Giáo dục học sinh cần gia đình đồng hành
Liên tiếp một số vụ việc gần đây như học sinh nhốt, ném dép vào cô giáo ở Tuyên Quang; phụ huynh tố giáo viên trên mạng xã hội ở Lạng Sơn, hay mới đây gia đình học sinh ở Đồng Tháp lăng mạ hiệu trưởng, đánh giáo viên khi có hành vi dạy dỗ chưa đúng với con mình… đã cho thấy tình trạng nhiều gia đình quá đề cao con cái, có những hành vi bảo vệ con sai cách. Dường như truyền thống 'tôn sư trọng đạo' đang yếu dần đi, trong khi thực tế gia đình và nhà trường phải cùng là điểm tựa trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Con khó dạy thì "trăm sự nhờ thầy cô"
Trong hành trình dạy con, không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng có thể sáng suốt, bình tĩnh để trao cho con những điều tốt đẹp nhất, có những lúc bối rối, thậm chí khủng hoảng và không biết phải làm gì để có thể dạy bảo con cái của mình. Và những lúc như thế, phụ huynh sẽ nghĩ đến phương án nhanh hơn đó là gửi gắm, trông đợi vào các thầy cô, nhà trường.
Tuy đã già nhưng giờ bà Đặng Thị Phượng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội đang phải vừa làm bà, vừa làm mẹ, làm bố của những em nhỏ này. Bố mất sớm, mẹ đi làm xa, nên việc dạy bảo các cháu đang tuổi lớn hoàn toàn phụ thuộc vào bà. Có những lúc, bà Phượng cũng cảm thấy bất lực với đứa cháu của mình. "Nó hay ương ngạnh, đôi khi cũng bảo ra nhờ cô giáo dạy giúp, chứ con bé con này nó cứ đi tối ngày, bảo nhờ quét hộ bà cái này nó cũng chả làm, nó cứ cãi ương.", bà Phượng chia sẻ.
"Trăm sự nhờ thầy cô" là chia sẻ của phụ huynh này khi con cháu mình không nghe lời. Những đứa trẻ đang lớn, ở độ tuổi dậy thì, các em có những cảm xúc riêng của mình, cần người lớn lắng nghe, chia sẻ, dạy bảo.
Từng có một cuộc khảo sát, kết quả hơn 85% phụ huynh từng cảm thấy bất lực trong quá trình nuôi dạy con. Có 75% phụ huynh từng có những giây phút không kiểm soát được bản thân, sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi bạo lực trước sự ương bướng của trẻ. Và cũng có tới trên 50% phụ huynh đã có những cơn stress, trầm cảm nhẹ trong quá trình nuôi dạy con.
Nói ít - nghe nhiều - đồng cảm nhiều là thứ mà các bậc phụ huynh đang hướng đến trong việc dạy bảo con cái mình. Để trở thành người lớn, thì mỗi đứa trẻ đều phải đi quay tuổi dậy thì, và ở thời điểm đó, chúng cần có sự đồng hành của phụ huynh, nhà trường, và xã hội.
Những nỗ lực từ thầy cô và nhà trường
Nhiều khi, phụ huynh cảm thấy "bất lực" với chính con cái mình, và phải nhờ hết vào nhà trường trong việc dạy bảo con cái. Nhưng để có những đứa trẻ lớn lên hoàn thiện về trí - thể - mỹ thì không phải chỉ có nhà trường mà nó cần sự vào cuộc của cả thầy, cô - gia đình - xã hội.
Chia sẻ, quan tâm, nắm bắt tâm lý học sinh, những phòng tư vấn tâm lý của nhà trường luôn mở cửa, dù không được đào tạo chuyên sâu. Những em học sinh mắc lỗi sẽ được các thầy cô trao đổi và nói chuyện riêng, nhưng cũng nhiều khi là câu chuyện "dở khóc dở cười" với chính các thầy cô.
Một ngày có 24h, các con ở trường với thầy cô nhiều nhất là 8h, còn lại là gia đình, do đó việc kết hợp giữa nhà trường - gia đình là mối liên kết không thể tách khỏi.
Mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm về nhận thức, sở trường, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình… Hiểu học sinh, khám phá đời sống các em, để biết được các em đang có những gì? khó khăn ra sao? Vấn đề gì bức xúc chưa được giải quyết, chia sẻ, giúp đỡ… Từ đó, người thầy - gia đình sẵn sàng làm điểm tựa tinh thần vững chắc để các em có thể "đề kháng" được với những thói quen xấu dễ bị tập nhiễm ở môi trường xung quanh.
Trẻ phát triển tốt hơn khi gia đình đồng hành
Dành thời gian buổi tối hàng ngày để trò chuyện với con, đây là hoạt động thường xuyên của gia đình anh Nguyễn Anh Đức. Và đây chính là thời điểm các con có thể chia sẻ những câu chuyện mà mình gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
Anh Nguyễn Anh Đức - phụ huynh học sinh chia sẻ: "việc các con học ở trường thì về nhà cần ôn luyện, và bố mẹ gần gũi trao đổi với con để hiểu con đang như thế nào".
Để thực hiện điều đó, với anh Đức không thể chỉ nói thôi là đủ, anh coi khoảng thời gian kèm con học là thời điểm hợp lý để vừa dạy vừa hiểu con của mình hơn.
Bên cạnh đó, chị Vũ Thanh Dung - vợ anh Đức chia sẻ thêm: "Bận mấy chúng tôi cũng dành thời gian chia sẻ, vì các con đang lớn và sẽ có nhiều tình huống các con có thể gặp phải".
Không chỉ vậy, việc nêu các tình huống đã xảy ra để giúp các con của mình hiểu đúng về luật, về quyền và nghĩa vụ, với chị Dung chị coi đây là trách nhiệm không chỉ của trường học mà còn là trách nhiệm của phụ huynh
Học cùng con, thậm chí chơi cùng con, điều này tạo nên sự tương tác và gắn kết giữa con cái với cha mẹ. Không chỉ riêng với gia đình Anh Đức, mà bất cứ gia đình nào muốn nuôi dậy con cái tốt nhất cũng cần thực hiện phương pháp này. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để mỗi đứa trẻ trong quá trình lớn và trưởng thành có cơ hội tiếp cận những điều đúng đắn, được kịp thời uốn nắn khi mắc lỗi. Phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ, trưởng thành và nên người.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.
Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.
Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Sáng 16/11, Trường Cao đẳng công nghệ cao Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2024 - 2025. Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tới dự.
Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.
Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Ngày 15/11, quận Tây Hồ tổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành GD&ĐT quận năm 2024.
Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu chào mừng kỉ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Sáng nay, 16/11, trường THPT Kim Liên tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất. Tham dự có Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng lãnh đạo sở, ngành của thành phố và quận Đống Đa.
Sáng qua, 15/11, trường phổ thông Hermann Gmeiner, Hà Nội - ngôi trường mang tên người sáng lập ra Làng trẻ em SOS đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.
Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), huyện Đan Phượng tổ chức biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, những nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục huyện năm 2024.
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chiều 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt các nhà giáo, đại diện cho 251 nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Chiều 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ tổng kết cuộc thi "Sáng tác ca khúc dành cho học sinh" nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, với sự tham dự của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, lãnh đạo một số vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Trong không khí hân hoan chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay, 15/11, trường THCS Thái Thịnh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, đón nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND Thành phố Hà Nội.
Sáng 15/11, quận Hà Đông tổ chức 70 năm Ngày truyền thống ngành Giáo dục và Đào tạo, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dự lễ kỷ niệm có nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngành giáo dục có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh nghề dạy học và tri ân các nhà giáo, tạo không khí thi đua, phấn khởi cho học sinh và đội ngũ nhà giáo.
Những năm gần đây, Hà Nội đang thực hiện triển khai mô hình trường học xanh, qua đó, đưa ra những bài học về tiết kiệm năng lượng, phát triển không gian xanh, giảm thiểu rác thải.
Tiếng Nga hiện đang được dạy ở gần 40 cơ sở giáo dục của Việt Nam, từ bậc THPT đến đại học và nhiều nhất là trong các học viện của quân đội, dù tiếng Nga hiện không còn chiếm vị trí số một trong số các ngoại ngữ được người Việt Nam chọn học.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang tích cực triển khai lồng ghép giáo dục STEM, bước đầu tạo chuyển biến trong dạy và học tại các nhà trường.
