Gìn giữ những ngôi nhà cổ ở Hà Nội

Trên mảnh đất kinh kỳ, còn đâu đó những ngôi nhà được truyền từ đời này qua đời khác. Những ngôi nhà không chỉ mang sứ mệnh là nơi ở của một gia đình, mà còn như một minh chứng lịch sử cho sự phát triển của mảnh đất Hà Thành. Gìn giữ những ngôi nhà cổ, đó cũng chính là gìn giữ giá trị lịch sử của Hà Nội.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Từng là một trong bốn làng nghề tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã đã tồn tại hơn 400 năm. Tuy nhiên giờ đây ngôi làng đang đứng trước nguy cơ thất truyền vì người dân không còn mấy người theo nghề nữa. Trong số ít ỏi những người con của làng vẫn luôn đau đáu làm thế nào để gìn giữ nghề của cha ông, có một người nghệ nhân đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng hàng ngày vẫn luôn miệt mài với tâm huyết phát triển nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại.

Làng Trạch Xá (Hoà Lâm - Ứng Hoà - Hà Nội) từ lâu được biết đến với nghề may áo dài thủ công truyền thống đã có lịch sử hơn 1000 năm, nổi tiếng với kỹ thuật khâu kim dọc. Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, chiếc áo dài Trạch Xá với đường kim mũi chỉ thẳng tắp đã giúp những tà áo trở nên mềm mại, thướt tha làm tôn lên vóc dáng của người mặc.

Một ngôi làng cổ kính yên bình nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, được coi là cái nôi của nghệ thuật thêu tay truyền thống Việt Nam. Ở đây, những người nghệ nhân tài ba vẫn luôn cần mẫn vẽ tranh bằng chỉ suốt hàng trăm năm qua.

Sống và làm việc nhiều năm trong môi trường với máy móc kỹ thuật hiện đại, nhiều số liệu, lập trình…vv, những tưởng công việc của tiến sỹ Đặng Minh Tuấn (cha đẻ của phần mềm Vietkey) chỉ liên quan đến các thuật toán, đến mã nguồn, hệ thống, nhưng thực chất, ông lại có một tâm hồn nghệ sỹ, biết yêu và thưởng thức cái đẹp trong thơ ca, trong âm nhạc. Để từ đó, ông đã cho ra đời ca khúc “Về đi anh”.

Cách đây một vài năm, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng tại Thung Cấm chỉ là một vùng hồ rộng mênh mông, bát ngát nhưng khá hoang vắng. Nhận thấy địa điểm này vừa có nguồn nước trong xanh, tươi mát, vừa có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi cá sạch, ông Nguyễn Tuấn Anh đã lên ý tưởng, biến vùng hồ hoang sơ, nằm trong lòng các dãy núi này, trở thành một khu trang trại nuôi thủy sản có quy mô phát triển nhất vùng Mỹ Đức.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhà giáo Minh Nguyệt đã có hơn 32 năm gắn bó với ngành giáo dục. Cô luôn tâm niệm, giáo dục có tính chất quyết định hình thành giá trị con người. Để đào tạo những chủ nhân tương lai có đủ phẩm chất, trí tuệ, tài năng, kiến thức để xây dựng Thủ đô và quê hương đất nước, nhà giáo Minh Nguyệt đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội và giáo dục truyền thống cho học sinh.

Thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với việc sản xuất gốm sứ chất lượng cao từ thế kỷ XV. Đây không chỉ là nơi sản xuất gốm sứ mà còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển những tài năng nghệ thuật trong lĩnh vực này như nghệ nhân Nguyễn Quý Sơn. Tính đến thời điểm hiện tại, công trình và sản phẩm của nghệ nhân Sơn đã góp phần làm nên danh tiếng của làng nghề Bát Tràng, đồng thời cũng giữ vững và phát triển nghề gốm sứ truyền thống của Việt Nam.

Sự cũ kỹ của những ngôi nhà, vết thâm trầm ghi dấu màu thời gian của những căn biệt thự được xây dựng hàng trăm năm là một trong những đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội. Sự thay đổi của thời gian và những biến cố, những ngôi nhà kia là nơi tập trung sinh sống của nhiều con người Hà Nội, trong những diện tích lớn nhỏ khác nhau. Không gian sống, truyền thống gia đình, thói quen sinh hoạt,… đã tạo nên những tính cách riêng biệt. Trong đó, đàn ông phố cổ là một nhóm đặc thù.

