Giữ gìn phong tục đẹp ngày lễ ông Công, ông Táo
Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Phong tục phóng sinh cá chép là một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian. Ngoài cá chép vàng truyền thống, năm nay, khách hàng cũng có đa dạng sự lựa chọn hơn như các sản phẩm cá chép được làm bằng thạch, bánh kem với màu sắc phong phú, hình thức đẹp mắt.
Đa dạng lựa chọn trong ngày ông Công, ông Táo
Hằng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng. Phong tục phóng sinh cá chép là một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian. Qua Rằm tháng Chạp, cá chép được bán sôi động ở nhiều chợ để phục vụ gia đình cúng sớm.
Ngoài cá chép vàng truyền thống, năm nay, khách hàng có đa dạng sự lựa chọn hơn như các sản phẩm cá chép được làm bằng thạch, bánh kem với màu sắc phong phú, hình thức đẹp mắt. Sản phẩm này được nhiều người lựa chọn đặt mua vì sự thiết thực, tiện lợi.
Từ 4 giờ sáng, chị Hương Thủy đã tới chợ cá Yên Sở - quận Hoàng Mai để tự tay lựa chọn từng con cá chép đỏ đẹp và khoẻ mạnh. Theo các thương lái, năm nay nguồn cung cấp cá dồi dào, cá chép có kích thước và màu sắc đẹp nhưng sức mua giảm.
Như một sinh hoạt tín ngưỡng, đến dịp Tết ông Công, ông Táo, các gia đình thường mua cá chép tươi để phóng sinh với mong muốn gặp được nhiều may mắn.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - quận Đống Đa chia sẻ: "Hôm nay tôi mua cá về để cúng ông Công ông Táo. Mai có việc nên nay tôi làm sớm một hôm. Cá năm nay một bộ tôi mua có 20k thôi, so với mọi năm là rẻ hơn 15-10k. Nói chung là cá năm nay rẻ hơn so với năm ngoái. Năm nay mới có 61-62 tôi vẫn theo truyền thống các cụ để lại. Làm ông Công ông Táo theo phong tục truyền thống của người Việt Nam mình. Thả cá chép để ông công ông táo lên báo với thiên đình quá trình một năm mình học tập lao động làm việc bẩm báo với thiên đình ở trên biết. Quan niệm của tôi là như vậy".
Bên cạnh cá chép sống, dịp Tết ông Công ông Táo năm nay, mặt hàng thạch, bánh hình cá chép cũng hút khách mua về đặt trên mâm cúng. Nhiều gia đình hiện nay lựa chọn cúng mâm cỗ chay do đó sản phẩm này là mặt hàng bán rất chạy. Không chỉ có hình thức đẹp mắt, sản phẩm này còn được ưa chuộng vì mùi vị ngon và tiện lợi.
Anh Cao Hồng Sơn - quận Đống Đa chia sẻ: "Mọi năm gia đình tôi cúng ông công ông táo sau đó thì đi phóng sinh Gần đây tôi thấy việc thả cá đó gây ô nhiễm và gây cá chết rất nhiều. Tôi quyết định lựa chọn dòng bánh thạch để cúng ông công ông táo. Dòng bánh thạch này khoong chỉ đẹp hình thức mà vị nó rất ngọt, thanh, ăn rất ngậy và thơm mùi bơ sữa".
Hay chị Hoàng Thị Kiều Diễm - quận Hoàng Mai cho biết: "Trong những năm vừa rồi, mọi người sáng tạo bánh gato nhiều hình thù rất sáng tạo, thú vị và rất bắt mắt nên năm nay tôi quyết định sẽ mua bánh gato tạo hình để cúng ông Công ông Táo năm nay".
Năm nay, số lượng khách hàng đặt mua sản phẩm mới cho ngày ông Công, ông Táo tăng đáng kể. Tuy nhiên, chị Lan Anh - một chủ cửa hàng ở Quận Đống Đa không sản xuất nhiều mà chỉ nhận tối đa khoảng 100 đơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Chị Lan Anh - chủ cửa hàng Túc Anh Cake chia sẻ: "Có nhiều khách tìm đến mua sản phẩm bánh này hơn vì năm ngoái sản phẩm còn mới. Năm nay đã có sự thay đổi mới về thị trường. Năm nay nhiều người tìm đến hơn bởi nó là món mới. Hơn nữa còn mang lại mùi vị riêng. Bên tôi sử dụng nguyên liệu rất dễ kiếm, đối với bánh thạch thì nguyên liệu không khó. Các bạn cũng có thể tự làm được. Tuy nhiên, bên mình có những công thức đặc biệt để khi ăn khách hàng có mùi vị ngon hơn, hấp dẫn hơn. Còn nguyên liệu chính đơn thuần thôi từ nước lọc, bột. Tuy nhiên sẽ có nhiều bước nhiều công đoạn làm cho bánh trở nên đẹp hơn… Các bước không khó nhưng sẽ mất nhiều thời gian".
