Hà Nội có thể được cắt điện, nước đối với công trình vi phạm | Hà Nội tin mỗi chiều

Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước; Bộ Xây dựng kỳ vọng dẹp "loạn" số nhà với đề xuất mới ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây là yêu cầu được đặt ra từ thực tiễn nhằm bảo đảm tính khả thi, nghiêm minh trong xử lý vi phạm hành chính đối với các công trình, lĩnh vực xảy ra vi phạm.

Tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đề xuất: với các công trình đang thi công có vi phạm thì cách tốt nhất để dừng lại là cắt điện, nước, không cho thi công.

Ví dụ như một số công trình chung cư mini ở huyện Thạch Thất, địa phương buộc phải có biện pháp là phân công công an canh chừng, không để người dân vào ở. Và như vậy, giải pháp hiệu quả nhất chính là cắt điện, nước.

Cũng theo đề xuất của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, chỉ chủ tịch UBND xã, huyện, thành phố mới được trao thẩm quyền này. Tinh thần là không có gì cao hơn mạng sống của con người.

Công trình tại hồ Đồng Đò, Sóc Sơn, có một số hạng mục vi phạm đất rừng phòng hộ, nhưng khó xử lý do quy định hiện không cho phép cắt điện, nước. Ảnh: Hoàng Phong/ VnExpress.

Theo Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cơ sở pháp lý trong việc xem xét, xử lý công trình vi phạm hiện đang thiếu đồng bộ, nhất là trong xử phạt vi phạm hoạt động xây dựng hạ tầng.

Hà Nội hiện nay là thành phố đông dân, đô thị phát triển rất nhanh chóng. Việc ngừng cung cấp điện, nước với những hộ dân vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy đã bị xử phạt vi phạm hành chính cho thấy quyết tâm chính trị rất cao. Vấn đề là khi áp dụng biện pháp cắt điện, nước cần chú ý không làm ảnh hưởng cư dân xung quanh để đảm bảo quyền lợi cho họ.

Việc trao quyền cho Hà Nội có biện pháp hành chính đặc thù trong Luật Thủ đô sẽ giúp chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả hơn chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố. Trong đó, cắt điện, nước đối với công trình vi phạm chính là một trong những công cụ ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa; hướng tới mục tiêu bảo vệ sinh mạng cho người dân.

Bộ Xây dựng kỳ vọng dẹp "loạn" số nhà với đề xuất mới

Tình trạng nhà trùng số, phố loạn tên đã diễn ra trong nhiều năm tại Thành phố Hà Nội và một số thành phố lớn trên cả nước. Điều này gây ra nhiều rắc rối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và cả vấn đề quản lý đô thị.

Đơn cử như tại đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, chiều từ cầu Thăng Long về Cầu Giấy, trụ sở Bộ Công an ở địa chỉ số 47 nhưng liền kề bên cạnh các số nhà rất lộn xộn, nhảy cóc, chẵn lẻ xen kẽ. Thậm chí có căn nhà gắn tới hai biển số.

Anh Thái Bá Thắng, một tài xế công nghệ ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, cho hay đã rất nhiều lần anh phải đi lòng vòng trên con đường này để tìm địa chỉ giao hàng cho khách.

Con phố Trần Hữu Tước ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa, trên đoạn đường dài 700 m từ Nguyễn Lương Bằng tới hồ Xã Đàn, có đến hàng chục ngôi nhà trùng số. Thứ tự các số nhà rất lộn xộn, không theo một nguyên tắc nào.

Một ngôi nhà nhưng hai số 182 và 181 trên đường Phạm Văn Đồng. Ảnh: Việt An/ VnExpress.

Nhà không số, phố không tên là tình trạng mà gần bốn năm nay những người dân tại một con đường thuộc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, buộc phải chấp nhận. Để thuận tiện cho việc tìm kiếm, hàng chục căn nhà đành lấy tên khu Đầu Sầy để dễ phân biệt. Điều này cũng gây ra nhiều bất tiện, đặc biệt trong trường hợp nguy cấp như gọi xe cấp cứu cho người bệnh.

Lý giải nguyên nhân về việc chậm trễ cấp số nhà cho người dân, cán bộ UBND xã Đan Phượng cho biết hiện các hộ dân này nằm trong quy hoạch đường mới của huyện. Đồng thời việc huyện Đan Phượng định hướng lên quận, nếu cấp số nhà trong thời gian này sẽ chồng chéo và gây phiền hà về thủ tục sau đó.

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo thông tư về quy định đánh số và gắn lại biển số nhà. Thông tư này dự kiến sẽ được áp dụng trên toàn quốc từ tháng 8 tới, được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng kéo dài suốt nhiều năm qua.

Theo Bộ Xây dựng, cơ quan chức năng cần đánh lại số nhà cho các tuyến đường có nhiều nhà xây mới hoặc số nhà tự phát; chưa có nhà xây liên tục nhưng có đoạn mới xây kéo dài tuyến đường đã đánh số nhà; đường đã đặt tên, đánh số nhưng được mở rộng, cải tạo, giải phóng mặt bằng hoặc mở rộng ngõ thành đường, phố mới; nơi nối dài từ phía đầu đường mà phần nối dài không được đặt tên đường, phố mới.