Tối qua 12/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp công nghệ và tổ chức cuộc thi "Tài năng sinh viên IT". Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình đào tạo, phát triển và tìm kiếm tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Học viện.
Hà Nội đang phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế. Trong thời gian qua, việc phân cấp phân quyền đã được đẩy mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Số trường không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ từ mùa tuyển sinh năm 2025 tiếp tục tăng. Ngoài các trường đại học top đầu như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội..., còn có các trường đại học top giữa và các trường đại học địa phương, như Đại học Nha Trang.
Sáng 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam.
Sáng 12/11, Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô (1954 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Chương trình có sự tham gia của 3.500 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông và được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Hà Nội, đồng thời, kết nối trực tuyến với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố, trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội.
Sáng 11/11, tại TP. HCM đã diễn ra buổi gặp mặt nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Giờ đây, các thầy các cô đã ngoài 80 nhưng tinh thần thì vẫn vẹn nguyên như khi ‘xếp bút nghiên, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’.
Các trường học ở Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11/2024). Sự kiện không chỉ tạo sân chơi bổ ích mà còn khơi dậy tinh thần học tập, nghiên cứu pháp luật trong học sinh.
Sáng nay, 11/11, vòng chung kết Cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại Phân viện Puskin, Hà Nội.
Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới so với hiện nay, đặc biệt là về đề thi.
Sáng ngày 10/11, tại Hà Nội,Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nhân Mỹ học đường, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Bộ môn Hán Nôm Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học "Hoạt động đào tạo Hán Nôm và Thư pháp ngoài công lập".
Sáng 10/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (1954-2024).
"Hành khúc học sinh Thủ đô" là hoạt động hưởng ứng Lễ hội thiết kế sáng tạo của TP và thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đồng thời tăng cường giáo dục thẩm mỹ, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.
7h30 sáng nay 10/11, tại khu vực Tượng đài 'Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh', đoàn 30 khối học sinh thuộc 30 quận, huyện, thị xã diễu hành cổ động qua vườn hoa đền Bà Kiệu, đường phố Lê Thạch, phố Đinh Tiên Hoàng, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Hoạt động này nhằm ôn lại hành trình 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của ngành giáo dục Thủ đô, đồng thời tôn vinh những thành tích đáng tự hào đã đạt được.
Diễn ra vào ngày 10/11 tại khu vực Tượng đài "Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh", đoàn 30 khối học sinh 30 quận, huyện, thị xã sẽ diễu hành cổ động tại vườn hoa đền Bà Kiệu, đường phố Lê Thạch, phố Đinh Tiên Hoàng, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Sau gần một tháng áp dụng Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành quy định: "Học sinh không được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác khi đang học tập trên lớp, trừ khi phục vụ cho học tập và được giáo viên cho phép". Từ những nỗ lực ban đầu đến nay dần hình thành thói quen học đường mới, việc hiện thực hóa thông tư đã từng bước cải thiện tình trạng học sinh xao nhãng do lạm dụng điện thoại, cũng như xây dựng môi trường học tập hiệu quả.
Trên cơ sở đề xuất của trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chọn chủ đề cho cuộc hội thảo cấp Quốc gia lần thứ 1 là “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển”. Sự kiện khoa học này không chỉ là một hành trình trở lại mà còn là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, hết lòng vì giáo dục và mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.
Sáng ngày 7/11, trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam (VCI) tại TP Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phương án thi mới với nhiều điều chỉnh so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và các năm trước đó.
Mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vẫn còn tình trạng trường học chưa đạt chuẩn, điểm trường phân tán, có phường còn không có trường nào trên địa bàn.
Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds vừa công bố bảng Xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Trong đó, Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học lọt vào danh sách này.
Từ năm 2025, học sinh có giấy chứng nhận nghề (được cấp trong thời gian học THPT) sẽ không được cộng điểm khuyến khích khi xét tốt nghiệp THPT như các năm trước.
Chiều 6/11, Thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội, phong trào thanh niên khối trường học năm học 2023-2024 và tuyên dương các “Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu” cấp thành phố năm 2024.
Sinh viên là những người có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, để ý tưởng được thực hiện, cần sự đồng hành, khơi gợi, giúp đỡ của các trường đại học.
0