Giáo dục từ trái tim

Chỉ khi giáo dục xuất phát từ trái tim thì người thầy mới vượt qua những áp lực, tâm tư để sáng tạo, mang đến những bài giảng giá trị cho học trò. Một môi trường học tập hạnh phúc sẽ tạo ra những con người hạnh phúc, nơi học sinh, giáo viên cùng lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.

Mấy hôm nay xảy ra một số vụ việc như “Cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, chửi bới, ném dép ngất xỉu”;  “Phụ huynh lên mạng tố 'cô không niềm nở', cả phó hiệu trưởng và giáo viên bị đuổi việc”… Đó là việc mà chắc không chỉ Hường, mà nhiều người trong chúng ta không thể thờ ơ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo làm rõ sự việc phải có hình thức xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan: Từ giáo viên, học sinh, đến cơ sở giáo dục, đơn vị quản lý.

Nhưng cũng từ đó, Hường thấy ở đâu đó, kỷ luật học đường đang bị vi phạm. Vụ việc đáng tiếc học sinh bạo hành giáo viên vừa xảy ra sẽ để lại hậu quả khôn lường. Xã hội thêm một lần xao xác về một vụ khủng hoảng ngay trong môi trường giáo dục. Giáo viên trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, tổn thương về thể chất và tinh thần không chỉ trước mắt. Còn học sinh, đối tượng có hành vi vô đạo, phản giáo dục, tương lai sẽ như thế nào?

Trong suốt những năm tháng qua, Hường đã có cơ hội đến nhiều trường học trên nhiều vùng miền. Hường đã chứng kiến những khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, những đôi bàn tay lấm lem bùn đất, kèm theo những tiếng cười rộn rã ở vườn trường. Thì ra thầy trò của trường đang cùng nhau nhổ cỏ, xới đất, trồng cây. Thầy cô và các em học sinh tại đây chia sẻ, làm vườn giúp mọi người gắn kết với nhau, học sinh có thể phụ giúp thầy, cô nhổ cỏ, tưới nước và ngược lại. Từ lóng ngóng, vụng về, nhiều em đã thành thục các khâu xới đất, trồng và quy trình chăm sóc cây cối. Các em được học để sống hạnh phúc, được đào tạo thành người có trách nhiệm, biết yêu thương, tự lập và hợp tác.

Ngoài chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều ngôi trường mà Hường từng ghé qua còn xây dựng thêm các tiết học năng khiếu nghệ thuật, các môn học kỹ năng sống, cảm xúc xã hội, hoạt động ngoại khóa Tuần lễ công dân nhỏ để giúp các em có thái độ sống tích cực, hài hòa, yêu thiên nhiên, yêu gia đình, trường lớp và mọi người xung quanh. Lại có nơi, nhà trường còn tổ chức hoạt động dã ngoại và hoạt động trải nghiệm tại vườn thực hành của trường. Nơi đó, nhà trường xây dựng theo mô hình quân đội. Các em sẽ được tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất giúp tăng cường thể lực, tăng khả năng chịu đựng, sẵn sàng đối mặt với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Cô trò ở đó chia sẻ với Hường: “Môi trường học tập hạnh phúc tạo ra những con người hạnh phúc, nơi học sinh, giáo viên cùng lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.”

Suốt hai năm tìm hiểu về mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, Hường rất thích ba tiêu chí: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Những giá trị cốt lõi đó không chỉ dành riêng cho học trò, mà còn cho mỗi thầy, cô trong môi trường sư phạm. Ở nơi đó, cả thầy và trò đều được yêu thương, được an toàn, được tôn trọng khác biệt và giá trị cá nhân. Nơi đó, không có chỗ cho bạo lực. Là nơi có thêm nhiều tiếng cười, không chỉ của học sinh.

Hường rất thích thông điệp của một ngôi trường “Trước khi chạm đến khối óc, hãy chạm đến trái tim của mỗi người”. Chính từ  những ngôi trường như thế, người giáo viên sẽ đóng vai trò người dẫn dắt, định hướng, cố vấn, thay vì ép học sinh tuân theo những quy định cứng nhắc, không phù hợp. Chỉ khi giáo dục xuất phát từ trái tim thì người thầy mới vượt qua những áp lực, tâm tư để sáng tạo, mang đến những bài giảng giá trị cho học trò.

