Giáo hoàng Francis cảnh báo về AI

Giáo hoàng Francis cho rằng AI đã mang lại sự thay đổi mang tính thời đại trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các quốc gia cần giám sát sự phát triển của AI để bảo vệ tính mạng và phẩm giá con người.

Giáo hoàng đưa ra cảnh báo về AI

Giáo hoàng Francis đã trở thành giáo hoàng đầu tiên phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm G7. Giáo hoàng đã đưa ra cảnh báo về sự cần thiết phải giám sát trí tuệ nhân tạo (AI) một cách chặt chẽ.

Giáo hoàng Francis.

Giáo hoàng Francis cho biết AI đại diện cho một "sự chuyển đổi mang tính thời đại" đối với nhân loại, nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát chặt chẽ công nghệ ngày càng phát triển này để bảo vệ sự sống và phẩm giá của con người.

Không một cỗ máy nào được đưa ra lựa chọn lấy đi mạng sống của con người. Con người không nên để các thuật toán siêu mạnh quyết định số phận của mình.

Chúng ta sẽ đẩy nhân loại vào một tương lai không còn hy vọng nếu chúng ta tước đi khả năng đưa ra quyết định về bản thân và cuộc sống của con người, bằng cách khiến họ phải phụ thuộc vào những lựa chọn của máy móc.

Giáo hoàng Francis.

Giáo hoàng Francis thừa nhận nghịch lý xung quanh AI khi nói rằng nó có thể truyền cảm hứng và mở rộng khả năng tiếp cận kiến thức trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nó đồng thời có thể gây ra sự bất công lớn hơn giữa các quốc gia tiên tiến và đang phát triển hoặc giữa các tầng lớp thống trị và tầng lớp bị áp bức.

Trong bản dự thảo tuyên bố chung của hội nghị hôm 14/6, G7 cho biết sẽ vạch ra một kế hoạch nhằm dự đoán nhu cầu về kỹ năng và giáo dục trong tương lai để tận dụng thế mạnh của cuộc cách mạng AI.

Trung Quốc thúc đẩy sản xuất robot hình người tích hợp AI

Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, đặc biệt trong lĩnh vực robot hình người. Các nhà máy ở Trung Quốc đã áp dụng AI vào quy trình sản xuất để tăng hiệu suất, chất lượng và tự động hóa.

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào phát triển robot hình người, các chuyên gia dự đoán rằng chỉ trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, robot này có thể thâm nhập sâu vào quy trình sản xuất ở các nhà máy cũng như các công việc gia đình sau khi được phát triển thêm các kịch bản ứng dụng mới và phạm vi chức năng rộng.

Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI.

Các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp robot của Trung Quốc cho rằng làn sóng tiến bộ của các mô hình nền tảng trí tuệ nhân tạo đã mở đường cho quá trình ứng dụng công nghiệp tiềm năng của robot hình người trong tương lai.

Khi được trang bị với hệ thống AI tiên tiến, các robot có khả năng phân tích dữ liệu từ cảm biến và máy quét để hiểu môi trường xung quanh, nhận diện các đối tượng, tình huống để đưa ra phản ứng phù hợp.

Điều này giúp chúng tự động thích ứng với môi trường làm việc hoặc hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả. Việc ứng dụng rộng rãi những robot này trong lĩnh vực sản xuất có thể trở thành hiện thực chỉ trong vài năm tới.

Chúng tôi hy vọng rằng trong vòng 3 đến 5 năm tới, robot hình người có thể thực sự góp phần vào công việc sản xuất linh hoạt trong các nhà máy.

Robot có thể đảm nhận các nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp sau khi được trình diễn hoặc hiển thị hình ảnh hướng dẫn.

Tôi tin rằng việc ứng dụng công nghệ này sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều so với các công nghệ AI khác.

Ông Wang Xingxing - người sáng lập, CEO của Unitree Robotics.

Robot hình người có thể đóng một vai trò quan trọng và thậm chí gần gũi hơn trong cuộc sống hàng ngày của con người trong tương lai gần.

Tại nhà máy Ex-Robots, nằm ở thành phố Đại Liên - Trung Quốc, các kỹ sư đang phát triển robot giống hệt con người với mục tiêu chính là cải thiện khả năng biểu hiện cảm xúc và nét mặt.

Tại nhà máy Ex-Robots, các kỹ sư đang phát triển robot giống hệt con người.

Khi một nhân viên của Ex-Robots cử động đầu, cười, một robot giống người bắt chước chính xác các hành động của cô nhờ vào các động cơ nhỏ được lắp đặt trong đầu robot.

