Giảng viên trẻ đam mê sáng tạo | Người tốt quanh ta | 20/06/2024

Nữ giảng viên trẻ An Phương Điệp, Bí thư Liên chi đoàn Khoa hệ thống Thông tin quản lý, Học viện Ngân hàng luôn là người tiên phong trong việc chuyển đổi số và số hóa các hoạt động công tác Đoàn tại Học Viện.

User
Ý KIẾN

Ông Trần Quang Huy, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn An Hiền, xã Hoàng Diệu, tích cực hiến công, hiến kế xây dựng xã Hoàng Diệu.

Trường học không chỉ là nơi trau dồi kiến thức mà còn nuôi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Thông qua những bài học, những hoạt động thiện nguyện của nhà trường, các em phần nào hiểu được giá trị của tình yêu thương.

Bà Nguyễn Thị Lan là tổ trưởng tổ dân phố số 19, phường Phúc Xá. Những ngày cả khu phố chìm trong biển nước là những ngày bà lăn lộn, bám sát địa bàn, nỗ lực cùng chính quyền đến từng nhà hỗ trợ người dân sơ tán đến các địa điểm an toàn do quận bố trí. Khi cơn bão qua đi, bà tiếp tục hướng dẫn các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, khôi phục cảnh quan, trả lại sự sạch đẹp cho khu vực bị ngập lụt.

Khởi xướng từ tháng 7/2024, quán phở “treo” với cái tên khá lạ trên phố Bảo Khánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là điểm đến của những khách hàng đặc biệt.

Trong không gian tĩnh lặng của chùa Hương Lan có một lớp học đặc biệt đang diễn ra. Đó là nơi những tâm hồn trẻ thơ, dù mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, vẫn được thắp sáng bởi ngọn lửa tri thức.

Trong lúc hoàn lưu của bão gây mưa lũ diện rộng, nhiều tổ chức và nhóm thiện nguyện các tỉnh, thành phố vẫn nhanh chóng đến vùng bão lũ, tích cực tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả. Dường như càng trong khó khăn, hoạn nạn, tình người càng tỏa sáng.

Bằng sự tâm huyết với nghề, cô Nguyễn Phương Ngọc, Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy) đã tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh thông qua việc hỗ trợ 18 CLB học sinh tại trường. Dưới sự hướng dẫn của cô, các CLB này không chỉ là nơi các em học sinh phát triển tài năng mà còn là môi trường rèn luyện kỹ năng mềm và tinh thần đoàn kết.

Dọc lưu vực các tuyến sông trên địa bàn Thủ đô, nhiều khu dân cư bị chìm sâu trong nước lũ. Giữa lúc nguy nan nhất, cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể ở cơ sở lăn xả hết mình, hỗ trợ kịp thời để trở thành điểm tựa vững chắc cho nhân dân.

Trong đội ngũ cán bộ hàng ngày phục vụ nhân dân, công chức tư pháp là người gần dân hơn cả. Họ không chỉ phụ trách lĩnh vực hộ tịch, công chứng, chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính, mà còn giúp UBND cấp xã thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch và nhiều công việc khác liên quan.

Trong lúc cơn bão số 3 tàn phá Thủ đô Hà Nội, căn nhà rộng 100m² của gia đình chị Phương Anh tại quận Thanh Xuân đã trở thành một hòn đảo an toàn giữa bão tố. Trong lúc nguy khó đó, nơi đây đã đón tiếp gần 20 người dân tìm kiếm chỗ trú ẩn an toàn.

Trong làng nghệ thuật múa rối Việt Nam, cái tên Kim Thoa luôn được nhắc đến với sự ngưỡng mộ và kính trọng. Chị không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là tấm gương sáng về sự tận tâm, sáng tạo và cống hiến cho nghệ thuật truyền thống.

Trong những năm qua, phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hồng Minh có sức lan tỏa mạnh mẽ, ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực. Nhiều người dân tự nguyện hiến đất và đóng góp tiền của, công sức để cùng với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Làng Hòa Bình Thanh Xuân trực thuộc Bệnh viện Phục hồi Chức năng Hà Nội, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam và khuyết tật trí tuệ. Thấu hiểu được sự thiệt thòi của các em, nhiều tấm lòng hảo tâm đã đồng hành cùng với tuổi trẻ Công an thành phố trong chương trình "Trung thu Yêu thương".

Phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng”, nhiều hội viên người cao tuổi tại thị xã Sơn Tây tích cực phát triển kinh tế, nhiệt tình tham gia phong trào, hoạt động ở địa phương, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập.

