Gian nan bài toán về tài chính khí hậu tại COP29
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nỗ lực đạt được thoả thuận tài chính tại COP29
Để cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính như các quốc gia đã cam kết, để xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu tốt hơn trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, để chuyển đổi sản xuất, tiêu dùng sang xanh hơn, ít phát thải khí nhà kính hơn đòi hỏi các khoản vốn đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, tài chính vẫn luôn là một trong những vấn đề gai góc nhất trong các cuộc đàm phán khí hậu.
Hội nghị COP29 được coi là một thử nghiệm lớn về sự hợp tác và ý chí đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các cuộc đàm phán tại Hội nghị COP29 được kỳ vọng đạt mục tiêu tài chính mới. Tuy nhiên, đàm phán sẽ đầy khó khăn, xuất phát từ những mâu thuẫn lợi ích giữa các nước.
Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), ông Simon Stiell đã kêu gọi các nước nâng cao quyết tâm đạt được đồng thuận về tài chính khí hậu, khi COP29 dự kiến sẽ bế mạc vào ngày 22/11 tới.
“Chúng ta chỉ có thể hoàn thành công việc nếu các bên sẵn sàng cùng nhau tiến bước, đưa chúng ta đến gần hơn tới một sự đồng thuận. Những tính toán sẽ đốt cháy thời gian quý báu và làm cạn kiệt thiện chí của chúng ta”.
Ông Simon Stiell, Thư ký điều hành công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu
Mức cam kết ban đầu là 100 tỷ USD mỗi năm, nhưng nay con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Các quốc gia đang phát triển kêu gọi nâng mức cam kết tài trợ hằng năm lên 1.300 tỷ USD, phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì cho vay, nhằm giúp các nước này thích ứng với tác động của khí hậu và chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Được biết nguồn ngân sách khổng lồ này lại phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia thuộc nhóm G20 có nền kinh tế lớn trên khắp địa cầu. Số tiền này sẽ được chuyển từ các nước phát triển, ngân hàng đa phương và lĩnh vực tư nhân tới các quốc gia đang phát triển để giúp họ đạt được mục tiêu về khí hậu và bảo vệ xã hội khỏi thời tiết khắc nghiệt.
Các nước đang phát triển cho biết, họ cần một khoản quỹ tài trợ có con số cụ thể. Theo hầu hết các ước tính, các quốc gia đang phát triển cần hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, các quốc gia phát triển giàu có lại dự kiến sẽ không nêu rõ số tiền trợ cấp cụ thể là bao nhiêu. Các nhà ngoại giao của các nước phát triển biện hộ rằng, ngân sách quốc gia của họ đang gặp căng thẳng về các áp lực kinh tế khác thì việc chi hơn 100 tỷ USD cho khí hậu là điều phi thực tế.
Trong bài phát biểu khai mạc vào ngày 12/11/2024 tại COP29, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tài chính khí hậu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng.
"Thế giới phải trả tiền, nếu không nhân loại sẽ phải trả giá... tài chính khí hậu không phải là từ thiện, mà là một khoản đầu tư. Hành động vì khí hậu không phải là tùy chọn, mà là bắt buộc".
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định, tất cả các quốc gia phải làm tròn trách nhiệm đối với hệ thống khí hậu thế giới. Trong đó, nhóm G20 phải dẫn đầu vì họ là những nước phát thải lớn nhất, đồng thời cũng có năng lực kinh tế nhất.
Thế giới đang trở nên quá nóng đến mức nguy hiểm
Trước và trong khi diễn ra Hội nghị COP29, các báo cáo được đưa ra cho thấy, năm 2024 sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5°C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Do vậy hội nghị này có ý nghĩa quan trọng và đặt ra nhiều kỳ vọng mới. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết. thế giới đang trở nên quá nóng đến mức nguy hiểm và biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh hơn. Báo cáo mới nhất về Tình hình khí hậu toàn cầu của WMO năm 2024 cho thấy, thập kỷ qua là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử.
Theo Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo, đây chính xác là những gì các nhà khoa học đã dự đoán.
"Điều này không có gì là ngạc nhiên. Và chúng ta phải thừa nhận rằng các nhà khoa học đã nhận định điều này trong nhiều năm - thực tế là hơn 30 năm và điều đáng ngạc nhiên là chúng ta phản ứng chậm chạp".
Bà Celeste Saulo, Tổng thư ký WMO
Báo cáo của WMO được đưa ra sau dữ liệu mới nhất từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus vào tuần trước, trong đó tuyên bố rằng năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử.
Các chuyên gia thời tiết của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh COP29 ở Baku, Azerbaijan cho biết, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,3°C so với mức trung bình trước thời kỳ công nghiệp. Thế giới đang chứng kiến nhiệt độ bề mặt nước biển cao chưa từng có, băng tan kỷ lục, hạn hán và lũ lụt nghiêm trọng.
