Hà Nội chủ động, tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ
Hơn chục ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây mưa lớn, nhiều khu dân cư trên địa bàn hai huyện Chương Mỹ và Quốc Oai bị ngập lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sức khỏe người dân. Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và Hà Nội cùng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã có nhiều hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng ngập lụt.
Người dân vùng “rốn lũ” ở Thủ đô được hỗ trợ, chia sẻ kịp thời
Khu vực sông Bùi được biết đến là vùng thoát lũ của Hà Nội, trong đó bên hữu sông Bùi là vùng chứa nước, vùng phân lũ. Khi thượng nguồn và mưa tại chỗ lớn, nước sông Bùi dâng cao sẽ gây ngập cho vùng hạ du là huyện Chương Mỹ, một phần huyện Quốc Oai và Mỹ Đức.
Những ngày qua, lũ lớn từ đầu nguồn tràn về khiến hệ thống sông Bùi, sông Tích dâng cao, làm ngập sâu nhiều thôn, xã trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất.
Nhiều thôn bị chia cắt hoàn toàn, khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mức lũ năm nay đã cao hơn mức lũ lịch sử của hàng chục năm về trước.
Sự quan tâm, động viên và kịp thời, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trong vùng ngập lụt; đồng thời huy động lực lượng, giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả thiên tai là đang là điều ưu tiên số một của thành phố trong thời điểm này.
Có mặt tại các điểm ngập úng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, cùng Đoàn công tác đã đến kiểm tra việc phòng chống thiên tai, hỗ trợ nhân dân tại huyện Chương Mỹ.
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo huyện Chương Mỹ cần tiếp tục, tập trung phòng dịch, nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó; không để phát sinh dịch bệnh, sẵn sàng lực lượng gia cố đoạn đê bị sạt lở cũng như toàn tuyến đê; đồng thời đôn đốc các công ty thủy lợi bơm tiêu hết công suất. Trước mắt, phải đảm bảo cung cấp đủ nhu yêu phẩm, nước sạch phục vụ nhân dân những thôn bị cô lập và toàn bộ người dân bị ảnh hưởng.
Trước đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng đoàn công tác của thành phố cũng đã trực tiếp xuống kiểm tra hiện trạng ngập úng và công tác khắc phục hậu quả tại huyện Chương Mỹ.
Hiện nay, xã Nam Phương Tiến vẫn đang bị cô lập, các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện đã tổ chức ứng trực 24/24h, huy động lực lực, vật tư, phương tiện để ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, hỗ trợ người dân di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.
Hiện, huyện Chương Mỹ có 24 thôn, xóm với khoảng 1.500 hộ (hơn 5.500 người) bị ảnh hưởng do nước ngập sâu từ 0,5 đến 2m; nhiều hộ dân bị cô lập, nước lên đến gần mái nhà…
Hệ thống đê điều, công trình giao thông, thủy lợi bị ngập, chưa đánh giá hết được thiệt hại. Để khắc phục, Công an địa phương đã và đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Từ ngày 24/7 đến nay, các địa phương đã huy động gần 5.000 người và 200 phương tiện tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả mưa lũ; tổ chức di dời hơn 5.400 nhân khẩu ra khỏi khu vực ngập sâu nước, đến nơi an toàn và hỗ trợ cho người dân nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu.
Ông Bùi Xuân Toàn, Chủ tịch UBND xã Tốt Động (huyện Chương Mỹ) cho biết, xã đã huy động các lực lượng hỗ trợ bà con kê kích tài sản, tổ chức di dời nhân dân từ vùng thấp lên vùng cao và cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm cho bà con.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) thông tin: đối với các nhu yếu phẩm phục vụ cho bà con, đến nay xã đã cấp, cứu trợ được trên 2.000 bình nước và lắp đặt 10 téc nước tại các địa điểm thuận để nhân dân sử dụng...
Đến thời điểm hiện tại, nước đang rút dần nhưng những ảnh hưởng của ngập lụt sẽ còn tác động tới cuộc sống của người dân trong nhiều ngày tới.
Các lực lượng chức năng của thành phố và các địa phương đang khẩn trương, huy động tối đa lực lượng hỗ trợ, sớm ổn định lại cuộc sống của người dân; đồng thời, tiếp tục tổ chức lực lượng và thực hiện tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố ngay từ ban đầu.
Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức nằm trong khu vực lũ rừng ngang
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội, ngập lụt không còn là hiện tượng hiếm gặp trên địa bàn Thành phố.
Lịch sử đã từng ghi nhận những trận lũ lớn trên sông Tích, sông Bùi, xảy ra vào các năm 1971, 1985, 2008, 2018. Trong 15 năm trở lại đây, đã ba lần nước tràn qua đê hữu Bùi gây ngập lụt cho nhiều xã của huyện Chương Mỹ. Lần đầu là năm 2008, khi Hà Nội bị ngập lụt trên diện rộng. Lần thứ hai vào tháng 10/2017 và đợt ngập kéo dài hồi cuối tháng 7/2018.
