Gỡ khó gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Triển khai được một năm nhưng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được hơn 600 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và người dân tiếp cận nhà ở xã hội (NƠXH) là đúng đắn. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở hỗ trợ lãi suất mà thiếu chính sách cụ thể đi kèm thì doanh nghiệp không mặn mà vay, người dân vẫn mãi đợi mua nhà.

Theo một số Doanh nghiệp, chính sách phát triển nhà ở xã hội đúng đắn nhưng cần có sự đồng hành của Nhà nước với doanh nghiệp. Thời gian qua, Nhà nước cũng có nhiều ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được. Ngoài khó khăn về vốn, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về quỹ đất.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là chương trình do bốn ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện huy động vốn tham gia. Lãi suất giảm từ 1,5 - 2% so với thị trường. Ngân hàng Nhà Nước cũng đã hai lần điều chỉnh hạ lãi suất với doanh nghiệp là 8% và với người mua nhà là 7,5%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất này vẫn chưa thật sự hấp dẫn.

Gỡ khó gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

Ông Nguyễn Duy Thành - Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nhà Toàn Cầu "Đối với doanh nghiệp tiếp cận gói 120.000 tỷ này chỉ được cam kết lãi vay trong thời gian cố định là ba năm mà chúng ta thấy rằng trong thời gian ba năm như vậy đằng sau của một việc triển khai dự án là không thể nào ba năm khi cần phải thực hiện thủ tục pháp lý và triển khai dự án. Và họ rất lo lắng rằng khi gọi tín dụng này đặt kỳ vọng vào vấn đề họ vay thì sau ba năm đó lãi suất theo góc nhìn của DN là gần như thả nổi tại vì đó là thỏa thuận thì nó sẽ là ẩn số phía đằng sau khi họ xây dựng phương án về lợi nhuận trong triển khai dự án nào ở xã hội hiện nay".

Giai đoạn 2021-2025, TP. Hồ Chí Minh đưa ra chỉ tiêu xây mới 35.000 căn nhà ở xã hội nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng, 6 dự án đang thi công, 30 dự án đang hoàn tất thủ tục pháp lý. Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, số lượng đăng ký để vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng là hơn 6.000 tỷ nhưng thực tế giải ngân chỉ hơn 600 tỷ nên gói tín dụng đang bị ế trong thời gian vừa qua. Một trong những nguyên nhân là do vướng mắc pháp lý khiến DN không mặn mà, thêm vào đó lãi suất thả nổi khiến người mua nhà dè chừng.

Câu chuyện lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đang là trăn trở của các chuyên gia, người làm chính sách cũng như đối tượng thụ hưởng. Để gói tín dụng này phát huy hiệu quả, cần sớm có phương án gỡ các nút thắt, tạo sự hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, người mua nhà.

User
Ý KIẾN

Sau gần 14 tiếng đồng hồ, phiên đấu giá 26 thửa đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai đã thành công. Thửa có giá trúng cao nhất là 76,7 triệu đồng/m2, gấp khoảng 16 lần giá khởi điểm và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã có nhiều nội dung nhằm điều chỉnh những bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá.

Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nguồn vốn đối với việc phát triển nhà ở xã hội, mới đây, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có những chỉ đạo liên quan đến việc xử lý tồn tại về trật tự xây dựng của 2 khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông.

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Thanh tra thành phố Hà Nội sẽ thực hiện 10 cuộc thanh tra trong quý II và quý III, mỗi cuộc thanh tra có thời hạn là 45 ngày.

Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành. Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp. Đây là một yếu tố rất thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.

Sáng nay (3/1), tại cuộc họp tổ công tác đặc biệt của UBND thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, có ba dự án được tiếp tục tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Theo kế hoạch, Thanh tra TP. Hà Nội sẽ thực hiện 10 cuộc thanh tra trong quý II và quý III, mỗi cuộc thanh tra có thời hạn là 45 ngày.

Trước thời điểm bước sang năm mới 2025, Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất. Được xây dựng trên cơ sở rà soát, phân tích số liệu từ thực tế các quận, huyện, thị xã, bảng giá đất mới có nhiều tác động tích cực đến quản lý và sử dụng đất, đặc biệt ở các khía cạnh, như đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, giải phóng mặt bằng và thiết lập chính sách tài chính.

Năm 2024, tăng trưởng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng tháng sau cao hơn tháng trước và đang đạt mức kỷ lục hơn 6,7 triệu tỷ đồng. Dòng tiền này đang chực chờ cơ hội để rót tiền vào các kênh đầu tư cũng như vào sản xuất, kinh doanh.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.

Các luật có liên quan đến bất động sản có hiệu lực cùng với những ưu đãi về nguồn vốn đang được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp.

Cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản trong năm 2024.

Chỉ trong 4 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Công điện chấn chỉnh đấu giá đất. Các chỉ đạo về thị trường bất động sản cũng được nhấn mạnh nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đưa thị trường trở lại lành mạnh và phát triển. Trong đó, việc quan trọng hơn cả là phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định thị trường BĐS đang chênh lệch về cung - cầu. Cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên với Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Hà Nội.

Nổi bật nhất trong năm 2024 là việc 3 bộ luật liên quan đến bất động sản thực thi sớm hơn 5 tháng so với dự kiến. Đây là những đòi hỏi từ thực tế để giải quyết nhiều khó khăn đang bủa vây từ việc triển khai dự án, phát huy tiềm năng đất đai…Riêng với thị trường bất động sản, 3 luật mới hứa hẹn sẽ góp phần minh bạch thị trường; hạn chế sự đầu cơ, thổi giá vốn là “căn bệnh” trầm kha bấy lâu.