Hương ước, lệ làng - một trong những di sản văn hóa truyền thống, đậm bản sắc dân tộc. Ở góc độ nào đó, hương ước, lệ làng giúp con người Việt Nam vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, của đấu tranh xã hội. Phát huy giá trị của hương ước từ quá khứ đến hiện tại cũng là một cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tết đã len lỏi vào từng con phố, mỗi ngôi nhà và cả trong lòng người dân Thủ đô. Mùa Xuân đã nhuộm Hà Nội bởi gam màu Tết riêng có. Để rồi nhiều người tự hỏi rằng: “Tết có màu gì mà luôn mang đến cho người ta cảm giác lâng lâng, bồi hồi, và nhớ thương đến vậy?

Những lứa cá hàng ngày được đánh bắt tại Thung Cấm, ngoài việc được vận chuyển đến hệ thống nhà hàng Chả cá Thung Cấm, còn được chế biến thành món cá kho truyền thống, mang hương vị đặc trưng. Đây cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong các bữa cỗ Tết của người Hà Nội xưa.

Tốt nghiệp Học viện Quân y, Đại tá – Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Duy Trung về công tác và gắn bó với Bệnh viện Quân y 105 vừa tròn 20 năm. Là một người lính, một bác sĩ mặc áo trắng, bác sĩ Đỗ Duy Trung luôn mong muốn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, biến đó thành động lực để không ngừng mày mò nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị.

Sơn mài là một nghệ thuật truyền thống độc đáo của hội họa Việt Nam khi xuất hiện không chỉ ở tranh mà còn trong nhiều tác phẩm nghệ thuật khác như hoành phi, câu đối, đồ gia dụng và tượng Phật. Để làm được một sản phẩm sơn mài phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những yêu cầu riêng nhưng đều đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì, tâm huyết của người làm nghề. Ngày nay Việt Nam chỉ còn tồn tại số ít làng nghề làm sơn mài. Một trong số đó là làng nghề sơn mài Hạ Thái.

Trong giới chơi cây quất cảnh nghệ thuật Hà Nội, nghệ nhân Trương Ngọc Xuân là một người được đánh giá cao bởi sự sáng tạo và thăng hoa với nghề làm quất cảnh. Mấy chục năm trong nghề, ông có đủ thời gian để học hỏi và tự tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu để mang đến cho người sành chơi quất những tác phẩm ấn tượng giàu ý nghĩa nhất.

Đứng giữa dòng chảy hối hả của thế giới hiện đại với vô số luồng văn hóa ngoại lai, vẫn có bộ phận giới trẻ ngày nay yêu thích những nét đẹp văn hóa nghệ thuật truyền thống. Sự yêu thích , niềm đam mê ấy không những đã giúp cho nhiều người trẻ định hướng được con đường nghệ thuật của bản thân mà còn góp phần lan tỏa những môn nghệ thuật có giá trị ngàn đời đó tới cộng đồng ở một góc nhìn mới.

Trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, Hà Nội đã mang theo khát vọng của một dân tộc luôn vươn lên bằng tinh thần sáng tạo. Sự sáng tạo của các chuyên gia, nghệ nhân, nghệ sĩ trong quá trình bảo tồn, phát triển đa dạng hệ thống di tích lịch sử văn hóa, làng nghề thủ công trải khắp các phố phường, làng quê. Những con người sáng tạo của Thủ đô hội tụ lại đã làm nên một Hà Nội đầy sáng tạo, lan tỏa năng lượng sáng tạo mạnh mẽ, đưa Hà Nội trở thành kinh đô sáng tạo của khu vực, điểm đến tri thức và sáng tạo trên thế giới.

Nữ doanh nhân trẻ Nguyễn Thùy Linh luôn tâm huyết với sự nghiệp gìn giữ, phát triển nghề thêu gia truyền bốn đời của gia đình. Không chỉ làm sống lại nghề thêu đã ra đời và phát triển hơn 50 năm của nhãn hàng thêu tay Tân Mỹ nổi danh, chị Linh còn thể hiện những nét đẹp công dung ngôn hạnh, cốt cách, tâm hồn và truyền thống văn hóa của những người phụ nữ Hà Thành thuở xưa.