“Chúng tôi đang phát triển mô hình nền tảng. Mô hình này là đa phương thức và có khả năng biểu hiện cảm xúc, có thể cảm nhận môi trường xung quanh và sinh ra phản hồi khuôn mặt phù hợp", Li Boyang, Giám đốc điều hành của Ex-Robots, giải thích.

Ex-Robots cho biết họ mất từ hai tuần đến một tháng để sản xuất một robot giống người, với giá cả dao động từ 1.5 triệu - 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 207 nghìn USD đến khoảng 280 nghìn USD). Cho đến nay, mục đích chính của các robot này là để trưng bày trong các bảo tàng, trong đó một bảo tàng đã được đặt ngay trong cùng tòa nhà với nhà máy của họ.

Nhìn về tương lai, ông Li Boyang tin rằng các robot giống người sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong ngành y tế và giáo dục.

Hệ thống trí tuệ cá nhân của Apple

Apple vừa giới thiệu hệ thống trí tuệ cá nhân Apple Intelligence, cho phép các thiết bị hiểu người dùng hơn để mang đến những trải nghiệm tốt hơn.

Đây là hệ thống trí tuệ cá nhân dành cho iPhone, iPad và Mac, kết hợp sức mạnh của các mô hình sáng tạo để tăng trải nghiệm dành cho cá nhân. Nhờ đó, hệ thống này có thể khai thác sức mạnh trên hệ sinh thái thiết bị của Apple để hiểu và tạo ra ngôn ngữ, hình ảnh, thực hiện các tác vụ trên ứng dụng, tùy biến cá nhân để đơn giản hóa và tăng tốc các công việc hàng ngày.

Apple vừa giới thiệu hệ thống trí tuệ cá nhân Apple Intelligence.

Với nền tảng điện toán đám mây riêng, Apple đặt ra tiêu chuẩn mới về quyền riêng tư trong trí tuệ nhân tạo (AI), với sự hoạt động và mở rộng khả năng tính toán giữa xử lý trên thiết bị và các mô hình chạy trên máy chủ chuyên dụng của Apple.

Chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu một chương mới trong sự đổi mới của Apple. Apple Intelligence sẽ thay đổi những gì người dùng có thể làm với sản phẩm của chúng tôi và những gì sản phẩm của chúng tôi có thể làm cho người dùng.

Ông Tim Cook - Giám đốc điều hành của Apple.

Một số ví dụ như công cụ viết mới có thể giúp viết lại, hiệu đính và tóm tắt văn bản (như email, tin nhắn), thậm chí thể hiện biểu tượng cảm xúc và khởi tạo hình ảnh. Apple nhấn mạnh hầu hết các hành động Apple Intelligence sẽ được thực hiện trên thiết bị để làm cho hệ thống tập trung vào quyền riêng tư nhất có thể.

Một điểm nhấn đáng chú ý là ChatGPT của OpenAI cũng được tích hợp vào Apple Intelligence, cho phép người dùng chia sẻ các truy vấn khi cần. ChatGPT cũng sẽ là nền tảng quan trọng trợ lực cho các tính năng của iOS và iPadOS 18.

Apple dự định hỗ trợ cho các hệ sinh thái AI khác theo cách tương tự, đồng nghĩa là quan hệ đối tác với OpenAI sẽ không phải là duy nhất.

Bên cạnh các tính năng hỗ trợ thông thường, điểm đáng chú ý nhất của Apple Intelligence là thông qua hệ thống này, người dùng iPhone hay iPad có thể truy cập trực tiếp vào dịch vụ ChatGPT của OpenAI và thực hiện các tác vụ AI mà không cần phải tải ứng dụng ChatGPT.

Một điểm nhấn đáng chú ý là ChatGPT của OpenAI cũng được tích hợp vào Apple Intelligence.

Cái bắt tay giữa Apple và OpenAI đang được các chuyên gia đánh giá rất cao, nhờ vào lợi thế lớn của cả hai tên tuổi với một bên là công nghệ AI tiên tiến của OpenAI và bên kia là nền tảng người dùng khổng lồ của Apple. Điều này được dự báo có thể tạo ra một bước ngoặt lớn trên thị trường AI thời gian tới.

AI của Apple có thể trở thành công cụ trí tuệ nhân tạo đầu tiên được hơn 2 tỷ người dùng sử dụng. Nếu các tính năng AI sắp ra mắt được công chúng ưa chuộng, Apple hoàn toàn có khả năng thay đổi cách thức xây dựng cơ sở hạ tầng AI trị giá hàng tỷ USD mỗi năm và điều hướng nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ này.

Apple tiết lộ có thể cung cấp nhiều mô hình AI khác nhau trong tương lai, báo hiệu Apple Intelligence không phải là hệ thống trí tuệ nhân tạo duy nhất mà hãng mong muốn đưa tới khách hàng.