Có thầy giáo chia sẻ với Hường: “Áp lực, thách thức dù lúc nào cũng có, nhưng sứ mệnh của người thầy là gắn liền với những ánh mắt trong trẻo, hồn nhiên của học sinh; với tiếng nói cười ríu rít của các em. Thế giới học trò vốn đầy năng lượng tuổi trẻ với những hoài bão lớn lao. Trong mắt học trò, người thầy là cả một kho tàng tri thức mà các em gửi gắm sự tin tưởng. Thế nên, thầy cô cần làm sao để các em cảm nhận được sự yêu thương, qua từng bài giảng, từng cử chỉ bao dung, vị tha”. 

Hường nghĩ rằng, không ai có thể cân đo, đong đếm được công sức của một người thầy. Chỉ có sự tự giác, yêu thương học trò thật sự, ý thức giá trị cao đẹp của nghề giáo mà người thầy phải rèn luyện bản thân, nâng cao kiến thức tâm lý giáo dục, tu dưỡng đạo đức cá nhân, mới có thể là tấm gương cho việc dạy làm người, giúp các em lớn lên, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Và các em học sinh, cùng các phụ huynh cũng nên biết tôn trọng thầy cô, để chữ "tâm" của nghề trồng người thêm sáng.

Trước khi chạm đến khối óc, hãy chạm đến trái tim của mỗi người. Giáo dục bằng trái tim, phải xuất phát từ trái tim và sẽ được đón nhận bằng trái tim. Dẫu đôi khi, đâu đó trong cuộc sống vẫn còn một vài câu chuyện, những mẩu tin làm nhói lòng những nhà giáo chân chính, làm đau lòng những người làm cha làm mẹ, nhưng không thể làm nhòe đi giá trị đạo đức muôn đời của người thầy. Bởi lẽ, giá trị ấy đã được hình thành từ truyền thống tôn sư trọng đạo cao đẹp bao đời nay; từ những thầy cô lặng lẽ vượt qua khó khăn, miệt mài lao động, rèn luyện, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

User
Ý KIẾN

Mấy hôm nay, gió đã rít từng cơn, mưa rây rây, nhiệt độ giảm đáng kể. Đã ba năm nay, có một người con luôn cảm thấy đông về trời lạnh hơn, có nhiều khi buốt giá. Phải chăng người con ấy đã có tuổi hay vì một lý do nào đó khác? Và những khi ấy, cô thường sưởi ấm mình bằng những mùa đông của ngày cũ, mùa đông trong tâm tưởng.

Hà Nội trở lạnh. Phố thủng thẳng ướp vài vạt nắng hanh hao vắt ngang ô cửa. Những cái hít hà so vai thấm hàn cuống họng. Sương đọng nhòe mắt kính, ngưng ướt mấy dãy ghế đá công viên khi mặt trời ló dạng. Vài cô chú tập thể dục sáng lục tục khoác thêm áo ấm, quần tất, khăn choàng cổ,… Gương mặt ai nấy ưng ửng đỏ, lấp ló trong cái mũ trùm đầu kín tai. Đông Hà Nội cứ thế về cùng những cơn gió lạnh.

Tôi thích những sớm mai se lạnh trong ngày cuối cùng của năm, cũng như ngày đầu tiên của năm mới. Thinh lặng và mênh mông. Vươn tay mở cửa, bước chân trần trên nền cỏ xanh mềm mượt còn đọng sương, chạm mắt vào tia nắng đầu tiên trong ngày, tôi cảm nhận rõ ràng hương vị của mùa xuân thơm ngọt thanh lành.

Mỗi năm, khi những ngày cuối cùng của tháng 12 đến gần, không khí như trở nên vội vã hơn, nhưng cũng dịu dàng lạ kỳ. Những tờ lịch cuối cùng trên tường, bàn làm việc, hay góc phòng nhỏ gọn gàng trở thành những dấu mốc thời gian im lặng, lặng lẽ trôi qua. Từng trang lịch xé đi, mỗi tờ là một phần của ký ức, là một đoạn thời gian đã qua trong cuộc đời, thấm đẫm bao suy nghĩ và cảm xúc.