Đề xuất mới với kỳ vọng chấm dứt tình trạng "nhà trùng số, phố loạn tên". Ảnh minh họa: IN.

Ngoài ra, Bộ đề xuất đánh lại số nhà cho các ngõ, ngách, hẻm có lối ra đường, phố mới mở rộng và đã được đặt tên; đánh lại số nhà cho các trường hợp một đường, phố cũ được chia thành nhiều đường, phố mới hoặc nhiều đường, phố cũ được nhập thành đường phố mới và các nhà chung cư sử dụng số căn hộ sai nguyên tắc đánh số.

Việc đánh số và gắn biển số nhà tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch dân sự, thương mại và các giao dịch khác. Điều này góp phần chỉnh trang đô thị và điểm dân cư nông thôn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính; phòng cháy, chữa cháy, an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc đánh số và gắn biển số nhà được quản lý, tích hợp, kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có yêu cầu.

Việc đánh lại số nhà sẽ kéo theo nhiều thay đổi về thông tin của người dân, cũng như đời sống thường nhật, hoạt động kinh doanh. Do đó, theo các chuyên gia, quy định này khi triển khai cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ban ngành, tạo thuận lợi nhất cho người dân sau khi đổi số nhà.

User
Ý KIẾN

Từ 1/7 chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học; Du lịch cắm trại trên núi tại Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Tài chính đề nghị giảm lệ phí trước bạ 50% để kích cầu mua xe trong nước; Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội gia tăng liên tiếp... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội ra mắt 'siêu ứng dụng' iHanoi với nhiều tiện ích đặc biệt; Hà Nội xây dựng đề án thành lập cơ quan phục vụ hành chính công thành phố... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước; Bộ Xây dựng kỳ vọng dẹp "loạn" số nhà với đề xuất mới ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kết thúc đợt nắng nóng, Hà Nội mưa rất to kèm nhiều loại hình thời tiết nguy hiểm; Hà Nội đề xuất chi hơn 26.000 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy ... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội muốn “xanh hóa” 100% xe buýt; Cụ bà bị đối tượng giả danh công an lừa 500 triệu đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Nâng cấp giao thông Hà Nội xứng tầm Thủ đô; Bộ Công an đề xuất quy định nhà ở bắt buộc có lối thoát nạn... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội phấn đấu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số; Giả danh công an lừa người dân bán vàng để chuyển tiền... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ có nhà ở xã hội tại tất cả các khu công nghiệp; Vướng mắc khiến tuyến đường 1.500 tỷ đồng tại Hà Nội vẫn mãi dang dở... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Làm rõ trách nhiệm vụ cháy tại Định Công Hạ; Trận mưa lớn kèm theo gió to ở Hà Nội khiến nhiều cây xanh bị gãy đổ, đè lên hàng loạt ô tô... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ đưa hồ điều hoà công viên 744 tỷ vào hoạt động; Chính thức cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội nói không với thịt chó, mèo; Cảnh giác với bẫy lừa đảo mạo danh 'học kỳ công an,' 'trại hè quân đội'... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ hoạt động trước Ngày Giải phóng Thủ đô; Vụ salon tóc bị tố "ăn bớt" 700 bộ tóc dành cho bệnh nhân ung thư là tin đồn thất thiệt... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Xe đưa đón học sinh cần thêm công nghệ để giảm sai sót do con người; Ra mắt ứng dụng Công dân Thủ đô số iHaNoi với nhiều tiện ích... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội đề xuất xây dựng 9 khu nhà ở xã hội; Hà Nội sẽ mở thêm điểm trông xe không dùng tiền mặt; Nỗi lo đuối nước với trẻ em dịp hè... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội lại đón nắng nóng, xen giữa mưa dông; Đề xuất người đóng BHXH trên 20 năm được nghỉ hưu sớm 5 năm; Từ 1/7, những ai chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi; Đề xuất đánh thuế giao dịch vàng để tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường; Ngăn chặn cá độ bóng đá trái phép khi mùa Euro 2024 đang tới gần... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Sông Tô Lịch sắp có nước sạch; Hà Nội sắp có tuyến du lịch đường sông qua Bát Tràng tới Hưng Yên; Hà Nội quy hoạch trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô tại huyện Gia Lâm... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hơn 106.000 thí sinh Hà Nội dự thi lớp 10; Mô hình 9+ cánh cửa cho học sinh trượt lớp 10 THPT công lập... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hơn 100.000 thí sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi vào lớp 10; Rà soát kê khai, nộp thuế sau những phiên livestream bán hàng triệu USD; Mở thêm cánh cửa phát triển công nghiệp văn hóa cho Hà Nội... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ hoạt động trước ngày 10/10/2024; Công an Hà Nội sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ thi tuyển sinh THPT; Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp để đào tạo kỹ năng mềm cho thanh niên... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hàng nghìn lượt sấm sét dội xuống Hà Nội; Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông; Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính sang VNeID trước ngày 1/7... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Khai thác, sử dụng hiệu quả để không gian ngầm trở thành “mỏ vàng” của Thủ đô; Hà Nội xử phạt hành chính nhiều trường hợp báo chốt cảnh sát giao thông trên mạng xã hội; Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng cúng dường trực tuyến tới các chùa... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội bắt đầu thí điểm phân loại rác tại nguồn; Hà Nội rà soát công tác phòng cháy 100% cơ sở nhà trọ; Sắp có quy chuẩn an toàn cho xe chở học sinh... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ ủy quyền cấp, đổi bằng lái xe cho 30 quận, huyện; Kiểm soát chặt giá vé máy bay; Cảnh giác lừa đảo từ các khóa học hè trên mạng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội lần đầu tiên lọt vào top 200 thành phố đổi mới sáng tạo toàn cầu; Hà Nội ưu tiên mọi nguồn lực, bảo đảm trẻ em phát triển toàn diện; Trang bị kỹ năng để trẻ có thể thoát hiểm khi ô tô bị khóa... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Xây dựng nhà ở xã hội, khó mấy cũng phải thực hiện; Quy trình sử dụng xe đưa đón học sinh đảm bảo an toàn; Bảo vệ trẻ em khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Học sinh lại bị bỏ quên trên xe đừng để những lời hứa gió bay; Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp kiểm soát tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội quy định cụ thể chỉ tiêu dân số cho nhà chung cư; Khuyến khích người dân gửi hình ảnh vi phạm luật qua Zalo; Tốc độ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh gấp 2-4 lần tăng trưởng GDP... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hiện thực hoá khát vọng phát triển Hà Nội; Hà Nội đã có 373 phiếu lý lịch tư pháp được cấp qua VNeID; Trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập được miễn học phí... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Thành tựu phòng chống tác hại thuốc lá 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ; Thêm hai sản phẩm du lịch đêm ngoại thành Hà Nội; Hà Nội có thêm khu công nghiệp Phụng Hiệp gần 3.000 tỷ đồng... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Sân bay Hòa Lạc, Gia Lâm sẽ hoạt động cả quân sự và dân dụng; Quy hoạch Thủ đô - văn hóa là nền tảng và động lực phát triển; Hà Nội thành lập 6 tổ công tác “đặc biệt” rà soát phòng cháy chữa cháy… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ kiểm tra PCCC của 100% nhà trọ trước 15/6 ; Hiệu quả đến từ 5 tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội đã và đang khẩn trương khắc phục hậu quả, huy động lực lượng chăm sóc tốt nhất cho các nạn nhân vụ cháy tại Trung Kính; Yêu cầu điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy; Những ‘người hùng’ bất chấp khói độc và nhiệt độ cao để cứu người trong vụ cháy... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội triển khai thí điểm hệ thống giao thông thông minh; Dạy kèm miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ôn thi; Hà Nội hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút khách… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Đình chỉ hoạt động, xử phạt cơ sở chữa bách bệnh bằng nước tại huyện Thanh Oai, Hà Nội; Công an TP Hà Nội cảnh báo nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân khi nhờ "cò" làm hộ chiếu nhanh; Đề xuất thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán vàng… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Mô hình cổng trường an toàn phát huy hiệu quả tích cực; Hà Nội hỗ trợ nông dân mua thiết bị bay không người lái phun thuốc trừ sâu; Ngăn chặn hiểm họa mang tên 'thuốc lá điện tử'... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Vận hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội từ tháng 7; Hệ thống đê điều ở Hà Nội sẽ chịu tải như thế nào trong 'cuộc chiến' với mưa lũ trong thời gian tới?; Hà Nội muốn mời đầu tư 16 dự án nhà ở vốn hơn 117.000 tỷ đồng… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng; đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội chấn chỉnh hoạt động xe buýt công cộng; 'Giảm nhiệt' giá vé máy bay vào cao điểm hè?; Học sinh có thể học sớm tín chỉ đại học ngay ở bậc THPT… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước; Công an Hà Nội lập 5 tổ công tác 'đặc biệt' xử lý vi phạm giao thông; Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị tổ chức nước ngoài đăng ký trước… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội sẽ có thêm hai quận mới; Công ty vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông lãi tăng vọt nhờ đâu?; Hà Nội hỗ trợ tới 100% phí phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tăng lương giáo viên lên mức cao nhất; Hà Nội nỗ lực khôi phục vùng sen bách diệp; Cụ bà 6 lần chuyển 18 tỷ cho 'công an rởm'… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ thông tin cá nhân; Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; Xuất khẩu nông sản đã mang về cho ngành Nông nghiệp Thủ đô hơn 1,35 tỷ USD... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.