Giá trị của Nvidia tăng chóng mặt nhờ chip AI

Giá trị của Nvidia tăng với tốc độ nhanh kỷ lục khi gã khổng lồ chip chỉ mất ba tháng để nâng mức vốn hóa từ 1.000 tỷ USD lên 3.000 tỷ USD. Chỉ vài ngày sau khi đánh bại Apple, gã khổng lồ chip Nvidia vừa vượt qua Microsoft để trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Sự vươn lên mạnh mẽ của Nvidia được thúc đẩy bởi nhu cầu chip AI bùng nổ. Trong vòng chưa đầy hai năm, từ một công ty trị giá 300 tỷ USD, Nvida trở thành một trong những Big Tech quyền lực nhất thế giới. Những khổng lồ khác ở Thung lũng Silicon phải xếp hàng để mua các sản phẩm chip từ Nvidia.

Được thành lập cách đây 31 năm với mục đích ban đầu là sản xuất card đồ họa PC, Nvidia trong năm qua đã chứng kiến doanh thu tăng trưởng liên tiếp. Doanh thu tháng 2 của Nvidia tăng tới 265% so với cùng kỳ năm trước, và tháng 5 tăng 262%.

Trước đó, CEO Nvidia Jensen Huang tuyên bố công ty là trung tâm của một “cuộc cách mạng công nghiệp” mới, giải phóng sức mạnh của AI để chuyển đổi tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu bằng điện toán thông minh.

Sự vươn lên mạnh mẽ của Nvidia được thúc đẩy bởi nhu cầu chip AI bùng nổ.

Google, Microsoft và Amazon đều đã mua loạt bộ xử lý đồ họa “Hopper” từ Nvidia cho các dịch vụ đám mây của họ. Ngoài ra, hệ sinh thái phần mềm Cuda của Nvidia cũng củng cố vị thế của Nvida khi cung cấp các công cụ cho các nhà phát triển sử dụng chip của hãng.

Nvidia lần đầu tiên đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD vào ngày 13/6/2023. Vốn hóa công ty sau đó tăng phi mã lên mốc 2 nghìn tỷ USD vào ngày 1/3 và nhanh chóng vượt mốc 3 nghìn tỷ USD lần đầu tiên vào ngày 5/6.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh các nước phản ứng thống nhất, bền vững trước các nguy cơ từ AI. Dù còn nhiều việc phải làm phía trước, nhưng những nỗ lực quản lý AI thời gian qua đã tạo nền tảng xây dựng một tương lai an toàn trong ứng dụng công nghệ này, đồng thời giúp cân bằng giữa đổi mới, sáng tạo và đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức trong phát triển AI.

Thời gian qua, hàng loạt quốc gia, tổ chức đã nỗ lực xây dựng các quy định về sử dụng và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) một cách an toàn, có trách nhiệm, cũng như hạn chế rủi ro tiềm ẩn. Đây là những bước đi quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho hành trình làm chủ công nghệ, để công nghệ thật sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ con người.

User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump, hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ đối đầu trong tuần này trong cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11.

Giáo hoàng Francis cho rằng AI đã mang lại sự thay đổi mang tính thời đại trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các quốc gia cần giám sát sự phát triển của AI để bảo vệ tính mạng và phẩm giá con người.

Chủ đề của Hội nghị thường niên lần thứ 15 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) còn được gọi là Diễn đàn Davos mùa hè lần này là “Những chân trời tăng trưởng mới”.

Chiến thuật của Nga được điều chỉnh một cách linh hoạt, cùng với việc tăng quân số và cải tiến vũ khí đang khiến Ukraine gặp khó trong việc giành bất kỳ chiến thắng quyết định nào và có nguy cơ biến xung đột thành một trận chiến tiêu hao kéo dài.

Liên hợp quốc cảnh báo toàn Trái đất đang trên đường cao tốc dẫn tới "địa ngục khí hậu". Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh rằng thế giới đang đi lệch hướng ngày càng nhanh và không thể trở lại giai đoạn khí hậu ổn định.

Là Chủ tịch BRICS năm nay, Nga sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại, đầu tư, công nghệ đổi mới và các vấn đề xã hội.

Nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Sau khi GDP đạt mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2023, cao hơn đáng kể so với dự báo, quý I năm nay, tăng trưởng GDP của Nga tiếp tục đạt mức cao, 5,4%.

Trong suốt gần 1/4 thế kỷ lãnh đạo đất nước trên cả hai cương vị tổng thống và thủ tướng, ông Putin đã có công lớn mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa quốc gia này từ vị thế đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở thành một trong những cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Các cuộc tấn công qua lại giữa Israel và Hezbollah cho thấy hai bên sẵn sàng mở rộng đối đầu quân sự, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ Israel tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực vào miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột tại dải Gaza đã kéo dài 8 tháng qua.

