Giáo dục đạo đức từ tìm hiểu lịch sử địa phương

Ngành Giáo dục quận Ba Đình đã triển khai nhiều hoạt động đến các trường học (Tiểu học, THCS) trên địa bàn quận để công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc được lan tỏa đến nhiều thế hệ học trò, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Bài học đạo đức từ lịch sử

Một điểm mới của Chương trình GDPT 2018 đó là giúp các địa phương được chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp, thiết thực với điều kiện thực tế.

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết: "Chương trình GDPT 2018 thì các nhà trường khi tổ chức dạy học hoàn toàn có thể chủ động tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm tại các di tích, danh lam thắng cảnh để học sinh có cái nhìn thực tế hơn. Đây là phương pháp dạy học hiệu quả nhất tạo hứng thú cho học sinh với môn Lịch sử tưởng chừng có phần khô khan nhưng nay lại có sự hiện hữu với các minh chứng lịch sử trăm nghe không bằng một thấy...”

Những năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử Đảng bộ địa phương cho cán bộ,  Đảng viên và nhân dân trên địa bàn quận Ba Đình luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền từ quận đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.

Đặc biệt, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương được quận Ba Đình chú trọng đối với GD&ĐT khi có những quyết sách trong công tác biên soạn tài liệu, lập kế hoạch giảng dạy với môn học giáo dục địa phương.

Học sinh Trường THCS Thành Công (Ba Đình) tham gia các hoạt động trải nghiệm, trò chơi dân gian phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trước đó (ngày 31/7/2020), quận Ba Đình đã kiện toàn Hội đồng thẩm định “Tập tài liệu giảng dạy lịch sử truyền thống, cách mạng quận Ba Đình” được nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành cuối tháng 11/2020. Cuốn sách đã trở thành tài liệu chính thống trong tất cả các nhà trường thuộc địa bàn quận Ba Đình.

Cuốn sách đã giới thiệu được vùng đất và con người cũng như vị thế và truyền thống và những mốc son lịch sử cách mạng. Các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu, các nhân vật lịch sử, các lễ hội và làng nghề nổi tiếng đã và đang tồn tại trên mảnh đất Ba Đình được đưa vào sách như một kho học liệu quý giá.

Ông Lê Đức Thuận nhấn mạnh, cuốn sách giúp học sinh và nhân dân tìm hiểu, học hỏi về lịch sử địa phương trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt với những ai thích khám phá, tìm tòi về lịch sử địa phương không chỉ bó buộc riêng với đối tượng là học sinh.

Tác phẩm tranh của học sinh tham dự cuộc thi tìm hiểu về lịch sử quận Ba Đình.

Ngành Giáo dục quận Ba Đình đã triển khai đến các cơ sở giáo dục (Tiểu học, THCS) trên địa bàn quận Ba Đình với nhiều cách thức tổ chức để công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc được lan tỏa đến nhiều thế hệ học trò, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

"Từ các tiết học về lịch sử địa phương, các thầy cô giáo đã giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thế hệ trẻ. Đặc biệt giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn quận...", ông Lê Đức Thuận nhấn mạnh.

Những bài học lịch sử giúp lan tỏa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Năm học 2022 - 2023, UBND quận Ba Đình tiếp tục phát động các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử như: Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách quận Ba Đình hè 2022 chủ đề “Tiếp bước cha anh, làm nghìn việc tốt”; tổ chức chuỗi các hoạt động cho học sinh Tiểu học và THCS tham gia như vẽ tranh, tham quan di tích Hồ Hữu Tiệp, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng B52... nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (18/12/2972 - 18/12/2022).

Qua các cuộc thi, các cơ sở giáo dục cũng chủ động tổ chức các hoạt động thiết thực cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm thể hiện lòng biết ơn, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cũng như trân trọng những trang lịch sử vẻ vang của địa phương và của dân tộc.

Học sinh thăm quan di tích lịch sử trên địa bàn quận Ba Đình.

Đơn cử, trong chuỗi hoạt động kỉ niệm "50 chiến thắng Điện Biên Phủ trên không" vừa qua, Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình) đã có tiết học tập trải nghiệm tại di tích hồ Hữu Tiệp - nơi ghi dấu chiến tích anh hùng của quân và dân Hà Nội.

Cô Trương Châu Giang - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, tiết học được xây dựng với mong muốn giúp các em học sinh có trải nghiệm thực tế, từ đó hiểu rõ hơn những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc và đặc biệt với chiến tích còn ghi dấu của trận “Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn lưu lại tại nơi các em đang sinh sống và học tập. Đồng thời tiếp tục giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh về lòng biết ơn, trân trọng, tự hào, bảo tồn những di tích lịch sử - văn hóa, truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Em Đặng Minh Đức - lớp 8A3 (Trường THCS Ba Đình) cho biết "...hồ Hữu Tiệp là một di tích quan trọng để chúng em có thể sống lại với lịch sử hào hùng của dân tộc, để chúng em có thể nhận ra trách nhiệm và vai trò của bản thân mình trong sự phát triển của đất nước".

