Giải mã sự thành công của nền kinh tế Nga
Cử tri Nga sẽ đi bầu cử Tổng thống trong 3 ngày từ 15 đến 17 tháng 3. Đây cũng là thời điểm để cử tri nhìn lại những thành quả mà Tổng thống Putin đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Mặc dù hơn hai năm qua, Nga đang phải đối mặt với số lượng lệnh trừng phạt cao kỷ lục do Washington, Bruc-xen và một số nước khác áp đặt kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022. Phương Tây đã đưa ra khoảng 17.500 lệnh trừng phạt, trong đó chủ yếu nhằm vào lĩnh vực kinh tế với mục đích làm cạn kiệt ngân sách của nước Nga. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga không những không kiệt quệ mà vẫn đang phục hồi mạnh mẽ.
Kinh tế Nga tăng trưởng vượt mọi dự báo
Mặc dù chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, kinh tế Nga vẫn duy trì tăng trưởng, phục hồi. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê Nga, tăng trưởng GDP năm 2023 của nước này là 3,6%. So với mức 2 năm trước, con số này tăng 2,3%. Theo dự báo của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, GDP của nước này sẽ tăng 2,3% trong năm 2024.
Việc đặt nền kinh tế trong tình trạng chiến tranh đã khiến sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI (chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ) tăng vọt. Lĩnh vực sản xuất, được đánh dấu bằng mức tăng trưởng mạnh mẽ 9,5% trong tháng 10/2023. Hoạt động đầu tư trong quý III/2023 cũng tăng vượt kỳ vọng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 13,3%. Tỷ lệ thất nghiệp của Nga thấp nhất mọi thời đại, ở mức 2,9% và tỷ lệ người Nga sống dưới mức nghèo khổ giảm xuống còn 9,8%.
Nga hiện là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Doanh thu từ xuất khẩu nông sản của Nga trên thị trường toàn cầu lên tới 43,5 tỉ USD. Nga cũng là một trong những nước dẫn đầu về sản xuất thịt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành nông nghiệp Nga đạt được kết quả như vậy. Thống kê cho thấy, xuất khẩu thực phẩm của Nga đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng. Nước này đã trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong những năm gần đây nhờ mùa màng bội thu và giá cả hấp dẫn, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây cản trở hoạt động ngoại thương của quốc gia này. Nga cũng cung cấp ngũ cốc miễn phí cho một số quốc gia châu Phi đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Năm ngoái nền kinh tế Nga tăng trưởng nhanh hơn thế giới. Về lĩnh vực này, chúng tôi không chỉ vượt các quốc gia hàng đầu của Liên minh châu Âu mà còn vượt tất cả các quốc gia thuộc nhóm G7. Ngày nay, Nga là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu về GDP tính theo sức mua, và đứng thứ năm trên thế giới. Tốc độ và chủ yếu là chất lượng tăng trưởng cho phép chúng ta sớm tiến thêm một bước nữa và trở thành một trong bốn cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới”.
Lý giải sức tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Nga trong năm 2023, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, một động lực quan trọng là chi tiêu nhà nước ở mức kỷ lục 32 nghìn tỷ rúp (tương đương 346 tỷ USD), với phần lớn dành cho quốc phòng. Khoản chi tiêu này được dự báo sẽ còn tăng trong năm nay, dự kiến là 36,5 nghìn tỷ rúp (395 tỷ USD), trong đó hơn một phần ba sẽ dành cho các khoản thanh toán thời chiến khác nhau.
