Gió có đảo chiều tại Ukraine sau bầu cử châu Âu, Mỹ?

Kết quả các cuộc bầu cử gần đây tại Anh, Pháp và sắp tới tại Mỹ có thể sẽ khiến cuộc xung đột Nga – Ukraine đảo chiều theo hướng bất lợi cho Ukraine.

Cuộc tổng tuyển cử tại Anh

Ngày 4/7, khoảng 49 triệu cử tri Anh đã đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sớm. Cùng với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới và cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6, cuộc tổng tuyển cử lần này tại Anh có thể coi là một trong những sự kiện có thể có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cuộc chiến tại Ukraine.

Công đảng của nhà lãnh đạo Keir Starmer dẫn đầu với chiến thắng áp đảo. Với kết quả này, ông Keir Starmer, cựu luật sư nhân quyền 61 tuổi sẽ thay thế đương kim Thủ tướng Rishi Sunak để trở thành tân Thủ tướng Anh.

Lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer. Ảnh: Getty.

Theo giới quan sát, Công đảng có quan điểm hoàn toàn trái ngược với Đảng Bảo thủ cầm quyền về một loạt vấn đề như kinh tế, thuế, biến đổi khí hậu, Dịch vụ Y tế quốc gia và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, về chính sách đối ngoại và quốc phòng nói chung, và sự hỗ trợ dành cho Ukraine nói riêng, quan điểm của hai đảng cơ bản không có nhiều khác biệt.

Sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ Anh dành cho Ukraine, vốn được duy trì kể từ khi xung đột bắt đầu nổ ra vào tháng 2/2022, đã được Công đảng hưởng ứng và có ít dấu hiệu cho thấy điều đó sẽ thay đổi trong ngắn hạn.

Tôi không đồng tình với cựu Thủ tướng Boris Johnson trong nhiều vấn đề, nhưng công bằng mà nói, với Ukraine, ông ấy đã có quan điểm mạnh mẽ. Khi đó tôi là lãnh đạo phe đối lập và tôi đã nói rằng chúng tôi sẽ ủng hộ chính phủ.

Ông Keir Starmer - Lãnh đạo Công đảng tại Anh.

Tuy vậy, dù công khai ủng hộ ý định của Thủ tướng Sunak về việc tăng chi tiêu quốc phòng của Vương quốc Anh lên 2,5% GDP vào năm 2030, nhưng lãnh đạo Công đảng Keir Starmer đã cảnh báo rằng ông muốn nhìn thấy một kế hoạch đầy đủ với những biện pháp cụ thể làm sao để đạt được con số đó và quan trọng hơn là Anh sẽ cần phải hy sinh những lĩnh vực nào khác của chính sách tài khóa để đạt được mục tiêu.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak trở thành Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên mất ghế trong một cuộc tổng tuyển cử. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, cũng cần tính đến ảnh hưởng từ một số đảng đối lập nhỏ hơn, trong trường hợp cần thành lập chính phủ liên minh. Đảng Dân chủ Tự do, đảng Xanh và đảng Quốc gia Scotland (SNP), những chính đảng có thể trở thành đối tác trong chính phủ, hiện có vẻ ủng hộ việc viện trợ cho Ukraine, nhưng tất cả đều phản đối mạnh mẽ sự can thiệp quân sự của Anh ở nước ngoài.

Theo giới quan sát, nếu cuộc chiến ở Ukraine kéo dài và xung đột ngày càng rơi vào bế tắc, thì áp lực chuyển nguồn tài trợ từ chi tiêu liên quan đến quốc phòng sang giải quyết các vấn đề xã hội sẽ tăng lên và điều đó có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính và sự hỗ trợ quân sự của Anh cho Ukraine.

Liệu Pháp sẽ có một chính phủ thân Nga?

Tại Pháp, đảng Tập hợp Quốc gia (RN) do chính trị gia cực hữu Marine Le Pen lãnh đạo đã giành thắng lợi lịch sử trước liên minh cầm quyền của Tổng thống Emmanuel Macron tại vòng một bầu cử Quốc hội trước thời hạn.

Hiện tại, chưa rõ khả năng đảng RN và các đồng minh có giành được đa số tuyệt đối cần để thành lập chính phủ hay không vì vẫn còn vòng hai của cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 7/7, nhưng chưa khi nào nước Pháp lại tiến gần đến việc thành lập một chính phủ cực hữu như hiện nay.

Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) do chính trị gia cực hữu Marine Le Pen lãnh đạo đã giành thắng lợi lịch sử tại vòng một bầu cử Quốc hội. Ảnh Reuters.

Theo giới quan sát, nếu cuộc bỏ phiếu vòng hai sắp tới mang lại ưu thế đa số trong Quốc hội cho phe cực hữu, nước Pháp sẽ ở trong một bối cảnh chính trị khác, khi các chính trị gia được cho là sẽ có xu hướng thân Nga hơn.

Việc đảng RN giành được ưu thế đa số tại Quốc hội sẽ dẫn tới sự không chắc chắn trong quan điểm của Pháp về cuộc xung đột Nga - Ukraine khi lãnh đạo đảng này, bà Marine Le Pen từng có lập trường thân Nga.

Nữ chính trị gia này, từ khi thay cha bà lãnh đạo đảng RN, đã tuyên bố bà “ngưỡng mộ Tổng thống Putin”. Bà Marine Le Pen đã bốn lần đến Moscow, lui tới Hạ Viện Nga và lần gần đây nhất, vào năm 2017, đã tiếp kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi ra tranh cử Tổng thống Pháp.

Một thắng lợi rõ ràng của đảng RN sẽ cho phép bà Marine Le Pen và các đồng minh đứng ra thành lập chính phủ và sau đó bắt đầu thực hiện lời hứa dỡ bỏ nhiều chính sách quan trọng của Tổng thống Macron, trong đó có việc ngăn chặn Pháp cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.

Chủ tịch đảng Tập hợp Quốc gia, chính trị gia 29 tuổi Jordan Bardella, người có thể trở thành Thủ tướng Pháp nếu đảng Tập hợp Quốc gia giành thắng lợi trong cuộc bầu cử sớm, cho biết ông ủng hộ việc cung cấp cho Ukraine những loại vũ khí cần thiết để tự vệ chứ không phải những thiết bị có thể khiến xung đột leo thang.

Chủ tịch đảng Tập hợp Quốc gia Jordan Bardella. Ảnh: AFP.

Quan điểm này của ông Jordan Bardella gần tương đồng với Tổng thống Emmanuel Macron về vai trò của Pháp trong cuộc xung đột. Nhưng không giống như Tổng thống Macron, ông Bardella phản đối việc triển khai lực lượng Pháp tới Ukraine.

Lằn ranh đỏ của tôi rất rõ ràng: đó là việc đưa quân đến lãnh thổ Ukraine. Tôi không có ý định tạo điều kiện và triển khai quân đội Pháp tới Ukraine. Đó là lập trường của tôi, lập trường của phong trào của chúng tôi, và nó vẫn không thay đổi.

Ông Jordan Bardella – lãnh đạo đảng Tập hợp Quốc gia.

Không chỉ vậy, nếu RN giành thắng lợi và ông Jordan Bardella được bổ nhiệm làm Thủ tướng, kịch bản này sẽ khiến ông Bardella và Tổng thống Macron rơi vào một tình thế khó xử khi phải tìm kiếm một thỏa thuận chia sẻ quyền lực.

Ông Macron, người đắc cử lần đầu tiên vào năm 2017, cho biết ông sẽ không từ chức trước khi nhiệm kỳ thứ hai kết thúc vào năm 2027. Tuy nhiên, các nỗ lực của ông Macron nhằm giảm nợ công hay tăng cường hỗ trợ cho Ukraine sẽ có thể trở nên khó khăn hơn nếu chính phủ do phe cực hữu kiểm soát.

Tổng thống Pháp vẫn có quyền lực với chính sách quốc phòng và đối ngoại. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy, vì ngân sách cho các lĩnh vực này đều do Quốc hội quyết định. Do đó, bất kỳ khoản chi tiêu mới nào cho quốc phòng hay viện trợ bổ sung cho Ukraine đều có thể bị chặn tại Quốc hội.

Cũng giống như bà Marine Le Pen, ông Bardella từng được cho là có lập trường thân Nga. Do đó, chính trị gia cực hữu 29 tuổi này có thể sẽ gây ra sóng gió lớn trong ba năm còn lại của ông Macron trên cương vị Tổng thống Pháp.

Kết quả các cuộc bầu cử tại châu Âu cho thấy sự nổi lên của các đảng có xu hướng phản đối sự can dự sâu vào xung đột Ukraine. Nếu các lực lượng chính trị này ngày càng giành nhiều quyền lực hơn, cách tiếp cận của châu Âu với cuộc xung đột ở Ukraine có thể sẽ thay đổi đáng kể.