Bánh khúc hay còn gọi là xôi cúc, xôi khúc, là một món ăn truyền thống ở Hà Nội. Từ xa xưa cho đến ngày nay, những người con của vùng đất kinh kỳ rất quen thuộc với hình ảnh những quầy bánh khúc nóng hổi hay những người đội thúng bánh trên đầu hoặc đi xe đạp rao bán bánh, tạo nên một nét giản dị đặc trưng ở đất Hà Thành. Và có một thương hiệu bánh khúc đã gắn bó với người dân Hà Thành từ những năm tháng chiến tranh cho đến tận ngày nay, ấy là bánh khúc Cô Lan.

Thực hiện dự án “từ truyền thống tới truyền thống”, đưa nghệ thuật vào đối thoại với không gian văn hóa trong các ngôi đình, các nghệ sĩ đã dành thời gian và tâm huyết của mình, trong vài năm trở lại đây, tạo nên các không gian triển lãm văn hóa sống động, đưa các ngôi đình đến gần hơn với cuộc sống thường ngày của người dân trên phố và khách tham quan. Việc kể các câu chuyện đình trong phố là cách để hiện thực hóa các câu chuyện đối thoại giữa di sản, di tích với cuộc sống đương đại.

Là người con đời thứ 19 của dòng họ Trần Đông Cục Bát Tràng, một trong những dòng họ rời Bồ Bát, Ninh Bình đến lập nghiệp ở Bạch Thổ Phường khi xưa. Ngay từ khi còn nhỏ, Nghệ nhân Trần Việt Hùng đã được tiếp xúc với nghề gốm từ cha mẹ và làng xóm xung quanh. Trải qua thời gian, tình yêu gốm, yêu nghề làm gốm được nhen nhóm và lớn dần trong anh tự nhiên tựa như từng hơi thở, nhịp đập của con tim. 10 tuổi vẽ gốm cho bố mẹ, 20 tuổi nghệ nhân Việt Hùng đã có xưởng gốm của riêng mình với dòng gốm tiểu cảnh trang trí.

Vào đầu tháng 4/2022, lần đầu tiên có một địa chỉ của Hà Nội được Hội Di sản Việt Nam vinh danh là “Không gian di sản văn hóa ẩm thực”, đó là quán “Bún ốc Bà ngoại” của nghệ nhân Nguyễn Thị Hiền.

Đây đã là năm thứ 7, người dân và du khách Hà Nội được thưởng thức miễn phí những tác phẩm nổi tiếng của bộ môn nghệ thuật Tuồng truyền thống do các nghệ sĩ trẻ Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn. Nghệ sĩ ưu tú Lộc Huyền hiện đang là trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Là một nghệ sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, nhưng khi các nghệ sĩ trẻ cần thì chị luôn lùi vào phía hậu trường, làm điểm tựa cho các học trò và giúp các nghệ sĩ thăng hoa hơn trong đêm diễn.

26 năm theo nghề dạy học, với rất nhiều thành tích nổi bật và hiện tại ở cương vị lãnh đạo, nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hà vẫn luôn là một người phụ nữ hiền hậu, dịu dàng và nền nã, không chỉ qua phong thái bên ngoài, mà cô cũng là người rất trân trọng các mối quan hệ gia đình, nền tảng văn hóa của người Hà Nội. Cô luôn hướng các em học sinh, cũng như các con của mình không chỉ giỏi về cập nhật các kiến thức học tập hiện đại, mà phải biết giữ gìn những văn hóa truyền thống. Bởi vì cô không chỉ là một nhà giáo tâm huyết, cô còn là một người con Hà Nội.

Bữa cơm trong gia đình người Việt không chỉ đơn thuần là nơi mọi người trong gia đình cùng thưởng thức những món ngon mà cao hơn đó là sự gắn kết các thành viên, hình thành nên truyền thống của gia đình. Tất cả hòa quyện tạo nên những nét văn hóa độc đáo, riêng biệt trong văn hóa người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Dù đã trải qua nhiều biến động, nhưng đến nay, nghệ thuật múa rối nước đang rất phát triển và lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống của người dân Hà Nội, cũng như ngày càng được đón nhận từ cộng đồng trong nước và quốc tế. NSND Nguyễn Hoàng Tuấn – Nguyên Giám Đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long, đã đưa rối nước Việt Nam đi biểu diễn ở hơn 50 quốc gia trên thế giới trong suốt 40 năm nay.