Dĩ nhiên, cũng không thể không nhắc tới những nỗ lực của Nga trong việc triển khai các biện pháp tránh tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhóm biện pháp này thậm chí được đánh giá là đã “vô hiệu hóa” lệnh trừng phạt dầu mỏ và công nghệ. Theo tờ Financial Times (Anh), “không một thùng dầu nào của Nga được bán ở mức dưới mức trần 60 USD". Điện Kremlin cũng xây dựng được mạng lưới kinh tế đa quốc gia với Trung Quốc và các thành viên trong thế giới không liên kết, cũng như Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Có thể khẳng định, trạng thái ổn định của nền kinh tế Nga lúc này là minh chứng cho thấy chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin đã có sự chuẩn bị từ trước đó rất lâu, đồng thời đã và đang thực hiện rất tốt công tác lãnh đạo, điều hành. Chính những yếu tố này đã giúp Mátxcơva có khả năng theo đuổi chính sách kinh tế độc lập bất chấp áp lực bên ngoài. Về vị thế quốc tế và tình hình kinh tế Nga, ngày càng có nhiều quốc gia tích cực tham gia xây dựng quan hệ với Nga, nhất là các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ La tinh và các quốc gia Arab...
Những đối tác thân thiết
Nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập hoàn toàn Nga đã thất bại. Trung Quốc và Ấn Độ, Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Brazil và Nam Phi, cùng với nhiều quốc gia khác, đã từ chối tham gia liên minh trừng phạt do Mỹ lãnh đạo. Hơn nữa, một số quốc gia này đã mở rộng đáng kể các giao dịch thương mại và các giao dịch khác với Nga, được hưởng lợi từ việc Nga giảm giá dầu. Họ là những đối tác thân thiết của Nga.
Một số quốc gia đã tăng cường giao thương với Nga kể từ đầu năm 2022, bao gồm các quốc gia không liên kết và thậm chí một số thành viên Liên minh châu Âu (EU). Bắt đầu từ năm 2013, Nga đã khởi xướng chính sách “Xoay trục sang phía Đông”, trước hết là với Trung Quốc. Và hiện Nga đang gặt hái thành quả từ chính sách này. Trong 5 năm trước đó (không tính năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch), thương mại đã tăng trung bình khoảng 23% mỗi năm. Đứng đầu danh sách này là Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước được Nga coi là những cường quốc của lục địa Á-Âu. Mối quan hệ của Moscow với Bắc Kinh đang trở nên mạnh mẽ hơn, chủ yếu do các yếu tố đặc hữu của mối quan hệ này, nhưng chắc chắn cũng được hỗ trợ bởi những yếu tố bên ngoài, như chính sách Washington đối với Nga và Trung Quốc. Việc hợp tác cũng như phối hợp chặt chẽ hơn với Nga có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu:“Với tư cách là các cường quốc toàn cầu và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc và Nga đã thiết lập một mô hình mới về quan hệ siêu cường (toàn cầu), hoàn toàn khác với thời kỳ cũ của Chiến tranh Lạnh. Dựa trên nguyên tắc không liên kết, không đối đầu, và không nhắm tới bất kỳ bên thứ ba nào, chúng tôi cam kết duy trì tình hữu nghị và láng giềng tốt đẹp lâu dài, làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện.”
Theo số liệu chính thức được công bố ngày 12/1 của Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã chạm mức cao kỷ lục trong năm 2023, trong khi thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã lần đầu tiên giảm trong bốn năm qua do những diễn biến địa chính trị. Số liệu hải quan cho thấy thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã đạt hơn 240 tỷ USD, vượt mức mục tiêu 200 tỷ USD mà hai nước đặt ra trong các cuộc gặp song phương vào năm ngoái, và tăng 26,3% so với năm 2022. Con số trên là mức cao kỷ lục trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nga.
Không chỉ thúc đẩy hợp tác thương mại với Trung Quốc, thương mại giữa Nga với Ấn độ đã tăng gần 250% kể từ năm 2021. Nhiều nước, như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2040 - nước này quan tâm nhất đến hợp tác kinh tế và công nghệ với phương Tây, đồng thời luôn cẩn trọng nhằm tránh làm tổn hại tới mối quan hệ vững chắc với Nga.
Đáng chú ý là thương mại giữa thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tăng 93%. Cả hai quốc gia Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều cung cấp những hàng hóa huyết mạch quan trọng cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nga. Ấn Độ đã vượt EU để trở thành điểm đến xuất khẩu dầu lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc. Và Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà cung cấp đáng kể các máy móc và linh kiện điện, bao gồm mạch tích hợp và chất bán dẫn.
Xét về mặt truyền thống, Mỹ Latinh chịu ảnh hưởng rất sâu từ những can thiệp của Mỹ và các nước phương Tây. Nhưng các nước Mỹ Latinh lại không chống đối Nga để giành lấy sự ủng hộ của Washington, như một số nước châu Âu vẫn làm.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov phát biểu khi ở thăm Venezuela: "Tại cuộc họp ở Moscow năm ngoái, chúng tôi đã xác định các lĩnh vực hợp tác chính, bao gồm mở rộng hợp tác trong sản xuất dầu, phát triển các mỏ khí đốt, nông nghiệp, y học và dược phẩm, phát triển không gian vũ trụ, công nghệ thông tin và truyền thông cũng như đổi mới, và chúng tôi cũng coi việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình là những lĩnh vực đầy hứa hẹn. Chúng tôi nhất trí tăng tốc độ và khối lượng hợp tác trong tất cả các lĩnh vực này, đồng thời chúng tôi cũng nhất trí rằng công việc này sẽ giúp tăng cường sự ổn định trong quan hệ của nền kinh tế."
Trước hết, cần lưu ý rằng đối với đại đa số người dân các nước Mỹ Latinh, xung đột Ukraine hoàn toàn "không phải là việc của họ". Theo đó, các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh không có lý do gì để phá vỡ mối quan hệ hiện có với Nga. Đối với họ, xung đột Ukraine đã dẫn đến các biện pháp trừng phạt vô lý từ phương Tây, gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ cho Nga mà cả toàn thế giới. Đối với các nước lớn trong khu vực như Mexico, Brazil và Argentina, họ đã từ chối thảo luận về bất kỳ biện pháp trừng phạt nào chống lại Nga với Mỹ, đồng thời lưu ý rằng "chính Washington đã tạo ra tất cả tình trạng hỗn loạn này ở trung tâm châu Âu".
Từ năm 2022, Nga đã hứng chịu hơn 17.500 lệnh trừng phạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trong suốt hai năm qua, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ mình có khả năng phục hồi tốt hơn nhiều so với những gì Mỹ và EU dự đoán. Tại sao các lệnh trừng phạt không thành công? Vì nó phụ thuộc vào hai yếu tố: ý chí chính trị và khả năng kỹ thuật. Cần có các nguồn lực pháp lý, tài chính và thậm chí cả quân sự để thực thi các lệnh trừng phạt, và cả việc chống lại đơn kiện của công dân Nga có tiền bị phong tỏa hay bố trí thanh tra viên tại các cảng thương mại. Nhưng các quốc gia không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm. Việc các lệnh trừng phạt đưa ra nhiều nhưng không thể thực thi cũng cho thấy một thực tế là kinh tế thế giới , bao gồm cả Mỹ và Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào Nga.
Vì sao các lệnh trừng phạt Nga thất bại?
Cuối tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hơn 500 lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga. Trọng tâm của vòng trừng phạt này là mảng tài chính, nền tảng công nghiệp quốc phòng và các mạng lưới mua bán cấp nhà nước của Nga. Ngoài ra, Washington còn nhắm vào các cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới bị nước này cho là hỗ trợ Matxcơva trong việc "lách" các lệnh trừng phạt được ban hành trước đó. Tuy nhiên, có một sự thực là rất nhiều nền kinh tế trên thế giới phụ thuộc vào Nga.
Bà Evelun Farkas, Giám đốc điều hành của Viện MCCAIN nhận định: “Ấn Độ, về cơ bản, cung cấp hàng tỷ rúp cho chính phủ Nga mỗi năm bằng cách mua dầu của Nga với giá chiết khấu. Tất nhiên, có nhiều quốc gia khác, Trung Quốc cũng mua nhiên liệu từ Nga. Chúng tôi cũng mua nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ Nga để sử dụng trong ngành năng lượng hạt nhân của mình. Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể cắt bỏ - tôi biết điều đó phức tạp - nhưng chúng ta có thể xem xét cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của Nga. Và tất nhiên, các đồng minh châu Âu của chúng tôi, vẫn đang mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga."
Có một số lý do chính khiến những lệnh trừng phạt Nga không thể thành công. Có lẽ công cụ quan trọng nhất mà Mỹ và các đối tác đã sử dụng để chống lại Nga là các biện pháp trừng phạt kinh tế truyền thống. Những hình phạt này thường nhắm vào các cá nhân, công ty và cơ quan nhà nước, có thể gồm cả các tổ chức tài chính, ngân hàng trung ương của một quốc gia. Ví dụ: nếu Quốc gia X áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với một nhà tài phiệt Nga, điều đó thường có nghĩa là công dân của Quốc gia X không thể kinh doanh với nhà tài phiệt đó và tài sản của nhà tài phiệt đó ở Quốc gia X bị đóng băng. Như vậy là đôi bên đều chịu thiệt.
Ông Dmitry Peskov, Người phát ngôn điện Kremlin phát biểu: "Bạn biết tác hại gián tiếp - hiệu ứng boomerang có tác động như thế nào, trước hết là nền kinh tế châu Âu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt áp đặt lên chúng tôi, có tới hàng nghìn lệnh trừng phạt. Lợi ích của các công ty Mỹ cũng đang bị ảnh hưởng. Nhưng nền kinh tế Nga thì vẫn ổn định, điều này có lẽ thậm chí không chỉ chúng tôi nói, mà cả đại diện của Mỹ cũng nói rằng nền kinh tế Nga thể hiện rõ sự ổn định, thích nghi và tiếp tục phát triển”.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ đến tháng 8 năm 2023, các doanh nghiệp châu Âu ở Nga thiệt hại lên tới hơn 100 tỷ euro. Hơn 1.000 doanh nghiệp phương Tây đã rút khỏi Nga do sức ép từ các lệnh trừng phạt. Trong bối cảnh đó, Moscow buộc phải tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài phương Tây, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Số liệu cho thấy, doanh nghiệp Trung Quốc đã nhanh chóng lấp đầy chỗ trống sau khi các nhãn hàng phương Tây rời đi. Trung Quốc cũng vượt EU trở thành nhà nhập khẩu nông sản Nga lớn nhất.
Có thể thấy, nước Nga đã vững vàng vượt qua bão trừng phạt từ phương Tây. Cử tri Nga đều thấy rõ những thành quả đó đều có đóng góp của Tổng thống Putin. Sự ghi nhận đó sẽ được thể hiện trong cuộc bầu cử quan trọng sắp diễn ra. Với chỉ số tín nhiệm cao, Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận và được dự đoán sẽ giành chiến thắng áp đảo trước các ứng cử viên còn lại. Theo một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu ý kiến công chúng Nga (VCIOM), mức độ tin tưởng và tín nhiệm đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng 0,3% lên 79,4%.
Ý KIẾN
Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Chu Hải lần thứ 15 đã bế mạc hôm 17/11 tại thành phố ven biển Chu Hải, miền Nam Trung Quốc.
Ấn Độ vừa thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm đầu tiên ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha. Sự kiện đưa nước này vào nhóm cường quốc sở hữu công nghệ quân sự tiên tiến.
Israel vừa tuyên bố lên án Liên hợp quốc vì bịa đặt chống lại Israel sau khi một ủy ban của Liên hợp quốc cho rằng cuộc chiến của Israel ở Gaza phù hợp với đặc điểm của tội diệt chủng.