Bầu cử Mỹ: cuộc đua quyết định tương lai Ukraine

Tại Mỹ, chiến dịch vận động tranh cử cũng ngày càng nóng hơn. Mỹ hiện là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Ukraine. Kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Quốc hội Mỹ đã viện trợ 175 tỷ USD cho Ukraine theo yêu cầu của Chính phủ Mỹ.

Washington đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Nga và đứng đầu Nhóm liên lạc Quốc phòng Ukraine, một liên minh gồm khoảng 50 quốc gia phối hợp hỗ trợ quân sự cho Kiev. Chính bởi vậy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng nói rằng tương lai cuộc xung đột ở nước này sẽ phụ thuộc vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/Getty.

Tuy nhiên, đường quay trở lại Nhà Trắng đang rộng mở hơn đối với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người từng nhiều lần đưa ra quan điểm phản đối viện trợ cho Ukraine và tuyên bố sẽ kết thúc xung đột trong vòng 24h nếu tái đắc cử, có thể sẽ khiến cuộc xung đột chấm dứt theo hướng bất lợi cho Kiev.

Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên của chiến dịch bầu cử tổng thống năm nay diễn ra tại thành phố Atlanta, bang Georgia, hai ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đã có những màn đấu khẩu nảy lửa, thể hiện quan điểm khác biệt về một loạt vấn đề chính sách, trong đó xung đột Nga – Ukraine là một trong những chủ đề chính được đề cập.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên ở Atlanta, bang Georgia, Mỹ. Ảnh: CNN/TTXVN.

Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump chỉ trích rằng Tổng thống Biden đã làm tổn hại đến danh tiếng của Mỹ trên trường quốc tế và đó là một trong những yếu tố thuyết phục Tổng thống Nga Putin triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ tháng 2/2022. Ông cũng chỉ trích cách xử lý xung đột của Tổng thống Biden, bao gồm cả quyết định cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine.

Về phần mình, Tổng thống Biden khẳng định rằng chính người tiền nhiệm Trump đã khuyến khích Tổng thống Putin khi nói với ông Putin rằng ‘Hãy làm bất cứ điều gì ông muốn’. Ông Trump đã bác bỏ điều này.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, với màn thể hiện đáng thất vọng của Tổng thống Joe Biden đã mang lại lợi thế cho ông Trump. Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio nói rằng cuộc tranh luận giúp cử tri Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Tổng thống Joe Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên với cựu tổng thống Donald Trump ở thành phố Atlanta, bang Georgia, tối 27/6. Ảnh: AP.

Đường vào Nhà Trắng của ông Donald Trump càng trở nên rộng mở hơn khi ngày 1/7, Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép ông Trump được hưởng quyền miễn trừ truy tố với tất cả những hành động nằm trong thẩm quyền hiến định của Tổng thống Mỹ. Với phán quyết này, phiên tòa hình sự xét xử ông Donald Trump vì cố gắng lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 khó có thể diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.

Theo giới quan sát, nếu ông Donald Trump giành được Nhà Trắng, Ukraine có thể phải đối mặt với sự sụt giảm nhanh chóng các khoản viện trợ. Dư luận thế giới và Ukraine hẳn vẫn chưa thể quên chính các đồng minh của ông Donald Trump ở Hạ Viện Mỹ từng chặn gói viện trợ 60 tỷ USD cho Ukraine trong suốt nhiều tháng, khiến hệ thống phòng không của Ukraine “gần như sụp đổ”.

Ông Donald Trump, người từng bày tỏ ngưỡng mộ Tổng thống Nga Putin, mới đây tiếp tục chỉ trích Tổng thống Ukraine Zelensky xin viện trợ “không có điểm dừng”, gọi các khoản viện trợ là “phi vụ lừa đảo khổng lồ mới nhất và nghiêm trọng nhất trong lịch sử”.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà cũng phản đối thỏa thuận hợp tác an ninh 10 năm vừa được ký kết giữa Mỹ và Ukraine bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy, và cam kết sẽ “dàn xếp xong” cuộc chiến tại Ukraine trước khi nhậm chức nhiệm kỳ mới nếu ông được bầu làm tổng thống.

Cuộc xung đột Ukraine đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra. Tôi sẽ giải quyết cuộc xung đột giữa ông Putin và ông Zelensky với tư cách là tổng thống đắc cử, trước khi tôi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Ông Donald Trump - Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa.

Theo giới quan sát, kịch bản ông Donald Trump tái đắc cử sẽ đặt ra cho Ukraine không ít thách thức, có thể khiến Kiev phải tìm cách thích nghi với Nga, bao gồm việc phải chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ, thậm chí cả các nhượng bộ chính trị và ngoại giao.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân khấu tranh luận của CNN ở Atlanta, Georgia, ngày 27/6.Ảnh: AFP.

Tờ Politico ngày 2/7, dẫn lời hai quan chức an ninh thân cận của ông Trump, tiết lộ ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa đang cân nhắc kế hoạch chấm dứt xung đột Nga – Ukraine. Nếu đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Trump có thể ngừng cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine nếu Kiev từ chối đàm phán.

Ngược lại, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường ủng hộ Ukraine. Ngoài ra, NATO cam kết sẽ không mở rộng về phía Đông, đặc biệt là sang Ukraine và Gruzia. Một số nguồn tin cho hay, ông Trump dường như sẽ buộc Kiev phải nhượng bộ về lãnh thổ để đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga.

Nhà nghiên cứu Leon Aron tại Viện doanh nghiệp Mỹ có trụ sở tại Washington nhận định rất có thể Nga sẽ án binh bất động tại Ukraine cho đến sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tổng thống Putin sẽ không thay đổi cả chính sách ngoại giao lẫn quân sự, mà sẽ đợi để có được một thỏa thuận hòa bình, chấm dứt xung đột không quá tốn kém.

Moscow đang kỳ vọng rằng ông Donald Trump sẽ đắc cử và chặn các khoản viện trợ quân sự cho Ukraine.

Câu hỏi đặt ra là liệu Liên minh châu Âu có tiếp tục hỗ trợ Kiev nữa hay không, khi mà trong số 27 thành viên EU, Nga đã có khá nhiều cánh tay đắc lực như Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Thủ tướng Slovakia Robert Fico, và rất có thể cả Thủ tướng Pháp tương lai Jordan Bardella, nếu đảng Tập hợp Quốc gia cực hữu giành đa số tuyệt đối sau cuộc bầu cử Quốc hội.

User
Ý KIẾN

Iran đã bắn ít nhất 180 tên lửa đạn đạo vào Israel đêm 1/10/2024, làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, nơi "leo thang nối tiếp leo thang”, như Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nói.

Lực lượng bộ binh Israel đã tiến vào miền Nam Liban vào sáng sớm thứ Ba (1/10), mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến chống lại các đối thủ được Iran hậu thuẫn.

Trung Đông rung chuyển khi thủ lĩnh của nhóm vũ trang Hồi giáo Hezbollah Hassan Nasrallah bị sát hại trong cuộc không kích dữ dội của Israel vào Beirut hôm 27/9.

76 máy bay ném bom B-52 có tuổi đời hơn 60 năm sẽ được hiện đại hoá và nâng cấp lên phiên bản B-52J, hoàn thành vào năm 2028 với khoản ngân sách khổng lồ - một tham vọng mang tính chiến lược của người Mỹ. Điều gì khiến Mỹ đưa ra quyết định này và B-52 liệu có thực sự là biểu tượng huyền thoại của không quân Hoa Kỳ?

Được phát triển trong thế kỷ mới, kiến trúc hiện đại đã không chỉ mang lại nhiều lợi ích sử dụng khi tích hợp nhiều ứng dụng công nghệ mà còn tạo ra nhiều công trình đồ sộ, độc đáo, ấn tượng, tạo điểm nhấn, diện mạo mới cho các địa danh du lịch.

Biến đổi khí hậu, biểu hiện rõ ràng nhất là sự nóng lên toàn cầu dẫn đến gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu không chừa một ngành nghề nào, trong đó nông nghiệp là lĩnh vực phải chịu tác động nặng nề nhất, có thể còn dẫn đến mất mùa hoàn toàn.

Cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài 2 năm rưỡi qua đã làm leo thang căng thẳng địa chính trị toàn cầu, thay đổi cấu trúc NATO, đồng thời dẫn tới sự gia tăng chi tiêu quân sự ở mức chưa từng có.

Đất nước Liban và khu vực Trung Đông rung chuyển vì vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin. Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được thuốc nổ được đưa vào máy ở khâu nào trong quy trình sản xuất và phân phối. Vụ việc cũng cho thấy tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng, đe dọa đến an ninh quốc gia.

Các cuộc không kích của Israel vào Liban hôm thứ Hai đã giết chết hơn 490 người, bao gồm hơn 90 phụ nữ và trẻ em, ngoài ra gần 1.700 người bị thương.

Sự kiện “Ngày thứ Hai đẫm máu” với lệnh phát động tấn công lực lượng Hezbollah tại Nam Liban của Israel đã đánh dấu một chương mới trong cuộc chiến kéo dài gần nửa thế kỷ giữa Israel và Hezbollah. Cuộc tấn công liên tiếp của Israel vào ngày 23/9 đã khiến gần 500 người chết và hơn 1.600 người bị thương, một bước leo thang mới trong xung đột ngay sau sự kiện hàng loạt máy nhắn tin và bộ đàm phát nổ trong tuần trước tại Liban.

Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã tiến hành một làn sóng tấn công dữ dội vào các mục tiêu của Hezbollah ở bên kia biên giới và cũng bị đáp trả tương tự.

Thế giới tạo ra 57 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Con số này cho thấy rác thải nhựa vẫn tiếp tục là một vấn nạn mà các nước cần chung tay giải quyết. Tái chế được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng rác thải nhựa đang làn tràn khắp nơi.

Từ ngày 10/9, Nga phát động một cuộc phản công lớn ở khu vực Kursk, đồng thời đẩy mạnh tấn công ở miền Đông Ukraine. Cuộc xâm nhập vào Kursk đang khiến Kiev phải đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan cả về quân sự và ngoại giao.

Năm 2024 được đánh dấu là một năm biến đổi khí hậu khắc nghiệt khi có thêm sự tác động từ El Nino và sắp tới đây sẽ là La Nina, với nhiều trận bão lớn hoành hành ở khắp các châu lục.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một số nguồn tin khu vực nhận định vụ việc do lực lượng tình báo Israel tiến hành, nhằm đáp trả vụ ám sát một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Israel mà Tel Aviv cáo buộc do Hezbollah thực hiện.

Nhiều nước châu Âu cấm học sinh dùng điện thoại di động; Nỗ lực duy trì việc học cho trẻ em Gaza; Dịch bệnh ngăn trẻ đến trường; Anh triển khai AI trong trường học... là 4 vấn đề của học sinh khi năm học mới bắt đầu.

Việc tỷ phú Elon Musk không tuân thủ lệnh Tòa án Tối cao Brazil cho thấy sức mạnh khủng khiếp của ông Musk và đế chế kinh doanh của ông. Chưa nói đến tiền của, chính sức mạnh và thế lực độc lập trên phạm vi toàn cầu mà Elon Musk nắm giữ mới là thứ khiến người ta lo ngại.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản hôm 12/9 đã chốt danh sách ứng cử viên tham gia tranh cử chức Chủ tịch đảng này, với số ứng cử viên cao kỷ lục là 9 người. Theo quy định, Chủ tịch mới của LDP, đảng nắm đa số ghế tại Quốc hội, sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản, sau khi Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida từ chức. Với 9 ứng viên tranh cử, cuộc bầu cử sắp tới của LDP được dự báo sẽ vô cùng gay cấn.

Bão, lũ đang hoành hành nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi tại châu Á, Trung Quốc đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão Yagi thì người dân nước Mỹ lại đang gấp rút gia cố nhà cửa để đón bão Francine và các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi khô cằn lại bị nhấn chìm trong nước lũ.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) diễn ra từ ngày 5 đến 9 tại Bắc Kinh. Đây là sự kiện ngoại giao quy mô lớn do Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện từ hơn 50 quốc gia châu Phi.

Trong 24 giờ qua, Kiev thiệt hại 810 binh sĩ trong các trận giao tranh với quân thuộc nhóm quân Yug (phía Nam) của Nga. Nhóm này cũng đã phá hủy một kho đạn dược và hai xe bọc thép của Ukraine.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nước biển tăng lên gần mức kỷ lục ở Đại Tây Dương và nhiều khu vực khác trên thế giới sẽ khiến mùa bão năm nay hoạt động mạnh hơn bình thường.

Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, ngày 6/9, quân đội Nga đã đẩy lùi hai cuộc tấn công của Ukraine vào Matveyevka và Olgovka, đồng thời ngăn chặn các nỗ lực tấn công của Ukraine vào ba khu định cư.

Theo WHO, lô vaccine đậu mùa khỉ đầu tiên được gửi tới Cộng hòa Dân chủ Congo là một nỗ lực kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 4/9 đã bắt đầu chuyến công du Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục gia tăng do cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 9 là sự kiện tạo nền tảng quan trọng để Nga thúc đẩy chính sách hướng Đông được Nga đề ra từ hơn một thập kỷ trước, trên cơ sở xác định thế kỷ XXI là “thế kỷ của châu Á”.