Các chuyên gia khí hậu và những người tham dự Hội nghị thượng đỉnh COP29 đều đồng ý rằng triển vọng rất ảm đạm, lượng khí thải nhà kính có thể đang giảm ở châu Âu, nhưng vẫn đang tăng trên toàn cầu.
Tháng 10, nhiệt độ trung bình ở châu Âu ở mức 10,83°C - cao hơn 1,23°C so với mức trung bình thời kỳ 1991 - 2020, khiến tháng 10 trở thành tháng ấm thứ 5 trong lịch sử và là tháng ấm thứ 2 trên toàn cầu.
Nguyên nhân của thời tiết nóng cực đoan này được xác định là do biến đổi khí hậu mà con người gây ra, cộng thêm tác động của hiện tượng khí hậu El Nino - một kiểu hình thời tiết khiến nhiệt độ nước biển tăng. Hai nhân tố chính đã khiến cho nhiệt độ Trái Đất bị đẩy lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.
"El Nino là hiện tượng tự nhiên mà con người không thể ngăn chặn hay can thiệp vào, nó sẽ đến rồi đi. Thế nhưng, việc đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng lại nằm trong khả năng khống chế của loài người".
Nhà nghiên cứu Friederike Otto của Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London, Anh
Chúng ta có thể ngừng đốt dầu, than, khí tự nhiên... để sản xuất điện, nhiệt. Khí thải nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch mới là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.
Sự thật tồi tệ về hậu quả của việc đốt nhiên liệu hóa thạch đã rõ ràng từ nhiều năm nay. Nhiều quốc gia vẫn hứa hẹn làm hạn chế sự nóng lên của Trái đất.
Tuy nhiên, vấn đề khúc mắc ở đây là các quốc gia vẫn chưa thể cùng nhau cắt giảm lượng khí thải nhà kính. Nhiều quốc gia sản xuất công nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Biến đổi khí hậu và những tác động tới trẻ em
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) hiện đang diễn ra tại Baku, Azerbaijan. Hội nghị có sự tham gia của trẻ em đến từ khu vực Đông Phi. Các em đang nói lên tiếng nói thúc đẩy các nhà lãnh đạo thế giới bảo vệ nền giáo dục và tương lai của các em khỏi tác động của biến đổi khí hậu.
Tại Đông Phi, nắng nóng và lũ lụt đã khiến các trường học phải đóng trong những tháng gần đây. Em Siama, 17 tuổi, đến từ Nam Sudan, đã nghỉ học hai tuần vào tháng 4 khi nhiệt độ tăng vọt lên 45 độ C.
“Đất nước chúng cháu là một quốc gia đang phát triển nên không có các toà nhà chống chịu được sự biến đổi của khí hậu và không có điều hoà nhiệt độ trong trường học”.
Em Siama, học sinh Nam Sudan
Hơn 40 triệu trẻ em không được đến lớp trong năm nay, từ châu Á đến châu Phi, do thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Các nhà khoa học cho biết, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.
Em Naomi, 14 tuổi, cũng gặp phải nhiều khó khăn do việc trường học bị đóng cửa ở Nam Sudan.
"Cháu và các bạn đã phải nghỉ học trong hai tuần. Và đợt nắng nóng này thực sự ảnh hưởng đến cháu vì năm nay là năm cuối cấp hai của cháu. Chúng cháu không thể tập trung cho việc học vì trời quá nóng."
Em Naomi, học sinh Nam Sudan
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính khoảng 1 tỷ trẻ em trên thế giới đang đối mặt nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Còn tổ chức Save the Children thì nhấn mạnh, tính trên toàn cầu, ước tính 774 triệu trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trẻ em đang chịu tác động do nghèo đói và rủi ro cao từ biến đổi khí hậu. Cụ thể, theo UNICEF, các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đã khiến 43,1 triệu trẻ em ở 44 quốc gia phải rời bỏ quê hương trong vòng 5 năm qua, trong đó 95% số trẻ em phải di tản do bão lũ.
Mọi trẻ em, ở bất kỳ đâu, đều có quyền được sống trên một thế giới hòa bình, có quyền hưởng một hành tinh an toàn và đáng sống. Trẻ em là tương lai của nhân loại, bảo vệ quyền trẻ em cũng là bảo vệ quyền con người ở giai đoạn sớm nhất để xây dựng một tương lai phát triển bền vững mai sau… Và việc bảo vệ trẻ em khỏi những hệ lụy của biến đổi khí hậu chính là một trong những phương cách để bảo vệ trẻ em, bảo vệ tương lai của thế giới.