Một vụ tấn công bằng dao đã xảy ra tại một trường dạy nghề ở thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đều nhận định rằng, Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok, vừa tự định giá ở mức 300 tỷ USD sau khi tiếp cận các nhà đầu tư thông qua chương trình mua lại cổ phiếu.
Công ty hàng không vũ trụ SpaceX thuộc sở hữu của tỷ phú Elon Musk sẽ tổ chức đợt bán cổ phiếu nội bộ vào tháng 12 tới. Giá mỗi cổ phiếu là 135 USD.
Truyền thông Israel dẫn lời cảnh sát Israel và cơ quan tình báo Shin Bet cho biết, khu vườn trong nhà riêng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở thị trấn Caesarea, miền Bắc Israel bị ném hai quả pháo sáng.
Siêu bão Man-yi (tên địa phương là Pepito) đã đổ bộ miền Trung Philippines có tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo “có khả năng gây thảm họa” tại quốc gia Đông Nam Á này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 đổ bộ vào Philippines trong vòng 1 tháng qua.
Một vụ bắt giữ con tin xảy ra ở vùng ngoại ô Thủ đô Paris, Pháp. Sau ba giờ bao vây, hiện nghi phạm đã bị bắt trong khi các con tin đã được giải thoát an toàn.
Hãng tin TASS dẫn thông báo từ Văn phòng báo chí Hạm đội phương Bắc của Nga cho biết, tàu đô đốc Golovko đã tiến vào Địa Trung Hải trong sứ mệnh triển khai tầm xa, nhằm đảm bảo sự hiện diện của Hải quân Nga ở những khu vực chủ chốt của đại dương trên toàn cầu.
Israel đã tiến hành không kích vào một trường học ở dải Gaza - nơi những người di tản đang trú ẩn, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 ở Thủ đô Lima, Peru.
Công ty năng lượng Gazprom vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường, dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.
Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Chris Wright, một nhà tài trợ chiến dịch và giám đốc điều hành công ty nhiên liệu hóa thạch làm Bộ trưởng năng lượng trong chính quyền sắp tới của ông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cuộc hội đàm với Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden về nhiều vấn đề, từ xung đột, thương mại, đến tội phạm mạng, Đài Loan (Trung quốc) và Nga.
Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã tới thăm Ukraine và có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Andrii Sybiha, trong đó hai bên nhất trí khởi động khuôn khổ đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao hai nước.
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về nhiều vấn đề từ xung đột, thương mại, đến tội phạm mạng, Đài Loan (Trung quốc) và Nga.
Nhằm thu hút sự quan tâm của giới trẻ đối với lịch sử và văn hóa, vừa qua, Bộ Du lịch Ai Cập đã hợp tác với Tập đoàn công nghệ Meta của Mỹ ứng dụng công nghệ thực tế ảo (AR) vào các trải nghiệm tương tác hiện vật theo cách đầy lôi cuốn và thú vị.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Rio de Janeiro, Bộ trưởng Phát triển Xã hội Brazil đã công bố kế hoạch thành lập “Liên minh chống đói nghèo toàn cầu”, với 41 thành viên ban đầu cam kết đưa 500 triệu người thoát nghèo vào năm 2030.
Phi hành đoàn tàu Thần Châu-19 đã mở cửa hầm của tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu-8 và bắt đầu chuyển vật tư cùng thiết bị lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc trên quỹ đạo vào ngày 16/11.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine cần thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo cuộc xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới thông qua biện pháp ngoại giao.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã phát minh ra một loại bánh xe có thể thay đổi hình dạng và độ cứng, cho phép xe lăn có thể leo cầu thang và di chuyển trên những địa hình gồ ghề.
Trước thềm Hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra vào tuần tới, các nhà đàm phán tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng để đạt được thỏa thuận tài chính, giúp các quốc gia và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Chris Wright, một nhà tài trợ chiến dịch và giám đốc điều hành công ty nhiên liệu hóa thạch, làm Bộ trưởng năng lượng trong chính quyền sắp tới của ông.
Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 10 trẻ sơ sinh đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại Khoa sơ sinh của bệnh viện trường Đại học Y Maharani Lakshmibai, bang Uttar Pradesh của nước này.
Ngày 16/11, theo giờ Việt Nam, các nhà lãnh đạo diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã gặp nhau tại thủ đô Lima của Peru.
Ngày 16/11, Indonesia và Australia đã kết thúc thành công cuộc diễn tập quân sự chung với các bài tập bắn đạn thật trên đảo Java của Indonesia. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa hai nước, được ký kết vào tháng 8 năm nay.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói chuyện trực tiếp lần đầu tiên kể từ cuối năm 2022. Theo người phát ngôn Chính phủ Đức, Thủ tướng Scholz đã hối thúc nhà lãnh đạo Nga tham gia đàm phán để đạt được nền hòa bình "công bằng và lâu dài" với Ukraine.
Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 0,9% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại so với quý trước đó.
Hàng trăm người dân Philippines đã phải sơ tán để tránh bão Man-Yi đang tiến về nước này.
Truyền thông Mỹ cho biết, tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ sớm công bố quyết định đề cử nhân sự vào các vị trí quản lý kinh tế then chốt trong nội các mới.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã đề xuất thành lập một cơ chế trao đổi quốc tế để đưa ra các tiêu chuẩn nhằm thúc đẩy sự tích hợp giữa Trí tuệ Nhân tạo (AI) và các ngành sản xuất.
Nga đã thông báo với Áo rằng sẽ tạm dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine vào hôm nay (16/11), báo hiệu việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Liên minh châu Âu (EU) sắp kết thúc.
Lãnh đạo vùng Valencia, Tây Ban Nha, hôm qua đã có bài phát biểu trước các nhà lập pháp tại khu vực này, thừa nhận sai sót trong xử lý khủng hoảng lũ lụt. Thảm kịch xảy ra vào cuối tháng 10 vừa qua tại Valencia đã khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell đã đề xuất khối này đình chỉ đối thoại chính trị với Israel, với lý do có thể xảy ra các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế trong cuộc xung đột tại Dải Gaza.
Ủy ban Bầu cử Sri Lanka đã công bố kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở nước này, trong đó đảng liên minh Quyền lực Nhân dân quốc gia (NPP) của tân Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake đã giành chiến thắng vang dội, giành quyền lực để thúc đẩy các kế hoạch chống đói nghèo, trong bối cảnh quốc gia này vẫn đang phải nỗ lực phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Lima, Peru, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong bối cảnh địa chính trị có nhiều biến động.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Iran, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã gặp các quan chức cấp cao Iran và thăm 2 địa điểm hạt nhân quan trọng của nước này, trong đó Iran đưa ra tín hiệu sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 15/11 đã lên tiếng phản đối việc các nhà lãnh đạo phương Tây nói chuyện với Moscow về đàm phán chấm dứt xung đột.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn trợ lý lâu năm Karoline Leavitt làm thư ký báo chí Nhà Trắng.
Một con tàu từ Tromso mới đây đã bắt được 200kg cá bơn và ... một tàu ngầm Mỹ nặng 7.800 tấn.
Kiev phản đối việc các nhà lãnh đạo phương Tây nói chuyện với Moscow về việc đàm phán chấm dứt xung đột.
Tổng công ty Đường sắt đô thị Delhi cho biết sẽ đưa thêm 20 chuyến tàu vào chạy bổ sung với kỳ vọng giúp làm giảm mật độ xe ô tô cá nhân lưu thông trên đường. Chính quyền hạn chế hoạt động của các loại phương tiện giao thông gây ô nhiễm.
Một nguồn tin của chính phủ Đức cho biết, vào chiều ngày 15/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm trong một tiếng.
0