Giáo dục hướng nghiệp - đi tìm một mô hình thực chất

Mô hình giáo dục hướng nghiệp đã có nhiều trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam dường như các trường học còn đang tập trung nhiều hơn đến việc dạy học các môn học để thi nhiều hơn là Hướng nghiệp.

 

Bài viết này đề cập đến cách hiểu đúng về Hướng nghiệp, thời điểm thực hiện cũng như cách triển khai giáo dục hướng nghiệp thực chất và hiệu quả.

Giáo dục hướng nghiệp - đi tìm một mô hình thực chất - 1

Cần lắm cách làm thật về Hướng nghiệp để tạo ra Nhận thức thật về bản thân và thế giới nghề nghiệp.

Hướng nghiệp thực chất là gì?

Nhiều người cho rằng Hướng nghiệp là giúp học sinh chọn nghề hay ngành học mà mình yêu thích. Tuy nhiên đó là cách hiểu và làm chưa đúng, hay không thực chất.

Giáo dục Hướng nghiệp thực chất là những hoạt động nhằm hỗ trợ học sinh có được định hướng, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội/thị trường lao động.

Hướng nghiệp thực chất giúp cho học sinh phát triển năng lực gì?

Quy trình định hướng phát triển nghề nghiệp là một vòng lặp: bắt đầu từ: Nhận thức bản thân - nhận thức về thế giới nghề nghiệp, khám phá cơ hội phù hợp lập - kế nghề nghiệp.

Nhận thức và phát triển bản thân không chỉ là nhận ra sở thích, khả năng, điều kiện của mình, mà quan trọng nhất là giúp học sinh làm chủ chính mình, học cách sống tự chủ và có trách nhiệm, phát huy giá trị và tiềm năng của cá nhân.

Giáo dục nhận thức bản thân phải giúp cho mỗi học sinh trả lời câu hỏi: TÔI LÀ AI? Học sinh sẽ khám phá và phát triển được tài năng, đam mê cá nhân, phát triển năng lực tự nhận thức để là một người tích cực, tự tin với cuộc sống, trở thành một thành viên có giá trị với gia đình, nhà trường và xã hội

Nhận thức nghề nghiệp và nhu cầu xã hộiSau khi trả lời câu hỏi TÔI LÀ AI?, Hướng nghiệp sẽ giúp cho học sinh trả lời câu hỏi: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP CÓ NHỮNG GÌ ở hiện tại và tương lai? Có những cơ hội gì để bản thân em phát huy được tài năng và đam mê cũng như các giá trị của mình? Hướng nghiệp sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp cũng như nhu cầu của thị trường việc làm không chỉ tại thời điểm các em học tập mà còn ở tương lai khi các em trưởng thành để bước vào và góp phần tạo ra thay đổi của thế giới nghề nghiệp.

Lập kế hoạch nghề nghiệp: Đây là bước tiếp theo của Hướng nghiệp sau khi học sinh có nhận thức về bản thân và thế giới nghề nghiệp. Học sinh sẽ học các xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, trả lời câu hỏi: TÔI MUỐN TRỞ THÀNH NGƯỜI THẾ NÀO VÀ Ở ĐÂU TRONG THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP? Em sẽ làm gì để đến nơi em mong muốn?

Khi nào thì bắt đầu Hướng nghiệp cho học sinh?

Quy trình hướng nghiệp có thể được lặp đi lặp lại trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi người. Vòng lặp này bắt đầu từ đơn giản và sẽ dần phức tạp hơn khi học sinh lớn lên.

Không thể chờ đến cuối cấp THCS, THPT mới giúp học sinh nhận ra TÔI LÀ AI? THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP CÓ NHỮNG GÌ HẤP DẪN? TÔI SẼ Ở ĐÂU TRONG THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP?

Nhiều hệ thống giáo dục đã đưa hướng nghiệp ngay từ giáo dục Mầm Non. Hệ thống giáo dục Lá phong Xanh là một minh họa sinh động cho việc đưa giáo dục hướng nghiệp sớm vào trường Mầm non.

Việc hiểu sai về Hướng nghiệp dẫn đến phải chờ đến cuối cấp THCS, THPT mới bắt đầu thực hiện, rõ ràng nhận ra bản thân chậm trễ sẽ hạn chế việc phát triển các tiềm năng cá nhân ngay từ tuổi ấu thơ, đến khi bắt đầu đã quá muộn để phát triển bản thân học sinh cũng như hiểu biết về thế giới nghề nghiệp. Việc lập kế hoạch sẽ càng không có ý nghĩa khi nhận thức về bản thân và thế giới nghề nghiệp không đầy đủ và sâu sắc, thậm chí sai lầm.

