Gìn giữ nghề mây tre đan truyền thống làng Phú Vinh

Hình thành và phát triển nghề mây tre đan từ 400 năm trước, đến nay làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống này.

Trải qua thời gian cùng những biến động của lịch sử, đến nay làng nghề vẫn duy trì được nghề truyền thống với nhiều nghệ nhân yêu nghề và mong muốn gìn giữ, phát triển nghề mây tre đan.

Từ niềm tự hào với nghề truyền thống của cha ông, năm lên 9 lên 10, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã bắt đầu biết vót tre, đan lát. Để làm nên một sản phẩm mây tre đan tinh xảo, đẹp mắt, những người nghệ nhân như ông Tĩnh phải rất tỉ mỉ ngay từ những công đoạn đầu tiên.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh và nghề mây tre đan truyền thống (Ảnh: Báo Nhân dân)

"Khi xưa bố của tôi là 1 trong 9 nghệ nhân đầu tiên được Nhà nước phong tặng và được gặp Bác Hồ. Những câu chuyện, những sản phẩm, các tác phẩm của ông đan ấy chính là niềm tự hào đã thôi thúc tôi phải cố gắng, học hỏi nghề từ cha ông của mình." ông Tĩnh chia sẻ.

Làng Phú Vinh xưa còn có tên là làng Cò Đậu, nằm ở vùng chiêm trũng. Người dân ở đây sống trên vùng đất mà mỗi khi mưa to nước lại dồn về gây ngập lụt, đồng ruộng tan hoang, mênh mông trong biển nước, không thể thu hoạch được hoa màu. Khi đó, trong làng có ông Nguyễn Văn Sôi đã mày mò, chặt cây tre, cây mây mang về đan thành đơm, đó và các dụng cụ đánh bắt cá để sinh sống qua ngày. Lâu dần, nhiều người dân ở các vùng lân cận đã biết và tìm đến mua dụng cụ đánh bắt cá do ông làm.

Từ đó, người dân trong làng học theo ông Sôi, cũng sản xuất, chế tác các dụng cụ đánh bắt cá và những sản phẩm mây tre đan phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày. Sau này, ông Nguyễn Văn Sôi được tôn vinh là tổ nghề của làng nghề mây tre đan Phú Vinh.

Đến những năm 1800, tài hoa của người dân làng Phú Vinh được người Trung Quốc biết đến và khen ngợi. Họ góp ý với Hương trưởng của làng đổi tên làng từ Cò Đậu thành Phú Hoa Trang với ý nghĩa “trời phú cho dân có bàn tay tài hoa”, vì người dân nơi đây có bàn tay khéo léo, điệu nghệ, giỏi đan lát mây tre. Đến năm 1841, Hương trưởng của làng quyết định đặt lại tên làng là Phú Vinh cho tới nay.

Phú Vinh - làng nghề mây tre đan ở Hà Nội nổi tiếng (Ảnh: Internet)

Mỗi làng nghề truyền thống của Hà Nội đều có những điểm đặc biệt, tạo nên dấu ấn, thương hiệu cho làng nghề đó trong suốt hàng trăm năm qua như làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng với sản phẩm lụa tơ tằm mềm mại, tinh tế; làng gốm Bát Tràng với những món đồ gốm sứ tinh xảo,... Các sản phẩm mây tre đan Phú Vinh cũng có những điểm độc đáo so với những làng nghề mây tre đan khác trên cả nước.

Trải qua thời gian, sự phát triển của cuộc sống hiện đại cũng khiến nhu cầu của người dùng có nhiều sự thay đổi. Vì vậy từng có thời điểm, các sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh đứng trước nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với những sản phẩm đồ thủ công khác hay những sản phẩm tiện lợi hơn với người dùng.

Trước những khó khăn đó, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh cũng như nhiều nghệ nhân khác trong làng luôn quan niệm phải đặt chất lượng của sản phẩm mây tre đan lên hàng đầu để biến những khó khăn đó thành thuận lợi.

Trước khó khăn, những người nghệ nhân ở làng nghề Phú Vinh không nản lòng mà luôn cảm thấy tự hào về một nghề truyền thống đã tồn tại hơn 400 năm qua, giờ đây đã và đang ngày càng trở nên nổi tiếng hơn với du khách quốc tế.

Đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tạo nên những tác phẩm mây tre đan tinh xảo (Ảnh: Internet)

Ông Tĩnh cho biết: "Những sản phẩm sinh ra ở làng nghề này được đan thủ công 100% và cái nguyên liệu là mây tre đan thì rất là thân thiện với môi trường. Những yếu tố đó đã góp phần để thuyết phục khách quốc tế mua sản phẩm ở làng nghề mây tre đan Phú Vinh."

Để có thể gìn giữ và phát triển nghề mây tre đan truyền thống, những người nghệ nhân kỳ cựu ở Phú Vinh như nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã và đang có những hoạt động thiết thực để truyền nghề cho thế hệ trẻ của làng.

Dù cuộc sống hiện nay đã có nhiều sự đổi thay, phát triển hiện đại, thế nhưng những làng nghề truyền thống của Thủ đô vẫn giữ được bản sắc riêng, tạo nên những sản phẩm thủ công đẹp mắt, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Với sự tâm huyết và lòng yêu nghề của những nghệ nhân, những làng nghề lâu đời ở Hà Nội như làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã góp phần đưa những sản phẩm thủ công với những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới.