Còn NGƯT Nguyễn Thanh Hà - Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình) thì nhấn mạnh, việc học tập thực tế tại các điểm di tích, danh lam thắng cảnh là hình thức giáo dục hiệu quả mà trường THCS Thăng Long cũng luôn hướng tới.

"Buổi học thực tế gắn lý thuyết với thực tiễn tại địa chỉ đỏ sẽ tạo hiệu ứng tốt cho các em học sinh chủ động trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa. Qua đó, giúp học sinh biết trân trọng hơn những giá trị truyền thống, tự hào hơn về lịch sử dân tộc, góp phần nâng cao kỹ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống cho các em...", NGƯT Nguyễn Thanh Hà nhấn mạnh.

Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình) đã có tiết học tập trải nghiệm tại di tích hồ Hữu Tiệp - nơi ghi dấu chiến tích anh hùng của quân và dân Hà Nội.

Cùng với các hoạt động giáo dục trên, dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cũng là dịp để trường học Ba Đình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Cô Trần Thị Tố Trinh - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu cho biết, dịp Tết dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, ai ai cũng đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ tri ân ông bà, tổ tiên.

"Điều đó đã trở thành nếp sống, truyền thống tốt đẹp, bền vững của người dân Việt Nam. Góp phần vào giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh...", cô Trần Thị Tố Trinh bày tỏ.

Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu cũng cho biết, để giáo dục cho học sinh vui Tết, đón Xuân cùng gia đình thật nhiều ý nghĩa, các cô giáo đã giao phiếu bài tập gửi tới học sinh qua những nhiệm vụ đáng yêu như: Phụ bố mẹ, ông bà, anh chị dọn dẹp nhà cửa đón Tết; Tự sắp xếp lại tủ quần áo, góc học tập của mình; Biết vào bếp phụ bố mẹ, ông bà dọn cơm, bày hoa quả; Vào ngày mùng 1 Tết, em ngồi vào bàn học viết bài Khai bút đầu Xuân; Em biết chúc Tết mọi người em gặp; Nhận bao lì xì bằng hai tay, biết nói lời cảm ơn, không mở bao lì xì trước mặt người mừng tuổi hoặc nói về số tiền lì xì em nhận được; Em để dành một ít tiền lì xì để mua một quyển sách ý nghĩa. 

User
Ý KIẾN

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Học viện Phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Genesis - Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên 2024” vào sáng 19/11.

Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003, phương pháp giáo dục Montessori đã trở thành từ khóa “hot” được đông đảo các bậc phụ huynh quan tâm, lựa chọn.

Trải qua 70 năm phát triển, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và số lượng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.

Sáng 19/11, chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường Tiểu học Dịch Vọng A (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.

"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay, ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất, có một nghề không trồng cây vào đất, mà cho đời những đóa hoa thơm". Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học sinh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, người cô.

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ Australia. Các sinh viên này sẽ học được thêm các kỹ năng và tạo dựng được những kết nối giá trị, góp phần vào sự phát triển bao trùm và bền vững của Việt Nam.

Sáng 19/11, quận Thanh Xuân đã tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong năm học 2023 - 2024.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã về việc không tổ chức đón, tiếp khách và nhận hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

UBND quận Hai Bà Trưng đã tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo quận năm 2024.

Sáng 18/11, huyện Thạch Thất đã tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024 và kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Ngày 17/11, huyện Phúc Thọ tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô.

Sáng 17/11, Trường THPT Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.

Ngày 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.

Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.

Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Trong không khí ấm áp, Trường THPT Lam Hồng - Sóc Sơn tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 25 năm thành lập và phát triển.

Sáng 16/11, Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2024 - 2025. Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tới dự.

Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.

Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Ngày 15/11, quận Tây Hồ tổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành GD&ĐT quận năm 2024.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu chào mừng kỉ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.

Sáng qua, 15/11, trường phổ thông Hermann Gmeiner, Hà Nội - ngôi trường mang tên người sáng lập ra Làng trẻ em SOS đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), huyện Đan Phượng tổ chức biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, những nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục huyện năm 2024.

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt các nhà giáo, đại diện cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Chiều 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ tổng kết cuộc thi "Sáng tác ca khúc dành cho học sinh" nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, với sự tham dự của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, lãnh đạo một số vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Trong không khí hân hoan chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay, 15/11, trường THCS Thái Thịnh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, đón nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND Thành phố Hà Nội.

Sáng 15/11, quận Hà Đông tổ chức 70 năm Ngày truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dự lễ kỷ niệm có nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngành giáo dục có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh nghề dạy học và tri ân các nhà giáo, tạo không khí thi đua, phấn khởi cho học sinh và đội ngũ nhà giáo.

Những năm gần đây, Hà Nội đang thực hiện triển khai mô hình trường học xanh, qua đó, đưa ra những bài học về tiết kiệm năng lượng, phát triển không gian xanh, giảm thiểu rác thải.