Giải pháp cho ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Sáng nay, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, cho biết, trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia như Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng xanh cho nền kinh tế, Việt Nam đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể trong Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ ban hành ngày 26/7/2023 (Quy hoạch điện VIII). Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.

“Tuy nhiên, hiện vẫn có những điểm nghẽn pháp lý cần chỉnh sửa trong thời gian tới. Quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng, nếu được thực hiện tốt, sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước”, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI phát biểu tại Diễn đàn

Tại Diễn đàn, các đại biểu cho biết, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển năng lượng tái tạo, tuy nhiên, nhiều chính sách chưa đồng bộ, chưa đi vào thực tiễn, tạo các điểm nghẽn. Các nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nhân Việt Nam và quốc tế đã thảo luận cởi mở, thẳng thắn và trách nhiệm, nhận diện các thách thức như tài chính chưa đủ đa dạng và dài hạn để phù hợp với nhu cầu các cơ chế tài chính mới như tài chính hỗn hợp, trái phiếu và khoản vay xanh hoặc liên kết bền vững và các công cụ nâng cao hiệu quả tín dụng chưa được sử dụng rộng rãi, thủ tục hành chính rườm rà. Các khoảng trống trong chuỗi cung ứng nội địa trong ngành năng lượng mới, sản xuất năng lượng tái tạo...

Toàn cảnh Diễn đàn

Các diễn giả đã kiến nghị, đề xuất để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tại Việt Nam như cần xây dựng cơ chế khuyến khích và mở rộng các sản phẩm tài chính. Nhà nước và các tổ chức liên quan có thể giới thiệu và thúc đẩy các sản phẩm tài chính phù hợp với các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm tài chính ưu đãi, tài chính đa phương từ các ngân hàng phát triển đa phương và tài chính hỗn hợp, cùng với sự bảo lãnh từ tín dụng xuất khẩu (ECA) và các cơ chế tài chính khí hậu sáng tạo.

Ông Abhinav Goyal, Giám đốc dịch vụ tư vấn dự án đầu tư cơ sở hạ tầng PwC Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn

Bên cạnh đó, Nhà nước có thể cân nhắc tính phù hợp của các cơ chế khuyến khích khác nhau, chẳng hạn như miễn giảm thuế, trợ giá hoặc tài trợ, miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi thuế đất hoặc các biện pháp khuyến khích dựa trên hiệu suất cho sự phát triển chuỗi cung ứng. Thúc đẩy quan hệ đối tác để tạo ra các mô hình tài chính cung cấp các tùy chọn đầu tư dài hạn và giảm rủi ro tài chính cho dự án. Đối với thủ tục hành chính, cần đẩy nhanh quá trình thẩm định cho vay từ ngân hàng đối với dự án mới.

Các dự án thuộc cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) tăng cường khung pháp lý để hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, các quy định về DPPA và khuyến khích sự tham gia với các bên liên quan để giải quyết các thắc mắc và đơn giản hóa việc tham gia mô hình DPPA của các nhà phát triển dự án và các đơn vị sử dụng điện lớn. Có các gói ưu đãi cho các công ty đầu tư, sản xuất năng lượng tái tạo, thúc đẩy liên doanh và phát triển chuỗi cung ứng năng lượng mới...

User
Ý KIẾN

9 tháng năm 2024, thu nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt gần 354.000 tỷ đồng, bằng 93,5% dự toán, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Hà Nội cũng là thành phố có số thu nội địa cao nhất cả nước.

Giá vàng thế giới ngày 17/10 tiến lên mức cao kỷ lục khi được hỗ trợ bởi đà suy yếu của lợi suất trái phiếu Mỹ và kỳ vọng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.

Sáng 17/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.

Triển lãm quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2024 đã khai mạc vào sáng 17/10 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) trong quý III năm 2024, người Việt mua 686.001 xe máy mới; trung bình mỗi ngày có 7.456,5 được tiêu thụ. Tính ra, cứ mỗi phút có khoảng 5,2 xe máy mới bán ra thị trường Việt Nam.

Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 4,8%. Theo chuyên gia, mức tăng giá này tác động không nhiều đến lạm phát, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, song cần ngăn chặn tình trạng “té nước theo mưa”.

Một số sàn thương mại điện tử bắt đầu triển khai việc xác thực tài khoản đối với người đăng ký bán hàng, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như quản lý thuế hiệu quả trên môi trường thương mại điện tử.

Xu hướng phát triển các sản phẩm nội địa chất lượng cao đang được doanh nghiệp chú trọng, bởi giảm được các chi phí nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu tươi trong nước, đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân địa phương.

Thị trường chứng khoán ngày 16/10 tiếp tục diễn biến tiêu cực khi VN-Index giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp. Nhiều nhóm ngành cổ phiếu như năng lượng, công nghệ thông tin, chứng khoán, ngân hàng... chìm trong sắc đỏ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa tuyên bố đã hoàn thành 6/6 chỉ tiêu tài chính năm 2024 chỉ sau 9 tháng của năm.

Tính đến hết tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã thu hút 24,78 tỷ USD vốn FDI, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 9 ghi nhận lượng vốn FDI cao nhất từ đầu năm, với 4,26 tỷ USD.

Với kịch bản khả quan, tăng trưởng cả năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu mới 7,0% mà Chính phủ đề ra.

Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu Nvidia tăng 2,4%, lên 138,07 USD, tương ứng tăng gần 180% tính từ đầu năm, đưa vốn hóa thị trường cán mốc 3.400 tỷ USD.