Hiện nay, gia đình anh Đào Anh Tuấn - người con trai của nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn là gia đình duy nhất còn lại của làng Đào Xá vẫn đang giữ nghề làm đàn cổ. Việc truyền nghề cho con không chỉ đảm bảo sự tiếp nối của nghề, mà còn là một cách để cố nghệ nhân truyền đạt tình yêu và lòng tôn trọng đối với nghệ thuật và văn hóa truyền thống.

Hà Nội là nơi hội tụ nhiều nghề thủ công truyền thống. Trải qua thời gian, vì nhiều yếu tố nên nhiều nghề, làng nghề thủ công đã và đang bị mai một dần. Thế nhưng với tình yêu nghề, yêu sự tinh tế trong văn hóa của người Tràng An, nên dù cuộc sống có thay đổi ra sao, có những người phụ nữ ở Hà Nội vẫn âm thầm gìn giữ nghề truyền thống bằng nhiều cách khác nhau, để những tinh hoa văn hóa của Hà Nội vẫn được lưu truyền cho thế hệ tiếp nối.

Với mong muốn mọi học sinh đều được đến trường, được giáo dục trong một môi trường hiện đại và trên hết là mang tia nắng ấm đến xoa dịu những lo lắng của học sinh, định hướng và giúp các em trưởng thành hơn mỗi ngày, tiến sĩ Nguyễn Thị Thành đã mạnh dạn đứng ra thành lập trường phổ thông dân lập đầu tiên ở xứ Đoài - trường phổ thông dân lập Bình Minh.

Sự phát triển theo thời gian là một điều tất yếu của bất kì quốc gia nào. Giữa bối cảnh hiện đại vẫn còn tồn tại vẻ đẹp truyền thống trong kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ và âm nhạc. Có những con người dành toàn bộ thời gian và tâm huyết đã ghép lại những mảnh ghép rời rạc thành những tổ hợp chỉnh thể nghệ thuật đương đại để bảo lưu truyền thống giữa những biến đổi. Và, hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn chính là người đã miệt mài theo đuổi mục đích đưa truyền thống sống ấy vững vàng tồn tại trong hiện đại.

Từ xa xưa, nón lá đã gắn liền với đời sống người Việt. Nón lá xuất hiện khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, trên những cánh đồng lúa hay những con phố nhỏ đất Hà Thành, và rất nhiều trong số đó, là những chiếc nón lá được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làng Chuông. 'Đại sứ nón' là cái tên thân thương được đặt cho nghệ nhân Tạ Thu Hương, người phụ nữ có một niềm đam mê đặc biệt với nón lá và nghề làm nón lá; để từ đó, chị mang hình ảnh chiếc nón lá và nghề làm nón lá, đi khắp muôn nơi.

Hà Nội hiện có hơn 1 triệu người cao tuổi. Là lớp người đã trải qua những ngày hào hùng của dân tộc trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, tiên phong đi đầu trong công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước, người cao tuổi Thủ đô luôn là tấm gương sáng ngời, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, góp phần để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân giành được những thắng lợi to lớn. Bởi thế, lớp người cao tuổi hiện nay xứng đáng nhận được sự quan tâm, chăm sóc của xã hội.

Rằm tháng 8 là một ngày rằm đặc biệt trong năm, ngày mà mỗi đứa trẻ đều háo hức với những món đồ chơi và phá cỗ trung thu dưới ánh trăng rằm.

Với nhiều người dân Hà Nội, đặc biệt là người cao tuổi, đọc báo in mỗi sáng là thói quen hàng ngày không thể bỏ qua.

Thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang, huyện Thường Tín (Hà Nội), xưa là một ngôi làng nổi tiếng về nghề điêu khắc gỗ và đá thủ công. Bằng đôi bàn tay tài hoa và khéo léo, nghề điêu khắc ở Nhân Hiền truyền từ đời này sang đời khác, đến nay vẫn giữ được truyền thống là một làng làm nghề điêu khắc gỗ tinh xảo, được biết đến rộng rãi trên khắp cả nước.

Mong muốn đưa những câu chuyện cũ của Hà Nội đến với những con người mới của Hà Nội hôm nay, nhóm ảnh Hà Nội xưa đã và đang thực hiện những hành động có ý nghĩa với cộng đồng.

