Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Nhận xét về đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024 sáng nay (27/6), nhiều giáo viên cho rằng đề thi năm nay sát với thực tế, không có câu hỏi dạng lạ, đánh đố học sinh. Dưới đây là gợi ý đáp án chi tiết môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của cô giáo Vương Thúy Hằng, giáo viên Ngữ Văn thuộc Hệ thống giáo dục HOCMAI.

Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn

Hướng dẫn giải đề tốt nghiệp THPT 2024 - Môn Ngữ văn 

Thực hiện: Hệ thống giáo dục HOCMAI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Theo đoạn trích, điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại là sự tiếp nối của thế hệ nghệ sĩ này đến thế hệ nghệ sĩ khác.

Câu 2.

Nếu không có những thế hệ nghệ sĩ trước đó thì các nghệ sĩ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá. 

Câu 3.

Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích có tác dụng khẳng định sự tiếp nối và kế thừa những giá trị nghệ thuật từ những thế hệ đi trước.

Dòng chảy của con sông tượng trưng cho sự vận động không ngừng nghỉ của tiến trình phát triển của lịch sử sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, để dòng chảy ấy tiếp tục vận động, mỗi thế hệ cần có sự trân trọng, phát huy và không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo nghệ thuật. 

Câu 4.

Bài học rút ra cho bản thân:

- Câu nói khẳng định thông điệp sâu sắc về sự mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể: Mỗi cá nhân dù nhỏ bé đến đâu vẫn mang trong mình một sứ mệnh cao đẹp và đem lại giá trị cho cộng đồng. 

- Mỗi cá nhân cần nhận thức được mình trong một tập thể, biết kế thừa và phát huy những giá trị đã tồn tại, được đúc kết từ thế hệ đi trước; đồng thời, cống hiến và đóng góp xây dựng cho cộng đồng của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc tôn trọng cá tính trong cuộc sống; đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng:

- Tôn trọng cá tính: đánh giá đúng mực và không đưa ra những nhận xét thiếu tôn trọng về tính cách, sở thích của một người nào đó.

- Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính:

+ Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do, sáng tạo trong công việc, hình thành nên sự tự do, tính đa chiều về cách nhìn nhận một vấn đề.

+ Kích thích mỗi cá nhân suy nghĩ và làm việc độc lập, hiệu quả, hoàn thành tốt công việc của mình và tạo lập được những thành tựu có giá trị với cộng đồng.

+ Gia tăng sự hoà hợp, gắn kết trong đội nhóm, tập thể, tạo môi trường làm việc và môi trường sống tích cực.

+ Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, chân thành, cùng phát triển trong đời sống xã hội.

Các thí sinh cần lấy những dẫn chứng phù hợp cho bài viết: tôn trọng cách ăn mặc của người khác nếu không vi phạm các chuẩn mực, tôn trọng những sở thích về ẩm thực của mọi người.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2.

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Phân tích đoạn thơ đầu tiên trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), từ đó rút ra nhận xét về sự kết hợp cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Phân tích nội dung đoạn trích:

● Sự hình thành của Đất Nước

- Đất Nước hình thành với những câu chuyện dân gian.

- Đất Nước hình thành với những thói quen, phong tục tập quán của nhân dân, những truyền thống quý báu của dân tộc về đạo lý sống.

- Đất Nước gắn liền với cuộc sống lao động bình dị của nhân dân.

→ Sự cắt nghĩa khái niệm Đất Nước trên phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa tạo nên một hình tượng Đất Nước giàu ý nghĩa nhưng cũng rất gần gũi.

● Vai trò của Đất Nước đối với con người

- Tạo nên sự gắn kết giữa con người.

- Nền tảng cho sự phát triển truyền thống tốt đẹp.

- Tạo nên lịch sử phát triển của một dân tộc.

→ Đất Nước không phải chỉ là vật chất mà mở rộng ra, còn có ý nghĩa về mặt tinh thần, hình thành nên đời sống, tâm hồn của mỗi người.

● Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích:

- Nguyễn Khoa Điềm không diễn giải một khái niệm mà cung cấp những hình ảnh, để từ đó người đọc có sự hình dung, tưởng tượng và tự phát triển những định nghĩa cho riêng mình.

- Những câu thơ giản dị, chân tình, giàu xúc cảm kết hợp cùng với thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ và đặc biệt là sự vận dụng chất liệu văn hóa dân gian đã góp phần gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ.

- Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện triết lí sâu sắc về Đất Nước: Đất Nước của nhân dân và chính nhân dân đã làm nên Đất Nước.

- Góp phần lan tỏa những thông điệp sâu sắc tới mỗi thế hệ người Việt đồng thời thể hiện niềm tự hào về những giá trị truyền thống lâu đời, từ đó nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề thi môn Ngữ văn

Sáng nay (27/6), hơn 1 triệu thí sinh bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn là 120 phút. Bài thi giữ nguyên hai phần là: Đọc hiểu (3 điểm), Làm văn (7 điểm) bao gồm hai câu: Nghị luận xã hội (2 điểm) và Nghị luận văn học (5 điểm).

User
Ý KIẾN

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.

Sáng 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ gặp mặt các đội tuyển học sinh giỏi TP. Hà Nội tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bậc THPT, năm học 2023-2024.

Để giáo dục học sinh phát huy tinh thần sáng tạo, đồng thời tổ chức một sân chơi nghệ thuật dành cho các em dịp lễ Noel, đêm nhạc hội “Phenikaa Concert 2024” vừa diễn ra với các màn trình diễn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhằm tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Sở GD-ĐT Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị, nhà trường quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức kỹ năng phòng, tránh tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Hoạt động bảo vệ môi trường trong trường học là một phần quan trọng nhằm giáo dục học sinh về ý thức và trách nhiệm đối với thiên nhiên. Những hoạt động này không chỉ giúp xây dựng ý thức cá nhân mà còn tạo ra một cộng đồng học đường gắn kết, nơi mọi người cùng chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Trong dịp nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ kéo dài 9 ngày; còn đối với học sinh, lịch nghỉ Tết của từng địa phương lại khác nhau.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363 về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống, 10 năm ngày thành lập trường. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà tham dự.

Sáng nay, 13/12, đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế - IJSO - năm 2024 đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài. Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, cùng các nhà trường đã tổ chức lễ đón và khen thưởng các thành viên của đoàn.

Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu và ngăn chặn, nhưng thực tế, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần và không ngừng để lại những vết thương sâu sắc trong tâm lý của học sinh.

Sáng nay 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm truyền thống, 10 năm thành lập trường và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.

Tối 11/12, tại Rumani diễn ra lễ bế mạc, trao thưởng kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024. Cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi này đều xuất sắc đoạt huy chương, trong đó có 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tổ chức Kenan Foundation Asia (Kenan), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội trại Sáng tạo STEM 2024 với chủ đề "Mẹ thiên nhiên".

Tại kỳ họp thứ 20, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền thưởng đối với học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và giải Nhất cấp thành phố.

Trong kỳ xếp hạng lần này của Tổ chức xếp hạng QS, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới.

Sáng 10/12, tại Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Ba Đình, Hà Nội), cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025 với chủ đề “50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước qua con tem bưu chính” đã được phát động trong thiếu nhi cả nước.

Đào tạo gắn liền với thực tiễn, nhu cầu xã hội, hỗ trợ các trường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học, giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường… đó là những lợi ích trong liên kết đào tạo giữa các trường đại học, học viện với các doanh nghiệp hiện nay.

Nhằm đổi mới hình thức tuyên truyền Luật giao thông để phù hợp với lứa tuổi học sinh, Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp với Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh tiểu học bằng hình thức sân khấu hóa.