Để đem tới sản phẩm tốt nhất tới cho khách hàng, chị Lan Anh cho biết trong quá trình làm không sử dụng chất bảo quản. Để thưởng thức các sản phẩm tốt nhất, khách hàng nên sử dụng trong vòng 3 ngày.
Cúng ông Công, ông Táo trong đời sống hiện đại
Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ nhưng đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời với ước nguyện những việc làm hướng thiện của gia đình mình được chứng nhận để tiếp tục bước sang một năm mới việc tốt được nhân đôi.
Để phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, quan niệm cúng ông Công, ông Táo hiện nay cũng có nhiều thay đổi, thay vì cúng đúng ngày 23 tháng chạp, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn cúng trước 1-2 ngày. Theo chân gia đình anh Phạm Đức Trọng, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm để cùng trải nghiệm văn hóa truyền thống qua mâm cơm và tục thả cá chép.
Là người có quan điểm giữ nét truyền thống của cha ông, hôm nay, anh Phạm Đức Trọng, phường Phú Đô dẫn các con của mình đi chợ mua cá chép về cúng ông công, ông táo. Với gia đình anh, ngày 23 tháng chạp đã ăn sâu vào trong ký ức và được hiểu như một ngày tổng kết cho một năm của cả gia đình. Theo anh Trọng, để dạy cho con những giá trị văn hóa truyền thống, không gì bằng việc giáo dục trực quan mà mình phải là người thực hành, nêu gương để các con học tập. Một mâm cơm cả gia đình quây quần nấu nướng, chuẩn bị với tình cảm thương yêu và lòng thành kính dâng lên bàn thờ cùng với những vật phẩm chuẩn bị đầy đủ như thế này khiến gia đình gia chủ cảm nhận được tình cảm đầm ấm của mỗi thành viên trong gia đình.
Ngoài mâm cỗ đầy đủ các món thể hiện lòng thành kính của gia chủ, văn hóa dân gian quan niệm cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Điều này cũng thể hiện sự lương thiện trong mỗi con người hướng đến những điều tốt đẹp nhất.
Sự háo hức của con trẻ khi theo bố ra ao thả cá, giữa cái ồn ào của những ngày cuối năm khiến gợi lại cho chúng ta sự lắng đọng, chậm lại nhường chỗ cho những nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu trong ký ức của nhiều thế hệ. Truyền thống văn hóa ấy vẫn còn nguyên vẹn và luôn trường tồn với thời gian.
Thả cá không xả túi nilon
Bên cạnh hoạt động thả cá theo tập tục truyền thống trong ngày ông Công, ông Táo, việc xả rác, thả cả túi bóng xuống các ao hồ cũng luôn đặt ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới môi trường.
Năm nay, nhiều hộ gia đình tranh thủ làm lễ sớm, thậm chí, từ cách đây 1-2 ngày. Tuy nhiên, điều dáng ghi nhận là tình trạng xả rác thải, túi ni lông đã được hạn chế. Không gian quanh một số điểm hồ trong nội đô đang được bảo vệ từ chính ý thức người dân và sự chung tay của nhóm các bạn trẻ tình nguyện viên bảo vệ môi trường.
Tại các điểm tập trung đông người thả cá, trong khoảng 2-3 ngày trở lại đây, nhóm các bạn trẻ của Hội Yêu Rác cũng thường xuyên có mặt để hướng dẫn, nhắc nhở người dân chung tay bảo vệ môi trường qua việc gom rác, túi nilong vào những nơi quy định.
Nhìn nhận thực tế trong ít ngày gần đây, ý thức chấp hành của người dân trong việc "Thả cá không thả túi ni lông, không xả rác" tại nhiều khu vực được nâng cao rõ rệt. Qua nhiều điểm ao hồ trước đây từng là điểm nóng về tình trạng vương vãi túi bóng, đồ thờ hóa vàng, tới thời điểm này vẫn duy trì gọn gang, sạch sẽ.
Ngày mai 23 tháng Chạp - dịp chính lễ ông Công, ông Táo, nhiều hộ gia đình sẽ tập trung cho các hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng. Đây cùng là thời gian cần tăng cường hơn các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường theo quy định: "Thả cá không thả túi nilong và xả rác bừa bãi" tiếp tục phát huy hiệu quả và nhân rộng.