Từ tháng 8 đến nay, đấu giá đất tại Hà Nội luôn nóng bởi tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc hay thao túng, thậm chí là phá đấu giá. Tình trạng này sẽ được chấn chỉnh khi bảng giá đất mới được thành phố ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.

Một trong những sự kiện nổi bật của Hà Nội trong năm 2024 là Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô. Nội dung được người dân quan tâm là các chính sách đặc thù, mang tính vượt trội trong phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp và người không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường.

Năm 2024, đánh dấu sự thành công lớn của ngành xây dựng khi tăng trưởng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.

Dự kiến, đến hết năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành ba dự án nhà ở xã hội với 1.700 căn hộ, đáp ứng 9% nhu cầu về nhà ở của người lao động thu nhập thấp.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực; cùng với sự hỗ trợ sát sao từ phía Chính phủ, các cơ quan ban ngành, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Công an TP.HCM đang điều tra vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ phát triển bất động sản An Lạc Tân.

Giá chung cư ở Hà Nội dịp cuối năm đã trầm lắng, cả giá và giao dịch đều giảm, nhưng mặt bằng giá vẫn quá cao, vượt xa khả năng của người có nhu cầu ở thật.

Thực hiện Chỉ thị số 46 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị các tỉnh, Thành phố tăng cường rà soát, kiểm tra việc cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện đưa vào sử dụng theo quy định.

Giá nhà tăng cao bất hợp lý đang dần trở thành rào cản lớn nhất cho người lao động khi muốn sở hữu nhà tại các đô thị lớn. Liệu điều này có dẫn tới bong bóng bất động sản?

Cùng với những chính sách ưu đãi về phát triển nhà ở xã hội, Bộ xây dựng cũng đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn cho vay ưu đãi người mua nhà ở xã hội và đang xin ý kiến các Bộ, ngành; Bộ này đề xuất gói vay ưu đãi quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện 5 năm, từ nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ.

UBND quận Hà Đông giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận rà soát, làm rõ cơ chế đầu tư Khu đô thị Mỗ Lao trước đây.

Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định, Nhà nước phải can thiệp nếu giá bất động sản tăng 20% một quý.

Cụ thể hoá Luật đất đai, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành bảng giá đất mới. Điều chỉnh tiệm cận hơn với giá thị trường, bảng giá đất mới được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn.

Tại tọa đàm do Hội môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 27/12, Tiến sĩ Võ Trí Thành điểm lại việc tăng giá "sốc" của giá nhà trong vài thập kỷ. Theo đó, nếu tính lạm phát thì trong thập kỷ 90, giá cả hàng hóa tăng 4 lần. Hai thập niên vừa rồi, giá hàng hóa tăng không quá 2 lần, thế nhưng giá nhà tăng tới 400 lần.

Bảng giá đất mới được Thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. Theo đó, mức giá tại từng khu vực, vị trí được xác định cụ thể sẽ góp phần đẩy nhanh thủ tục đầu tư, giúp khởi động các dự án bất động sản đang gặp vướng mắc do phải chờ bảng giá đất mới.

Trái ngược với đà tăng giá phi lý, vượt xa giá trị thực của phân khúc bất động sản thấp tầng, lợi suất cho thuê gồm nhà riêng, nhà phố và đất nền vừa trở về mức của đầu năm 2021 là 3%/năm.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Chiều 27/12, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thị trường bất động sản (BĐS) quý IV năm 2024.

Tại Chỉ thị số 47 triển khai Luật số 56 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, liên doanh, liên kết... không đúng quy định.

Chiều qua, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án phải "nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn".

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản như chung cư, liền kề, biệt thự tiếp tục tăng nóng, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn gặp khó. Lượng hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm cao cấp có giá trị lớn, thanh khoản ít.

Trong khi nhiều địa phương công bố bảng giá đất mới tăng cao thì trong hoạt động mua bán và chuyển nhượng bất động sản đã ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tới các dự án quỹ đất sạch, có pháp lý rõ ràng.

Sau thời gian bị đầu cơ thổi giá, thị trường chung cư đang chững lại, trái ngược với quy luật cuối năm thường rất sôi động. Mức giá dù có điều chỉnh giảm nhẹ nhưng vẫn vượt xa so với thu nhập của người dân.

Mặc dù được kỳ vọng lớn, nhưng đề án phát triển nhà ở xã hội thực tế trong năm 2024 tiếp tục trì trệ, chỉ đạt 16% kế hoạch.

Hà Nội dự kiến thu hồi khoảng 136ha đất để triển khai hai dự án giao thông trọng điểm là đoạn đường Vành đai 3,5 từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đoạn đường Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trãi đến Đầm Hồng, nhằm giảm ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.

UBND thành phố vừa yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật 16 khu đô thị trên địa bàn để bàn giao.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo trong tháng 1 năm 2025 phải xử lý dứt điểm dự án để treo của Tập đoàn Tân Hoàng Minh ở khu đất vàng rộng gần 8.000 m² tại địa chỉ số 94 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng.

Tháo gỡ vướng mắc để khởi động lại các dự án đang là nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội tập trung chỉ đạo, bởi trên địa bàn Thủ đô đang tồn tại hàng trăm khu đất ở các vị trí đắc địa, nhưng bị bỏ hoang cả chục năm, gây lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 25 quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định hoãn việc lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Đại Thịnh tại xã Mê Linh và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.