Cùng với sự phát triển của Hà Nội, những giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề vẫn tiếp tục được gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

User
Ý KIẾN

Sáng 27/9, Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi", tại Phố sách Hà Nội 19/12.

Tối 27/9, UBND thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”.

Tối ngày 28/9, Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra. Đây cũng là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sở Văn hóa - Thể thao, Đài PT-TH Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan hiện đang hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng cho lễ trao giải.

Hội sách Hà Nội lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề 'Hà Nội - Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình' sẽ diễn ra từ ngày 27/9 - 29/9/2024 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Với hơn 1,4 tỷ dân, nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, Ấn Độ đang trở thành thị trường mục tiêu được nhiều quốc gia trên thế giới chạy đua khai thác, trong đó có Việt Nam.

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội không chỉ đơn thuần là một hành trình du lịch, mà còn là một hành trình về nguồn cội, nơi kết nối những giá trị văn hóa và lịch sử của vùng đất Hà Nội. Mỗi điểm dừng chân không chỉ mang vẻ đẹp riêng mà còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử, phong tục tập quán và tâm tư của người dân địa phương.

Trung ương Đoàn phối hợp SABECO mang hàng hóa và thực phẩm thiết yếu cho người dân các tỉnh vùng lũ, ước tính giá trị hỗ trợ dành cho mỗi tỉnh là 650 triệu đồng.

Tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, vừa diễn ra chương trình nghệ thuật Lễ hội Áo dài Huế 2024 với chủ đề “Linh Phụng”.

UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức và khu du lịch xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội là Khu du lịch cấp thành phố.

Đại diện Tập đoàn Google cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các dự án nhằm hỗ trợ truyền thông, quảng bá du lịch, văn hoá Việt Nam.

Chiều 23/9, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân đã công bố Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize mùa thứ hai 2024.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Cuối tuần qua, Festival Thu Hà Nội 2024 đã được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc, thu hút trên 50.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Nét kiến trúc độc đáo xưa cũ mang chất hoài niệm của khu phố cổ Hà Nội, chỉ còn bắt gặp khi chúng ta nhìn lên tầng hai của căn nhà. Thế nhưng những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân.

Năm nay, một góc riêng của Festival được dành cho Lễ hội trình diễn kỹ năng tạo tác của các nghệ nhân, thợ giỏi và triển lãm giới thiệu sản phẩm làng nghề tiêu biểu Hà Nội.

Gần 50 tác phẩm bằng chất liệu màu nước của nhiều họa sĩ đã được trưng bày tại ngôi biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, mang đến cho công chúng những góc nhìn về vẻ đẹp đời thường quen thuộc của Thủ đô.

Hưởng ứng lễ hội Festival Thu Hà Nội 2024, một chuỗi hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức nhằm tôn vinh và quảng bá tà áo dài – biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kế hoạch tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025.

Hội chợ Làng nghề năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới tại Hà Nội.

Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề "Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình" sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

"Hỡi đồng bào Thủ đô!" là chủ đề của triển lãm 3D trực tuyến do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thực hiện nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Festival Thu Hà Nội 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” đã khai mạc vào tối 20/9 tại khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Dự kiến Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ gồm 62 hoạt động trải dài xuyên suốt bốn mùa. Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia kết hợp Khai mạc Festival Huế và chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật mừng 50 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra vào tối 25/3/2025.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa.

Thời gian gần đây, hoạt động nghệ thuật vì môi trường có xu hướng nở rộ. Các vấn đề môi trường như rác thải, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,... đã được nhiều văn nghệ sĩ quan tâm, sáng tạo, đưa vào tác phẩm nghệ thuật.

Tối 20/09, Lễ hội Festival Thu Hà Nội sẽ chính thức khai mạc tại khu vực Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô. Với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc cùng những giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của mùa thu Hà Nội, Lễ hội hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân Thủ đô và du khách những trải nghiệm thú vị, nhiều ý nghĩa.

Triển lãm 3D trực tuyến đặc biệt "Hỡi đồng bào Thủ đô!" sẽ chính thức khai mạc vào 14h ngày 20.9 tại Hà Nội.

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng Nhà xuất bản Kim Đồng và Lân Tinh Foundation giới thiệu triển lãm đặc biệt mang tên "Từ Đôrêmon tới Doraemon: 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam".

Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, với nhiều hoạt động sáng tạo tại các không gian di sản văn hóa và làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại ở phường Nghĩa Đô mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ, trở thành nét văn hoá của dân tộc Việt Nam một thuở.

Tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động vui trung thu ý nghĩa cho trẻ em trong khuôn khổ chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.

Bao đời nay, đồ chơi Trung thu truyền thống được nhiều thế hệ thợ thủ công, nghệ nhân gìn giữ, tiếp nối, đó là những món đồ chơi giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tác giả được vinh danh tại giải thưởng Văn học Điền Trì do Tạp chí Văn học Điền Trì (Trung Quốc) tổ chức.

Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ do Bộ VH-TT&DL tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 23 - 25/9/2024 tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới”.

Hôm nay (17/9) là ngày Rằm tháng 8 âm lịch. Không khí Tết Trung thu đã gõ cửa từng ngôi nhà, từ khắp làng quê cho đến những con phố. Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác và Trung thu cũng vậy, đều sẽ có những thay đổi gắn liền với cuộc sống của con người.

Dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, với các hoạt động tại các không gian di sản văn hóa, các làng nghề.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” vừa được khai mạc vào tối 14/9/2024.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.