Có một ngôi nhà mới, không phải sống trong ngôi nhà ẩm thấp, dột nát là điều mà bà Nguyễn Thị Bình không nghĩ tới vì hoàn cảnh khó khăn của gia đình cũng như ở độ tuổi gần đất xa trời. Nhưng những mong mỏi của bà về một ngôi nhà được sơn sửa lại, một nơi ở có điều kiện tốt hơn cho đứa cháu của mình nay đã thành hiện thực.

Dưới cái nóng oi ả, nhiệt độ ngoài trời có khi lên tới 40 độ C, các tình nguyện viên của nhóm từ thiện Từ Đức vẫn kiên trì bên bếp lửa để kịp hoàn thành 400 suất cơm chay gửi đến những người đang chờ đợi ngoài kia.

Sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hồng thơ mộng, chở nặng phù sa của làng Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội, ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Văn Sinh đã bị cuốn hút bởi những hoạt động, công đoạn của làng nghề để rồi từ đó khơi dậy trong cậu một niềm đam mê mãnh liệt với nghề mộc.

Đồng nghiệp thường nhắc đến chị Hà như một người luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, không ngại khó khăn, luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên. Còn bạn bè thì coi chị là một tấm gương về lòng nhân ái, luôn chia sẻ và đồng cảm với những hoàn cảnh kém may mắn hơn.

Tâm niệm "mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", hơn 3.000 chiến sĩ Công an Thủ đô đã tổ chức chương trình "Hành trình giọt máu nghĩa tình năm 2024".

“Cô giáo Phương” là tên gọi thân thương mà nhiều học sinh và phụ huynh thường gọi với chị Nguyễn Thị Lan Phương ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Dạy kèm môn toán cho học sinh là công việc chính của chị 26 năm nay. Học sinh đến đây cũng có những điều khá đặc biệt.

Đều đặn hàng tuần vào mỗi thứ 7, các bà, các chị thuộc địa bàn dân cư số 8, phường Thành Công, quận Ba Đình lại cùng nhau quét dọn khu vực sân chung, trong các ngõ, vỉa hè, làm sạch cảnh quan, không để rác thải ùn ứ gây ô nhiễm môi trường. Để có được thành quả này phải kể đến sự tích cực trong vận động, tuyên truyền của bà Hoàng Thị Hường, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận địa bàn dân cư số 8 phường Thành Công,.

Khi ánh hoàng hôn dần buông là lúc những công nhân của Tổ môi trường số 9, thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội, Chi nhánh Đống Đa, bắt đầu công việc của mình.

Nằm trong một con ngõ nhỏ ở thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, xưởng may của anh Nguyễn Huy Ngàn từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc đối với cộng đồng người khuyết tật và cả những người dân nơi đây.

Trong không gian tĩnh lặng yên bình của ngôi chùa làng, cứ mỗi dịp cuối tuần lại vang lên tiếng cười, tiếng nói của những em nhỏ khuyết tật, đang được chắp cánh ước mơ tại lớp học tình thương của cô giáo Lê Thị Hòa và Sư thầy Thích Tịnh Hậu.

Dẫn dắt một trường đào tạo nghề trong bối cảnh đào tạo chính quy và du học nước ngoài phát triển mạnh mẽ là một thách thức vô cùng lớn đối với Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh.

Toàn quận Tây Hồ hiện còn 15 hộ làm nghề ướp trà sen truyền thống. Trong đó, sản phẩm của gia đình bà Lưu Thị Hiền là đại diện đầu tiên đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, được du khách trong và ngoài nước biết tới.

Không chỉ trau dồi, tích lũy chuyên môn, chị Nguyễn Thị Thu Hà còn sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ các đồng nghiệp trẻ để cùng nâng cao hiệu suất lao động, đóng góp vào thành tích chung của doanh nghiệp. Chị cũng vinh dự được Công đoàn Dệt May Việt Nam trao giải thưởng Nguyễn Thị Sen- giải thưởng mang tên Bà Tổ của nghề may Việt Nam, dành tặng cho các nữ công nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc.

Hanoi Food Rescue được thành lập từ năm 2012 với đội hình ban đầu chỉ là các bạn học sinh của trường THPT chuyên Amtesrdam. Với mô hình “cứu trợ thực phẩm”, 12 năm qua, HFR đã phát hàng trăm nghìn suất ăn miễn phí cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn và người nghèo ở Hà Nội.

Phạm Hải Yến là niềm tự hào của thể thao Thủ đô, nổi bật không chỉ bởi tài năng trên sân cỏ mà còn bởi tinh thần kiên cường vượt qua mọi khó khăn.