Biến đổi khí hậu có thể khiến núi lửa hoạt động mạnh
Tình trạng ấm lên toàn cầu có thể làm tăng số lượng rủi ro địa chất nguy hiểm như núi lửa, động đất và lở đất. Trong vài năm gần đây, các hoạt động núi lửa ở Iceland trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Có ý kiến cho rằng, biến đổi khí hậu đang châm ngòi cho các vụ phun trào núi lửa ở quốc gia châu Âu này. Và để kiểm chứng cho điều này, các nhà khoa học Iceland đang tiến hành nghiên cứu về sự liên quan giữa tình trạng nhiệt độ ấm dần và hoạt động của núi lửa.
Trên miệng hố Viti của núi lửa Askja, ở Công viên quốc gia Vatnajokull, khí lưu huỳnh độc hại với mùi trứng thối đặc trưng bốc lên qua các lỗ thủng trên các bức tường dốc. Còn khí CO2 thì sủi bọt lên trên mặt hồ nước màu xanh sữa. Điều kiện nguy hiểm như vậy không ngăn được nhà nghiên cứu núi lửa Michelle Parks, thuộc Văn phòng Khí tượng Iceland cùng các cộng sự tiến hành chuyến khảo sát.
Lần gần đây nhất núi lửa Askja hoạt động là vào năm 1961, khi ấy nó phun trào nhẹ và trong nhiều thập niên sau, ngọn núi lửa này đã im ắng. Đến năm 2021, nhà nghiên cứu Michelle Parks và các đồng nghiệp đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chỉ trong vài tháng, núi lửa Askja đã mở rộng nhanh chóng, cao thêm đến 11 cm. Hiện tượng này xảy ra khi mắc-ma hoặc khí nén tích tụ bên dưới một ngọn núi lửa đẩy mặt đất trồi lên và phình ra. Trong ba năm kể từ sau thời điểm đó, độ phồng của núi lửa Askja đạt khoảng 80 cm. Các nhà khoa học ước tính có đến 44 triệu m³ mắc-ma tràn vào các bể chứa hiện có ở bên dưới bề mặt của núi lửa Askja khoảng 3 km. Các nhà nghiên cứu núi lửa cho biết có mối tương quan giữa việc tích tụ mắc-ma bên dưới một ngọn núi lửa và vụ phun trào sau đó. Tuy nhiên, họ chưa xác định được lượng mắc-ma bao nhiêu là đủ để châm ngòi cho sự phun trào.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Michelle Parks cho rằng sự tan chảy nhanh chóng của các sông băng do tác động của biến đổi khí hậu, có thể khiến hoạt động của núi lửa gia tăng. Theo giả thuyết này, sức nặng khổng lồ của các sông băng và các tảng băng có tác dụng làm giảm hoạt động của núi lửa. Khi băng tan chảy, áp lực đè xuống lớp vỏ ngoài mỏng manh của hành tinh giảm xuống và lớp bao bọc dày hơn ở bên dưới sẽ vơi đi cho phép mặt đất trồi lên. Sự thay đổi áp lực này cho phép núi lửa tạo ra nhiều mắc-ma hơn và thay đổi dòng chảy của mắc-ma, ảnh hưởng tới các vụ phun trào.
“Hiện nay các sông băng bao phủ chỉ khoảng 10% diện tích Iceland. Nhưng băng đang tan chảy do nhiệt độ toàn cầu ấm lên nhanh chóng. Điều này có thể tác động tới hoạt động của núi lửa do một số cách thức khác nhau. Trước tiên mắc-ma hình thành nhiều hơn khi sức ép từ các dòng sông băng lên vỏ Trái Đất yếu đi”.
Bà Michelle Parks, Nhà nghiên cứu núi lửa
Trong 130 năm qua, các sông băng của Iceland đã mất khoảng 16% thể tích. Theo dự báo, khoảng một nửa lượng băng còn lại sẽ mất đi đến cuối thế kỷ 21 này. Ba thập niên gần đây, lượng mắc-ma hình thành bên dưới mặt đất ở Iceland tăng nhanh gấp 2 đến 3 lần so với thời điểm băng chưa tan chảy do biến đổi khí hậu.
Các quyết định được đưa ra tại Baku, Azerbaijan sẽ có tác động sâu rộng cho các thế hệ sau. Điều bắt buộc là các nhà đàm phán phải đạt được một thỏa thuận đầy tham vọng cung cấp nguồn tài chính cần thiết để xây dựng một tương lai kiên cường và ít carbon hơn. Chính phủ và doanh nghiệp cần thực hiện các bước táo bạo để giảm phát thải, bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương và tạo ra tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lầu Năm Góc cho biết, Hải quân Mỹ đã vô tình bắn nhầm một máy bay chiến đấu F/A-18 của nước này ở Biển Đỏ trong khi ném bom các mục tiêu thuộc nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Hai phi công của Hải quân Mỹ may mắn nhảy dù thành công và được giải cứu an toàn.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Các quốc gia đang nỗ lực phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào mọi lĩnh vực, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp... là những quốc gia hàng đầu.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
Một chiếc trực thăng đã đâm vào một bệnh viện ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật, khiến bốn người thiệt mạng, gồm hai phi công, một bác sĩ và một nhân viên trên máy bay. Không có ai bên trong tòa nhà hoặc trên mặt đất bị thương.