Bốn năm kể từ sau trận lũ lịch sử được ghi nhận vào năm 2018, nhiều địa phương ven sông Bùi, sông Tích, sông Đáy thuộc một số huyện ngoại thành Hà Nội lại bị ngập sâu nước kéo dài nhiều ngày vừa qua. Lũ rừng ngang được xem là nguyên nhân chính của tình trạng ngập lụt này.
Đợt mưa lớn kéo dài vừa qua cùng với nước sông Bùi, sông Tích dâng cao trên mức báo động số 3 đã khiến nhiều khu vực tại huyện Chương Mỹ, Quốc Oai bị cô lập hoàn toàn. Nghiêm trọng nhất là tại các xã; Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tốt Động, Tân Tiến... của huyện Chương Mỹ.
Các chuyên gia nhận định, tại những vùng, lưu vực xuất hiện mưa lớn tập trung với cường độ từ 100mm trở lên, kéo dài 10 giờ đồng hồ, thậm chí là ngắn hơn, sẽ có khả năng cao xảy ra lũ.
Cùng với lượng mưa lớn, mật độ thảm thực vật suy giảm khiến đất và rừng thuộc các huyện miền núi của Hòa Bình không còn giữ được nước. Tổng hòa các yếu tố này khiến lũ rừng ngang thường đổ dồn về lưu vực sông Bùi, sông Tích của Hà Nội.
Lưu lượng nước của hai sông này hợp với nhau đổ vào sông Đáy; từ đây, nước sông Đáy nhập vào sông Hoàng Long và đổ ra biển. Tuy nhiên, mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến nước sông Đáy, sông Hoàng Long cùng lên cao dẫn tới hệ lụy là việc tiêu thoát nước trên sông Bùi, sông Tích rất chậm và dẫn đến tình trạng ngập lụt vùng dân cư ven sông.
Thực tế những năm qua, Hà Nội đã rất quan tâm, bố trí nguồn lực lớn để đầu tư nâng cấp hệ thống công trình phòng, chống thiên tai. Trung bình mỗi năm thành phố đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đê điều, thủy lợi, trong đó có các đoạn tuyến thuộc sông Bùi, sông Tích, sông Đáy - những lưu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ rừng ngang.
Mặc dù vậy, những tuyến đê này có thân nhỏ, mái dốc, mặt cắt hẹp. Mặt đê nhiều đoạn tuyến cũng chưa được cứng hóa. Chính vì vậy khi xảy ra lũ lớn, các tuyến đê rất dễ xảy ra sự cố, đặc biệt là tình trạng sạt lở, hư hỏng cống qua đê và tràn bờ. Điều này cho thấy, nguy cơ xảy ra lũ lụt tại Hà Nội luôn tiềm ẩn và không thể chủ quan.
Theo ông Trần Công Tuyến, Trưởng phòng quản lý đê điều, Cục Phòng chống thiên tai, thành phố Hà Nội cần phải tập trung triển khai theo đúng phương châm "4 tại chỗ", cụ thể từng vị trí trọng điểm một, với phương án nhân lực, vật tư… để có thể sẵn sàng khi có các tình huống xảy ra.
Năm 2024, UBND thành phố đã phê duyệt phương án ứng phó với lũ lớn trên sông Bùi, sông Tích, trong đó giao nhiệm vụ cho các địa phương lên phương án chi tiết để sẵn sàng di dời người dân sinh sống ở ven sông, ven suối đến nơi tránh trú an toàn trong tình huống lũ khẩn cấp.
Trong những ngày vừa qua, thực hiện nghiêm phương án này, các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và Mỹ Đức đã chủ động tốt công tác phòng chống thiên tai, kịp thời di dời người dân, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Người dân chủ động ứng phó với lũ
Người dân vùng “rốn lũ” Chương Mỹ, Quốc Oai đã không còn bất ngờ với những đợt lũ lớn tràn về, bởi vậy, họ luôn chủ động sống chung với lũ và đã sớm có những phương án đối phó, gia cố chuồng trại, kê cao đồ đạc, vật dụng cần thiết và chuẩn bị lương thực, thuốc men... nhằm hạn chế thiết hại do mưa lũ gây ra. Hầu hết các gia đình đã sớm sơ tán đến nơi an toàn.
Khi nước tràn về, con đường bê tông từ đê sông Bùi dẫn vào nhà bà Đỗ Thị Lành (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) lại trở thành tuyến đường thuỷ. Hằng ngày, bà Lành đã chủ động dùng chiếc thuyền tôn để bơi ra đầu làng chở nước sạch về dùng.
Còn với gia đình chị Nguyễn Thị Huệ (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) đã chủ động theo dõi mực nước, khi nước dâng đến đâu, gia đình chị di chuyển bếp lên cao hơn. Suốt một tuần nay, cả gia đình chị đã quen với cảnh ngập sâu, may mắn căn nhà được xây tôn cao từ trước nên sinh hoạt của gia đình, dù nằm trong vùng bị cô lập, những cũng không quá bị xáo trộn.