Làm gì để tổ chức Hướng nghiệp thực chất ở nhà trường?

Một số cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục hướng nghiệp chủ yếu cho học sinh qua một vài buổi tập trung toàn khối nghe một vài diễn giả nói chuyện về lựa chọn nghề nghiệp, tổ chức cho học sinh học nghề một cách hình thức.

Cách làm này sẽ giống như "nước đổ lá khoai", không giúp gì cho học sinh nhận ra và làm gia tăng giá trị của bản thân cũng như hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, lại càng không giúp gì cho học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp đúng, trúng, phù hợp với sở trường, đam mê, giá trị, điều kiện của bản thân.

"Vòng lặp giáo dục hướng nghiệp" sẽ tạo ra các kết quả thực chất khi học sinh được trải nghiệm, lặp đi lặp lại nhiều lần. Có thể tham khảo quy trình dạy học trải nghiệm vào lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp như sau:

Bước 1. Nhận diện kinh nghiệm cá nhân: Tổ chức các hoạt động trong nhà và ngoài trời, những thách thức cá nhân và theo nhóm để học sinh thể hiện nhận thức về bản thân và thế giới nghề nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp.

Bước 2. Quan sát và phản ánh: Khích lệ mỗi HS phản ánh, mô tả, giao tiếp và học hỏi từ các kinh nghiệm về nhận thức bản thân và thế giới nghề nghiệp, thông thường cần tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người lớn với các loại hình nghề nghiệp, thực tế làm việc của họ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, phòng thí nghiệm,... gần gũi ở địa phương hoặc "tham quan ảo" qua internet ở các địa phương khác hoặc trên thế giới. Một số trường đã xây dựng xưởng thực hành/trải nghiệm tại trường để tối đa hóa các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Bước 3. Khái quát: Học sinh áp dụng các mô hình và lý thuyết dưới sự hướng dẫn của giáo viên để rút ra các vấn đề để phát triển bản thân và thay đổi nhận thức về thế giới nghề nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp

Bước 4. Vận dụng thực tế tích cực: Học sinh đưa ra những nhận thức mới, hành vi mới về phát triển bản thân, về thế giới nghề nghiệp, kế hoạch phát triển nghề nghiệp từ những trải nghiệm của bản thân.

Cần lắm cách làm thật về Hướng nghiệp để tạo ra Nhận thức thật về bản thân và thế giới nghề nghiệp, hỗ trợ học sinh có được định hướng, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội/thị trường lao động của địa phương, quốc gia và thế giới trong thế kỷ 21.

PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền

(Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Nghiên cứu và Phát triển Quản lý giáo dục, Thành viên Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục)

(Theo Dân Trí)

User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Làm trái ngành là thực trạng không quá mới lạ với thị trường lao động tại Việt Nam. Thế nhưng, khi thị trường việc làm ngày càng trở nên cạnh tranh như hiện nay, ứng viên không chỉ cần kỹ năng mà còn cần phải có chuyên môn, năng lực thực sự thì với việc lựa chọn làm trái ngành, người lao động sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Hiện nhiều học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn mô hình đào tạo 9+, nghĩa là học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng đi này không chỉ thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo nghề sau THCS của Nhà nước mà còn giúp các em chủ động gia nhập thị trường lao động.

Nếu kỳ thi vào 10 được đánh giá khá căng thẳng thì mô hình 9+ có thể xem là hướng đi phù hơp hiện được nhiều học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn. Hướng đi này không chỉ thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo sau THCS của Nhà nước mà giúp các em chủ động gia nhập thị trường lao động.

Theo kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia của Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, nhiều ngành tỷ lệ cử nhân ra trường làm không đúng ngành, đúng nghề lên đến hơn 60%. Vậy tấm bằng đại học có đang thực sự bị lãng phí, khi người học không được đặt vào đúng vị trí công việc được ghi danh?

Tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội chỉ có khoảng 60-70% số thí sinh đỗ vào lớp 10 công lập. Vì vậy, mô hình đào tạo 9+ (học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học nghề hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) hiện được nhiều học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn. Hướng đi này không chỉ thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo nghề sau THCS của nhà nước, mà giúp các em chủ động gia nhập thị trường lao động.