Mới hôm nào, tháng mười hai về trong cái rét dịu nhẹ của đất trời, trong những cơn gió lạnh đầu mùa, và trong cái không khí tất bật của những ngày cuối năm. Ở thành phố, người người hối hả chạy đua với thời gian, cố gắng hoàn tất những công việc còn dang dở, để chuẩn bị cho một cái Tết an lành. Mà nay, những ngày cuối cùng của tháng mười hai đang dần khép lại. Đâu đó, những chiếc lá vàng còn sót lại, nhẹ nhàng rơi xuống, như nhắc nhở người ta về những gì đã qua.

Cả tuần nay, mưa và gió lạnh tràn về. Ở quê, đồng ruộng, bờ bãi nước mưa dềnh dàng, ngập tràn. Đâu đâu cũng mưa trắng trời. Chị ở quê gọi điện thoại giọng buồn thiu: Mưa mãi, biết bao giờ đất ấm để gieo vài ba vạt cải, vạt ngò, còn xuống giống sạ cấy cho vụ tới nữa. Cơn mưa trong mùa đông lạnh giá làm cho ký ức năm nào ùa về, mùa đông mà nhớ mùa đông.

Cuối tuần, khi thành phố còn chìm trong màn sương mỏng, có một người lặng lẽ thức dậy, đón chào một buổi sáng mùa đông thanh bình. Bầu trời như tấm lụa nhạt màu, nhẹ nhàng ôm lấy nhịp thở của vạn vật. Làn gió se lạnh khẽ lướt qua, tựa những ngón tay mềm mại vuốt ve làn da, mang đến cảm giác tươi mới, khó gọi thành lời.

Có người luôn tự hỏi: trong những sở thích của mình, điều gì thực sự khiến mình say mê; điều gì chỉ như ngọn lửa bập bùng, rồi vụt tắt khi gió thổi qua? Thích thì dễ, nhưng để đi đến cùng, lại là câu chuyện đòi hỏi nhiều hơn thế.

Ai từng xa Hà Nội đủ lâu hẳn sẽ có lúc thèm quay quắt tô ốc luộc bốc hơi nghi ngút, đặt bên cạnh chén nước mắm ớt, sả, gừng, lá chanh thơm nức. Có một người, xa Hà Nội đã lâu, luôn thao thức một nỗi nhớ và niềm mong mỏi được về Hà Nội ăn ốc luộc với sung.

Có một xóm trọ nằm ngay cạnh bờ sông. Mùa hè thoáng mát nhưng mùa đông thì lạnh ngăn ngắt. Đặc biệt là vào các đợt gió mùa Đông Bắc tràn về, từng cơn gió ràn rạt ngoài sông liên tục thổi vào. Trong những ngày đông rét mướt ấy, cuộc sống sinh viên xa nhà của một người ở xóm trọ nhỏ có nhiều kỷ niệm giản dị mà cũng thật ấm áp.

Cuộc sống đôi khi giống như một trò chơi bất ngờ, xoay vần ta vào những ngã rẽ mà ta chẳng thể lường trước. Có những ngày, mọi thứ không như mong đợi, không theo bất kỳ quy tắc nào. Đến một lúc nào đó, ta nhận ra rằng, sự bình yên mình ao ước lại chẳng dễ dàng có được. Và hôm nay, có người lại gặp một trong những ngày như vậy.

Noel năm đó, có người lính không thể dắt tay người yêu mình hòa vào dòng người đông đúc hướng về Nhà thờ Lớn. Anh cũng không kịp tặng cô món quà Giáng sinh ấm áp. Đời lính là vậy đó! Yêu lính, em sẽ phải tập hy sinh nhiều lắm...

Có một người lính tự nhận mình là người không được yêu. Trong câu chuyện của anh, thường thì những người lính như anh bây giờ, ít có cô gái nào chịu làm người yêu vì sự khô khan, ít nói, nghèo và nhất là không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc người phụ nữ của mình. Nhưng có một cô gái lại không hoàn toàn đồng tình với anh. Và rồi cô đã phản bác lại anh…

Mỏng manh, bé nhỏ và khiêm nhường nhưng in đậm trong ký ức tuổi thơ những đứa trẻ lớn lên từ đồng bãi ven sông, như thể nắng của cả mùa đông về tụ lại bên sông, rắc lên vồng cải nơi đồng bãi quê mình. Màu vàng của trời, màu xanh của cây hòa cùng màu nâu trầm của đất mẹ làm nên bức tranh cánh đồng hoa cải.

Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.

Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.

Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.

Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.

Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....

Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?

