Giao dịch đất nền vùng ven chững lại

Sau các đợt sốt đất vừa qua, bất động sản đang trở lại mức giá thực hơn, tỷ lệ thanh khoản cũng giảm đáng kể. Nhu cầu giảm nhanh khiến các nhà đầu tư sở hữu đất nền vùng ven TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) không dễ thoát hàng.

 

Thị trường giảm nhiệt

Huyện Củ Chi (TP.HCM) hơn một năm qua được đánh giá là vùng “đất sốt” ở phân khúc đất vườn, đất nền, đất nông nghiệp… khi xuất hiện thông tin địa phương này sẽ được nâng cấp lên thành phố, thay vì lên quận. Khi đó, những lô đất lúa, đất thổ cư cũng được phân thành lô nhỏ để bán.

Tuy nhiên, cùng với xu hướng của thị trường, vùng “đất sốt” nay đã lấy lại nhịp sống vốn có của nó, còn những nhà đầu tư lao vào cơn sốt hồi đầu năm thì nay khóc ròng. Theo làn sóng đổ về huyện Củ Chi đầu tư vào đầu tháng 2/2022, anh Nguyễn Thành Phương cũng quyết định chi hơn 3 tỷ đồng để mua 2 lô đất 200 m2 tại xã Tân Phú Trung để lướt sóng. Để có tiền đầu tư, ngoài 1 tỷ đồng tiền tích góp, Phương đã vay thêm ngân hàng hơn 1,5 tỷ đồng, còn lại mượn tiền gia đình và bạn bè.

Sau khi mua 2 lô đất này khoảng 1 tháng, có khách trả chênh lệch 100 triệu đồng/lô, nhưng anh không bán, vì tin giá sẽ còn tăng. Thế nhưng, khi thị trường giảm nhiệt, ngân hàng siết tín dụng, giao dịch từ đó “đóng băng”, dòng tiền bị tắc, khiến việc trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng trở thành gánh nặng. Để giảm bớt khó khăn, anh Phương rao bán 2 nền đất bằng với giá vốn, nhưng không kiếm được khách mua.

Không chỉ thị trường đất nền Củ Chi, mà đa số những khu vực trước đây rất sôi động thì giờ cũng trầm lắng, nhà đầu tư không mấy quan tâm. Nếu như thời điểm này năm ngoái, cứ cuối tuần, anh Phạm Lộc, nhân viên môi giới của một sàn giao dịch tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) dẫn ít nhất 3 - 5 khách đi tìm kiếm lô đất đẹp ở các thị trường vùng ven như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, thì nay cả tháng mới có 2 - 3 khách liên hệ.

Thanh khoản tiếp tục giảm

Có thể thấy, sau một thời gian dài tăng nóng, giá đất nền một số nơi đã quay về giá trị thực, nhà đầu tư đã không mấy mặn mà với việc “đánh bắt xa bờ”. Báo cáo thị trường bất động sản quý III/2022 của DKRA Group cũng cho thấy một bức tranh nhiều gam màu tối tại phân khúc đất nền. Trong quý vừa qua, cả thị trường phía Nam chỉ có 9 dự án đất nền mở bán, gồm 3 dự án mới và 6 dự án mở bán giai đoạn tiếp theo, cung cấp cho thị trường 1.057 nền, giảm tới 65,5% so với quý II/2022.

Thị trường các tỉnh phụ cận tiếp tục giữ vai trò chủ lực về nguồn cung cho thị trường. Trong đó, Bình Dương là tỉnh tập trung nhiều nguồn cung mới nhất, với 630 nền, chiếm 59,6% tổng nguồn cung toàn thị trường; xếp sau là Long An, chiếm 27,3% và Đồng Nai chiếm 13,1%. TP.HCM, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu không ghi nhận dự án mới mở bán.

Về thanh khoản, trong quý III/2022 chỉ có 550 nền được giao dịch thành công, tỷ lệ tiêu thụ đạt 52%, giảm đến 77,8% so với quý II/2022. Đây là mức tiêu thụ đất nền thấp nhất kể từ đầu năm.

Mặc dù tình trạng nhà đầu tư bán dưới giá vốn ngày càng tăng, nhưng không phải là hiện tượng phổ biến trên thị trường, mà chỉ với những trường hợp như nhà đầu tư yếu tiềm lực tài chính hoặc “ôm” hàng kém thanh khoản. Với những nhà đầu tư có nền tảng tài chính mạnh, tầm nhìn dài hạn, thì đây vẫn là mảnh đất tạo ra cơ hội.

 

User
Ý KIẾN

Giá bất động sản các phân khúc có mức tăng nhanh đến phi lý (bao gồm cả đất nền). Tuy nhiên tại huyện Thanh Trì, một số xã vẫn ghi nhận mức giá đất nền chỉ từ 20 triệu đồng/m2.

Từ đầu năm đến nay, ba huyện vùng ven ở Hà Nội như Mê Linh, Đông Anh, Phúc Thọ đã tổ chức đấu giá đất thành công, thu về 1.445 tỉ đồng.

Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 địa phương để lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; dự thảo Nghị định quy định về giá đất.

Cảnh báo về sốt ảo tiếp tục được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đưa ra, sau khi ghi nhận đất nền tại nhiều khu vực quận, huyện ngoại thành Hà Nội đang có mức giá tăng đột biến, nhất là những lô đất đã tách thửa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt đầu tổ chức công khai lấy ý kiến của người dân và các Bộ, ban, ngành, địa phương đối với dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.

Trong Luật Đất đai 2024, khung giá đất xác định 5 năm/lần đã bị xóa bỏ và thay bằng khung giá đất được cập nhật hàng năm theo nguyên tắc thị trường. Nhiều chuyên gia cho rằng quyết định này sẽ bảo đảm được quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, khi họ được đền bù với mức giá sát với thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác định giá đất hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Nhiều địa phương tổ chức đấu giá đất nền tại các khu đô thị, khu dân cư mới, đã mang đến tác động tích cực cho thị trường. Các chuyên gia cảnh báo người dân cần hết sức lưu ý để tránh hình thành các cơn "sốt ảo", gây nguy cơ mất an toàn khi thị trường còn đang trong tiến trình hồi phục.

UBND Thành phố yêu cầu các địa phương có rừng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất rừng, mua bán và xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp.

Tại Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai, những đối tượng có hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp sẽ bị phạt tiền, với mức phạt cao nhất có thể lên tới cả tỉ đồng.

Sau khi chung cư bị thổi giá, tăng ảo thì thị trường đất nền vùng ven dù tăng cao nhưng vẫn đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bất động sản, người dân nên cẩn trọng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu hồi phục, giúp cho các địa phương của Hà Nội triển khai đấu giá quyền sử dụng đất trong tháng 4 đạt kết quả tích cực.

Để Luật đất đai 2024 có hiệu lực sớm theo chỉ đạo của Thủ tướng, trung tuần tháng 4 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan đẩy nhanh xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành trên tinh thần “từ sớm, từ xa”, giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành các quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các huyện và thị xã.

Trên địa bàn quận Hà Đông có 13/17 phường được áp dụng chính sách hỗ trợ bằng hình thức giao đất dịch vụ (đất ở) đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi.

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 876 dừng việc ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã xác định giá khởi điểm đất đấu giá để có hướng dẫn mới cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 12 của Chính phủ.

Đất dịch vụ được Thành phố cấp cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi để hỗ trợ chuyển đổi việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Thế nhưng người dân nhiều quận, huyện chờ đợi cả chục năm nay vẫn chưa được cấp đất. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ này là do việc áp dụng chính sách không đồng nhất giữa các địa phương và không đúng với quy định tại Nghị định 17/2006 NĐ/CP của Chính phủ. Nếu các điểm nghẽn không sớm được tháo gỡ rất khó để Hà Nội hoàn thành mục tiêu bàn giao hết đất dịch vụ cho người dân trong năm 2024.

UBND Thành phố vừa có quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàng Mai. Trong đó bổ sung dự án xây dựng trường tiểu học và trường mầm non tại ô đất TH3 và NT3 khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024, tại Hà Nội, giá chung cư liên tục tăng nóng vừa qua là do bị thổi giá, gây lũng đoạn thị trường bất động sản. Hiện nay nhà đất thổ cư cũng ghi nhận mức tăng giá từ 10% - 20%. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho là có dấu hiệu bất thường.

Không chỉ riêng chung cư, đất nền cũng đang bước vào làn sóng tăng giá. Mặc dù lượng giao dịch có cải thiện hơn so với năm ngoái, nhưng không tăng đột biến như nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội. Do vậy người dân không nên quyết định vội vàng vào thời điểm này, tránh chạy theo hiệu ứng đám đông mà nhiều môi giới tạo ra.

Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều địa phương đã tổ chức thành công nhiều cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở. Tuy nhiên tại huyện Chương Mỹ, kết quả đấu giá đất đạt kết quả thấp vẫn kéo dài hơn hai năm qua.

Năm nay, TP.HCM đặt mục tiêu thu trên 35.000 tỷ đồng từ đất đai, chiếm khoảng 10% thu ngân sách địa phương.

Lợi dụng việc tăng giá ở thị trường chung cư, đất nền các khu vực vùng ven đô thị lớn cũng đang được nhiều môi giới quảng cáo tăng giá cao, lượng giao dịch lớn, nhất là các lô đất đã tách thửa.

Thị trường đất nền dự án chưa có chuyển biến mạnh mẽ, giao dịch nhỏ giọt, giá vẫn giảm 30-40% so với đỉnh.

Nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh thực hiện và hoàn thiện việc thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về đất đai trong đó có hạ tầng số.

Dự án Tổ hợp nhà ở và văn phòng (tên thương mại Miracle Tower) tại số 8 Nguyên Hồng (Đống Đa) do Công ty Cổ phần in 15 làm chủ đầu tư đã liên tục vỡ tiến độ, dù trước đó dự án đã được gia hạn đến quý IV/2022 phải hoàn thành.

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều thông tin phản ánh tình trạng người dân Hà Nội xếp hàng từ sáng sớm để lấy số thứ tự đăng ký giải quyết thủ tục liên quan đến đất đai tại một số quận, huyện của Hà Nội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, đại diện các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội khẳng định đây chỉ là hiện tượng cục bộ, xảy ra ở một số nơi và vào thời điểm nhất định.

Thủ tướng vừa giao các Bộ, ngành soạn thảo 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024 để trình Chính phủ xem xét, thông qua vào tháng 5 tới.

Theo khảo sát, ở một số huyện ngoại thành Hà Nội như: Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức, giá đất những tháng đầu năm có tăng. Tuy nhiên lượng giao dịch thành công không cao. Những thông tin đẩy giá, thổi giá chỉ là chiêu trò của môi giới, người mua nên hết sức cẩn trọng, tránh những thiệt hại về tài sản.

Đất nền tại huyện Hoài Đức cũng từng trải qua đợt sốt nóng-lạnh thất thường do những thông tin quy hoạch, đặc biệt là các tuyến đường vành đai được khởi công. Mới đây, giá đất tại Hoài Đức cũng đang được đồn thổi đang tăng cao, có nơi lên đến cả 160 triệu/m2. Vậy giá đất ở Hoài Đức có thật sự tăng hay chỉ là chiêu trò thổi giá của các nhà trung gian bất động sản?

Trung tâm Phát triển qũy đất huyện Mê Linh vừa phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 30 thửa đất tại điểm X2, tổ dân phố số 4, thị trấn Quang Minh và khu Quán Chợ.

Theo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III. Thậm chí cả trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại tổng cộng tới 105 thành phố, thị xã.

Theo khảo sát, đất đấu giá Tây Bắc Lễ Pháp (Tiên Dương - Đông Anh) đang có mức giá 70 - 90 triệu đồng/m2. Đất tại Nguyên Khuê, vị trí mặt tiền có thể kinh doanh giá dao động 50 - 75 triệu đồng/m2.

Từ ngày 1/1/2025 khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành, các dự án đã có quyết định thu hồi đất, nếu quá thời gian ba năm thì người dân có quyền làm đơn kiến nghị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố Dự thảo Nghị định quy định về giá đất. Trong đó nội dung đáng chú ý là đề xuất quy định mới về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất.

Những tháng đầu năm, nhà đầu tư rục rịch quay trở lại thị trường bất động sản. Nhu cầu tìm kiếm đất nền có giấy tờ rõ ràng, vị trí đẹp gia tăng.

Theo thống kê, hiện vẫn còn khoảng 17% tỉnh, thành chưa công bố công khai bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cổng thông tin điện tử của địa phương.

Năm 2023, khu vực miền Bắc chứng kiến giá thuê bất động sản công nghiệp tăng mạnh nhất, trung bình đạt 135 USD/m2/chu kỳ thuê, đã tăng 33% so với năm 2022. Còn miền Nam, giá thuê trung bình 188 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15% so với năm 2022.

Việc định giá đất chậm đã và đang là một trong các khâu cản trở đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư thời gian qua trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy, ngày 19/10, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 3473 về việc thực hiện Công điện số 965 của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất.

UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt dự toán cho việc lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên và vùng phụ cận tỷ lệ 1/500 là hơn1,5 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố.

Theo Bộ Xây dựng, việc tăng lợi nhuận định mức từ 10% lên 15% cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, vô hình chung khiến giá bán nhà ở xã hội tăng lên và gây khó khăn hơn cho người thu nhập thấp.

Vai trò trách nhiệm định hướng của chính quyền Trung ương và địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiến tạo nên các đô thị thông minh. Thế nhưng có người lại nói, phải có được giao thông thông minh hay hạ tầng thông minh, quy hoạch và phát triển đô thị thông minh bền vững thì mới có Chính quyền thông minh. Câu chuyện cứ mắc mứu vào nhau theo kiểu: con gà có trước hay quả trứng có trước!

Tính đến nay, trong gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng, mới có 3 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Ninh được ký hợp đồng tài trợ tín dụng, với số tiền giải ngân đạt 82,7 tỉ đồng, tỷ lệ chưa đạt 1%.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ chuyển mục đích sử dụng đối với 325,78 ha đất tại huyện Phúc Thọ. Trong số đó, diện tích chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp là 25,87ha.

Thông tin về một số chính sách cụ thể đối với dự án mở rộng trụ sở Bộ Công an tại số 30 Trần Bình Trọng, thành phố đã ủy quyền cho UBND quận phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất.

Sau loạt chính sách quyết liệt nhằm khơi thông thị trường, đến nay hai thành phố lớn nhất cả nước là TP.HCM và Hà Nội đã tập trung giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hàng trăm dự án bất động sản.

Tính đến cuối tháng 8, tổng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản khoảng 1,76 tỉ đô la Mỹ, đứng vị trí thứ 2 về thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, con số này giảm hơn 47% so với cùng kỳ.