Với dự án Lên Ngàn của mình, Hoàng Anh đã đưa vào tuồng, chèo, ca trù những ngôn ngữ mới của Hiphop, nhạc điện tử….nhờ đó thành công khi khiến người lớn tuổi được trở về với những hồi ức xưa, còn người trẻ thì lại thấy bị thu hút bởi nghệ thuật truyền thống.

Chị Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Thanh Oai, Hà Nội, luôn được bà con nhắc đến với sự yêu thương, tin tưởng.

Với mong muốn đưa tuồng trở lại vị trí vốn có, để tuồng được lan tỏa và hiện hữu trong lòng công chúng, đặc biệt là khán giả trẻ, chị Bùi Yến Linh – trưởng nhóm truyền thông của Nhà hát tuồng Việt Nam đã và đang ứng dụng nhiều cách làm mới mẻ trong việc truyền thông bộ môn nghệ thuật tuồng.

Viện dưỡng lão Nhân ái được chị Nguyễn Thị Kim Thanh, Tổng giám đốc Công ty CP Quốc tế Nhân Ái, thành lập năm 2007 trong bối cảnh già hóa dân số ở nước ta diễn ra nhanh chóng, nhưng luật người cao tuổi chưa ra đời, các chính sách xã hội hóa dành cho lĩnh vực xã hội cũng chưa có, đặc biệt quan niệm của xã hội về việc đưa người cao tuổi đến ở nhà dưỡng lão cũng còn rất nặng nề.

Với tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi, Thượng úy Nguyễn Huy Hoàng không ngừng phấn đấu về nghiệp vụ và tích cực tham gia truyên truyền, triển khai các hoạt động của cơ quan đoàn thể và xã hội.

Hầu hết các con gấu, hổ, sư tử to lớn này đều được chị Ngọc chăm sóc. Có con được đưa từ nơi khác đến nhưng cũng có con ra đời ngay trong vườn thú. Vì vậy đối với chúng, chị như một người mẹ.

Tiểu Thư viện sách miễn phí Hùng Thoa tại thôn Đồng, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội, ra đời vào năm 2021, mở ra không gian tham khảo tri thức ở nhiều lĩnh vực cho cộng đồng dân cư quanh khu vực, đặc biệt là trẻ em.

“ Nụ cười shinbi” là quán cơm do bác sĩ nha khoa Nguyễn Văn Hòa cùng cộng sự sáng lập ra. Chỉ với 2.000 đồng, bệnh nhân và người nhà có những suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng.

Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Hà không chỉ là một chuyên gia pháp luật tài năngvới trái tim nhân hậu và tấm lòng nhiệt huyết mà còn là một tấm gương sáng về lòng nhân ái.

Tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 1999, bác sĩ Nguyễn Ngọc Vinh lựa chọn về phục vụ quê hương và công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì với vị trí bác sĩ đa khoa.

21 năm là quãng thời gian người cựu chiến binh Bùi Văn Trường gắn bó với chức danh trưởng thôn Tháp Thượng của xã Song Phượng, huyện Đan Phượng.

Với tâm niệm “cho đi là còn mãi”, ông Nguyễn Việt Anh, ở thôn Trạch Lôi, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, đã dành thời gian, tâm sức và cả tiền bạc để đóng góp xây dựng quê hương.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê thuần nông Vân Nam, thu nhập chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông nghiệp, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, sau khi học hết phổ thông, anh Hoàng Quốc Hải quyết tâm theo học và đến với nghề mộc.

Mỗi sáng thứ Bảy, ông Ngô Trần Tăng tổ trưởng tổ dân phố số 5, phường Cự Khối, quận Long Biên cùng các đoàn viên thanh niên trong phường lại đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền và hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ công trên môi trường số.

Về công tác tại tổ cảnh sát hình sự phường Xuân La từ tháng 12/2015, trong quá trình công tác, đại úy Nguyễn Xuân Cường đã tham gia triệt phá nhiều vụ án có tính chất phức tạp, nguy hiểm, được lãnh đạo quận và thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Xuyến, người dân tộc Tày, đã mang làn điệu then đến gần hơn với công chúng, góp phần gìn giữ và phát triển một di sản văn hóa vô giá.

Không có được đôi chân khoẻ mạnh, lành lặn như bao người khác nhưng ông Nguyễn Văn Khải không để bản thân mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội mà nỗ lực vượt qua khó khăn, trở thành ông chủ một cơ sở, tạo việc làm cho nhiều lao động.