Căn nhà của anh Bùi Bá Thường (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) những ngày này luôn nhộn nhịp người ra vào từ sáng đến đêm khuya. Có gia đình 12 người, 4 thế hệ cùng di dời ra nhà anh Thường trong những ngày mưa lũ. Sân trước của căn nhà cũng được anh Thường trưng dụng trở thành chỗ gửi xe cho những người dân vùng ngập sâu.
Còn tại xã Tân Tiến (huyện Chương Mỹ), sau một tuần bị ngập úng, người dân nơi đây vẫn đang mong nước rút để sớm trở về nhà khắc phục mưa lũ sớm ổn định cuộc sống.
Tại thôn Việt An, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ đã có gần 200 nhà dân bị ngập. Hiện nước ngập đã rút được khoảng 40cm, một số bà con nhà cao hơn đã trở về nhà vệ sinh nhà cửa để sớm ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Văn Quảng (thôn Việt An, xã Tân Tiến) cùng một số hảng xóm đang ở nhờ nhà người thân, khi thấy nước rút đã trở về nhà sắp xếp lại đồ đạc. Trước đó, khi lũ lên, gia đình ông đã chủ động mang những đồ đạc có giá trị gửi nhờ nhà người dân, những vật dụng ít giá trị thì. Tuy nhiên, sau lũ, diện tích cây ăn quả, hoa màu của gia đình đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Còn đối với gia đình bà Trịnh Thị Hạnh (thôn Việt An, xã Tân Tiến), do nhà được tôn cao nên nước rút nhanh hơn, các nhân viên Trạm Y tế xã Tân Tiến đã đến hướng dẫn gia đình khử khuẩn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ.
Sau lũ, bà con nhân dân mất đi nhiều thứ, thiệt hại về tài sản, hoa màu, tuy nhiên, được sự quan tâm, động viên kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và các nhà hảo tâm cũng đã giúp cho bà con cũng cảm thấy ấm lòng hơn và đây cũng chính là động lực giúp bà con có thêm tinh thần vươn lên vượt khó, sớm ổn định cuộc sống.
Dự báo mưa lũ còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới, lãnh đạo thành phố Hà Nội và các ngành chức năng sẽ tiếp tục phối hợp các lực lượng kiểm tra, rà soát các phương án ứng phó phù hợp; kiểm tra, rà soát nhà ở an toàn và sẵn sàng phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.
Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.
Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Bằng việc ưu tiên thúc đẩy công nghệ xanh và chuyển đổi số, Hà Nội đang trên đà khẳng định mình là trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa năng động, ứng dụng công nghệ số để xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Với việc huy động tổng lực và đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến thời điển này, huyện Sóc Sơn đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.
Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.
Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.
Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay, 20/11.
Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.
HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.
Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.
Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.
Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố đã kết thúc, hoàn thành đúng nội dung chương trình đã đề ra. Với tỷ lệ thống nhất cao HĐND đã thông qua nhiều Nghị quyết, quan trọng.
Tại kỳ họp thứ 19, hôm nay, HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024.
Tại Kỳ họp thứ 19, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã nhất trí thông qua Nghị quyết Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” do UBND Thành phố trình tại Tờ trình số 421/TTr-UBND ngày 13/11/2024.
Sáng nay, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tại Kỳ họp chuyên đề, sáng 19/11, với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sáng 19/11, HĐND thành phố đã khai mạc Kỳ họp thứ 19 - Kỳ họp chuyên đề, nhằm xem xét và quyết định 15 nội dung thuộc thẩm quyền.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (19/11), HĐND thành phố Hà Nội, khóa XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 19( kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức triển khai đồng loạt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại 12 điểm trường trên địa bàn quận.
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, sáng 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
Đến thời điểm này, 30/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai xây dựng 216/202 trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thị trấn; trong đó, 97 trụ sở được hoàn thành, bàn giao đi vào hoạt động.
Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Nội những ngày này, sáng nào cũng bị một lớp sương dày đặc mờ ảo bao phủ, người lái xe khó quan sát, khó nhìn xa.
Căn hộ đã hoàn thiện nhưng ít người thuê, còn các toà nhà khác thì xây dựng dở dang rồi để đó trong khi nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội là rất lớn. Nghịch lý này đang tồn tại nhiều năm nay tại khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.
Tối qua, 17/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.
Sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sáng nay, 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn.
Trải qua 20 năm tổ chức, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nề nếp, là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc tổ chức Ngày hội nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.
Ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi được ra mắt với mục tiêu kết nối người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố. Chính quyền các địa phương cùng lực lượng công an cơ sở đã và đang đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng để cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời những vấn đề dân sinh.
Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân Tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.
Nhiều hồ điều hòa đang bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán, thậm chí còn trở thành bãi trông giữ phương tiện.
0