Có những ánh mắt ta chẳng thể nào quên, không cần lời nói nhưng lại lưu giữ một điều gì đó sâu thẳm trong tim, tựa như một lời yêu chưa kịp nói. Cuộc đời là những chuyến đi dài, và trong những ngày cũ kỹ, có ai đó đã từng bước qua đời ta, để lại một dấu lặng mang tên ký ức.

Với những người thuộc thế hệ 7X, 8X trở về trước, hình ảnh chiếc xe đạp dường như đều gắn liền với ký ức của mỗi người. Dù thời gian trôi qua nhanh như nước chảy qua cầu, nhưng những điều thân thương nhất gắn liền với chiếc xe đạp, với tuổi trẻ và tình yêu của một thời đã qua vẫn còn mãi trong ta…

Hôm nay, Hà Nội mưa rơi. Có lẽ do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nhiệt độ ở Thủ đô giảm sâu. Đi trên những cung đường của Hà Nội, tôi cảm nhận rõ rệt từng cơn gió lạnh ùa về. Nó khiến cho lòng người có cảm giác nao nao, nhớ về một vòng tay ấm... Vậy là, đông đã về với Hà Nội thật rồi.

Có một người theo gia đình về sống ở Hà Nội khi vừa bước vào quảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ. Chắc cũng vì đang ở độ tuổi ngây thơ, luôn nhìn mọi thứ bằng đôi mắt sáng trong nên cảm nhận về Hà Nội thân thương trong cô đẹp và dịu dàng vô cùng. Nhiều năm xa Thủ đô, chuyển vào miền Nam sinh sống, nhưng lòng cô vẫn không thôi hoài mong nhớ về...

Cơn gió bấc đầu mùa thổi về khiến cho đêm như sâu thêm, dài thêm. Sáng ra, có người cứ trở mình qua lại, cuộn trong chăn ấm như con tằm nằm trong bọc kén chẳng muốn chui ra ngoài. Chợt nhận ra trời đang chuyển mùa, và rồi lòng lại miên man với những vẻ đẹp ngày đông!

Mỗi người chúng ta, ai cũng có ước mơ và khát vọng của riêng mình. Và ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một con đường riêng để thực hiện những ước mơ, những khát vọng, những mong muốn ấy, dẫu điều chúng ta làm có thể là viển vông trong mắt người khác. Bởi, trong cuộc sống này, chỉ có chính chúng ta mới biết điều gì phù hợp với mình, điều gì mới thực sự mang lại cho mình sự tự do và hạnh phúc...

Có khi nào bạn tự hỏi: Có phải thực sự hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta rảnh rỗi và có nhiều thời gian cho bản thân? Hay là bận rộn cũng mang lại niềm vui và ý nghĩa riêng, một loại hạnh phúc mang tên bận rộn?

Vậy là mùa thu đã đi qua, mùa đông đã về. Cuối năm, mỗi người chúng ta vẫn còn mải tất bật ngược xuôi trên những ngả đường mưu sinh vất vả, không dễ để có được một chút thảnh thơi, cảm nhận từng khoảnh khắc chuyển mùa. Có lẽ những cơn gió se lạnh của những ngày đầu đông ùa về là để nhắc nhở mỗi người hãy chậm lại phút giây, để không quên chăm sóc bản thân, không quên dành cho nhau một vòng tay ấm, một chốn nương náu cho tâm hồn.

Có những chiều lặng thinh, có người ngồi một mình bên ô cửa, lắng nghe nhịp thời gian chậm rãi trôi qua từng khoảnh khắc. Thời gian đi qua từng ngõ ngách của cuộc đời, vô tình và vội vã như dòng nước chảy chỉ xuôi mà không bao giờ quay lại. Có lẽ, thời gian là con đường một chiều vô tận mà ai rồi cũng phải bước qua, để rồi một ngày nhìn lại, lòng ta chất chứa biết bao xúc cảm chênh vênh, tiếc nuối.

Xin chào người bạn đồng hành thân thiết của tôi. Mỗi khi tan làm, tôi lại háo hức chờ đợi khoảnh khắc được gặp bạn lúc 18h15.

Cuộc đời là một chuỗi dài những sự kiện đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tiếng cười và giọt nước mắt. Có đôi khi, niềm vui đến bất ngờ, còn nỗi buồn lại len lỏi trong từng khoảnh khắc không mong đợi. Nhưng dường như, sau mỗi giọt nước mắt là một bài học, sau mỗi lần vấp ngã là một bước chân mạnh mẽ hơn. Vậy thì, vui buồn, cứ thế mà đi nhé.