Từ trước khi Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine diễn ra tại Thuỵ Sĩ, các nhà phân tích đã dự đoán rằng hội nghị này dường như không đạt được các mục tiêu đã nêu, cả về mặt đại diện tham dự và việc phát triển chương trình nghị sự thống nhất mà Kiev muốn thúc đẩy, khi không có sự tham gia của Nga.

Sau gần 25 năm cầm quyền, Tổng thống Vladimir Putin đã cho thấy tài năng của một trong những nhà lãnh đạo thành công nhất lịch sử nước Nga. Ông đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga, đưa đất nước từ chỗ đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện sau khi Liên Xô tan rã, trở lại thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo nhiều khả năng năm 2024 sẽ là một năm nắng nóng kỷ lục tiếp theo, phá vỡ kỷ lục về nắng nóng của năm 2023.

Tình trạng đầu cơ bất động sản đã và đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường mà còn khiến người thu nhập thấp không thể mua nổi nhà.

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine tổ chức tại Thụy Sỹ đang có nguy cơ thất bại khi không có sự tham gia của nguyên thủ một số nước quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Sau khi thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm, gây choáng váng cho cả chính trường Pháp và châu Âu.

Ngành vận tải hàng không toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, dự báo doanh thu toàn ngành đạt gần 1.000 tỷ USD năm 2024.

Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu gây sốc khi một loạt đảng cầm quyền ở các quốc gia chủ chốt của EU gặp thất bại chưa từng có, nhất là ở những quốc gia được phân bổ số ghế lớn như Pháp, Đức.

Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg 2024, nước Nga đã vạch rõ chiến lược phát triển kinh tế là tăng cường quan hệ kinh tế với các nước thân thiện, hiện chiếm 3/4 kim ngạch thương mại của Nga.

Hơn 50 năm sau khi con người đặt chân lên Mặt Trăng, vệ tinh duy nhất của Trái đất lại trở thành tâm điểm của một cuộc chạy đua không gian mới giữa các cường quốc.

Ngày 8/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba, đi vào lịch sử khi trở thành thủ tướng thứ hai ở Ấn Độ giành được ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 6, hơn 400 triệu cử tri châu Âu ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bầu 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới. Các nhà phân tích cho rằng cuộc bầu cử này có thể là một cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của châu Âu.

Campuchia đang chuẩn bị khởi công dự án kênh Funan Techo nối sông Mê Kông với biển với tổng kinh phí đầu tư 1,7 tỷ USD. Kênh đào trị giá tỷ đô này dự kiến sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế lớn cho Campuchia. Tuy nhiên, dự án cũng vấp phải những nghi ngại về tác động đối với hệ sinh thái và nguồn nước sông Mê Kông.

Nam Á là nơi sinh sống của khoảng 1/5 dân số thế giới. Khu vực này đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của thời tiết khắc nghiệt .

Khi Israel kiên quyết với mục tiêu phải tiêu diệt Hamas, còn Hamas muốn Israel lập tức rút quân khỏi Gaza, kế hoạch hoà bình mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đề ra là điều xa vời.

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, nhưng đà tăng trưởng đang bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực bất động sản khiến đất nước tỷ dân liên tục đưa ra nhiều biện pháp giải cứu.

Công ty phân tích dữ liệu GlobalData khẳng định thị trường xe điện thương mại và xe điện chở khách sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 15,9% giai đoạn 2023-2035, .

Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm và xin cấp phép thương mại, Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa taxi bay vào kinh doanh thương mại vào năm 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu nếu các nước NATO để Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Việc Thủ tướng Anh Rishi Sunak quyết định tổ chức tổng tuyển cử sớm đã khiến cả xứ sở sương mù bất ngờ, bởi các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy Đảng Bảo thủ cầm quyền nhiều khả năng chịu thất bại nặng nề trước Công đảng đối lập.

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đang đến gần, làm sóng bạo lực nhằm vào các chính khách gia tăng cho thấy những chia rẽ chính trị sâu sắc trong lòng châu Âu.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.

Việc Ukraine không tổ chức bầu cử khi nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc vào ngày 20/5 đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai chính trị của Ukraine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với 88 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án. Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng.

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành cải tổ nội các. Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu.

Trong bối cảnh máy bay không người lái (UAV) xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến trên chiến trường, nhiều quốc gia đã đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí chuyên dụng để khắc chế UAV. Hệ thống Leonidas của Mỹ là một trong số đó. Leonidas được xem là khắc tinh của UAV, bởi hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đợt tấn công quy mô lớn của các UAV cỡ nhỏ.

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.