Thời điểm này được xem là giai đoạn 'nước rút' đối với mỗi sĩ tử cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Cuộc đua vào lớp 10 tạo không ít áp lực cho phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, thí sinh hoàn toàn có nhiều sự lựa chọn khác nếu như các em không đỗ vào trường THPT công lập.

Nếu như tiêu chí chọn nghề quan trọng nhất của những thế hệ trước đây là một công việc ổn định, thì thế hệ Gen Z hiện nay đang hướng đến những ngành mới mẻ, không chú trọng thu nhập cao hay ổn định mà thay vào đó là đề cao tính trải nghiệm cao, thể hiện được cá tính của bản thân. Điều đó dẫn đến nhiều ý kiến cho rằng Gen Z là thế hệ nổi loạn, thích nhảy việc và không có tinh thần trách nhiệm. Liệu những đánh giá trên về Gen Z có đúng hay không? Chúng ta sẽ cùng gặp lại chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam để cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ hiện đại nên thế hệ Gen Z có được thuận lợi trong việc lựa chọn và nắm bắt thông tin. Đây là lý do tại sao lực lượng lao động mới này có khả năng làm việc đa nhiệm tốt hơn các thế hệ trước. Đặc biệt, là những công dân toàn cầu, họ còn có thể lựa chọn ngành nghề chẳng liên quan gì đến ngành học, thậm chí với nhiều bạn trẻ coi bằng đại học chỉ là một bước trong hành trình của mình.

Học đại học hay cao đẳng, thậm chí là học để lấy chứng chỉ nghề nghiệp sẽ là lựa chọn riêng của mỗi thí sinh tùy theo điều kiện, khả năng của bản thân. Để giúp thí sinh có được quyết định đúng đắn trong việc chọn ngành nghề thì việc định hướng nghề nghiệp ngay từ khối phổ thông đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang phải đắn đo lựa chọn ngành mình sẽ học trong tương lai. Có thể tìm thấy các hướng dẫn chọn ngành, chọn nghề ở nhiều nơi. Ngay trên các nền tảng mạng xã hội, nội dung chia sẻ về định hướng nghề nghiệp, ngành học cũng được nhiều cá nhân khai thác. Đáng nói, những đoạn video "Ngành học vô dụng nhất" lại thu hút hàng nghìn đến hàng chục nghìn lượt xem trên Tiktok càng khiến cho học sinh hoang mang trước ngưỡng cửa nghề nghiệp.

"Định vị bản thân" là chủ đề của chương trình hướng nghiệp dành cho học sinh THPT, nhằm giúp các em lựa chọn nghề nghiệp theo năng lực và hoàn cảnh gia đình, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, vốn tín dụng...hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải đau đầu tìm kiếm lời giải cho bài toán nhân lực, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Nghịch lý nhiều doanh nghiệp "khát" lao động, trong khi số lao động thất nghiệp vẫn tăng cao đã và đang diễn ra, đặc biệt đối với nhiều ngành nghề đòi hỏi kỹ năng và tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Tại Ngày hội Việc làm Công nghệ dành cho sinh viên được tổ chức sáng 1/4 tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, rất đông doanh nghiệp đã có mặt và trực tiếp tham gia tuyển dụng nguồn nhân lực cho đơn vị mình.

Mùa tuyển sinh lớn nhất trong năm đã bắt đầu. Trong khi cuộc đua vào các trường đại học diễn ra quyết liệt, thì khối trường đào tạo nghề kỹ thuật, lao động có tay nghề vẫn khó tuyển sinh. Vậy làm thế nào để thu hút thí sinh vào các ngành nghề khó tuyển, đây cũng là bài toán đặt ra với nhiều địa phương muốn có nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội.

Nếu như trước đây, tốt nghiệp đại học được coi là điều kiện cơ bản để có cơ hội việc làm tốt, thì ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, ngày càng có nhiều người lựa chọn học sau đại học. Đây cũng là chương trình kết nối và tư vấn sau Đại học với chủ đề “Hành trình vươn tới những tầm cao” được tổ chức sáng nay 26/3 tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Trong xu thế phát triển công nghiệp 4.0, ngành công nghệ điện - điện tử đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Để có được những định hướng rõ hơn về ngành này, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng khoa Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, điện tử, vi mạch điện tử, các bộ điều khiển hiện đại ngày càng tăng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Đây chính là cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghệ.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đặt mục tiêu phấn đấu tuyển sinh đào tạo nghề năm 2023 đạt 2.295.000 người, đạt 110% so với kế hoạch năm 2022.

Tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng cao tại Việt Nam hiện là mục tiêu của nhiều Tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Google, Apple, Samsung...hay gần đây nhất là Metaverse. Mức lương cao, cơ hội thăng tiến trong công việc là những tiêu chí cạnh tranh nguồn nhân sự của các hãng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư quy định Toán, Ngữ văn, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Mang lại những cái nhìn mới về thị trường lao động Thủ đô, cũng như định hướng về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, Ngày hội gắn kết giáo dục Thủ đô với thị trường lao động 2022 đã thu hút hơn 8.000 học sinh THCS, THPT, Trung tâm nghề nghiệp giáo dục thường xuyên tham gia.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô, gắn đào tạo nghề với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, giới thiệu việc làm cho sinh viên năm cuối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động trên địa bàn thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022.

Rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, vừa phát huy tối đa vai trò của thư viện trường học, vừa phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường.

Tính đến tháng 11/2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp toàn thành phố Hà Nội đã tuyển sinh và đào tạo cho gần 250.000 lượt người.

Lần đầu tiên, một cuộc thi tranh biện có quy mô toàn quốc được tổ chức dành riêng cho lứa tuổi học sinh THCS với tên gọi Vietnam Middle School Debate Championship.

Chỉ còn vài tháng việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2023 sẽ diễn ra. Vậy thời điểm này đã phù hợp để hướng nghiệp cho học sinh?

Ngày 26/11, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2022. Dù thời tiết không được thuận lợi, nhưng ước tính, gần 10.000 sinh viên đã đến ngày hội để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Những năm trở lại đây, Logistics đang trở thành một từ khoá tìm kiếm thu hút người đọc trên các nền tảng mạng xã hội và thực tiễn.

Ngày 26/11, Trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình) tổ chức tư vấn hướng nghiệp 'Bí kíp luyện rồng' nhằm định hướng tương lai cho học sinh khối 9.

Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các ngành nghề đang được đào tạo hiện đa dạng và bao phủ trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng được nhu cầu.

Liên kết đại học - doanh nghiệp trong bối cảnh đòi hỏi về chất lượng nhân lực ngày càng cao là nhiệm vụ sống còn của các trường.

Nghị định 116 của Chính phủ là giải pháp thiết thực nhằm chăm lo đội ngũ giáo viên tương lai, góp phần tăng sức hút cho ngành Sư phạm.

Lần đầu tiên trong chương trình giáo dục bậc THPT xuất hiện một hoạt động giáo dục với yêu cầu bắt buộc nhưng hiện nhiều trường không có giáo viên chuyên trách.

Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ con cái đưa ra quyết định về định hướng tương lai. Trong một tương lai không ngừng thay đổi, tư duy đổi mới và góc nhìn toàn cảnh sẽ giúp phụ huynh cùng con đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.

Học sinh ở Singapore, Australia, Canada và Mỹ tham vấn chuyên gia, tham gia hoạt động định hướng và các câu lạc bộ để quyết định nghề nghiệp tương lai.

Sáng 30/10, tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai” với chủ đề “Năng lượng yêu thương dẫn dắt tương lai - Lead With Lof” nhằm xây dựng môi trường học hỏi, khám phá bản thân, kiến tạo tương lai cho đội viên, thiếu niên.

'Liệu có chọn sai ngành?', 'Làm việc ở đâu?', 'Lương bao nhiêu?'... là những nỗi lo của sinh viên năm cuối trước khi tốt nghiệp.

Theo thống kê, năm 2021, số sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo là 56%, số còn lại chỉ liên quan đến ngành đào tạo là 25%, thậm chí không liên quan đến ngành đào tạo là 19%.

Theo báo cáo, trong tổng số lao động thất nghiệp, lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp chiếm tỷ lệ 30,8%

Mô hình giáo dục hướng nghiệp đã có nhiều trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam dường như các trường học còn đang tập trung nhiều hơn đến việc dạy học các môn học để thi nhiều hơn là Hướng nghiệp.

Trong những năm qua, công tác xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên ở nước ta đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời giúp thanh niên có việc làm ổn định, cải thiện đời sống, tăng thu nhập... Tuy nhiên, trước bối cảnh cạnh tranh về lao động và việc làm ngày càng diễn ra mạnh mẽ, công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên cần được quan tâm hơn nữa.