23 tháng Chạp - những nghi lễ đẹp
Để tiễn năm cũ qua, đón năm mới đến, người Việt chúng ta có nhiều nghi lễ truyền thống. Ngoài Lễ cúng Ông Công, ông Táo, thả cá chép, thì có những nghi lễ khác cũng mang nhiều ý nghĩa nhân văn và mang đậm vẻ đẹp văn hóa truyền thống như nghi lễ "Tiến Xuân Ngưu", và lễ dựng cây Nêu. Đây là các nghi thức được thực hiện mỗi dịp Tết đến, xuân về để gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Theo các nhà nghiên cứu sử học và văn hóa: xưa kia, mỗi dịp Tết đến trong cung đình Thăng Long còn gọi là Lễ "Tống cựu - Nghinh Tân" nghĩa là "Tiễn cái cũ để đón cái mới", đều được các triều đại thực hiện với nhiều nghi thức. Còn trong dân gian thì chỉ gọi đơn giản là lễ cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép. Nhưng tất cả đều mang vẻ đẹp thiêng liêng của những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nghi thức "Tống Cựu - Nghinh tân" và Nghi lễ thả cá chép trong lễ ông Công, ông Táo trong Cung đình xưa được Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long phục dựng trong chuỗi hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Phi vật thể.
Trong cung đình xưa, từ sáng sớm, đoàn rước ăn mặc chỉnh tề, sang trọng trong trang phục truyền thống áo the, khăn xếp. Những con cá chép đỏ được đựng trong chậu bằng đồng thau, sau khi làm lễ cúng được rước ra sông cổ, nay là khu di tích khảo cổ 18 đường Hoàng Diệu để phóng sinh.
Trong Cung đình, nhà vua cũng tổ chức Lễ dựng Cây Nêu trước cổng Đoan Môn. Cây nêu được xem là cây vũ trụ, là biểu tượng tồn tại trong nhiều nền văn hóa Á Đông, tượng trưng cho sự giao hòa giữa trời, đất và con người, dưới sự che chở của thần linh .
Một phần quan trọng của cây nêu là treo những tế khí bằng đất nung, mỗi khánh đất nung lại mang một hình tượng khác nhau. Đó là các linh vật, hình cá chép để những vật này va đập nhau kêu leng keng trong gió; cũng có ý nghĩa trừ ma quỷ, mong ước một mùa xuân tươi vui, cả năm an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Sau các nghi thức tế lễ trời đất, cây nêu được dựng cao, trong không khí phấn khởi của đông đảo quân thần, văn võ bá quan và dân chúng, báo hiệu một năm mới sắp đến.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.
"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.
Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Nếu như trước đây bảo tàng chỉ là một cuốn sách lịch sử đóng kín thì nay đã trở thành một cuốn phim sống động, nơi mọi người có thể tự do khám phá và trải nghiệm.
Tại xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), ngày 26/10 đã diễn ra chương trình Khai mạc Lễ hội ruộng bậc thang và phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn.
Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô" đã khai mạc ngày 26/10, tại Công viên Văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến thăm quan và trải nghiệm.
Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.
Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".
Triển lãm giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Tối qua, 24/10, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã dự khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 22/10 đã diễn ra Lễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Tiếng vang lịch sử”.
Sơn Tây (Hà Nội) sẽ trở thành tâm điểm của sắc đẹp và văn hóa truyền thống khi cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 22/10 đến 24/12.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100 hoạt động thiết kế, biểu diễn, diễu hành.
Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách, cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.
Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
Tại khu du lịch sinh thái Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), tối 20/10, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Sở VL-TT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".
Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.
Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.
Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Tối nay 19/10, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây - một địa danh lịch sử nổi tiếng của xứ Đoài, chúng ta sẽ được chứng kiến một sự kiện âm nhạc đầy cảm xúc, chương trình Hòa nhạc Hanoi Concert với chủ đề "Đoài Melody - Giai điệu Đoài", do Đài Hà Nội tổ chức.
Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang diễn ra một cuộc trưng bày độc đáo mang tên "Nà Pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An". Đặc biệt, trong số những tấm Nà Pha này, có tới 101 tấm là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Nhóm họa sĩ "Tam giác mạch" với các hoạ sĩ thủ đô Hà Nội tâm huyết chất liệu sơn mài truyền thống đã cùng thực hiện một cuộc triển lãm ý nghĩa.
Hà Nội luôn là một đề tài sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ. Dù là trong bất cứ giai đoạn nghệ thuật nào, Hà Nội vẫn luôn hào hoa, thanh lịch và sở hữu một nét riêng có trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.
“Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Sông núi trên vai" - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan), đưa văn học Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Sự kiện đang nhận được nhiều sự quan tâm và khẳng định văn học chính là sợi dây kết nối giữa các quốc gia.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.
Áo dài đã trở thành biểu tượng về bản sắc văn hóa của người Việt, là thói quen trong sử dụng trang phục của cả nam giới lẫn nữ giới người Việt, là niềm tự hào mỗi khi bạn bè quốc tế nhắc đến Việt Nam. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do mà áo dài vẫn chưa thể trở thành Quốc phục và Việt Nam vẫn chưa chọn được Quốc phục nào vừa ý.
0