Có một người vốn thích hơi thở sáng sớm của một thành phố. Chắc cũng vì lý do đó, dù sống tại bất kỳ đâu, người đó vẫn yêu thích cảm giác được thức dậy sớm, hít căng lồng ngực không khí trong lành của mỗi buổi sớm ban mai. Những chuyến công tác, có dịp tình cờ đến Hà Nội, cô không khỏi ngơ ngẩn vì cảm giác tĩnh lặng đến bình yên.

Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!

Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian. Ra đường đã thấy nhiều người khoác lên mình chiếc áo gió mỏng nhẹ hay tấm khăn voan choàng trễ nại hững hờ che chắn gió. Gió lạnh đầu mùa vô thức dễ khiến ta thấy lòng mình cô đơn, trống trải, càng khao khát một bờ vai, một mái ấm đủ đầy để tìm về nương náu, chở che.

Một đôi vợ chồng nhà nọ có một đứa con gái. Họ có cách giáo dục con cái làm không ít người hết hồn khi thả rông con. Nhiều người cho rằng cách giáo dục con của vợ chồng họ là phản tác dụng…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều bị cuốn vào một guồng quay đến chóng mặt. Rời cơ quan về nhà, sự bận rộn vẫn chưa dừng lại, với vô vàn những việc không tên đến có tên, tiếp tục đau đầu với những mục tiêu và kỳ vọng đã đặt ra từ lâu mà chưa đạt được. Để có được một giây phút bình yên, một hạnh phúc giản đơn, thực sự khó khăn vô vàn…

Mới hôm nào Hà Nội đón thu, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại phía Tây Hồ. Trên đường phố thỉnh thoảng bắt gặp những quả hồng đỏ mọng như mời gọi, những quả thị trong đôi quang gánh chung chiêng, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm dân dã, bình dị, xưa xưa cổ tích... Mà nay, những đợt gió lạnh đang tràn về Hà Nội, vậy là mùa đông đã gõ cửa. Mùa thu đi rồi sao…

Bao nhiêu năm xa Hà Nội là chừng ấy năm khắc khoải biết bao nỗi nhớ niềm thương. Mỗi người Hà Nội dẫu đi xa nhưng vẫn lưu giữ cho riêng mình nhiều hoài niệm quý giá cùng những cách nhớ khác nhau về thành phố này. Với một người, nỗi nhớ âm thầm trong tim luôn thoang thoảng hương vị của những bát cháo sườn vỉa hè.

Có một người tạo thói quen đạp xe vào buổi tối, lặng lẽ guồng quay trên từng con phố nhỏ, để lắng đọng và cảm nhận cuộc sống chậm rãi ở Thủ đô khi Hà Nội đã lên đèn.

Có người từng nghĩ rằng tìm kiếm bản thân là một hành trình đầy hào hứng, như những chuyến phiêu lưu đến miền đất mới, nơi sẽ có câu trả lời chờ sẵn cho mọi thắc mắc về ý nghĩa cuộc sống. Thế nhưng, khi từng ngày đi qua, khi đôi chân lặng lẽ đi qua bao nhiêu con đường, nỗi khắc khoải trong lòng lại càng rõ hơn, từng khoảnh khắc chông chênh trên hành trình ấy như một phần không thể thiếu trong việc xây dựng bản ngã của mình.

Trời xanh biêng biếc nơi Thủ đô, cái xanh như tự ngàn năm còn đó. Để rồi một ngày nắng ấy long lanh, để một tôi nhỏ bé nhớ, một Hà Nội nồng nàn gợi mở, Hà Nội sâu thẳm và bao dung.

Có một con đường dài, uốn lượn men theo lũy tre làng, từng lớp đất như hoà quyện với nhịp sống thanh bình, lặng lẽ. Con đường ấy không đòi hỏi sự chú ý, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi những lời ca ngợi. Nó chỉ ở đó, im lặng và khiêm nhường, đón nhận từng bước chân qua lại suốt bao mùa gió bão, nắng mưa. Thời gian trôi qua, bụi đường phơi mình dưới ánh nắng gay gắt, lặng lẽ khi đêm về, vương vấn hương lúa nồng đượm của ruộng đồng.

Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.

Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.

Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.

Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.