Vùng kháng cự 1.300 điểm đang là vùng kháng cự cứng của thị trường mà VN-Index liên tục gặp khó trong việc vượt qua. Thêm vào đó, thanh khoản có xu hướng giảm dần sau từng tháng, tính từ tháng 6, đang đặt ra câu hỏi lớn: Liệu thị trường có phá vỡ kháng cự 1.300 điểm trong tháng 10 hay không?

Thị trường chứng khoán hôm 15/10 tiếp tục gây thất vọng khi một lần nữa VN-Index leo lên 1.294 điểm rồi rơi tự do, kết phiên giảm hơn 5 điểm.

Sở Công Thương Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với các viện nghiên cứu, trường đại học năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa tiếp ông Cho Hyun Joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), để thảo luận về kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam.

Theo số liệu khảo sát mới nhất, trung bình một năm các làng nghề mây tre đan tại Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.800 tấn nguyên liệu các loại, các làng nghề gốm sứ sẽ sử dụng khoảng 620.000 tấn…

Giá vàng giảm trong phiên sáng 14/10 khi đồng USD mạnh lên, giữa lúc thị trường chờ đợi những tín hiệu mới về lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

VN-Index mở cửa phiên chiều với diễn biến giằng co kéo dài với lợi thế có phần nghiêng về bên bán, khiến chỉ số dần suy yếu và đóng cửa trong sắc đỏ.

Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số.

Cơ quan quản lý Kênh đào Suez của Ai Cập (SCA) thông báo sẽ giảm 20-50% phí quá cảnh và phí neo đậu cho du thuyền ở Biển Đỏ. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/11.

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam và các hãng nhập khẩu vừa công bố tình hình kinh doanh trong tháng 9 với hơn 43.000 ô tô mới bán ra, tăng 44% so với tháng trước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý III/2024, mức lương bình quân của người lao động tại thủ đô Hà Nội là 10,7 triệu đồng, tăng 6,6%.

Niên vụ cà phê 2024-2025 đã khởi động từ đầu tháng 10, với mức giá đầu vụ dao động từ 110.000 – 115.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Dù giá cà phê tăng kỷ lục, tình hình kinh doanh cà phê của các doanh nghiệp lại khác nhau đáng kể.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt hơn 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn duy trì sức mạnh đáng kể trong năm 2024 và có dấu hiệu rõ ràng cho thấy sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam trong nhiều năm tới.

Sáng 13/10, Thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Hà Nội tổ chức Chương trình: Livestream kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 8.

Mặc dù hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) của thế giới cũng như trên phạm vi cả nước có lúc thăng trầm nhưng kết quả thu hút, sử dụng vốn FDI của Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo ấn tượng đậm nét cũng như đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.

Hết tháng 9/2024, Việt Nam đã tiến hành 30 cuộc điều tra phòng vệ thương mại và đang duy trì áp dụng 22 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu.

Để kích cầu tiêu dùng, hệ thống bán lẻ cả nước và Hà Nội đang dồn lực kích cầu tiêu thụ qua việc thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hàng tiêu dùng.

9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, thu về 4,37 tỷ USD, tăng 9,2% về sản lượng và 23,5% về giá trị so với cùng kỳ.

Ngày 11/10, Chính phủ Argentina đã hoan nghênh quyết định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) liên quan tới việc giảm phụ phí từ các khoản nợ đến hạn phải trả và cho biết nước này sẽ tiết kiệm được 3,2 tỷ USD từ quyết định này.

Hai công ty chứng khoán là Công ty cổ phần Chứng khoán FPT và Công ty cổ phần Chứng khoán Pinetree vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt tổng cộng 367,5 triệu đồng.

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) vừa tổ chức diễn đàn "Quản trị doanh nghiệp Việt Nam 2024" với chủ đề “Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)”.

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6 - 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài. Để hiện thực hóa mục tiêu này, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Theo khảo sát do Bain & Company của Mỹ thực hiện, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về thu hút nhà đầu tư dài hạn. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này có được là bởi chủ trương đầu tư vào giáo dục, theo đuổi các hiệp định thương mại tự do và cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ Việt Nam.

Sau khi sụt giảm xuất khẩu trong năm 2023, nhóm sản phẩm cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng trong 9 tháng năm 2024, đạt hơn 51 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.

Theo thống kê của Hải quan, trong 9 tháng của năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 149,2 tỷ USD.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích về môi trường, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách khi doanh nghiệp muốn áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào nước Việt Nam đến nay là 2.000 doanh nghiệp và vẫn tiếp tục tăng lên. Việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang nhận được sự chung tay của nhiều bộ, ngành, hiệp hội.

Tại TP.HCM, vừa diễn ra Diễn đàn thường niên "Doanh nhân trẻ - Khát vọng toàn cầu" 2024 với chủ đề "Tài chính thông minh - Đòn bẩy cho khát vọng toàn cầu”.

Theo báo cáo của hãng đánh giá tín nhiệm Fitch (Mỹ), ước tính bão Milton có thể khiến các công ty bảo hiểm phải bồi thường 30-50 tỷ USD cho người dân có tài sản tại Florida.

Thị trường chứng khoán ngày 11/10 diễn biến khá tích cực khi VN-Index phục hồi và bảo toàn được sắc xanh đến cuối phiên, độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 372 mã tăng và 317 mã giảm.

HSBC vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam lên 7% sau khi GDP quý III tăng 7,4%, vượt kỳ vọng, bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố, từ ngày 11/10/2024, giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Sáng 11/10, quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 250 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trên địa bàn quận năm 2024.