Dù thời gian có trôi qua, dù có những thăng trầm của lịch sử, nhưng với những người con của Hà Nội, của đất kinh kỳ, thì hình ảnh của mảnh đất ngàn năm văn hiến không bao giờ mờ phai, mà ngược lại, những hình ảnh đó vẫn được lưu giữ và lưu truyền, như để tô điểm thêm cho một Hà Nội hiện đại hôm nay.

Làng Lại Đà là một trong bốn làng thuộc xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, có lịch sử lâu đời. Truyền thuyết cho hay, làng xuất hiện đồng thời với Kinh thành Cổ Loa, như vậy là đã có hơn ngàn năm tuổi.

Làng Đông Cứu vốn xưa kia nổi tiếng với nghề thêu may trang phục cho hoàng cung. Theo thời gian, nghề này đang dần mai một và có nguy cơ mất dần những bí quyết thêu may thủ công truyền thống.

Trong rất nhiều loại sen đang bán trên thị trường, sen Hồ Tây được người tiêu dùng yêu thích hơn cả. Bởi hoa sen Hồ Tây có cánh kép màu hồng thắm, bông rất to và đượm hương thơm. Đặc biệt, gạo sen Hồ Tây rất to và căng mọng còn dùng để ướp trà. Theo đó, hoa sen ngoài được mua cắm trang trí còn được thu mua để ướp trà.

Cẩn thận cắm những đóa sen trắng, đã thành thói quen không biết bắt đầu từ khi nào, bà Nguyễn Kim Mai, mà người dân địa phương hay gọi thân thương là mẹ Mai, đến nghĩa trang Liệt sĩ phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, để bày biện hoa quả vào dịp tháng 7 thiêng liêng này. Đã thành truyền thống của địa phương, năm nào cũng vậy, hơn 100 cán bộ, nhân dân, CCB địa phương lại về đây, thắp nén hương thơm tưởng nhớ, tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, giải phóng, thống nhất Tổ quốc. Người đứng ra cùng địa phương tổ chức lễ tri ân này là bà Nguyễn Kim Mai, người 33 năm đảm nhiệm vai trò Bí thư chi bộ, tổ dân phố số 10, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng.

Mảnh đất Hà Thành không chỉ nổi tiếng về danh lam thắng cảnh, mà ẩm thực cũng là một nét văn hóa nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết tới. Mỗi món ẩm thực của Hà Nội thường gắn liền với những nét làng quê, như bánh cuốn Thanh Trì, Cốm làng Vòng, Xôi nếp Phú Thượng....Dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, ẩm thực của đất kinh kỳ vẫn luôn có chỗ đứng trong bản đồ ẩm thực Việt Nam và thế giới.

Chơi cây cảnh như một lẽ tự nhiên làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Ngọ tại xã Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội vốn từ lâu đã coi cây cảnh không chỉ là thú vui tao nhã, mà còn đưa con người gần gũi hơn với thiên nhiên, trong từng ngôi nhà.

Sinh năm 1943 trong một gia đình trí thức, PGS.TS Bùi Thị An tốt nghiệp khoa Hóa - Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội. Bước sang tuổi 80, nhưng với trí tuệ và tài năng của mình, bà không ngừng đóng góp công sức nhỏ bé vào công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước. Danh hiệu 'Công dân Thủ đô ưu tú' năm 2022, ghi nhận những đóng góp của bà cho Thủ đô trong suốt hàng chục năm qua.

Mỗi người sống trên đời đều có ước mơ, song có những ước mơ tưởng như vô lý nhưng lại là sự thật, đó là ước mơ được sống. Họ đã, đang và sẽ tiếp tục chiến đấu kiên cường với căn bệnh gắn liền với cuộc sống của họ.

Võ đường Thanh Phong được thành lập từ năm 1985 với tên gọi đầu tiên là Câu lạc bộ võ thuật, do võ sư Hoàng Thanh Phong sáng lập. Không chỉ truyền dạy những bài võ cổ truyền cho tuổi trẻ, mà võ sư Hoàng Thanh Phong còn giúp người cao tuổi những động tác mang lại sức khỏe deo dai.

Phát hiện ra những cổ vật vô giá đã là một công việc khó, nhưng để gìn giữ nó cho muôn đời sau lại là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng, khoa học... và những con người làm công việc này còn được mệnh danh là "Bác sĩ" của cổ vật'.