12.

Mùa Giáng sinh năm nay, xu hướng lựa chọn quà tặng Noel thay đổi rõ rệt. Sự biến động trong mẫu mã, thiết kế cùng với sự điều chỉnh về giá cả đang tạo nên những món quà mới mẻ, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.

Hôm nay, 23/12, ngày đầu tuần mới, Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì chuỗi ngày nắng ấm. Tuy nhiên, vẫn có chút se lạnh đặc trưng của mùa đông. Nhiệt độ vẫn hạ sâu về đêm, tăng dần về sáng.

Ngày 23/12, giá vàng miếng trong nước bất ngờ giảm mạnh, với giá vàng một số thương hiệu đã trượt mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn vẫn duy trì ổn định.

Hãy cùng ôn tập hai kỹ thuật đứng tấn quan trọng: tam giác tấn và cung tiễn tấn. Các bài tập này sẽ giúp củng cố nền tảng vững chắc, cải thiện sự cân bằng, linh hoạt và sức mạnh trong võ thuật.

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.

Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.

Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23/12.

Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.