Các cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ đầu cuộc xung đột đã bùng phát tại nhiều thành phố ở Israel, nhằm gây sức ép yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu hành động để đạt được thỏa thuận ngừng bắn, giải cứu các con tin còn lại.

Hãng thông tấn Nga TASS trích dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất tới 400 người và 12 xe bọc thép trong ngày qua tại Khu vực Kursk. Tổng số quân Ukraine thiệt mạng kể từ khi giao tranh bắt đầu ở khu vực này là hơn 9.300. Không quân Nga đã tấn công lực lượng dự bị của Ukraine tại 15 địa phương ở Khu vực Sumy trong ngày.

Chiến sự leo thang ở Trung Đông đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng với nền kinh tế của tất cả quốc gia trong khu vực.

Các công ty công nghệ lớn đều không tiếc tiền chi mạnh tay cho hệ thống AI của riêng mình, bên cạnh việc đầu tư chiến lược vào các dự án tiềm năng khác.

Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris có nhiều quan điểm và chính sách khác nhau về những vấn đề nổi cộm mà cử tri Mỹ quan tâm.

Chiến dịch quân sự tàn khốc của Israel vào Gaza đã cướp đi sinh mạng hơn 40.000 người, gây sự phẫn nộ của quốc tế. Đến nay, ngọn lửa bạo lực đã lan sang Bờ Tây.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 29/8 đã đưa ra lời giải thích lý do tại sao bà thay đổi một số lập trường của mình về vấn đề khai thác khí đá phiến và nhập cư. Trong cuộc phỏng vấn với đài CNN, bà Harris nói rằng các giá trị của bà không thay đổi, nhưng thời gian làm Phó Tổng thống đã mang đến góc nhìn mới về một số vấn đề cấp bách nhất của đất nước.

Trả lời phỏng vấn của Đài CNN, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết việc giúp giải quyết những khó khăn về kinh tế và củng cố tầng lớp trung lưu sẽ là ưu tiên hàng đầu của bà trong ngày đầu tiên đắc cử Tổng thống.

Tỉ phú Pavel Durov, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) ứng dụng nhắn tin Telegram đã bị bắt giữ tại Pháp để phục vụ một cuộc điều tra sơ bộ của cảnh sát, tập trung vào việc Telegram thiếu các biện pháp kiểm duyệt khiến nền tảng này có thể được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp.

Pavel Valerievich Durov, một công dân đa quốc tịch, người vừa bị cảnh sát Pháp bắt giam với cáo buộc vi phạm pháp luật nước này hiện đang sở hữu khối tài sản hơn 15,5 tỷ đô la Mỹ và có tới hơn 100 người con ruột tại 12 quốc gia.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Khu vực Trung Đông hiện đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều năm qua. Ngày 25/8 đã chứng kiến cuộc giao tranh lớn nhất trong 11 tháng qua giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah có trụ sở tại Liban, khi Hezbollah phóng hơn 300 quả tên lửa vào 11 mục tiêu quân sự ở Israel.

Trung Quốc giờ đây là một trong những siêu cường trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và là một trong những quốc gia tiên phong về đổi mới sáng tạo.

Mặc dù du lịch là nguồn thu rất cần thiết cho chính phủ và doanh nghiệp, nhưng đối với người dân địa phương, những tác động tiêu cực của du lịch đang bắt đầu lớn hơn lợi ích.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa tiết lộ tham vọng chiến lược của Kiev tại Kursk, đó là thiết lập vùng đệm an ninh trên lãnh thổ Nga.

Các cuộc điều tra cho thấy số người ủng hộ bà Harris đang vượt trội so với ứng viên Đảng Cộng Hòa Donald Trump.

Hy Lạp đang đối mặt với một số thách thức từ cuộc khủng hoảng nước, cháy rừng cho đến dịch bệnh, đòi hỏi Athen phải nhanh chóng tìm giải pháp ứng phó.

Ngành du lịch Trung Quốc đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thông qua chiến lược "Made in China 2025", Trung Quốc kỳ vọng trở thành một cường quốc chế tạo hàng đầu của thế giới.

Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh toàn diện trên mọi lĩnh vực, hướng tới một nền kinh tế phát triển chất lượng cao và bền vững.