Cảnh sát Nigeria ghi nhận đã có ít nhất 13 người thiệt mạng trong hai vụ giẫm đạp nhận quà từ thiện tại nước này, đa số các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Mark Burnett làm đặc phái viên của ông tại Vương quốc Anh. Lựa chọn này cần được Thượng viện Mỹ phê duyệt.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này đang đàm phán với Nga và Ukraine về giải pháp duy trì trung chuyển khí đốt qua Ukraine, đồng thời khẳng định Budapest không muốn từ bỏ tuyến đường này.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck-soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp đặt thêm thuế quan với Liên minh châu Âu nếu lục địa già không tăng cường mua dầu khí của Mỹ.
Ukraine đang đưa những chiếc xe tăng Abrams cuối cùng tới tỉnh Kursk của Nga khi Moskva tăng tốc phản công dồn dập trong thời gian qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật - dự luật cấp ngân sách cho Chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025, tránh được nguy cơ phải đóng cửa một phần chỉ vài ngày trước dịp lễ Giáng sinh.
Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.
Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.
Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.
Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.
Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.
Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.
Nhà chức trách Nga vừa cho biết Ukraine phóng máy bay không người lái (UAV) chứa thuốc nổ tấn công thành phố Kazan của Nga, cách biên giới Ukraine hơn 1.000 km, gây thiệt hại cho một số công trình.
Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .
Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.
Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.
Con số cập nhật mới nhất cho thấy, có 5 người thiệt mạng, bao gồm một trẻ em và ít nhất 200 người bị thương sau khi chiếc xe BMW lao vào đám đông tại chợ Giáng sinh Magdeburg của Đức.
Ngày 21/12, một vụ tai nạn nghiêm trọng giữa một xe buýt chở khách và một xe tải trên đường cao tốc tại Brazil đã khiến ít nhất 30 người tử vong.
Khắp mọi nơi trên thế giới đang tưng bừng đón Giáng sinh năm 2024 với nhiều màu sắc và ánh sáng tràn ngập khắp nơi. Nhiều thành phố trên thế giới đã trang hoàng đường phố, tổ chức nhiều sự kiện thú vị để chào đón một mùa Giáng sinh và năm mới với mong ước hòa bình và hạnh phúc.
Sau Hạ viện, Thượng viện Mỹ hôm nay 21/12, đã thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn nhằm duy trì hoạt động của chính phủ liên bang tới tháng 3 năm sau.
Tư lệnh Tình báo quốc phòng Hàn Quốc, Thiếu tướng Moon Sang Ho đã bị bắt giữ ngày 20/12, với cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong việc ban bố thiết quân luật đêm 3/12.
Công đoàn IG Metall thông báo đã đạt được bước đột phá trong cuộc đàm phán thương lượng tập thể với Volkswagen. Theo đó, thỏa thuận này sẽ ngăn chặn việc đóng cửa các nhà máy và sa thải nhân viên.
Chính quyền Croatia cho biết có kế hoạch tổ chức quốc tang vào hôm nay (21/12) cho các nạn nhân của vụ tấn công bằng dao chưa từng có tại một trường học ở thủ đô Zagreb.
Chính phủ Nhật Bản cho hay, nước này sẽ cung cấp vaccine đậu mùa khỉ cho Cộng hòa dân chủ Congo và đã cử một đoàn chuyên gia y tế đến thực địa để khảo sát cách tiến hành tiêm chủng. Động thái này nhận được sự hoan nghênh từ Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế.
Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, vào ngày 27/12 tới, ông sẽ ra quyết định liệu có giải tán quốc hội hay không.
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã chia sẻ những nội dung trên mạng xã hội nhằm gửi lời chia buồn về vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại chợ Giáng sinh ở thành phố Madeburg của Đức, khiến hơn 60 người thương vong.
Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các, theo đó đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng cũ. Đây được coi là một trong những đợt cải tổ Nội các lớn nhất kể từ khi ông Trudeau lên nắm quyền cách đây 9 năm.
Một đối tượng đã lái xe đâm vào đám đông ở chợ Giáng sinh Magdeburg, miền đông nước Đức, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 60 người bị thương. Các quan chức địa phương xác nhận đây là một vụ tấn công khủng bố.
0