Sáng 8/12, tại trường THPT Dương Xá, huyện Gia Lâm, hơn 400 thanh thiếu niên đã được Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội vinh danh tại Ngày hội “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” cấp thành phố năm 2024.

Chiều 7/12, Trung tâm Truyền thông thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn) và Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (SCI) - một trong những tổ chức lớn nhất hoạt động vì trẻ em trên thế giới, vừa ra mắt ứng dụng giáo dục sáng tạo dành cho thanh, thiếu nhi mang tên Generation Hope.

Sáng 7/12, Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa và Giáo dục lần thứ V năm 2024 đã khai mạc tại Hà Nội với chủ đề "Giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập".

Trong 3 năm gần đây, nhóm các học viện, trường đại học Công an nhân dân tổ chức kỳ thi đánh giá để tuyển sinh trình độ đại học. Năm 2025 sẽ là năm đầu tiên các học sinh tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên Bộ Công an sẽ có những điều chỉnh về dạng thức đề thi.

Tại quận Hà Đông, hiện nay, nhiều ngôi trường mới đang được đầu tư khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ngày càng cao của giáo viên và học sinh trên địa bàn.

Phong trào “Xây dựng trường học xanh - Vì một Hà Nội xanh” giai đoạn 2021-2025 đã phát huy được nhiều kết quả tích cực, đó là giáo dục và hướng dẫn cụ thể cho học sinh bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, đồng thời lan toả đến cộng đồng.

Đây là nội dung được nhấn mạnh trong Công văn số 3997 của UBND thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết 18 của Hội đồng Nhân dân về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tại Hà Nội.

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ I của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.

Dạy học không phải là đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng một ngọn đuốc. Không chỉ nỗ lực để dạy chữ, trao kiến thức, nhiều thầy cô còn nhận đỡ đầu, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trở thành người mẹ thứ hai để giúp các em viết tiếp ước mơ được đến trường và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lịch nghỉ Tết dương lịch 2025 và nghỉ học kỳ 1 của học sinh cả nước là thông tin được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo. Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022 ngày 18/1/2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Ngày hội Định hướng - Orientation Day của cuộc thi Business Challenges mùa 7 đã diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng mở đầu hành trình chinh phục cuộc thi.

Sáng 1/12, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và đón bằng bằng khen của Bộ GD&ĐT, bằng khen UBND thành phố Hà Nội.

Sáng nay, 30/11, trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội đã tổ chức ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024.

Trên cơ sở phát huy kết quả đạt được trong công tác tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh hằng năm, để tổ chức tốt các kỳ thi, tuyển sinh năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm.

Chiều 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gặp mặt đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) năm 2024. Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 2/12 đến ngày 12/12 tại Rumani.

Ngay từ lần đầu tổ chức tại Việt Nam, Giải vô địch tranh biện dành cho học sinh trung học cơ sở bằng tiếng Anh đã có đông đảo học sinh tham gia.

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Hội Cựu giáo chức Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và kỷ niệm 20 năm thành lập hội. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Sáng 27/11, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức Hội thảo quốc tế về tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy và giảng dạy tiếng Anh (ISEE 2024).

Sáng 26/11, tại Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống và ra mắt Tạp chí “Quản trị, An ninh và Công nghệ”.

Từ ngày 25 đến ngày 27/11/2024, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba với chủ đề "Tiếng Nga ở châu Á” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Để nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên về an toàn, bảo mật thông tin, ứng phó với các rủi ro trên internet, một số trường học ở Hà Nội tổ chức hoạt động hướng dẫn sử dụng mạng an toàn.

Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh tội phạm liên quan đến mạng xã hội đang có xu hướng gia tăng, Trung tâm Tư vấn Pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức buổi tuyên truyền về an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng tại trường THCS Xuân Đỉnh.

Trong hai ngày 23 và 24/11, tại TH School, Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo "Hạnh phúc trong Giáo dục 2024". Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá chủ đề này hết sức ý nghĩa khi nền giáo dục của Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ.